Luận Dcxhh - Lecture notes 1 PDF

Title Luận Dcxhh - Lecture notes 1
Author Đào Quốc Vĩnh-A0887
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 21
File Size 973.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 49
Total Views 705

Summary

Download Luận Dcxhh - Lecture notes 1 PDF


Description

[Type here]

[Type here]

[Type here]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN: ĐẠI CƯƠNG XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI Thông tin trên mạng xã hội

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đăng Khánh Nhóm thực hiện: Nhóm 9

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2021

[Type here]

[Type here]

[Type here]

DANH SÁCH NHÓM VÀ BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM STT

Họ và Tên

Lớp

Phân công

Mức tích cực

1

Trần Tú Quyên

DLU1213

Phụ trách chỉnh sửa 10/10 powerpoint, tham gia thuyết trình, đóng góp nội dung đề tài thuyết

2

Nguyễn Hồng Vi

DLU1214

trình, tiểu luận. Tham gia thuyết trình, 10/10 tìm kiếm hình ảnh. Đóng góp nội dung, ý kiến đề tài thuyết

3

Thân Thái Tuấn

DLU1213

trình, tiểu luận. Tham gia thuyết trình, 10/10 chỉnh sửa Slide. Đóng góp nội dung, ý kiến đề tài thuyết trình,

4

Đào Quốc Vĩnh

DLU1213

tiểu luận Tham gia thuyết trình, 10/10 tổng

hợp

ý

kiến.

Đóng góp nội dung, ý kiến đề tài thuyết trình, tiểu luận

độ

[Type here]

[Type here]

[Type here]

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU A) Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................01 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................02 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................02 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu....................................03 a1) Đối tượng nghiên cứu a2) Phạm vi nghiên cứu 5. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................03 6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................10 7. Bố cục..................................................................................................10 B) Phần nội dung Chương 1. Cơ sở lý luận về tin giả trong cuộc sống 1.1 Khái niệm cơ bản về tin giả...............................................................06 1.2 Phân loại về tin giả............................................................................07 1.3 Đối tượng tin giả...............................................................................07 1.4 Hiện trạng của tin giả trong cuộc sống..............................................08 Chương 2. Hậu quả và bài học, các giải pháp ứng phó 2.1 Hậu quả ảnh hưởng đến con người....................................................09 2.2 Giải pháp...........................................................................................10 KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU..............................................12 PHỤ LỤC................................................................................................14 DANH MỤC HÌNH................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................15

[Type here]

[Type here]

[Type here]

LỜI MỞ ĐẦU Không chỉ vào thời buổi công nghệ phát triển và phổ biến rộng rãi như hiện

nay,ngay từ khi con người ta bắt đầu có ngôn ngữ, nhu cầu tiếp thu và trao đổi thông tin những tiền đề cho tin giả đã xuất hiện và chờ cơ hội len lỏi trong cuộc sống. Cùng với sự tiến bộ tin giả cũng theo nhịp sống mà lớn lên hằng ngày, xuất phát điểm ban đầu với phương thức truyền miệng, sau đó bùng nổ theo giai đoạn thông tin thời đại mới với phương thức báo chí rồi truyền thanh. Trở về thời đại ngày nay tin giả đi đôi với những bước tiến mới trong khoa học kĩ thuật 4.0 của nhân loại thì các vấn đề về tin giả đã và đang phát sinh nhiều hiện tượng “nóng” và có dấu hiệu đáng báo động khi nó ngày càng gia tăng, biến tướng một cách khó kiểm soát làm ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và sự phát triển nhân cách, tư duy con người. Các trang mạng xã hội đã không còn quá xa lạ với hầu hết mọi người, thông qua các nền tảng ứng dụng thì việc tương tác giao lưu giữa người với người không còn khó khăn như trước.Chính vì độ phổ biến của mạng xã hội ngày nay cùng với nhu cầu trao đổi thông tin của con người mà thông tin trên mạng Internet phát triển vô cùng rực rỡ trong những năm vừa qua.Ngoài những mặt tích cực chúng cũng mang lại cho ta những vấn nạn, hậu quả vô cùng phiền toái. Những hậu quả mà tin giả mang lại cho đời sống rất khôn lường vì vậy để có thể đề phòng những sự việc đáng tiếc xảy ra ta cần phải tự trang bị cho mình những kỹ năng, bài học về đời sống. Tất cả những điều trên khiến cho đây là đề tài mà bạn không nên bỏ qua trong đời sống.

