Tomtat BC TT 2 - ẻthdfncvncvn PDF

Title Tomtat BC TT 2 - ẻthdfncvncvn
Author H Tran
Course Lịch sử tư tưởng Đảng
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 17
File Size 353.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 45
Total Views 310

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘICông tác nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long AnBÁO CÁO THỰC TẬPChuyên ngành: Luật Mã phách:........................................Hà Nội – 2022MỤC LỤCMỞ ĐẦU.................................................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Công tác nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

BÁO CÁO THỰC TẬP

Chuyên ngành: Luật Mã phách:………………………………….

Hà Nội – 2022 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................4 1.

Lý do chọn đề tài.......................................................................................4

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5 Chương I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN.....................................................................................7 1.1.

Giới thiệu chung về huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An............................7

1.2.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VKS

NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIUỘC..............................................................10 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN QUY TRÌNH QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CHỈNH LÝ HỒ SƠ VỤ ÁN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN.....................................................................15 2.1. Quy trình quy trình nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại Viện kiểm sát Nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An......................................................15 2.2. Thực tế vận hành quy trình nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại VKSND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An........................................................15 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP...........................................................16 3.1. Một số kiến nghị.......................................................................................16

2

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại VKSND huyện Cần Giuộc tỉnh Long An....................................................16 KẾT LUẬN..........................................................................................................17

3

BẢNG VIẾT TẮT UBND TTHC VKSND VKS

Ủy ban Nhân dân Thủ tục hành chính Viện kiểm sát Nhân dân Viện kiểm sát

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hồ sơ vụ án hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết vu án hình sự.Để các quyết định của hội đồng xet xử đưa ra chính xác,thực sư

4

dân chủ,khách quan đảm bảo quyền lợi của những người tham gia tố tụng đặc biệt là bị cáo, người bị hại. Hồ sơ vụ án hình sự phải có đầy đủ các tài liệu chứng cứ,tài liệu do cơ quan điều tra,Viện Kiểm Sát thu thập.Hồ sơ phải được thu thập đầy đủ thông tin tuân thủ đung quy định về tố tụng,trên cơ sở khach quan, công khai,toàn diện. Qua thời gian thực tập ở VKSND huyện Cần Giuộc tiếp cận với các thông tin thực tế xét thấy: Thực trạng về hồ sơ vụ án hình sự ở địa phương tuy có tuân theo đúng thủ tụng tố tụng nhưng vẫn có nhiều vấn đề hạn chế như việc giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ,củng cố hồ sơ. Để tìm hiểu rõ về thực trạng nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại VKSND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, em xin được chọn đề tài “Công tác nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại VKS ND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, nguyên tắc nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án và thực tiễn quy trình nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án của VKSND huyện Cần Giuộc, qua đó xác định ưu, nhược điểm của quy trình và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại VKSND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Báo cáo tập trung nghiên cứ những vấn đề lý luận và quy trình nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án, thực tiễn quy trình này tại VKSND huyện Cần Giuộc.

5

Về thời gian: Tập trung lấy số liệu thực tế tại VKSND huyện Cần Giuộc từ năm 2019 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện, báo cáo sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, thống kê, phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp so sánh, tổng hợp. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Viện kiểm sát Nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Chương 2: Thực tiễn quy trình quy trình nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ tại Viện kiểm sát Nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp.

NỘI DUNG

6

Chương I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN 1.1.

Giới thiệu chung về huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Về vị trí địa lý: Huyện Cần Giuộc nằm ở phía đông nam tỉnh Long An, có vị trí địa lý:  Phía bắc giáp huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh  Phía đông bắc giáp huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh  Phía đông giáp huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sông Soài Rạp  Phía tây bắc giáp huyện Bến Lức  Phía nam và phía tây nam giáp huyện Cần Đước Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 215,10 km², dân số là 214.914 người, mật độ dân số đạt 999 người/km². Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long qua Quốc lộ 50, từ Biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thống đường thủy thông thương với các tỉnh phía Nam. Về hành chính: Huyện Cần Giuộc được chia thành 17 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, trong đó thị xã Cần Giuộc là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của huyện. Các đơn vị còn lại là Long Hậu, Phước Lợi, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Tân Lập, Đông Thạnh, Long Phụng, Phước Lý, Long Thượng, Phước Hậu, Mỹ Lộc, Phước Lâm, Thuận Thành, Long An, Trường Bình, Tân Kim. 7

Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy, huyện Cần Giuộc có diện tích 215,10km2, dân số 214.914 người, mật độ dân số đạt 999 người/km2. Về lịch sử : Cần Giuộc thuộc đất Gia Định xưa – một thời còn gọi là "xứ Đồng Nai", nơi đã hình thành nước Phù Nam vào thế kỷ thứ nhất và bị Chân Lạp chinh phục vào thế kỷ VI. Các kết quả khảo cổ tại di tích lịch sử khảo cổ học Chùa Núi (thuộc xã Đông Thạnh) cho thấy vùng đất Cần Giuộc cách nay 2.000 - 3.000 năm đã có người sinh sống nhưng do địa thế đất đai chưa ổn định nên đến cuối thế kỷ XVI hầu hết vùng này vẫn còn là rừng rậm hoang vu. Vào đầu thế kỷ XVII, một lớp lưu dân người Việt từ phía Bắc tha phương cầu thực hoặc chạy nạn thiên tai, nạn Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn phân tranh, nội loạn Lê – Trịnh, vào xứ Đồng Nai, Sài Gòn khai hoang lập ấp; có một bộ phận là những người tù tội bị lưu đày biệt xứ. Về sau còn có thêm những binh lính đào ngũ, rã ngũ trong thời kỳ tranh chấp Nguyễn Ánh – Tây Sơn. Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, những quan lại, những người có tiền của, quyền thế mang theo nô tỳ và chiêu mộ dân nghèo vào phương Nam khẩn đất theo chính sách "dinh điền" của Nhà Nguyễn. Đến năm 1859, Pháp bắt đầu xâm lược Nam Kỳ. Lúc này tổ chức hành chính đã ổn định toàn cõi Nam Kỳ. Đất Cần Giuộc vẫn nằm trong huyện Phước Lộc, là một trong 4 huyện của phủ Tân An, thuộc tỉnh Gia Định. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập ở Nam Bộ 3 khu: 7, 8, 9. Cần Giuộc là một quận nằm trong tỉnh Chợ Lớn thuộc khu 7. Tỉnh Chợ Lớn lúc này gồm 4 quận: Đức Hòa, Trung Quận, Cần Giuộc, Cần Đước. 8

Tháng 7 năm 1957, Liên Tỉnh ủy Tân An – Chợ Lớn hợp nhất hai tỉnh thành tỉnh Long An, tách Mộc Hóa ra thành lập tỉnh Kiến Tường. Sau năm 1975, Cần Giuộc là một huyện thuộc tỉnh Long An, địa giới của huyện cũng được điều chỉnh lại như sau: Chuyển xã Hiệp Phước về huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh Chuyển xã Phước Lý thuộc quận Rạch Kiến vừa giải thể về huyện Cần Giuộc Sáp nhập hai xã Long Đức Đông và Long Phú Tây thành xã Long Hậu Tách một phần diện tích và dân số của xã Trường Bình để thành lập thị trấn Cần Giuộc (thị trấn huyện lỵ huyện Cần Giuộc). Huyện Cần Giuộc có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Cần Giuộc và 16 xã: Đông Thạnh, Long An, Long Hậu, Long Phụng, Long Thượng, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Phước Lại, Phước Lâm, Phước Lý, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Tân Kim, Tân Tập, Thuận Thành, Trường Bình. Ngày 27 tháng 4 năm 2015, thị trấn Cần Giuộc mở rộng được công nhận là đô thị loại IV.

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 836/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Long An (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[4]. Theo đó:

9

Sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Tân Kim; một phần diện tích, dân số của các xã Trường Bình, Mỹ Lộc vào thị trấn Cần Giuộc Sáp nhập phần diện tích và dân số còn lại của xã Trường Bình vào xã Mỹ Lộc. Huyện Cần Giuộc có 1 thị trấn và 14 xã như hiện nay. 1.2.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VKS

NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIUỘC 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của VKS Nhân dân huyện Cần Giuộc Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao xuống Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện – Viện kiểm sát ở cấp nhỏ nhất. a.

Chức năng của VKS Nhân dân huyện Cần Giuộc tỉnh Long An

Tại Khoản 3 Điều 41 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân: “Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.”, cụ thể: + Chức năng thực hiện quyền công tố: Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, 10

được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, Điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Chức năng này còn được quy định tại Điều 20 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội.” Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:  Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định;  Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, Điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự;  Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, Điều

11

tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra;  Khi cần thiết đề ra yêu cầu Điều tra và yêu cầu Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện;  Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;  Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động Điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;  Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;  Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn Điều tra, truy tố;  Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;  Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; + Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:  Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; 12

 Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;  Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;  Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. b.

Nhiệm vụ của VKSND huyện Cần Giuộc

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của VKSND huyện Cần Giuộc Điều 48 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện như sau: "Điều 48. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc. 2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác" 13

Thành phần viện kiểm sát nhân dân huyện Cần Giuộc gồm có 01 Viện trưởng, các 02 phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên, công chức và người lao động khác. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng là người chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quyết định các vấn đề công tác của viện kiểm sát nhân dân cấp mình; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp khi có yêu cầu; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân...

14

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN QUY TRÌNH QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CHỈNH LÝ HỒ SƠ VỤ ÁN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN. 2.1. Quy trình quy trình nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại Viện kiểm sát Nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An 2.1.1. Quy trình nghiên cứu hồ sơ vụ án: 2.1.2. Quy trình chỉnh lý hồ sơ vụ án: 2.2. Thực tế vận hành quy trình nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại VKSND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An 2.2.1. Thực thế vận hành các quy trình: 2.2.2. Ưu điểm: 2.2.3. Tồn tại:

15

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 3.1. Một số kiến nghị 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ vụ án tại VKSND huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.

16

KẾT LUẬN

17...


Similar Free PDFs