LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - useful PDF

Title LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - useful
Author DANG THI TRANG THANH
Course Kế toán hành chính sự nghiệp
Institution Học viện Tài chính
Pages 48
File Size 660.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 153
Total Views 1,037

Summary

A : PHẦN MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIHoạt động tạo hình của trẻ nhỏ là một loại hoạt động mang tính nghệthuật. Hiệu quả của nó không phụ thuộc vào ý chí mà phụ thuộc vào yếu tố xúccảm, tình cảm vào hứng thú của trẻ. Hứng thú trong hoạt động tạo hình làm nẩysinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạ...


Description

A : PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ là một loại hoạt động mang tính nghệ thuật . Hiệu quả của nó không phụ thuộc vào ý chí mà phụ thuộc vào yếu tố xúc cảm, tình cảm vào hứng thú của trẻ. Hứng thú trong hoạt động tạo hình làm nẩy sinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạo hình đầy vẻ hồn nhiên.Hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ là điều kiện để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo thôi thúc trẻ luôn luôn tìm tòi cách tạo ra những hình tượng mới mẻ. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ ở trường mầm non. Nó là một trong những hoặt động hấp dẫn nhất đói với trẻ mẫu giáo, tạo hình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện lại một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm cho trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoặt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên của xã hội biết tích cực, sáng tạo. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tại, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện những kĩ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé dán, cắt) Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mà trong hoạt động, trẻ thơ thường ham thích một cái gì đó rất nhanh nhưng rồi cũng chóng chán. Muốn cho trẻ có được hứng thú lâu bền thì cô giáo phải tạo những yếu tố mới lạ để hấp dẫn trẻ, thu hút trẻ tạo ra được sự chú ý có tính chất kiên định với những đối tượng cần miêu tả nào đó. Hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ những chức năng tâm lí, cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người và kĩ năng cơ bản để trẻ chuẩn bị bước vào trường phổ thông; đặc biệt là hoạt động xé dán. Giáo dục mầm non ngày càng đòi hỏi chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển thay đổi của đất nước. Nhu cầu của phụ huynh cũng đặt hy vọng vào thầy cô ngày càng cao nếu trẻ không được bòi dưỡng, phát huy

tính tích cực, sáng tạo thì làm sao mà trẻ có thể phát triển toàn diện được. Hơn nữa đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi việc cho trẻ hoạt động tạo hình -đặc biệt là hoạt động xé dán- cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức, kĩ năng và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người Những lý do trên đây cộng với niềm say mê và yêu thích với hoạt động tạo hình của trẻ em, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu về : Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển kỹ năng xé dán. Hy vọng, kết quả của đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình xé dán ở trẻ 5-6 tuổi 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoạt động tạo hình xé dán tới mức độ hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ 5-6 tuổi. Từ đó tìm kiếm các biện pháp nâng cao hiệu quả sự phát triển nhân cách và hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : 3.1. Khách thể nghiêm cứu : - Nghiêm cứu việc tổ chức hoạt động tạo hình xé dán cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non . 3.2. Đối tượng nghiên cứu : Một số biện pháp cách thức sử dụng vật liệu khác nhau vào việc tổ chức hoạt động tạo hình xé dán nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi . 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : Nếu tìm ra những phương pháp biện pháp thích hợp sử dụng thiên nhiên, vật liệu thiên nhiên vào trong hoạt động tạo hình thì nhà sư phạm có thể nâng

cao được hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình và phát triển khả năng tạo hình cho trẻ. 5. NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊM CỨU :