[Type here]

[Type here]

[Type here]

A: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thực tế cho ta thấy rõ được sự biến thiên của tin giả theo sự phát triển của mạng Internet, theo nghiên cứu của We are social thì tin giả bùng nổ vào 2019 ở ít nhất ở 70 quốc gia từ những nước được coi là văn minh nhất cho đến những nước chưa phát triển. Riêng với công ti nghiên cứu thị trường Ipsos Đức vào tháng 2 cho ta thấy được như hình (1) các quốc gia có lượng tin giả phổ biến lần lượt từ thấp đến cao là Trung Quốc hàng xóm của chúng ta 57%, xa một tí nữa Hàn Quốc 71% đồng hạng đó là Hoa Kì 71%, Serbia 75% cuối cùng Hungary ngất ngưỡng 78%.

(Hình a) Việt Nam chưa có sự nghiên cứu một cách cụ thể tuy nhiên đầu tháng 1 năm 2020 đã có số liệu thống kê Việt Nam đã có khoảng 65 triệu người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ với bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt trong cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng. Theo số liệu thống kê cho ta thấy được mức độ phổ biến của mạng xã hội ở nước ta phát triển như thế nào, nếu làm phép tính đơn giản số

1

[Type here]

[Type here]

[Type here]

dân của chúng ta xấp xỉ 98 triệu dân thì phần trăm tham gia vào mạng là 66,32% sẽ là mảnh đất màu mỡ cho tin giả. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta rằng với tỉ lệ tham gia phương tiện truyền thông xã hội “khủng” như vậy thì hậu quả khi tin giả xuất hiện sẽ gây ra cho Việt Nam nói riêng thế giới và nhân loại nói chung như thế nào ? Với sự thôi thúc làm sáng tỏ hậu quả và mang lại những giải pháp bài học kinh nghiệm để ứng phó với tác hại của thông tin giả nhóm tác giả đã chọn đề tài “ Thông tin trên mạng xã hội: Hậu quả của thông tin giả và bài học về cách ứng xử, đối phó” nghiên cứu và thuyết trình.

2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cho ta thấy được: + Thực trạng tin giả trên thông tin mạng xã hội ngày nay. + Giúp ta có cái nhìn khái quát sơ lược về tin giả. + Hậu quả của tin giả rất nguy hiểm đối với con người. + Nêu ra một số giải pháp phòng và chống tin giả. + Đặt ra trước mắt khán thính giả ý kiến, cái nhìn chủ quan để làm đa dạng nhiều chiều góc nhìn của con người về tin giả.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên ta cần phải hoàn thành: -

Hệ thống hóa kiến thức cơ bản cùng kinh nghiệm thực tiễn đời sống của nhóm về vấn đề tin giả.

-

Thu thập số liệu thống kê có tính chính xác cao và phân tích ý nghĩa của số liệu thống kê.

-

Trình bày thuyết trình, triển khai vấn đề nghiên cứu một cách logic, khách quan biện chứng đa chiều .

-

Đánh giá thực trạng hậu quả và kinh nghiệm sống hiện nay trên mạng xã hội, đồng thời chỉ ra những điểm tốt cũng như chưa tốt trong vấn đề nêu trên.

1

[Type here]

-

[Type here]

[Type here]

Đưa ra các giải pháp tối ưu và khả thi nhất cho người đọc và ngay cả những trang thông tin điện tử dựa ngay trên thực tiễn đời sống xã hội theo định hướng tích cực.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: a1) Đối tượng nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hậu quả của tin giả tại Việt Nam. a2 ) Phạm vi nghiên cứu: -Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên lĩnh vực thông tin mạng xã hội Internet Việt Nam thông qua các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube,… -Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích thống kê tin giả trên mạng xã hội vào khoảng năm 2019 đến giai đoạn tháng 11 năm 2021. Đây là khoảng thời gian tin giả bùng nổ cùng lúc trên nhiều quốc gia và cũng để so sánh với thời đại dịch bệnh Covid như hiện nay có những điểm chung và khác nhau như thế nào.

