[LHP] 64 - Tiểu luận GIỮA KÌ PDF

Title [LHP] 64 - Tiểu luận GIỮA KÌ
Author Hiền Thu
Course Luật Kinh tế
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 17
File Size 276.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 3
Total Views 247

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬTHỌC PHẦN LUẬT HIẾN PHÁPBÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲTỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ: NHỮNGVẤN ĐỀ, THÁCH THỨC & XU HƯỚNG CẢI CÁCHGiảng viên: PGS. TS. Đặng Minh Tuấn Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền Mã SV: 19050082 Lớp: Luật Kinh doanh KHà Nội, 2022MỤC LỤC CHÍNH PHỦ CHƯƠNG I: ...


Description

MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ 1 1.1. Chính phủ

1

1.2. Tổ chức Chính phủ

3

1.3. Hoạt động của Chính phủ

5

1.3.1. Thông qua phiên họp Chính phủ

5

1.3.2. Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ

6

1.3.3. Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ 7 CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ, THÁCH THỨC VÀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ 8 2.1. Những vấn đề, thách thức về tổ chức và hoạt động của Chính phủ

8

2.1.1. Về cơ sở pháp lý

8

2.1.2. Về tính chịu trách nhiệm của Chính phủ

8

2.1.3. Về bộ máy hành pháp

8

2.1.4. Về chức năng của Chính phủ

9

2.1.5. Chất lượng công tác hoạch định, quản lý của Chính phủ 2.2. Xu hướng cải cách về tổ chức và hoạt động của Chính phủ CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

10 10 13

3.1. Kết luận

13

3.2. Kiến nghị

14

3.2.1. Tiếp tục đổi mới tổ chức xây dựng các Bộ theo hướng Bộ

14

3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Chính phủ

14

3.2.3. Coi trọng giải quyết, phòng, chống tham nhũng

14

3.2.4. Xác định lại chức năng Chính phủ và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và cơ quan ngang bộ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ 1.1. Chính phủ Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ thích nước. Theo đó, Chính phủ phải chấp hành: (1) Hiến pháp, luật, nghị quyết Quốc hội; (2) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; (3) Lệnh và quyết định của Chủ tịch nước. Trước khi có tên gọi như hiện tại, Chính phủ đã từng có nhiều tên gọi khác nhau. Bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 gọi là Chính phủ có người đứng đầu là Chủ tịch nước. Hiến pháp 1959 có tên gọi là Hội đồng Chính phủ. Cho đến Hiến pháp 1980 được đổi tên là Hội đồng Bộ trưởng. Theo Hiến pháp 1992, tên được đổi lại thành Chính phủ và được giữ nguyên tại Hiến pháp 2013. Hiến pháp 2013, điều 95, mục 1 quy định: “Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng ngang Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số”. Tại điều 71 quy định mỗi khóa Quốc hội có nhiệm kỳ là 5 năm. Cũng tại Hiến pháp 2013, theo quy định tại điều 97, “khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ”. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ được quy định tại điều 96 Hiến pháp 2013: (1) Chính phủ thi hành Hiến pháp, luật pháp, các nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội, và lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

1

(2) Chính phủ đề xuất, xây dựng các chính sách và đề xuất lên Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc có thể quyết định theo thẩm quyền; trình dự án luật, dự án ngân sách và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. (3) Chính phủ quản lý mọi mặt, mọi lĩnh vực; tổng động viên, động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác. (4) Chính phủ trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, phân chia và điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố và các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. (5) Chính phủ thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; quản lý cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước; lãnh đạo công tác các bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống quan liêu và tham nhũng; tạo điều kiện Hội đồng nhân dân thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ. (6) Chính phủ bảo vệ quyền và lợi ích Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân và đảm bảo an ninh trật tự xã hội. (7) Chính phủ nhân danh Nhà nước theo ủy quyền Chủ tịch nước thực hiện đàm phán, ký kết, nhân danh Chính phủ gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực các điều ước quốc tế; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và công dân Việt Nam tại nước ngoài. (8) Chính phủ phối hợp cùng Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên. Chính phủ hiện nay có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 đơn vị trực thuộc, 2 đại học và 9 Ủy ban quốc gia về các lĩnh vực khác nhau.