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng vật liệu khác nhau vào việc tổ chức hoạt động tạo hình xé dán nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình xé dán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non hiện nay. Đưa ra và thực nghiệm áp dụng một số biện pháp sử dụng vật liệu khác nhau vào việc tổ chức hoạt động tạo hình xé dán nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 6 . PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động tạo hình xé dán và sử dụng vật liệu thiên nhiên trên cả các tiết học tạo hình và các hoạt động tạo hình ngoài tiết học của trẻ 5-6 tuổi - Thực nghiệm và kiểm chứng chủ yếu qua hoạt động xé dán. 7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 7.1 Phương pháp Nghiên cứu lý luận : Đọc và tìm hiểu, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu tâm lý học, giáo dục về hứng thú, về hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ, nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề liên quan. 7.2 Phương pháp quan sát tự nhiên: - Quan sát tạo hình xé dán của giáo viên và trẻ để tìm hiểu mức độ hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình và tìm hiểu các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động xé dán từ phía người lớn ( giáo viên ). Qua đó nắm được một số đặc điểm tình hình và kết quả tổ chức hoạt động tạo hình xé dán cũng như các điều kiện tổ chức hoạt động ở trường mầm non hiện nay. - Nghiên cứu sản phẩm của trẻ qua tiết dự tạo hình xé dán theo mẫu, đề tài và theo ý thích. Phân tích khả năng tạo hình xé dán của trẻ đối với loại chất liệu khác nhau. 7.3 Phương pháp điều tra :

- Đàm thoại với giáo viên - Dùng phiếu câu hỏi ( xem phần phụ lục ) để tìm hiểu. - Việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tiết học tạo hình. - Các cách thức sử dụng vật liệu khác nhau trong các loại tiết tạo hình. - Mức độ hứng thú của trẻ trong tiết học tạo hình xé dán có sử dụng vật liệu khác nhau. 7.4 Phương pháp thực nghiệm 7.4.1. Thực nghiệm khảo sát : - Tiến hành chung ở cả hai nhóm trẻ với hình thức phương pháp biện pháp tổ chức ( phương pháp dạy học, giáo dục ) đang hiện hành. - Khảo sát qua hai bài tập Bài 1 : Xé dán theo mẫu Bài 2 : Xé dán theo ý thích Đối với cả hai nhóm trẻ ( đối chứng và thực nghiệm ). 7.4.2. Thực nghiêm hình thành Chia trẻ thành hai nhóm đồng đều nhau về thể lực và khả năng : Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Tổ chức các hoạt động tạo hình với các hình thức phương pháp khác nhau nhưng nội dung chương trình như nhau. - Tại nhóm đối chứng : Thực hiện chương trình giáo dục với nội dung hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình theo đúng quy định của chương trình lưu hành. - Tại nhóm thực nghiệm : Sử dụng vật liệu khác vào quá trình dạy học, giáo dục. Cụ thể : + Tăng cường tổ chức cho trẻ được dạo chơi và quan sát thiên nhiên. Để từ đó thấy trẻ gần gũi với thiên nhiên cũng như phát hiện và tìm kiếm ra những vật liệu mới lạ, vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.... Điều này kích thích trí tò

mò, từ đó trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh và trẻ sẽ tham gia hoạt động tạo hình một cách hứng thú và say mê. + Sử dụng vật liệu thiên nhiên một cách tích cực trên tiết học tạo hình và các hoạt động tạo hình ngoài tiết học để hình thành ở trẻ thái độ tích cực với hoạt động tạo hình, lòng yêu thích và ham muốn được hoạt động tạo hình. 7.4.3. Thực nghiệm kiểm chứng : - Ở hai nhóm trẻ ( đối chứng và thực nghiệm ) được tiến hành với hai bài + Xé dán theo mẫu + Xé dán theo ý thích Từ đó đi đến nhận xét và kết luận sự khác biệt về mức độ hứng thú giữa hai nhóm trẻ. 7.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ. Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá để phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ 8. Kế hoạch nghiên cứu: ( 4 tháng, từ 1/5/2018 đến 31/8/2018 ) - Từ 1/5/2018 đến 31/5/2018 thu thập thông tin và các tài liệu tham khảo,tiến hành các phương pháp tác động lên hoạt động của trẻ. - Từ 1/6/2013 đến 30/6/2018 sử lý thông tin thu thập đươc sau đó thống kê tổng hợp và lên sườn đề cương. - Từ 1/7/2013 đến 31/7/2018 hoàn thành đề cương và gửi giảng viên chỉnh sửa. - Từ 1/8/2013 đến 31/8/2018 chỉnh sửa đề cương theo hướng dẫn của giảng viên và hoàn thành bài tập hoàn chỉnh.

B . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊM CỨU 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ : Hoạt động tạo hình của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là một trong những hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà tâm lý học và giáo dục học trong nước và nước ngoài. - Các nhà nghiên cứu như L.XƯGOOTXKI,W.STERN, B.CHEPLOV, - G.KERSCHENSTEINER, V.BAKUSINXKI, E.FLORINA... Đã có những công trình nghiên cứu về hoạt động tạo hình ở trẻ em. Họ đã đi sâu vào tìm hiểu để tìm kiếm khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong rất đặc thù của trẻ, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẩm mỹ, phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Theo nhiều tác giả, con đường thuận lợi nhất để phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ là tổ chức môi trường nghệ thuật và tổ chức cho trẻ học tập một cách có định hướng theo sự hướng dẫn của người lớn nhằm tiếp thu kinh nghiệm của xã hội. - Tìm hiểu về các nhà nghiên cứu trong nước, chúng ta thấy hoạt động tạo hình cũng được một số nhà tâm lý giáo dục, các nhà nghiên cứu quan tâm. - Nghiên cứu về những điều kiện nâng cao khả năng hoạt động tạo hình của trẻ, phó tiến sĩ Lê Thanh Thủy đã chỉ ra rằng việc tăng cường bồi dưỡng cho trẻ hiểu biết về hệ thống chuẩn mẫu cảm giác và giúp trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết đó vào quá trình tri giác, đặc biệt là tri giác của tác phẩm nghệ thuật sẽ tạo điều kiện làm xuất hiện, phát triển hứng thú nhận thức cùng cảm hứng trong hoạt động tạo hình. - Vấn đề hứng thú trong hoạt động tạo hình cũng được một số sinh viên của khoa giáo dục mầm non quan tâm và đã bước đầu nghiên cứu. Chẳng hạn có công trình của Hà Thị Ngà với đề tài : Bước đầu tìm hiểu một số biểu hiện của hứng thú trong hoạt động tạo hình ở trẻ 5 – 6 tuổi.

- Sinh viên Phạm Thanh Thủy nghiên cứu với đề tài : ảnh hưởng của hứng thú tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn. 2.MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1: Khái niệm “hoạt động tạo hình” - Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giơi mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp ,gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn của người nghệ sỹ . 2.2 : “Đặc điểm của quá trình hoạt động tạo hình sáng tạo của trẻ mẫu giáo”. - Là những đặc điểm thể hiện sự có mặt của nguồn gốc sáng tạo trong hoạt động cua trẻ, là sự thể hiện tính tích cực ,tính tự chủ và sáng kiến trong việc vận dụng những phương pháp đã học vào việc thực hiện nhệm vụ được giao. 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH XÉ DÁN SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO: Khả năng sáng tạo là đặc điểm riêng đặc thù của con người, làm cho con người tách riêng khỏi thế giới động vật, có khả năng không chỉ sử dụng thực tiễn mà còn có thể thay đổi, cải tạo thực tiễn .khả năng của con người phát trển đến mức độ cao bao nhiêu ,thì khả năng mở rộng sáng tạo càng lớn bấy nhêu. Sự hiểu biết đúng đắn về khả năng sáng tạo của trẻ yêu cầu nhà sư phạm phải có ý thức về đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung phải biết người họa sỹ sử dụng những phương tiện tạo hình nào để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật ,hoạt động sáng tạo ấy thông qua những giai đoạn nào? 3.1. Đặc điểm của sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình: - Sáng tạo của nhà họa sỹ là một loại hoạt động nhất định ,tạo nên những vật độc đáo mới, có ý nghĩa xã hội ,đó là những tác phẩm thể hiên thế giới xung quanh. Sự thể hiện đó không đơn giản chỉ là sự “sao chụp” lại các sự vật hiện tượng ,mà họa sỹ phải “nhào nặn”lại những gì cảm nhận được trong nhận thức của mình. Chon ra những gì cơ bản nhất, đặc sắc nhất, điển hình nhất và tổng hợp lại, xây dựng nên hình tượng nghệ thuật. - Nền tảng khách thể của sáng tạo nghệ thuật là thể hiện thế giới thực tiễn ,nhưng còn tồn tại thế giới chủ quan, đó là quan hệ của nghệ sỹ với vật thể được thể hiện .họa sỹ không đơn giản nghiên cứu, và thể hiện thế giới, họa sỹ đặt cả tâm hồn, tình cảm của mình vào hình tượng, nhờ vậy mà hình ảnh đó có thể gợi cảm với người khác. - Điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của họa sỹ là phải có khả năng. Người họa sĩ phải đạt đến mức độ phát trển củ quá trình tâm lý cho phép anh ta cảm thụ sắc bén và nhận thức sâu sắc cuộc sống xung quanh.

