Nguyễn Kim Phượng - 8821402017 2 - LSD12334567899076666666666666666666666666666666666666666 PDF

Title Nguyễn Kim Phượng - 8821402017 2 - LSD12334567899076666666666666666666666666666666666666666
Author Phượng Nguyễn
Course Lịch sử đảng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 250.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 795
Total Views 1,058

Summary

Download Nguyễn Kim Phượng - 8821402017 2 - LSD12334567899076666666666666666666666666666666666666666 PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

Giảng viên:

Cô Đỗ Lâm Hoàng Trang

Mã lớp học phần:

22DHIS51002601

Khóa lớp:

K2021 VB1/TP4 TMDT

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Kim Phượng

MSSV:

88214020172

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

MỤC LỤC

Trang bìa Mục lục Mở đầu I. Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1 1. Vì sao lịch sử Việt Nam bấy giờ lại đặt ra nhiệm vụ phải tìm bằng được con đường đấu tranh mới? 2.

.............................................................................................................. 1

Cụ thể con đường mới để giải phóng dân tộc này

cần đáp ứng những tiêu chí nào? ....................................................................................1 II. Giải quyết vấn đề ......................................................................................................1 1. Đi tìm con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản

................................................................. 2

2. Từng bước chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng - tổ chức trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam ................................................................................................................ 2 3. Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam - giai cấp công nhân III. Đánh giá vấn đề

................3

.................................................................................................... 3

IV. Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam qua ba bước đột phá tư duy về kinh tế (1976 - 1986)

.......................... 4

1. Nỗ lực khôi phục kinh tế từ đống hoang tàn sau chiến tranh .................................... 4 2. Ba bước đột phá về tư duy tạo cú hích trong phát triển kinh tế

.............................4

3. Ý nghĩa quá trình đổi mới tư duy về kinh tế giai đoạn 1976 - 1986 4. Những bài học lịch sử Kết luận Tài liệu tham khảo

Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

...................... 5

........................................................................................... 6

Mở đầu Những năm đầu thế kỷ XX, lịch sử Việt Nam đứng trước không ít các con đường lựa chọn cho cách mạng giải phóng dân tộc. Nhưng rồi tất cả đều đi vào ngõ cụt do không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của cách mạng Việt Nam. Duy chỉ Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cách mạng vô sản - con đường đúng đắn trong rất nhiều con đường. Từ đây, tư tưởng của Người và di sản của vĩ đại của Người là Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra thời đại độc lập dân tộc và kỷ nguyên mới của Việt Nam là đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Sau chiến thắng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam vốn là một nước nghèo, kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp nay lại phải khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Cùng với những sai lầm nặng tính chủ quan duy ý chí trong chủ trương, chính sách đã khiến đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng. Sản xuất nông - công nghiệp đình đốn, không lưu thông được hàng hóa dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu. Xuất phát từ thực tế cấp bách đó, chúng ta nhận thấy không thể tiếp tục cuộc sống như vậy nữa. Tất yếu phải có sự đổi mới về tư duy, phương thức và mô hình hoạt động của nhà nước chủ nghĩa xã hội. Trong bài tiểu luận này, em xin phép được trình bày những hiểu biết hạn hẹp về các vấn đề: sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản làm tiền đề thành lập Đảng Cộng sản, mở ra cho cách mạng Việt Nam một trang mới và quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam qua ba bước đột phá tư duy về kinh tế (1976 - 1986) Do chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

I.

Đặt vấn đề: Sự thất bại của những phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam

vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiệm vụ lịch sử cấp thiết cho cách mạng Việt Nam là phải tìm ra con đường đấu tranh mới với một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn. 1. Vì sao lịch sử Việt Nam bấy giờ lại đặt ra nhiệm vụ phải tìm bằng được con đường đấu tranh mới? Tuy không chấp nhận cúi đầu làm nô lệ nhưng các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời này theo cả hai khuynh khướng phong kiến và dân chủ tư sản diễn ra oanh liệt nhưng đều thất bại. Bởi chúng chỉ bùng lên một cách đơn lẻ, tự phát mà thiếu đưòng lối chính trị đúng đắn; thiếu một giai cấp tiên tiến có sức mạnh tập hợp đông đảo nhân dân. Giai cấp phong kiến đã thỏa hiệp làm tay sai cho đế quốc. Giai cấp nông dân chiếm đến 90% dân số nhưng phải chịu đủ áp bức từ địa chủ phong kiến và thực dân, sớm bị chính sách ngu dân của Pháp tổn thương nặng nề. Các thất bại đã chỉ ra: hệ tư tưởng phong kiến và dân chủ tư sản đều bất lực trước yêu cầu lịch sử đặt ra: lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Do đó, cách mạng Việt Nam đang đòi hỏi được đổi mới hết sức cấp thiết. 2.

