LMS MARKETING CAN BAN NGO CONG THANH PDF

Title LMS MARKETING CAN BAN NGO CONG THANH
Author LONG LÊ ĐỨC
Course Marketing
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 66
File Size 2.7 MB
File Type PDF
Total Downloads 60
Total Views 225

Summary

Download LMS MARKETING CAN BAN NGO CONG THANH PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

BÀI TẬP LMS

Giảng viên hướng dẫn: TSKH. Ngô Công Thành Tên sinh viên: Lê Đức Long Khóa: 46 MSSV: 31201023884 Lớp HP: 22D1MAR50300111 Email: [email protected]

1

MÔN: MARKETING CĂN BẢN

MỤC LỤC BUỔI 1 ..................................................................................................................................................... 4

...........................................................4 2.HÃY LIỆT KÊ TẤT CẢ CÁC TỪ GẮN LIỀN VỚI MARKETING? .................................................5 3.NGƯỜI TA NÓI MARKETING LÀ 4P ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? ..............................................6 4.MARKETING- MIX LÀ GÌ? CHO VÍ DỤ MINH HỌA? ............................................................ 7 5.MÃ VẠCH HÀNG HÓA CÁC NƯỚC? ...............................................................................8 1.MARKETING LÀ GÌ? TẦM

QUAN TRỌNG CỦA NÓ?

BUỔI 2 ................................................................................................................................................... 10 1.NÊU CÁC ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ MARKETING?................................................................10 2.GIẢI THÍCH ĐỊNH NGHĨA MARKETING CHÍNH LÀ C-C-D-C? .............................................10 3.TÌM SỰ KHÁC BIỆT CỦA MARKETING TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY? CHO VÍ DỤ MINH HỌA?....... 10 4.CỜ CỦA CÁC NƯỚC VÀ Ý NGHĨA? VÍ DỤ CỜ HÀN QUỐC CÓ Ý NGHĨA GÌ? TẠI SAO CỜ EU CHỈ CÓ 12 SAO? 5.TIỀN CÁC NƯỚC? .................................................................................................14 6.MÃ VẠCH CỦA CÁC NƯỚC? .....................................................................................17 7.GDP VÀ GDP TRÊN ĐẦU NGƯỜI? NỢ CỦA CÁC NƯỚC?....................................................19 8.PHONG TỤC CÁC NƯỚC? ........................................................................................21 9.MARKETING TRONG GĐ CN 4.0 CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ? ........................................................21 10. CHO VÀI VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ MARKETING TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. .........................22 BUỔI 3 ................................................................................................................................................... 23 1.PHONG TỤC LỄ NGHI MỘT SỐ NƯỚC MÀ BẠN ƯA THÍCH. ...................................................23 2.ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG QUỐC TẾ ....................................................................................24

....................................................26 4.MÃ VẠCH CỦA MỸ ...............................................................................................29 5. VIN,DUNS, JARN FORWARD.....LÀ GÌ? .................................................................29 6. CÁC TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ .......................................................................30 3. NHÃN HIỆU TRÊN TRÁI CÂY VÀ CÁC MẶT HÀNG KHÁC

BUỔI 4 ................................................................................................................................................... 32

...........................................................32 2.LIỆT KÊ CÁC SƠ ĐỒ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG? .....................................................35 3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG? LIỆT KÊ TẤT CẢ CÁC TỪ GẮN LI ỀN VỚI THỊ TRƯỜNG? ....................37 4.THỊ TRƯỜNG ĐEN, THỊ TRƯỜNG XÁM LÀ GÌ?CÁCH ĐỊNH VỊ VÀ XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU? 38 5. CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM?..........................................................39 6. LIỆT KÊ CÁC TỪ GẮN LIỀN VỚI GIÁ? .........................................................................40 7.TÍNH X TRONG DÃY SỐ SAU 347437450001X? ĐÂY LÀ MẶT HÀNG CỦA NƯỚC NÀO? .................40

1. PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG VÀ HÀNH VI CỦA HỌ?

2

11

BUỔI 5 ................................................................................................................................................... 41 1.