Người họa sỹ phải tích lũy một số vốn biểu tượng phong phú về biểu tượng về sự vật hiện tượng xung quanh, chọn lọc một cách tinh tế những gì tinh hoa nhất trong vô vàn biểu tượng đã thu nhận được để xây dựng nên một biểu tượng mới. - Một điều kiện cần thiết nữa cho sự sáng tạo là phải nắm được những kỹ năng,kỹ xảo trong hoạt động nghệ thuật,nếu không nghười ngệ sỹ không thể dưa hình tượng trong suy nghĩ của mình vào một hình dang thực - Ngoài ra ,để thực hiện những ý định sáng tạo thì cần phải có tình yêu lao động bởi thiếu nó thì những ý đồ thực tế nhất có thể trở thành không thực tế. Quá trình sáng tạo ở mỗi người họa sỹ là khác nhau, có thể chỉ ra một vài giai đoạn chính trong quá trình này: +Giai đoạn đầu của sự sáng tạo là sự xuất hiện chủ đề .những ý định đầu tiên có thể chưa rõ ràng ,chưa cụ thể, như vậy sự ấp ủ ý định là giai đoạn 2 của sự sáng tạo . +Giai đoạn 3 là thực hiện ý đồ, trong quá trình đó tiếp tục củng cố và hoàn thiện nội dung,đưa ý định và một dáng vẻ cụ thể. +Kết thúc quá trình sáng tạo là sự ra đời của hình tượng nghệ thuật. Sức sống tiếp theo của tác phẩm là ý nghĩa của xã hội của nó. Gây tác động đến đông đảo quần chúng.như vậy, sáng tạo nghệ thuật là một quá trình phức tạp của sự nhân thức sự thể hiện hình ảnh thế giới xung quanh. 3.2. Đặc điểm của quá trình sáng tạo ở trẻ em mẫu giáo: - Những đặc điểm thể hiện sự có mặt của nguồn gốc sáng tạo trong hoạt động của trẻ là sự thể hiện tính tích cực, tính tự chủ và sáng kiến trong việc vận dụng những phương pháp đã học vào việc thực hiện nhiệm vụ đặt ra ….. - Nhận thức ban đầu trong hoạt động tạo hình của trẻ là nhận thức về tính chất của vật liệu: Bút chì để lại dấu vết trên giấy, đất nặn mềm… Cho tới khi nào trẻ hiểu rằng những vệt bút chì có thể nói lên một cái gì đó (mưa rơi,cỏ mọc…) và theo ý muốn của mình hoạc theo đề nghị của người lớn trẻ cố gắng vẽ một vật nào đó thì khi đó hoạt động của trẻ đã mang tính chất tượng hình. Ở trẻ đã mang ý đồ mục đích mà trẻ mong muồn thực hiện. - Như vậy, giai đoạn đầu trong quá trình sáng tạo:xuất hiện ý đồ, là có tồn tại trong hoạt động của trẻ. Nhưng khác với họa sỹ là sau khi nảy sinh ý đồ thường có một giai đoạn dài “thai nghén” nó, suy nghĩ về nội dung và phương thức thực hiện thì ở trẻ giai đoạn nay thường không có, trẻ càng nhỏ tuổi thì càng nhanh chóng tiến hành thực hiện ý đồ. Trẻ chưa thể nhìn thấy kết quả công việc và quá trình thực hiện, sự suy nghĩ ,đặt kế hoạch công việc thường cùng lúc với quá trình thực hiện. Vì vậy trong quá trình sáng tạo của trẻ thường có sự thay đổi. - Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn đã có khả năng suy nghĩ trước về nội dung phương tiện thể hiện. trẻ có thể tự quyết định sẽ vẽ hoặc nặn cái gì theo sự lựa chon của mình hoặc theo đề tài cho trước, cái gì là chủ yếu, bắt đầu từ cái gì, xắp xếp bố cục bức vẽ như thế nào….