Cụ thể con đường mới để giải phóng dân tộc này cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Các phong trào đấu tranh trong nước trước đây thất bại ở ba điểm sau: một, chưa có một tổ chức cách mạng tiên phong; hai, chưa hoạch địch ra được đường lối cứu nước phù hợp; ba, chưa có một giai cấp đủ sức quy tụ sức mạnh toàn dân. Như vậy, con đường cứu nước mới phải khắc phục được ba lỗ hổng này trong quan điểm cứu nước của các bậc tiền nhân. II. Giải quyết vấn đề: Sinh ra và lớn lên trong cảnh vong quốc, Nguyễn Ái Quốc sớm đã nung nấu quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân. Dù bấy giờ, câu hỏi về con đường cứu nước vẫn là bài toán lớn của thời đại, nhưng Nguyễn Ái Quốc với lòng nhiệt thành yêu quê hương và nhãn quan chính trị sắc bén đi trước quan điểm của chí sĩ đương thời, đã quyết chí ra đi để từng bước tìm lời giải cho nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra. Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

1

1. Đi tìm con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản Nguyễn Ái Quốc sớm nhận ra “muốn đánh hổ thì phải vào hang hổ” nên Người đã lên đường sang Pháp để xem xét, quyết tâm tìm ra con đường trả lại nhân dân sự tự do, nền độc lập vốn có. Đào sâu nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản, Người nhận thấy: cách mạng tư sản, như cách mạng tư sản Pháp (1776) và cách mạng tư sản Mỹ (1789) tuy vĩ đại nhưng chưa đến nơi đến chốn. Sở dĩ nói như vậy, vì nó phá tan gông xiềng phong kiến nhưng bản chất của giai cấp tư sản cầm quyền lại là không gì ngoài bóc lột. Lúc này, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc: rằng chỉ có cách mạng Nga là hình mẫu của cách mạng triệt để, đến nơi. Vì nhân dân sau cách mạng được hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự. Bước ngoặt đến vào tháng 7/1920, khi Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trên báo L'Humanité. Đây là văn bản chính thức đầu tiên bênh vực cho nhóm các dân tộc nhược tiểu và thể hiện sự quan tâm đến vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa. Người đã tìm thấy lời giải đáp cho con đường giải phóng đất nước và nhân dân mình. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. 2. Chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng - tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam Cách mạng Việt Nam từ đây đi theo quỹ đạo của cách mạng vô sản. Điểm mấu chốt là sau khi xác định được con đường cứu nước phù hợp thì phải có một tổ chức tiên phong trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Do đó, Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu chuẩn bị mọi tiền đề cho sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc kiên trì tố cáo, lên án bản chất tàn bạo của chế độ thực dân. Người chỉ rõ kẻ thù chung của dân tộc các nước thuộc địa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới không ai khác ngoài chủ nghĩa thực dân nói chung. Về chính trị: Người chỉ rõ con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là phải giải phóng cho giai cấp, giải phóng cho dân tộc. Sự nghiệp đó phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Về tổ chức: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thành lập vào tháng 6/1925 là tổ chức trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin vào Việt Nam và cũng là sự chuẩn bị quan trọng để tiến tới thành lập chính đảng cách mạng. Sự truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin vào phong trào quần chúng và công nhân đã làm cho các phong trào này phát triển mạnh Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