-Phạm vi về nội dung: Đề tài có các nội dung chính như sau khái quát về vấn đề tin giả trong cuộc sống; hậu quả và bài học, các giải pháp ứng phó.

5. Lịch sử nghiên cứu Tin giả thực sự tồn tại cùng với người Việt từ rất lâu đời nhưng chỉ được đưa lên thành điểm nóng quan tâm trong vài năm gần đây khi cơn mưa mạng xã hội tưới lên mảnh đất Việt Nam. Tuy được quan tâm biết đến nhiều nhưng sự tìm hiểu của chúng ta chỉ dừng

1

[Type here]

[Type here]

[Type here]

lại ở các bài báo, tham luận trong các hội thảo, hoặc chỉ được điểm qua một vài chương mục trong các nghiên cứu lớn như: -Cuộc chiến chống lại Fake News và trách nhiệm xã hội của báo chí (1) của tác giả Lê Quốc Minh đã tham luận và đưa ra một số ví dụ về tin giả trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, sự cẩu thả của nhà báo phóng viên tác nghiệp khi chưa kiểm tra thông tin đã đưa lên mặt báo. -Truyền thông trên mạng xã hội (2) của nhóm tác giả Đoàn Thanh niên Ngân Hàng Trung Ương đưa ra được một số giải pháp để đưa ra một số giải pháp nhằm để phát huy được tính chất tích cực của truyền thông trên mạng Internet và cùng với đó là hạn chế tin giả sai lệch) Bên cạnh đó cũng có một số bài báo tiếng nước ngoài , luận văn cũng đề cập đến tin giả như: -The long and brutal history of fake news (1*) (Qúa khứ lâu đời và tàn bạo của tin giả) của ông Jacob Soll đã cho ta thấy được sự trưởng thành của tin giả từ rất lâu chứ không phải xuất hiện trong một vài năm gần đây. -Why Fake News stories thrive online ? (2*) (Tại sao những câu chuyện giả mạo phát triển trên trực tuyến) của ông Judith Donath đã giải thích vì sao thông tin giả lại chuộng phát triển và phát triển nhanh chóng hơn các kênh thông tin. - Luận Văn Thạc sĩ Tác Động Của Tin Giả (Fake News) Trên Mạng Xã Hội Đối Với Công Chúng Việt Nam Hiện Nay (4) của tác giả Hoàng Hà My Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội

Và Nhân Văn- Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2018 (giúp ta hiểu hơn vấn đề hậu quả của tin giả ngay chính tại Việt Nam, đưa ra một số giải thích và giải pháp thực tiển giúp mạng xã hội tích hơn) Đây là những tư liệu rất quý giá giúp cho nhóm có thể thu thập kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Nhưng các nghiên cứu trên chưa được đưa ra một cái nhìn thực tế tại năm 2021 thời đại mới nên nhóm quyết định sẽ nghiên cứu vsà thuyết trình nó. 1

[Type here]

[Type here]

[Type here]

6. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả đã sử dụng những phương pháp như sau: -Phương thức nghiên cứu tài liệu: Nhóm tác giả nghiên cứu tìm đọc những tài liệu liên quan đến đề tài nhằm để củng cố kiến thức và thừa hưởng những ý tưởng của những nhà nghiên cứu đi trước. -Phương pháp phân tích nội dung: Nhóm đã tổng hợp thống kê tin giả thông qua các nghiên cứu trước đó rồi phân tích nội dung, ý nghĩa, chi tiết thông tin nhằm để đưa ra cái nhìn đa chiều, dấu hiêu nhận biết tin giả, đưa ra giải pháp tối ưu nhất. -Phương pháp lịch sử: Nhóm đã đặt vấn đề trong khoảng thời gian lịch sử chủ yếu từ năm 2019 lúc tin giả bùng nổ và thứ yếu từ những khoảng thời gian trước đó trong lịch sử thông tin, tiến hành nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ cả gián tiếp và trực tiếp nhằm để hiểu hơn về vấn đề.