- Như vậy, cả 3 giai đoan của hoạt động sáng tạo đều có hoạt động của trẻ nhưng mối tương quan giữa các giai đoạn có khác với người lớn. - Hình tượng trẻ xây dưng trong hoạt động sáng tạo không nên coi như một hình tượng nghệ thuật do người lớn sáng tạo, bởi vì trẻ chưa làm được những tổng kết sâu sắc. 3.3. Sự hình thành các phương tiện truyền cảm trong hoạt động vẽ của Trẻ: - Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng những phương tiện truyền cảm mà họa sỹ sử dụng vẫn thích hợp với trẻ mẫu giáo ở một mức độ nhất định. - Những phương tiện truyền cảm trong hoạt động vẽ là đường nét, hình thể, mầu sắc và cách xây dựng bố cục, đó là những phương tiện thể hiện nội dung của bức tranh cững như những ý tưởng và tình cảm của người vẽ. - Ngay từ thời kỳ đầu của sụ phát trển hoạt động tạo hình, trong khi thể hiện những nét gạch không chủ định trên giấy, trẻ đã dần dần hiểu ra những nét vạch đó ,những hình thù dó có thể nói lên một cái gì đó, như vậy đường nét hình dạng là những dấu hiệu đầu tiên giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa vật thật với hình ảnh thể hiện nó. Đối với trẻ mẫu giáo bé, đường nét hình dạng được coi là phương tiện tạo hình cơ bản Trong giai đoạn đầu trẻ thường bổ xung cho phương tiện bằng lời nói, âm thanh, cử chỉ. Ở trẻ hình dạng các vật thường khái quát (tròn,thuôn thuôn, không có những đường cong nhỏ) hình vẽ thường có tính chất là những sơ đồ lắp ráp những hình học cơ bản .trong những điều kiên nhất định điều đó dễ biến các hình ảnh thành các khuôn mẫu cứng nhắc .đó là một nguy cơ lớn đối với sự phát trển hoat động vẽ của trẻ, vì vậy nhiệm vụ của nhà sư phạm là phải ngăn chặn sự hình thành những khuôn mẫu .trẻ mẫu giáo lớn có sự phát trển về thể lực, cơ bắp và sự khéo léo của vận động vì vậy có khả năng tạo những đường nét khác nhau với những tính chất khác nhau phong phú hơn, vì vậy nhà sư phạm cần giúp trẻ nhận thức được tính nguyên thể của các hình ảnh của các đối tượng miêu tả và biết dung đường nét lền mạch mềm mại để tạo ra hình ảnh trọn vẹn của sự vật trong cấu trúc hợp lý của nó, biết thể hiện tư thế hành động phù hợp với ý tưởng biết biến đổi tính chất của đường nét để thể hiện vẻ độc đáo của hình tượng. - Trong tranh vẽ màu sắc là một phương tiện truyền cảm quan trọng, thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Sự tương phản của màu sắc được sứ dụng để làm nỏi bật chú ý màu sác thể hiện tâm trạng (màu tói thể hiên tâm trạng buồn, màu tươi sáng thể hiện tâm trạng vui tơi) - Sự sử dụng màu sắc theo tinh thần trên chưa phù hơp đối với trẻ mẫu giáo bé .những thử nghiệm và quan sát cho thấy, đặc điểm sử dung màu sắc ở trẻ tùy thuộc vào lứa tuổi.trẻ mẫu giáo bé không có nguyện vọng sử dụng nhiều màu bởi ở giai đoạn đầu, sự chú ý của trẻ tập chung nhiều hơn vào sự vận động và biến đổi của các đường nét nên trẻ sử dụng một màu cho cả bức vẽ. - Mặc dù vậy, trẻ mẫu giáo đã có thể liên hệ màu với hình ảnh của vật, đôi khi màu sắc gợi sự liên tưởng tới một hinmhf ảnh nào đó: Màu đỏ cờ, màu xanh-cỏ, màu vàng mạt trời. Được làm quen với nhiều loại màu, trẻ