2

mẽ, từ đó nảy sinh yêu cầu về một tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Lần lượt, các tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (11/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1/1930) được thành lập nhưng hoạt động chia rẽ, tách rời nhau. Yêu cầu của thực tiễn cách mạng đặt ra là phải hợp nhất ba tổ chức thành một đảng duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc chủ trì có vai trò lịch sử lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng. Từ đây lịch sử cách mạng Việt Nam đi đến bước ngoặt trọng đại, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước. 3. Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam - giai cấp công nhân Giai cấp thích hợp lãnh đạo cách mạng Việt Nam lúc này nhất chỉ có thể là giai cấp công nhân. Bởi thứ nhất, sự thất bại của các phong trào yêu nước trước đó cũng là sự thất bại của giai cấp nông dân và giai cấp tư sản trên vũ đài chính trị. Thứ hai, cách mạng Việt Nam có chung nền tảng tư tưởng với cách mạng tháng Mười Nga, điều then chốt nhất là đảm bảo giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo tiên phong. Tuy vậy, làm sao để giai cấp công nhân Việt Nam tin tưởng đi theo con đường đấu tranh vô sản là một vấn đề. Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc áp dụng con đường cách mạng vô sản Nga vào thực tiễn cách mạng Việt Nam thể hiện ở điểm này. Dưới chính sách ngu dân của Pháp, Người hiểu rõ không thể thành lập Đảng ngay với 95% dân số mù chữ, khó tiếp cận với tư tưởng tiến bộ. Do đó, Người thành lập trước Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Marx Lenin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Hội cũng thực hiện phong trào “vô sản hóa”, đưa hội viên của mình thâm nhập vào trong những nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp để rèn luyện lập trường của giai cấp công nhân, lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước.

III. Đánh giá vấn đề: Ý nghĩa việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản đối với cách mạng Việt Nam

Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

3

Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc đã giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc kéo dài 2/3 thế kỷ. Đường lối đúng đắn đó đã đánh dấu bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam với sự thành công của cách mạng tháng Tám, sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945 và đi đến thắng lợi cuối cùng vào mùa mùa xuân 1975 - kỷ nguyên đất nước ta hoàn toàn độc lập, nhân dân ta hoàn toàn tự do tiến bước lên chủ nghĩa xã hội. IV. Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam qua ba bước đột phá tư duy về kinh tế (1976 - 1986) 1. Nỗ lực khôi phục kinh tế từ đống hoang tàn sau chiến tranh Cuối tháng 12/1976, Đại hội Đảng lần thứ IV được triệu tập, mở đầu cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên việc chúng ta áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa với cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cho cả miền Nam là quá nóng vội và không thấu đáo. Phải hiểu rằng, cơ chế kinh tế này có thể phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh, nhưng trong thời bình lại bộc lộ nhiều hạn chế phương hại nghiệm trọng đến nền kinh tế: thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, không khuyến khích tính năng động sáng tạo của các đơn vị - chủ thể trong nền kinh tế. Điều này khiến công thương nghiệp đình đốn, sản xuất ngưng trọng, những vật phẩm lương thực thiết yếu chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu khiến cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Để khắc phục những hạn chế này, đáp ứng lại nhu cầu nguyện vọng của người dân, Đảng ta đã có những bước đột phá đầu tiên trong việc đổi mới tư duy về kinh tế trước khi tiến hành đổi mới toàn diện vào năm 1986. 2. Ba bước đột phá về tư duy tạo cú hích trong phát triển kinh tế Hội nghị Trung ương 6 (8/1979) là bước đột phá đầu tiên với chủ trương khắc phục khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, phá bỏ những rào cản cho sản xuất “bung ra”; xóa bỏ trạm kiểm soát để người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường. Từ đây nền kinh tế mới bắt đầu có không gian để phát triển thông qua việc thị trường tự do được cho phép thiết lập. Về nông nghiệp: Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

4

tác xã nông nghiệp. Theo đó, mỗi xã viên lao động dựa trên mức khoán theo diện tích. Nếu có thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán, tức là nông dân đã có động lực gia tăng sản xuất. Sản lượng lương thực bình quân vì thế từ 13,4 triệu tấn/năm tăng lên 17 triệu tấn/năm. Về công nghiệp: Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các doanh nghiệp quốc doanh và Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Những chủ trương trên đã tạo nên động lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%. Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6/1985) được coi là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ sở hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Kết quả lớn nhất sau Hội nghị Trung ương 8 là sự thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8/1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời đường lối mới của Đảng. Về cơ cấu sản xuất: Cần điều chỉnh theo hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy hiệu quả nhanh. Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Về cơ chế quản lý kinh tế: Đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng hóa - tiền tệ; làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh. 3. Ý nghĩa quá trình đổi mới tư duy về kinh tế giai đoạn 1976 - 1986 Những kết luận trên đây là kết quả tổng hợp của cả quá trình tìm tòi, thử nghiệm, đấu tranh giữa quan điểm mới và quan điểm cũ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Những bước đột phá của Đảng ta về đổi mới tư duy kinh tế trong giai đoạn này là những nhận thức Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

