Mác 2 - Tiểu luận - Nền KT thị trường định hướng XHCN PDF

Title Mác 2 - Tiểu luận - Nền KT thị trường định hướng XHCN
Author Thị Khánh Hậu Lê
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 22
File Size 293.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 202
Total Views 319

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTiểu luận Kinh tế Chính trị NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAMHọ và tên: Lê Thị Khánh Hậu Lớp: Anh 05 – Khối 2 – K59 – KTĐN MSV: 2011110081 Giáo viên hướng dẫn: Th Đinh Thị Quỳnh HàHà Nội năm 2020TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 

Tiểu luận Kinh tế Chính trị NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Họ và tên: Lê Thị Khánh Hậu Lớp: Anh 05 – Khối 2 – K59 – KTĐN MSV: 2011110081 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Thị Quỳnh Hà

Hà Nội năm 2020

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 

Tiểu luận Kinh tế Chính trị NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Họ và tên: Lê Thị Khánh Hậu Lớp: Anh 05 – Khối 2 – K59 – KTĐN MSV: 2011110081 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Thị Quỳnh Hà

Hà Nội năm 2020

MỤC LỤC Lời mở đầu

1

Chương 1. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

2

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

2

II. BẢN CHẤT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

4

1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4

2. Đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

9

I. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

9

1. Thành tựu đạt được của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

9

2. Hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

11

II. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

12

1. Mở rộng phân công và phân công lao động xã hội

12

2. Xây dưng cơ sở hạ tầng 3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ 4. Mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5. Hình thành, tạo lập phát triển đồng bộ các loại thị trường

13 13 13 14

6. Bộ máy quản lý nhà nước

14

Kết luận

15

LỜI MỞ ĐẦU Từ năm 1986 trở về trước, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hóa mang tính tự cung tự cấp vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang một hướng đi mới: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Việc nghiên cứu về nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia mang một ý nghĩa to lớn cả về lý thuyết lẫn thực tế. Một mặt, cho ta thấy được tính khách quan của nền kinh tế thị trường, và sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước ở nước ta hiện nay. Mặt khác, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế Việt Nam, đồng thời thấy được vai trò to lớn của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, dễ dàng tìm ra những giải pháp nhằm đưa nước ta tiến nhanh lên nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xuất phát từ tầm quan trọng đó nên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng lớn nên trong quá trình thực hiện tiểu luận này, mặc dù đã thực hiện hết khả năng nhưng do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên em không thể tránh được các sai sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến của cô để em có thể rút ra kinh nghiệm cho mình và có thể hoàn thiện bài tiểu luận tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1

Chương 1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986: Do tính kém hiệu quả của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, dưới áp lực của thực tiễn trong thời kỳ cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, trong nền kinh tế đã diễn ra những đổi mới từng phần theo hướng bước đầu thừa nhận thị trường là công cụ bổ sung cho kế hoạch, chủ yếu để tổ chức hoạt động kinh doanh ở cấp vi mô. Thực chất sự thừa nhận đó đã coi thị trường không còn đối lập với CNXH và có thể chấp nhận được trong quá trình xây dựng CNXH - đó là sự thay đổi khởi đầu về tư duy trên lĩnh vực kinh tế. Đại hội VI của Đảng (1986) mở ra thời kỳ đổi mới của đất nước toàn diện về cả cấu trúc và cơ chế vận hành nền kinh tế. Đại hội đưa ra những quan niệm mới về con đường xây dựng CNXH, đặc biệt là quan niệm về công nghiệp hóa XHCN trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh. Đại hội có ý nghĩa như một cuộc cách mạng toàn diện, triệt để và sâu sắc. Tổng kết thực tiễn đổi mới kinh tế, Đại hội IX (4/2001) khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta”. Như vậy, Đại hội đã chính thức đưa ra khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là kết quả của quá 2