NẮM VỮNG ĐỊNH NGHĨA MẶT HÀNG THIẾT YẾU. .....................................................41

2. CÁCH TÍNH SỐ KIỂM TRA TRONG MÃ VẠCH? ...............................................................41 3. LIỆT KÊ CÁC TỪ GẮN LIỀN VỚI TỪ GIÁ, GIÁ TÂM LÝ, GIÁ HỚT VÁNG LÀ GÌ? .........................41 4. INCOTERMS 2020 CÓ GÌ THAY ĐỔI... .........................................................................43 5. LIỆT KÊ CÁC LOẠI CỬA HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HCM. .......................................44 BUỔI 6 ................................................................................................................................................... 45 1.PHÂN BIỆT SIÊU THỊ VÀ SIÊU SIÊU THỊ; ......................................................................45 2.

LIỆT KÊ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA MỸ ..............................................................46

3.CÁC LOẠI HÌNH PHÂN PH ỐI TIÊN TI ẾN CỦA THẾ GIỚI. .....................................................47 BUỔI 7 ................................................................................................................................................... 48 1. PHÂN BIỆT QUẢNG CÁO VÀ PR? ..............................................................................48 2.CÁC TỔ CHỨC QUẢNG CÁO VÀ PR QUỐC TẾ, VIỆT NAM? .................................................50 3.CÁCH ĐĂNG KÝ VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG QUẢNG CÁO VÀ MARKETING ....................55 4.CÁCH SỬ DỤNG MÃ VẠCH, NHÃN HÀNG, MÀU SẮC TRONG XÚC TIẾN HỖN HỢP.........................56 5. CHIẾN LƯỢC MARKETING KHÁC KẾ HOẠCH MARKETING NHƯ THẾ NÀO? CHO VÍ DỤ MINH HỌA?.61 6.CHỌN SBU TRONG MARKETING NHƯ THẾ NÀO?

...........................................................63

3

BUỔI 1 1.Marketing là gì? Tầm quan trọng của nó? Marketing thực tế trong cuộc sống tồn tại rất nhiều định nghĩa. Thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ và dần được lan truyền sang châu Á, châu Âu rồi đến Việt Nam vào những năm thập niên 80 của thế kỷ trước. Từ “Marketing” nguồn gốc đến từ “market” nghĩa là chợ, thị trường, nơi buôn bán. Chính vì thế mà marketing bị hiểu sai chỉ là tiếp thị. Có nhiều định nghĩa khác như: Marketing là toàn bộ tiến trình sáng tạo truyền thông và phân phối giá trị đến khách hàng và quản trị những mối quan hệ với khách hàng theo hướng có lợi cho tổ chức và cổ đông…. Theo Philip Kotler: “The science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit” Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi. Khái niệm này được hiểu dựa trên những giá trị cốt lõi và tư duy marketing bắt đầu từ những nhu cầu và mong muốn thực tế của con người như nước để uống, thức ăn, quần áo để mặc, nơi để ở và nghỉ ngơi, trường học để học hành,…và marketing chúng ta cần phải phân biệt rõ các khái niệm sau: Nhu cầu (Needs): là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, giải trí… Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra, Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người. Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùa chiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình. Trao đổi là hành vi nhận từ một người hoặc một tổ chức nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó. Trao đổi là quá trình, chỉ xảy ra khi có các điều kiện: Ít nhất phải có hai bên, mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị với bên kia và mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hoá, dịch vụ hoặc một thứ gì đó của mình.Mỗi bên đều mong muốn trao đổi và có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia, hai bên thoả thuận được những điều kiện trao đổi. “Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và người tiêu dùng” (G. F. Goodrich ). Quả thực có rất nhiều định nghĩa nhưng Marketing là một tiến trình quản trị trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Marketing không phải là một chuyên môn chỉ áp dụng công thức là có thể thành công mà nó là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và nó đến từ cuộc sống hằng ngày của chúng ta Tầm quan trọng Marketing Marketing là cầu nối trung gian giữa thị trường khách hàng và doanh nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến đúng thị trường mục tiêu đặt ra. Một số lợi ích mà marketing mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như sau:

4

- Giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng của mình: Thông qua các hoạt động marketing doanh nghiệp sẽ hiểu rõ và xác định được khách hàng của doanh nghiệp là ai, những đặc điểm của khách hàng mục tiêu và khám phá ra được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với doanh nghiệp. - Hiểu rõ môi trường kinh doanh: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu marketing doanh nghiệp có thể hiểu được môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và xác định được môi trường đó có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với doanh nghiệp - Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh: các hoạt động nghiên cứu marketing cũng giúp bạn nhận rõ đâu là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó doanh nghiệp của bạn sẽ đưa ra được những phương hướng hoạt động hiệu quả nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh cao. - Giúp doanh nghiệp xác định được những chiến lược marketing hỗn hợp: sản phẩm giá - phân phối - xúc tiến để tạo bước đà tốt nhất giúp những doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường và những doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường có những điều chỉnh thích hợp tạo nên lợi thế cạnh tranh. Marketing là một hoạt động then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn không biết làm Marketing hay bạn đã tốn quá nhiều chi phí Marketing nhưng không hề mang lại hiệu quả, chính vì thế doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Marketing cùng các những hoạt động Marketing mang lại những hiệu quả cao cho doanh nghiệp. - Tạo dựng thương hiệu chuyên nghiệp: Hoạt động Marketing đóng vai trò quan trọng nhằm mục đích đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng và giúp khách hàng nhận biết rõ ràng hơn. Qúa trình xây dựng và lan tỏa thương hiệu cần thực hiện thường xuyên, xuyên suốt và có sự hỗ trợ của các hoạt động Marketing. - Nâng cao doanh số bán hàng: Mọi chiến lược kinh doanh đều hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận. Muốn làm điều điều đó, các hoạt động Marketing phải được triển khai hiệu quả, đúng hướng để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của bạn nhiều hơn. 2.Hãy liệt kê tất cả các từ gắn liền với Marketing? Marketing Quốc tế Marketing Du lịch Marketing Tự động Marketing Dịch vụ Marketing Công nghiệp Marketing Xã hội Marketing Toàn cầu Marketing Thương mại Marketing Hỗn hợp 5