5

có được thông qua quá trình khảo nghiệm, đúc kết từ thực tiễn, từ những sáng kiến, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân để có thể hình thành đường lối đổi mới đối với việc phải giải phóng mạnh mẽ về lực lượng sản xuất khỏi sự yếu kém, tạo ra những động lực thiết thực cho người lao động. Những tư duy này tuy chỉ mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa có cơ bản và toàn diện nhưng đây là những bước chuẩn bị quan trọng và tạo ra tiền đề cho đường lối đổi mới toàn diện ở đại hội VI sau này. 4. Những bài học lịch sử Nhìn lại chặng đường 10 năm thay đổi tư duy kinh tế của Đảng ta từ 1976 đến 1986, có thể nói chúng ta đã vấp phải rất nhiều hạn chế trong quản lý kinh tế, khiến cho những khó khăn vốn có khi vừa bước ra khỏi cuộc chiến càng thêm trầm trọng. Nhưng cũng chính từ đây mà chúng ta rút ra được nhiều bài học quý giá. Phàm làm việc gì cũng không thể nóng vội, nhìn người khác làm mà ham làm nhanh làm lớn. Chằng hạn như xuất phát từ ước muốn nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội nên Đại hội IV đề ra đường lối phát triển công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong khi thực tiễn xã hội không đáp ứng được các điều kiện về vốn đầu vào, trình độ khoa học kỹ thuật và cả chất lượng nhân công. Ta không thể chỉ nhìn thấy Liên Xô đã rất thành công với mô hình này mà không nhận thấy đằng sau thành công đó cần sức mạnh tổng hợp của cả ba yếu tố trên. Về vốn, Liên Xô bấy giờ có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới và kinh tế nội bộ tích lũy từ 15 nước trong cộng hòa liên bang. Về trình độ khoa học kỹ thuật và nhân lực, họ đứng đầu trên thế giới về lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản, có đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành. Thay vì như vậy, ta có thể dựa trên cơ sở những điểm mạnh trước nay của kinh tế Việt Nam để phát triển, tức là phát triển nền nông nghiệp sở trường và công nghiệp nhẹ với tốc độ quay vòng vốn nhanh. Dù vậy, sai lầm có đáng sợ đến mức nào cũng không thể bằng biết sai mà không sửa. Nhìn lại giữa lúc tưởng như đất nước không có lối đi ấy, lạm phát tới mức 774,4%, sản xuất đình đốn, Đảng ta đã "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", gấp rút trưởng thành trong tư tưởng để có thể nhìn nhận sai lầm đồng thời chỉ ra nguyên nhân là do “bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng” (trích văn kiện Đại hội VI). Từ đây, các nhà hoạch định Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

6

mới đề ra hàng loạt quan điểm đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.

Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

7

Kết luận Chiến tranh đã lùi xa, nhưng tội ác đó không cho phép người Việt Nam nào có thể quên được. Song chúng ta không đay nghiến quá khứ mà phấn đấu xây dựng đất nước vì cuộc sống tươi sáng hơn và để những điều vô đạo đức, tàn khốc của chiến tranh mà chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã gây ra cho nhân dân ta, không bao giờ được phép lặp lại. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn của hệ thống lý luận Marx Lenin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã kiên trì theo đuổi. Từ tháng 12/1986 đến nay, trong 35 năm của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng đã nhận thức và tiếp tục vận dụng sáng tạo lý luận về giá trị hàng hóa, quy luật giá trị của kinh tế chính trị Marx Lenin để định hướng được đường lối phát triển đúng đắn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thực tiễn. Quá trình đổi mới trong thực tiễn ngày nay vẫn nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết và những khiếm khuyết còn tồn đọng, để đi tiếp con đường này một cách đúng đắn đòi hỏi Đảng phải không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx Lenin, những lý luận khoa học xã hội để ta học lấy cái tinh hoa để xây dựng đất nước. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, dân tộc ta sẽ phát triển nhanh hơn, đi đến phồn vinh hạnh phúc đúng với nguyện vọng nhân dân.

Nguyễn Kim Phượng MSSV: 88214020172

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2. GS,TS Lê Hữu Nghĩa: Kiên định con đường đã chọn, Tạp chí Lý luận chính trị số 1-2010 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 4. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2006, tập 1 5....


Similar Free PDFs