7. Bố cục: Ngoài phần mở đầu, kết luận ý nghĩa nghiên cứu, phụ lục, tài liệu tham khảo còn có phần nội dung gồm hai chương lớn: Chương 1. Cơ sở lý luận về tin giả trong cuộc sống Chương 2. Hậu quả và bài học, các giải pháp ứng phó

5

[Type here]

[Type here]

[Type here]

B) NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIN GIẢ TRONG CUỘC SỐNG 1.1 Khái niệm cơ bản về tin giả Tin giả (tiếng Anh: fake news), còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là một loại hình báo chí hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống (in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.

(Hình b)

6

[Type here]

[Type here]

[Type here]

1.2 Phân loại về tin giả

(Hình c)

Theo một số nghiên cứu, tin giả có thể làm các loại như sau : - Clickbait (mồi nhử nhấp chuột): là một đoạn văn bản, hình ảnh,... được tạo ra với nội dung cuốn hút, giật gân và được liên kết tới một website cụ thể nhằm lôi kéo người dùng nhấn vào. - Propaganda (Tuyên truyền): là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. - Satire/parody (châm biếm /giễu nhại): là thủ pháp dùng lời lẽ, tranh vẽ hay những màn trình diễn nghệ thuật sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng (cá nhân) và hiện tượng trong xã hội. -Sloppy journalism (Sự cẩu thả trong báo chí): các phóng viên hoặc nhà báo có thể tạo ra một bài viết với thông tin không đáng tin cậy, từ đó có thể khiến cho độc giả tiếp nhận thông tin sai. - Misleading headings (Giật tít): Những bài viết có thể không sai thông tin trong nội dung nhưng bị bóp méo bằng cách sử dụng các tiêu đề sai lệch hoặc giật gân. 7

[Type here]

[Type here]

[Type here]

- Biased or slanted news (Tin tức thiên kiến): là những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc giả thuyết của chính họ.

1.3 Đối tượng của tin giả Tin giả thường nhắm đến các đối tượng sau : - Người nhẹ dạ cả tin - Người thích theo đuổi sự phán xét - Dễ bị kích thích và lí thú với tin giật gân - Không có định kiến rõ ràng (Hình d)

1.4 Hiện trạng tin giả trong cuộc sống hiện nay Ngày nay, kinh tế đang ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao, đi kèm với nó là sự phát triển của khoa học công nghệ.Chúng ta có thể tiếp cận với các nguồn tin một cách dễ dàng,cũng chính vì thế mà tin giả cũng hoành hành một cách nghiêm trọng và không thể giải quyết một cách triệt để. Tin giả có thể xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực như : chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,…” Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế uy tín như của Viện Internet Oxford tại Đại học Oxford, Viện công nghệ Massachusetts hay Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters đã chỉ ra "Tin giả luôn được lan truyền với tốc độ nhanh hơn và được phát tán rộng rãi hơn rất nhiều so với tin thật". Kết quả nghiên cứu trong thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters chứng minh, trong số các thông tin sai lệch được nhóm nghiên cứu lựa chọn khảo sát liên quan đến dịch bệnh COVID-19 đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội, có đến 88% lượng thông tin giả xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, trong khi con số này đối với truyền hình



trên

báo

chí lần

lượt là 8

9% và

8%.”

(theo

nguồn:-

[Type here]

[Type here]

[Type here]

https://ictvietnam.vn/xu-ly-thong-tin-gia-tren-the-gioi-va-khuyen-nghi-bai-hoccho-viet-nam-2020090415474425.htm ) Gần với đời sống thực tế thường là các tin giả về các nghệ sĩ qua đời, dịch bệnh, thiên tai,… Hay tin giả về covid 19 - chủ đề đang cực hot hiện nay theo số liệu thống kê ở trên tính đến tháng 1-2020 Việt Nam đã có khoảng 65 triệu người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ với bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt trong cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng. Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900.000 thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh. Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ hơn hai tháng, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật; đã có hơn 300 đối tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian mạng bị cơ quan chức năng xử lý. Điều đó cho thấy, tin giả trên không gian mạng



vấn

đề

rất

phức

tạp

hiện

nay.”