Marketing Vi mô Marketing Vĩ mô Marketing Cho người tiêu dùng Marketing Cho tổ chức Marketing sản phẩm hữu hình 3.Người ta nói Marketing là 4P đúng hay sai? Tại sao? Một chiến dịch Marketing được thực hiện chặt chẽ đồng nghĩa với việc áp dụng thành công mô hình 4P của marketing: tung sản phẩm (Product) với mức giá (Price) phù hợp giá trị mang lại cho khách hàng tại một địa điểm thích hợp (Place) với những chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi,.. (Promotion) cực kỳ thu hút, để lại ấn tượng thật tích cực với khách hàng. Đó chỉ là lý thuyết được học từ một người giáo sư nhưng khi vào thực tế cuộc sống, nó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã thực hiện thành công và tạo ra một kết quả. Nói đến một số mặc hàng xa xỉ phẩm thì liệu 4P có còn áp dụng đúng hay không? Xa xỉ phẩm chúng ta đều biết là những sản phẩm có giá cả rất đắt đỏ, người ta vẫn có thể mua một sản phẩm rẻ hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của mình. Với mức giá cả đắt đỏ thì liệu các thương hiệu ấy có thể kinh doanh thành công sản phẩm của họ được. Marketing đã phát triển đến mức không chỉ có 4P mà đã có đến 8P có thể thấy ở các thương hiệu xa xỉ phẩm trên thế giới. Nó không chỉ gói gọn trong 4P mà McCarthy đã đưa ra mà còn có 8P khác. Đó là: Performance (Công năng) là khả năng mang đến trải nghiệp tuyệt hảo ở hai cấp độ – thứ nhất là cấp độ sản phẩm và thứ hai là cấp độ trải nghiệm. Ngoài ra Pedigree (Truyền thống) có nhiều hãng, thương hiệu có một bề dày lịch sử thương hiệu rất ấn tượng, hào quang lịch sử ấy đã tạo nên một giá trị riêng biệt của thương hiệu ấy. Điều đó được xây dựng nên qua thời gian dài gầy dựng nên bởi danh tiếng người sáng lập trong quá khứ, tạo nên một tính cách riêng biệt thương hiệu ấy. Persona (Cá nhân hóa) Sự cá nhân hóa của một thương hiệu hàng hiệu đến trước tiên là từ chất lượng phục vụ đặc biệt và nhất quán tại tất cả các giai đoạn tiếp xúc với khách hàng; và sau đó là từ sự giao tiếp thương hiệu thông qua các quảng cáo. Đặc trưng nhận dạng của các thương hiệu hàng hiệu là một yếu tố tương đối ổn định, quảng cáo thương hiệu hàng hiệu lại là một nhân tố linh động và đa diện hơn rất nhiều. Quảng cáo thương hiệu thì cần đòi hỏi phải tạo được cảm xúc và sự thông điệp đặc trưng để phân biệt với các thương hiệu khác, tạo sự khác biệt lớn cho sản phẩm, tạo ra hào quang riêng gắn liền với thương hiệu ấy. P tiếp theo chính là Public Figures (Hình tượng công chúng). Ngày nay trên các mặt quảng cáo, chúng ta thường thấy những ngôi sao điện ảnh, siêu sao thể thao hay bản thân các nhà thiết kế danh tiếng làm đại diện hình. Placement (Điểm bán hàng) Không gian bán lẻ của các thương hiệu hàng hiệu luôn nhằm hướng tới nâng cao trải nghiệm thương hiệu của khách hàng và phát triển hào quang của thương hiệu. Do vậy, không gian bán hàng phải là nơi hỗ trợ cho “sức sống” của thương hiệu, bằng cách phối hợp nhịp nhàng các chi tiết và quá trình giúp khách hàng cảm nhận bằng tất cả các giác quan của mình. Kế đến là PR (Quan hệ công chúng) đây là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh trong thương hiệu và định hình nhận thức của xã hội về thương hiệu. Cuối cùng là Pricing (Định giá) đóng vai trò khá quan trọng trong việc hình thành cảm nhận khách hàng. Khách hàng thường vô thức xem một khoảng giá đối với các loại hàng hóa được coi là hàng hiệu. Vì thế việc định giá sản phẩm rất quan trọng, nó phải phù hợp với kỳ vọng của khách hàng. Nếu quá cao khách hàng sẽ không bị thuyết phục để 6