2

1.2. Tổ chức Chính phủ Tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa, Quốc hội sẽ là cơ quan quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ sao cho phù hợp, trên cơ sở Hiến pháp và Luật tổ chức chính phủ hiện hành. Do đó, cơ cấu tổ chức Chính phủ có những thay đổi nhất định qua từng bản Hiến pháp. Theo Hiến pháp năm 1946, Chính phủ gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch, Phó thủ tướng có thể là thành viên Chính phủ và Nội các. Trong đó, Nội các gồm Thủ tướng, Bộ trưởng và Thứ trưởng. Theo Hiến pháp năm 1959, tại điều 72 quy định Hội đồng Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước và Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước. Có thể thấy, sự khác biệt trong cơ cấu Hội đồng Chính phủ so với Chính phủ trong Hiến pháp 1946 là không có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Thứ trưởng. Theo Hiến pháp 1980, Chính phủ khi đó có tên Hội đồng bộ trưởng gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước. Theo Hiến pháp 1992, và Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, cơ cấu Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng đối với ngành và lĩnh vực nhất định. Quốc hội là cơ quan quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Theo Hiến pháp 2013, và Luật tổ chức Chính phủ 2015 xác định rõ ràng hơn thành phần của Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu và số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng trình Quốc hội quyết định. Thủ tướng là đại biểu Quốc hội và do Quốc hội bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước, là nhà lãnh đạo cao nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước. Hiến pháp 2013 có điểm tương đồng với Hiến pháp 1992 khi không quy 3

định các thành viên khác của Chính phủ, ngoài Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 cũng bổ sung quy định rằng Thủ tướng Chính phủ phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp sau khi được bầu. Thủ tướng có liên hệ chặt chẽ với Quốc hội, có thể thảo luận các chính sách, đường lối, các luật do Quốc hội ban hành để kịp thời triển khai bằng bộ máy Nhà nước. Xuất phát từ địa vị hiến định của các thể chế nhà nước trong nấc thang quyền lực Nhà nước, từ việc xác định mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước, thì Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Về các Phó thủ tướng, có nhiệm vụ giúp việc cho Thủ tướng theo phân công, nhận được sự ủy nhiệm thay mặt khi Thủ tướng vắng mặt trong các công tác lãnh đạo Chính phủ. Mọi quyết định của các Phó Thủ tướng đều được thực hiện như quyết định của Thủ tướng do nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Thủ tướng là phái sinh, do Thủ tướng phân công. Về bộ và các cơ quan ngang bộ, được thành lập, bãi bỏ theo Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Tại Luật tổ chức chính phủ 2015 quy định Bộ và các cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ có chức năng thực hiện quản lý Nhà nước về một số ngành và lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Luật này đã bãi bỏ chức năng đại diện sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước của Bộ và cơ quan ngang bộ được quy định tại Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Đồng thời Luật tổ chức Chính phủ 2015 cũng bổ sung chức năng của Bộ trưởng, các Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc tổ chức thi hành, theo dõi thi hành pháp luật liên quan đến ngành và lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Sự đổi mới này đóng vai trò quan trọng trong việc phân công rõ ràng hơn giữa Chính phủ, Thủ tướng và Bộ, các quan ngang bộ. Ngoài ra, Luật tổ chức Chính phủ 2015 cũng quy định cụ thể số lượng cấp phó cũng như cơ cấu tổ chức các bộ và cơ quan ngang bộ bao gồm: vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.