trình 15 năm đổi mới tư duy và thực tiễn ở nước ta, được đúc kết lại trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá và rút ra các bài học lớn tại các kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội VII, VIII. Tại Đại hội X (4/2006), Đảng ta xác định: Ngoài mục tiêu của nền kinh tế thị trường là lợi nhuận thì mục tiêu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nhằm phát triển lực lượng, giải phóng sức sản xuất của xã hội và từng bước xây dựng tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Đó là kim chỉ nam cho sự phát triển mô hình có tính đặc thù mà trong lịch sử chưa có tiền lệ. Quan điểm về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng tại Đại hội XI được nêu cụ thể hơn: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1/2016) tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề cốt lõi về bản chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đại hội XII khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thực tiễn đã chứng minh việc lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không phải là sự gán ghép chủ quan giữa 3

kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. II. BẢN CHẤT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Mỗi quốc gia có một nền kinh tế riêng, đặc trưng và phù hợp với điều kiện của quốc gia đó. Kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam. “Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.” Hệ giá trị toàn diện gồm dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị của xã hội tương lai mà loài người còn phải tiếp tục phấn đấu mới có thể đạt được một cách đầy đủ. Do đó, định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội tương lai. Để đạt được 4

những giá trị ấy, nền kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của nhà nước. Nhưng đối với Việt Nam, nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, nền kinh tế của Việt Nam được gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2. Đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Theo quan điểm của Lê-nin: “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng trên cơ sở xác định được nền tảng của xã hội chủ nghĩa”. Quan điểm ấy khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của chúng ta không phải là nền kinh tế bao cấp nhưng cũng không phải là nền kinh tế tự do giống như các nước tư bản. Có nghĩa là không phải nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng không hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thực tế, nước ta đang ở trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa, còn có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, chưa có đầy đủ các yếu tố của xã hội chủ nghĩa. Tóm lại, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam vừa có đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường trên thế giới vừa có đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam. 2.1. Đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường trên thế giới: - Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể bình đẳng trước pháp luật. - Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội. - Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường. Nền kinh tế nước ta vẫn chịu sự chi phối của những quy luật vốn có như quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ,… 5

- Nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế. 2.2. Đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam: a. Nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nước ta là nước có nền kinh tế nhiều thành phần gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Trong các thành phần trên, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thông qua việc xác lập thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã thể hiện rõ bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoàn toàn khác với kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa, được xây dựng trên cơ sở sở hữu tư bản độc quyền. Việc để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhằm đảm bảo lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Bên cạnh đó, bằng thực lực của mình, kinh tế nhà nước phải là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế. Các doanh nghiệp kinh tế nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành kinh tế then chốt để vừa chi phối được nền kinh tế, vừa đảm bảo được an ninh, quốc phòng và phục vụ lợi ích công cộng. b. Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước. 6

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm đảm bảo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản. Nhưng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ chế chính sách cùng các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường, phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà nước chăm lo xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường để phát huy đồng bộ các loại thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế phát huy mọi nguồn lực để mở mang kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, có kỉ cương. Cùng với đó, thông qua cơ chế quản lý, nhà nước tác động vào thị trường nhằm đảm bảo tính bền vững của các cân đối kinh tế vĩ mô; khắc phục những khuyết tật của khủng hoảng hay thảm họa thiên tai, dịch bệnh,… Nhà nước hỗ trợ thị trường trong nước khi cần thiết, hỗ trợ người dân có thu nhập thấp nhằm giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội mà kinh tế thị trường mang lại. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhà nước đã chi 62 nghìn tỷ để hỗ trợ trực tiếp cho những người dân gặp khó khăn do đại dịch gây ra. Trong đợt lũ lụt miền Trung vào tháng 9, tháng 10 năm 2020, nhà nước đã hỗ trợ kịp thời 5 tỉnh thành miền Trung, mỗi tỉnh 100 tỷ đồng và 1.000 tấn gạo.