mua, quá thấp thì sẽ làm giảm giá trị thương hiệu. Tóm lại, marketing thật sự là một hoạt động vừa mang tính thực tiễn gần gũi cuộc sống, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Vì thế Marketing không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết, am hiểu cuộc sống con người trong nhiều lĩnh vực mà còn phải có sự linh động trong công việc. Marketing có 4P cũng không sai nhưng nó sẽ không áp dụng đúng trong nhiều trường hợp. Vì thế muốn tạo ra sự thành công trong chiến dịch thì đòi hỏi người khai triển chiến dịch phải có C (Creative)- sáng tạo và nhiều yếu tố khác có thể tạo ra trong một chiến dịch marketing. 4.Marketing- Mix là gì? cho ví dụ minh họa? Mô hình Marketing 4P là mô hình marketing được nhiều người biết đến như là mô hình Marketing mix được E.J.McCarthy nói đến lần đầu vào năm 1960, nó được dùng rất phổ biến như một công cụ để chạy các chiến dịch marketing.Marketing mix là tập hợp các chiến thuật mà một doanh nghiệp sử dụng để quảng bá và bán sản phẩm của mình trên thị trường, phương pháp này thường được các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra phản ứng tối ưu từ thị trường bằng cách phối hợp 4 yếu tố một cách hiệu quả nhất. 4P đó là: Product (sản phẩm) đó là thành phần cơ bản nhất bao gồm: các sản phẩm hữu hình công ty đưa ra thị trường, bao gồm nhiều yếu tố như chất lượng, hình dáng, nhãn hiệu,…; các sản phẩm vô hình như dịch vụ. Cần phải xác định nhu cầu mong đợi của khách hàng, xác định các đặc tính của sản phẩm cần phải cung cấp. Price (giá): là thành phần quan trọng không kém. Giá bán của sản phẩm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng sản phẩm bán được trên thị trường. Để xác định giá bán của sản phẩm phải xem xét chi phí của sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi), khả năng cạnh tranh trên thị trường và giá bán phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng. Place (phân phối): là những hoạt động làm cho sản phẩm được đưa đến khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm. Doanh nghiệp phải hiểu rõ nơi nào khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm; làm thế nào để sản phẩm có thể tiếp cận được khách hàng; cần phải tuyển dụng và liên kết với những ai để có thể cung cấp sản phẩm của bạn đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Promotion (Xúc tiến): thành phần này bao gồm nhiều hoạt động thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp phải làm cho khách hàng biết về sản phẩm, có một ấn tượng tích cực như quảng cáo, khuyến mãi, PR,.. Cần phải chọn lựa phương pháp xúc tiến nào phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Marketing-Mix CocaCola tại Việt Nam. COCA COLA được biết đến là một thương hiệu cung cấp nước giải khát hàng đầu thế giới, là một trong những thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Đây là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng thành công chiến lược Marketing-Mix rất thành công. Hiện nay COCA COLA cung cấp một hệ thống sản phẩm rất đa dạng với hơn 3500 sản phẩm được tung ra trên thị trường. COCA COLA có mặt ở khắp nơi trên thế giới với hệ thống phân phối toàn cầu và nhượng quyền khắp thế giới từ các thương hiệu nhà hàng, quán ăn từ lớn đến nhỏ. Tất cả các sản phẩm COCA COLA tung ra thị trường đều có chiến lược về giá cả cạnh tranh hết sức khôn ngoan khiến các đối thủ cạnh tranh như PEPSI phải dòm ngó. Các chiến lược quảng bá sản phẩm của COCA COLA trên thế giới đã có một kho tàng quảng cáo rất đa dạng và thành công vang dội đã để lại ấn tượng sâu trong lòng nhiều người đến độ mua nước giải khát có vị cola người ta vẫn luôn gọi món nước ấy với cái tên nước 7

coca. COCA COLA đã chứng minh cho sự áp dụng chiến lược Marketing mix thành công. Đặt đúng sản phẩm vào đúng thời điểm với mức giá phù hợp cùng cách quảng cáo khôn ngoan và có hệ thống phân phối toàn cầu. 5.Mã vạch hàng hóa các nước? Mã vạch (Barcode): Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server. Mã vạch sẽ được trình bày kèm theo mã số và tập hợp thành những hình ảnh và ký tự số tạo nên thang số được gọi MS-MV hàng hóa. Cấu trúc mã vạch: Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN -8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm. Cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về EAN quản lý và phân cấp đối với các doanh nghiệp. Phân biệt các dãy số trên mã vạch ta sẽ đi qua ví dụ sau: Cấu trúc của EAN-13: Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau (xem hình dưới ): Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ) Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp. Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa. Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.

Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 - C: 8

Bước 1 - Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là mã số hàng hoá của quốc gia Việt Nam; 3481 là mã số doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là mã số hàng hoá của doanh nghiệp. Bước 2 - Xác định C. Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy mã số (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1) Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2) P -893 - ...


Similar Free PDFs