4

1.3. Hoạt động của Chính phủ Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ quy định hiệu quả hoạt động của Chính phủ được đảm bảo qua 3 hình thức: Phiên họp Chính phủ; hoạt động của Thủ tướng Chính phủ; và hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 1.3.1. Thông qua phiên họp Chính phủ Các phiên họp của Chính phủ là hình thức hoạt động quan trọng của Chính phủ và đóng vai trò quan trọng, quyết định tới toàn bộ hoạt động của Chính phủ. Khoản 1 điều 95 Hiến pháp 2013 đã quy định “Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số”. Phiên họp là nơi tập trung trí tuệ của tập thể Chính phủ, những người trực tiếp nắm quyền quản lý hành chính trên phạm vi một ngành, một lĩnh vực nhất định; của những ý kiến góp ý của các cơ quan Nhà nước và tổ chức đoàn thể khác tham gia phiên họp. Phiên họp được diễn ra thường kỳ mỗi tháng, ngoài ra có thể họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng, hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước, hoặc có tối thiểu ⅓ tổng số thành viên Chính phủ. Tại phiên họp, Chính phủ sẽ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn như (1) các chương trình hoạt động, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; (2) các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước; (3) các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, quốc phòng, đối ngoại, các đề án về cơ cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ và điều chỉnh địa giới hành chính… Nội dung của phiên họp này được Thủ tướng đề nghị và thông báo trước cho các thành viên khác trong Chính phủ. Trường hợp Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước, phiên họp sẽ bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước đề nghị nhằm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước. Theo đó, thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham gia đầy đủ, chỉ được phép vắng mặt khi có sự cho phép của Thủ tướng. Thành viên cấp phó có thể tham gia phiên họp thay cho thành viên vắng mặt khi Thủ tướng cho phép. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước có thể trực tiếp tham gia phiên họp và mời Chủ tịch Hội 5

đồng dân tộc, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, hoặc Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tham dự khi phiên họp thảo luận về các vấn đề liên quan. Các đại biểu này có quyền phát biểu ý kiến nhưng vì không phải là thành viên Chính phủ nên không có quyền biểu quyết. Tại phiên họp, Thủ tướng là người chủ tọa, có thể ủy quyền cho một Phó Thủ tướng. Điều 43, Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định rõ chế độ làm việc của Chính phủ phải được thực hiện kết hợp giữa trách nhiệm, quyền hạn của tập thể Chính phủ và cá nhân Thủ tướng, từng thành viên Chính phủ; Chính phủ hoạt động theo tập thể, quyết định theo đa số. Tính tập thể được thể hiện qua việc các quyết định tại phiên họp phải được hơn nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trường hợp số phiếu bằng nhau thì thực hiện theo ý kiến biểu quyết của Thủ tướng. Quy định này thể hiện sự kết hợp giữa trách nhiệm cá nhân và tập thể, đề cao đồng thời vai trò của tập thể Chính phủ và Thủ tướng. Phiên họp Chính phủ là hình thức hoạt động tập thể duy nhất của Chính phủ và dựa trên cơ sở thảo luận dân chủ, công khai. 1.3.2. Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Theo quy định tại Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Chính phủ 2015, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và các nhiệm vụ được giao. Đồng thời dựa trên 2 căn cứ này, có sự phân định rõ ràng giữa quyền hạn của tập thể Chính phủ và cá nhân Thủ tướng. Thủ tướng được đề cao quyền hạn trong việc lãnh đạo xây dựng chính sách, tổ chức thi hành luật pháp, xây dựng hành chính quốc gia, chỉ đạo đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Luật tổ chức Chính phủ 2015 là bộ luật đầu tiên quy định Thủ tướng có nhiệm vụ, quyền hạn mới là lãnh đạo, chỉ đạo chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành 6