(theo

nguồn

https://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/canh-giac-voitin-gia-tren-mang-xa-hoi-631469 )

CHƯƠNG 2: HẬU QUẢ VÀ BÀI HỌC, CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 2.1 Hậu quả ảnh hưởng đến con người. Hiện nay, tin giả đã và đang tác động đối với nhân loại thông qua nhiều lĩnh vực như: kinh tế, an ninh quốc gia, sức khỏe, … Một số thống kê cho thấy hậu quả mà tin giả mang lại không thể không chú ý, có thể kể đến như: - Làm suy giảm niềm tin nơi người đọc. - Gây tổn hại về: kinh tế, uy tín, danh dự, lợi ích của cá nhân, tổ chức, cộng đồng.  Theo nguồn tin Báo cáo nghiên cứu của công ty An ninh mạng CHEQ và Đại học Baltimore của Mỹ năm 2019, tin giả đã làm tổn hại đến 39 tỷ 9

[Type here]

[Type here]

[Type here]

USD ở lĩnh vực Thị trường chứng khoán. (https://ictvietnam.vn/xu-lythong-tin-gia-tren-the-gioi-va-khuyen-nghi-bai-hoc-cho-viet-nam2020090415474425.htm) - Gây hoang mang dư luận, tác động xấu tới nền dân chủ, an ninh quốc gia. - Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. VD: Trường hợp của chủ tài khoản Angela Phương Trinh đăng bài về “Ca mắc COVID âm tính sau 5 ngày uống địa long” (https://tuoitre.vn/angela-phuong-trinh-biphat-7-5-trieu-dong-vi-loan-tin-chua-covid-19-bang-giun-dat-20211019211832768.htm).

(Hình e)

Qua đó ta có thể thấy được tin giả đã gây ra những hậu quả tiêu cực cho các cư dân mạng nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Vậy mỗi người chúng ta cần làm gì để nhận ra đâu là thông tin không chính xác ? Đâu là thông tin không đúng sự thật ? Cần làm gì để xác minh tính đúng đắn của một bài viết, một tin tức ?! 10

[Type here]

[Type here]

[Type here]

2.2 Các giải pháp khắc phục tình trạng tin giả Để có thể khống chế cũng như giảm thiếu số lượng tin giả càng ngày càng tràn lan trên các nền tảng Mạng xã hội, mọi người cần củng cố một số kiến thức về an toàn mạng, cùng với đó Nhà nước cũng sẽ ban hành một số luật lệ và xử phạt đối với những hành vi tung tin giả trên Mạng xã hội. Một số giải pháp có thể đưa ra nhằm giúp đỡ mọi người như:  Xây dựng lối sống tích cực.  Lựa chọn những nguồn tin, tác giả uy tín.  Nhận diện, phân biệt được tin chính thống hay tin giả.  Kiểm tra kĩ tính đúng đắn của thông tin trước khi loan truyền.  Chấp hành Bộ quy tắc xử sự trên mạng, Luật An ninh mạng.  Xử phạt nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tin, chia sẻ những bài viết không đúng sự thật

(Hình f)

Chính phủ cũng đặt ra mức phạt hành chính đối với người nào có hành vi đăng thông tin sai sự thật lên Mạng xã hội, cụ thể là từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng và buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật (Khoản 1 điều 11

[Type here]

[Type here]

[Type here]

101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP). Hành vi tung tin giả cũng có thể bị cấu thành tội vu khống theo điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 và có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. (https://congtyluattgs.vn/dieu-156-bo-luathinh-su/) Bên cạnh đó, một số chuyên gia đã đề ra các cách để nhận biết tin giả, cụ thể như: xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả, kiểm tra thời gian, hỏi ý kiến chuyên gia,…Các đề xuất này góp phần giúp cho mỗi người có thêm kiến thức để nhận biết tin giả mà tránh xa nó cũng như trình báo với cơ quan chính quyền về các hành vi đăng thông tin không đúng sự thật...


Similar Free PDFs