7

c. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu. Do nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có nhiều quan hệ sở hữu khác nhau nên cũng có nhiều hình thức phân phối như phân phối theo lao động, phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể, phân phối theo nguồn lực đóng góp. Trong số đó, phân phối theo lao động là chủ yếu bởi: Phân phối theo lao động là việc trả công cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Vì số lượng nó biểu hiện ở thời gian lao động và số lượng sản phẩm; chất lượng lao động thể hiện ở trình độ thành thạo của người lao động và tính chất phức tạp của công việc. Cũng có thể nói phân phối theo lao động là ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít. Có sức lao động không làm thì không hưởng. Việc phân phối theo sức lao động là động lực, thúc đẩy người dân không ngừng nâng cao năng suất lao động và trình độ chuyên môn, từ đó giúp cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển. d. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển theo mô hình mở cửa và hội nhập. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế mở, hội nhập với thế giới và khu vực, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới, thực hiện thông lệ trong quan hệ quốc tế nhưng vẫn giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Mục đích của việc mở cửa và hội nhập là nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận với kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, đồng thời mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta. 8

Tính đến ngày 20/10/2020, (theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng kí vào Việt Nam đạt 23,48 tỷ USD vào 18 ngành lĩnh vực bởi các đối tác đến từ 109 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Tính đến năm 2020, Việt Nam hiện đang tham gia một số tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á – Âu (ASEM), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP),… Trong năm 2019 đạt thặng dư của Việt Nam cũng lập kỷ lục với con số xuất siêu 11,12 tỷ USD. Từ một nước thiếu ăn, đói ăn, bao cấp, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ để vào nhóm 30 nền kinh tế có quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Với kim ngạch lần đầu tiên vượt mốc 500 tỷ USD, quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam đã vượt cả châu Phi cộng lại. Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Thành tựu đạt được của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam hiện nay là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế thị trường tương đối ổn định. Từ một quốc gia nghèo, rơi vào khủng hoảng liên miên, chỉ trong vài chục năm đã vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. 9

- Từ cuối những năm 1980 đến nay, GDP bình quân đầu người hàng năm ở Việt Nam đã tăng gần 5 lần, lên mức gần 3.000 USD/người/năm. - Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường phụ thuộc cao vào xuất khẩu dầu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng xã hội. Theo IMF dự báo, Việt Nam năm 2020 tiếp tục là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á tăng trưởng dương và nền kinh tế xếp thứ 4 Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia với GDP ước tính đạt 340,6 tỷ USD. - Về nông nghiệp: Ngành nông nghiệp đóng góp 24% GDP cho nền kinh tế, sử dụng 47% nguồn lao động quốc gia. Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam ta được tận dụng khá triệt để, lượng đất bỏ hoang và chưa đưa vào sử dụng là rất thấp. Giá trị thặng dư thương mại của ngành nông nghiệp lên tới 10,6 tỷ USD, với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt giá trị trên 1 tỷ USD (lúa gạo, cà phê, cao su, điều, gỗ, thủy sản…). - Về công nghiệp: Công nghiệp tăng trưởng cao, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP. Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược của ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất nước, qua đó đưa nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn như: dệt may (đứng thứ 7 về xuất khẩu), da giày (thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu), điện tử (đứng thứ 12 về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 về xuất khẩu), đồ gỗ (đứng thứ 5 về xuất khẩu). - Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương thực hiện trong giai đoạn 2011-2019 đạt 3.100,3 tỷ USD, gấp 20,2 lần giai đoạn 1991-2000 và gấp 3,6 lần giai đoạn 10

2001-2010. Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP từ 112,5% (2000) tăng lên 142,2% (2005); 152,2% (2010) và 210,4% (2019). Điều này cho thấy nền kinh tế nước ta có độ mở ngày càng cao và tăng lên tương đối nhanh, nước ta đã khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước và tranh thủ được thị trường thế giới. - Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường gắn với yêu cầu phát triển bền vững đã được quan tâm và đem lại kết quả bước đầu. Kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, giáo dục, y tế. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, đã tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức. - Tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam tính theo phương pháp của Ngân hàng Thế giới năm 2002 đang ở mức là 28,9%, đến năm 2018 đã giảm xuống 6,7%. Qua 30 năm đổi mới, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi

11

đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. 2. Hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - Quá trình xây dựng, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. - Sự quản lý của nhà nước về kinh tế xã - hội còn yếu. Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đản ta đã nhận định về vấn đề này như sau: “Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa ng...


Similar Free PDFs