phố trực thuộc trung ương. Thủ tướng thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ dựa trên Hiến pháp, nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản Chính phủ, ban hành văn bản pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định đồng thời kiểm tra việc thực hiện văn bản pháp luật đó. Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức lại Chính phủ theo hướng tăng cường chế độ Thủ tướng, còn gọi là chế độ nội các nhằm đảm bảo quyền lãnh đạo của Thủ tướng. Có thể thấy, quyền hạn của Thủ tướng có thể thay đổi, thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật có sự cải thiện đáng kể. Việc quy định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền của Thủ tướng là điều kiện thuận lợi giúp Thủ tướng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.3.3. Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ Hoạt động của Bộ trưởng và Thu các cơ quan ngang bộ cũng góp phần quan trọng vào hoạt động của Chính phủ. Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ là người lãnh đạo công tác và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, Chính phủ, Quốc hội về quản lý về ngành, lĩnh vực được giao, tổ chức theo dõi thực thi pháp luật liên quan trong phạm vi toàn quốc. Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Chính phủ 2015 đã phân rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ và tư cách người đứng đầu các bộ và cơ quan ngang bộ. Điều này khẳng định sự kết hợp giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể của thành viên Chính phủ. Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được phép ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư căn cứ theo Hiến pháp, luật, nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh và quyết định của Chủ tịch nước, văn

7

bản của Chính phủ, Thủ tướng để thực hiện nhiệm và quyền hạn, đồng thời kiểm tra việc thi hành các văn bản và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ, THÁCH THỨC VÀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ 2.1. Những vấn đề, thách thức về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Tổ chức và hoạt động của Chính phủ còn nhiều mặt hạn chế trong quá trình thay đổi và phát triển: 2.1.1. Về cơ sở pháp lý Những văn bản như Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ… là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của Chính phủ vẫn khá khiên cưỡng, chưa toàn diện và vẫn đang được sửa đổi bổ sung. Ngoài ra, việc vi phạm quy trình giải quyết công việc của Chính phủ và quy trình thông qua các văn bản cũng là một vấn đề cần được khắc phục. 2.1.2. Về tính chịu trách nhiệm của Chính phủ Đôi khi trong các phiên họp chất vẫn, các thành viên Chính phủ chưa nhận thấy trách nhiệm trong việc thay đổi cơ chế, cơ cấu tổ chức và cơ cấu con người. Văn hóa từ chức chưa được nhận thức rõ trong đội ngũ các Bộ trưởng và chính khách Việt Nam. 2.1.3. Về bộ máy hành pháp Bộ máy hành pháp nước ta còn chưa hoàn toàn thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp khi vẫn đặt nặng vấn đề điều hành trực tiếp nền kinh tế; chưa nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đề ra chủ trương, đường lối, của việc chịu trách nhiệm trình dự án luật trước Quốc hội; thiếu cơ chế tự kiểm tra, phòng chống tham nhũng, quan liêu trong nội bộ.

8

Bộ máy nhà nước còn khá cồng kềnh, thiếu tinh gọn và chưa đạt hiệu quả hoạt động khi nặng về quan liêu, cửa quyền, năng lực và phẩm chất của một số cán bộ chưa tương xứng, phù hợp với yêu cầu đề ra. Phương hướng hoạt động, làm việc của Chính phủ còn chưa được đổi mới, chậm đổi mới. Về phía các cơ quan hành chính, phương hướng hoạt động cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. 2.1.4. Về chức năng của Chính phủ Chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan thành viên Chính phủ còn chồng chéo, đồng thời trách nhiệm của các cá nhân đứng đầu lãnh đạo chưa được làm rõ là một trong những vấn đề còn tồn tại. Quá trình quá độ khiến Chính phủ phải đảm nhận 2 vai trò cùng lúc: một mặt là người khởi động, thúc đẩy, tổ chức nền kinh tế; một mặt phải giải quyết vấn đề do thời kì cũ để lại, gánh vác chức năng xã hội như vấn đề bảo trợ xã hội… Việc đổi mới chức năng Chính phủ là điều kiện quan trọng để cải cách thể chế kinh tế thị trường nhưng đồng thời tiến trình cải cách này cũng tác động ngược lại việc đổi mới chức năng của Chính phủ. Nếu không từng bước cải cách kinh tế, không có cơ sở nhất định về kinh tế thị trường thì việc đổi mới chức năng của Chính phủ là không khả thi. Quá trình đổi mới trong những năm gần đây đã cho thấy tốc độ của cách thể chế kinh tế như trong vấn đề cải cách doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hay quyền sở hữu… đều ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của Chính phủ. Tốc độ phát triển kinh tế thị trường ở nước ta còn thấp nên tạo ra nhiều vấn đề khó khăn cho chức năng của Chính phủ. Cùng với đó, việc cải cách chức năng Chính phủ đi liên với cải cách bộ máy Chính phủ. Bởi muốn cải cách bộ máy thì phải chuyển biến chức năng, chức năng không đổi mới thì bộ máy đã giải thể sẽ phải thiết lập lại. Thực tế quá trình cải