4-5 tuổi sử dụng màu sắc với ý nghĩa trang trí .trẻ bị lôi cuốn bởi sự phối hợp rực rỡ của màu sắc nên tô màu bằng cách tùy tiện không theo màu sắc thực của vật thành những bộ phận rời rạc, bởi trẻ tô mỗi một chi tiết một mầu khác nhau. - Dần dần trẻ loại bỏ được kiểu tô mầu trang trí, học được kiểu sử dung màu tương ứng với màu hiện thực. Nhưng trẻ vẫn thường sử dụng màu theo cảm xúc, cái gì thích trẻ tô màu sáng, hình ảnh nào trẻ không thích hoặc sợ thì tô màu tối. - Ngoài hình dáng, đường nét và màu sắc ,phương thức xây dựng bố cục cũng là phương tiện được trẻ sử dụng. - Phương pháp bố cục nhịp điệu và bố cục đối xứng được sử dụng nhiều trong vẽ trang trí, noi mà tính diễn cảm của tranh phụ thuộc nhiều vào tính nhịp nhàng của bố cục. Về khả năng xây dựng bố cục trong tranh vẽ của trẻ, nhiều nhà nghiên cưú cho rằng trẻ có thể nắm được tính chất nhiều tầng cảnh trong cách thể hiện chều sâu không gian bức tranh nếu như tạo diều kiện phát trển ở trẻ khả năng quan sát không gian . - Như vậy đường nét, hình dáng, màu sắc và bố cục là những phương tiên truyền cảm được trẻ sử dung trong tranh vẽ, qua đó thể hiện khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ truyền đạt những đặc điểm đặc trưng của hình tượng, mối quan hệ của trẻ với hình tượng.mức độ biểu cảm của sản phẩm tạo hình phụ thuộc vào khả năng tri giác, khả năng nhận thức chức năng của từng loại phương tiện cũng như mức độ lĩnh hội các kỹ năng kỹ xảo tạo hình của trẻ. 3.4. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát huy tính sáng tạo: - Vẽ, nặn, cắt dán là những dạng khác nhau của hoạt động tạo hình có một ý nghĩa không nhỏ đối với việc hình thành và phát trển nhân cách toàn diện của trẻ mẫu giáo. - Giáo dục thông qua hoạt động tạo hình là sự bồi dưỡng khả năng nhận thức hiện thực có tính chất chuyên biệt bằng hình ảnh. Cũng như hoạt động nhận thức, hoạt động tạo hình có vai trò lớn trong giáo dục trí tuệ cho trẻ. - Trước khi tiến hành cho trẻ vẽ, nặn,một vài vật gì đó. Trẻ được làm quen và tìm hiểu vật, ghi nhớ hình dáng, kích thước,cấu trúc, màu sắc và cách sắp sếp đặt các phần của vật một cách có mục đích. Trong hoạt động tạo hình, trẻ tái tạo lại các hình tượng quen thuộc đã tri giác hóa .đó chính là những biểu tượng hình thành trong quá trình nhận thức trực tiếp từ đồ vật,hiện tượng trong khi vui chơi, khi tiếp thu vốn sống ,vốn kinh nghiệm. Thông qua việc mô tả sự vật ,hiện tượng bằng tranh vẽ ,tranh xé d...


Similar Free PDFs