9

cách thể chế hành chính thường coi nhẹ mối quan hệ này, chỉ chú ý cải cách bộ máy mà ít quan tâm đến vấn đề đổi mới chức năng. Việc quy định chức năng Chính phủ cũng cần phải phù hợp với thể chế chính trị. Cải cách là một quá trình lâu dài, cần phải thực hiện dần dần, từng bước. Ví dụ, việc dân chủ hóa, thể chế hóa đời sống chính trị, việc quy định phân cấp của trung ương, địa phương đều cần được đổi mới và ảnh hướng lớn đến chức năng của Chính phủ. 2.1.5. Chất lượng công tác hoạch định, quản lý của Chính phủ Hoạt động quản lý Nhà nước của Chính phủ và hoạt động tự quản của các tổ chức xã hội có mối quan hệ với nhau. Những thủ tục hành chính còn rườm rà, nặng nề, nhiều thủ tục không cần thiết, là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề nhức nhối khác như tham nhũng, hối lộ, đùn đẩy trách nhiệm… hiện nay, trình độ tự quản lý xã hội nước ta còn tương đối thấp, cơ chế tự quản chưa được hoàn thiện, năng lực còn hạn chế khiến cho Chính phủ phải quản lý nhiều vấn đề. Về chất lượng hoạch định chính sách của Chính phủ, rất ít chính sách công được ban hành từ chính những đối tượng chịu ảnh hưởng đồng thời việc thực hiện chính sách đó cũng chính do những nhà quản lý xây dựng và phát triển nên. Điều này làm cho một số chính sách không mang tính khả thi, phù hợp, không đem lại lại hiệu quả mong muốn. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, việc đề ra các hoạch định, chính sách công bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố ngoài phạm vi quốc gia và mang tính toàn cầu, đôi khi không theo kịp tình hình hội nhập của đất nước. 2.2. Xu hướng cải cách về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động Chính phủ được Chính phủ coi trọng, đặc biệt trong công cuộc Cách mạng công nghiệp, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Với khẩu hiệu “Xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục

10

người dân và doanh nghiệp”, Chính phủ đã có những đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động. Xu hướng nhất thể chế hóa theo chiều ngang. Điều này đang mâu thuẫn với xu hướng đang tồn tại là hành động riêng rẽ các bộ, ngành trong Chính phủ. Trên thực tế, để giải quyết một vấn đề cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan Chính phủ bởi những vấn đề ngày càng phức tạp và liên quan tới nhiều lĩnh vực như chương trình xóa đói giảm nghèo, dịch bệnh, bảo vệ môi trường,... Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, Chính phủ tổ chức lại thành các bộ liên ngành đa lĩnh vực. Theo xu hướng tinh gọn,tiết kiệm, hoạt động hiệu và hiệu quả, Nhà nước đã có những Nghị quyết tinh giản biên chế hợp lý, phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ. Theo đó, các tỉnh thành tiến hành rà soát trình độ, năng lự...


Similar Free PDFs