Nguyên lý về sự phát triển trong cách mạng công nghiệp 4.0 PDF

Title Nguyên lý về sự phát triển trong cách mạng công nghiệp 4.0
Author Minh Nguyễn Vũ
Course Nh ững NLCB c ủa CN Mác - Lênin I
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 20
File Size 234.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 19
Total Views 357

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI---KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ---***TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNINTên đề tài: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4 hiện nay Cán bộ giảng dạy: Hoàng Thu Hương Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Vũ Minh - ICT-02 KHà Nội, tháng 5 năm...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ---KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ--***

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Tên đề tài: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Cán bộ giảng dạy: Hoàng Thu Hương Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Vũ Minh - ICT-02 K64

Hà Nội, tháng 5 năm 2020

MỤC LỤC Trang Mở đầu

1

Nội dung

2

Chương 1: Nguyên lý sự phát triển

2

1.1 Định nghĩa

2

1.2 Tính chất

2

1.3 Ý nghĩa

3

Chương 2: Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

5

2.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

5

2.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

5

2.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

6

2.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

6

Chương 3: Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục và sinh viên

8

3.1 Tác động tích cực

8

3.2 Tác động tiêu cực

10

Chương 4: Định hướng phát triển của giáo dục trong cuộc cách mạng 4.0

12

4.1 Đối với giảng viên và nhà trường

12

4.2 Đối với sinh viên

13

Kết luận

16

Tài liệu tham khảo

17

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt chiều dài lịch sử, sự phát triển của công nghệ luôn đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển của đất nước. Ta có thể thấy rõ điều này khi nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp đã từng diễn ra. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp lại đem đến những bước đột phá lớn trong vô số lĩnh vực, cụ thể như: công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, lao động… Ngày nay, Việt Nam đang từng bước thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với cơ hội tạo ra một cuộc đột phá trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhận thấy những tác động của cuộc cách mạng lên ngành giáo dục nói chung và sinh viên nói riêng, em quyết định chọn đề tài “Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay” làm đề tài tiểu luận. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, làm rõ nguyên lý về sự phát triển. - Tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp đã qua. - Phân tích các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sinh viên và nền giáo dục hiện nay. - Tìm ra phương pháp, định hướng để phát triển mặt tích cực đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực của cuộc cách mạng. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp luận. 4. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài bao gồm 4 chương và 11 tiết.

1

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Nguyên lý sự phát triển 1.1 Định nghĩa - Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học để khái quát sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. - Quan điểm biện chứng thừa nhận tính phức tạp, tính không trực tuyến của quá trình phát triển. Sự phát triển có thể diễn ra theo con đường quanh co, phức tạp, trong đó không loại trừ bước thụt lùi tương đối. 1.2 Tính chất 1.2.1 Tính khách quan - Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức được hay không, có mong muốn hay không. - Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng. - Phát triển là quá trình tự thân của mọi sự vật, hiện tượng và là khuynh hướng chung của thế giới. 1.2.2 Tính phổ biến - Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội đến tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niêm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy. - Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời của nó.

2

1.2.3 Tính kế thừa chọn lọc - Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ, đồng thời đào thải, loại bỏ những cái tiêu cực, lạc hậu, không phù hợp của cái cũ. - Ví dụ: phương tiện di chuyển phát triển từ xe ngựa thành xe hơi, xe máy, động cơ hơi nước bị thế chỗ bởi động cơ điện và tương lai sức người sẽ dần bị thế chỗ bởi sức máy móc, robot tự động hóa với năng suất cao và độ chính xác lớn. 1.2.4 Tính phong phú đa dạng - Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau. - Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng quy định sự phong phú của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian và những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tác động vào sự vật, hiện tượng cũng làm cho sự phát triển của chúng khác nhau. 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển 1.3.1 Xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển - Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai, khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sang tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó. - Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng. 3

1.3.2 Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển - Các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn đòi hỏi ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên. 1.3.3 Chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển - Sự phát triển mang tính chất kế thừa chọn lọc đòi hỏi ta chủ động tìm ra và giải quyết các mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đồng thời phải nghiên cứu, phát hiện và ủng hộ những cái mới phù hợp hơn.

4

Chương 2: Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp 2.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 2.1.1 Nội dung - Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. - Đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784, châm ngòi cho sự bủng nổ công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến Châu Âu và Hoa Kỳ. 2.1.2 Ý nghĩa - Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của nhân loại – kỷ nguyên của sản xuất cơ khí, cơ giới hóa, thay thế hệ thống kỹ thuật cũ của thời đại nông nghiệp bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng là sắt và than đá. 2.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai 2.2.1 Nội dung - Diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. 2.2.2 Ý nghĩa - Tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa. - Mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và các dây chuyền lắp ráp.

5

2.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba 2.3.1 Nội dung - Xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. - Thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet. 2.3.2 Ý nghĩa - Tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. - Làm thay đổi tận gốc lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người. 2.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 2.4.1 Nguồn gốc: - Xuất phát từ khái niêm “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. - “Công nghiệp 4.0” kết nối các hệ thông nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. 2.4.2 Bản chất: - Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. - Là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. 6

- Không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.

7

Chương 3: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục và sinh viên 3.1 Tác động tích cực - Cuộc cách mạng 4.0 xuất hiện, mang tới muôn vàn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền giáo dục, học tập, giúp việc giảng dạy truyền thống phát triển từ bảng đen, phấn trắng sang bảng trắng, máy chiếu và xa hơn nữa là sinh viên có thể học tập hoàn toàn tại nhà chỉ với chiếc máy tính có kết nối tới mạng Internet. 3.1.1 Đối với sinh viên - Vì bản chất của cuộc cách mạng là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn, nên trong giáo dục, những yếu tố này hoàn toàn có khả năng được áp dụng hiệu quả. Chất lượng học tập và thực hành sẽ có những bước cải tiến lớn. - Việc truy cập Internet trở nên phổ biến, thông dụng với mọi người tạo điều kiện để sinh viên dễ dàng tìm kiếm kho dữ liệu thông tin khổng lồ trên thế giới và ở Việt Nam. Nhờ vậy, sinh viên có thể tự tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên và hoàn thành được mục tiêu giáo dục của mình. - Sinh viên được tiếp cận nhiều tài liệu bằng tiếng nước ngoài để có góc nhìn sâu sắc, đa chiều về vấn đề tiếp cận. Điều này đã hình thành trong sinh viên kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện. - Xu thế cách mạng đòi hỏi sinh viên phải là người chủ động, tích cực học tập và rèn luyện bản thân, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Việc quản lí của giảng viên không còn bị gò bó, thậm chí giảng viên chỉ còn là người hướng dẫn, định hướng việc học tập của sinh viên. 8

- Nhờ cách mạng công nghiệp 4.0, sinh viên có thể học tập, lĩnh hội kiến thức bằng những phương pháp mở rộng, tự do, sáng tạo và vô cùng linh hoạt, chủ động học ở bắt cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, như vậy sẽ kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của sinh viên hơn là việc học thuộc lòng. - Là cơ hội để sinh viên phát triển các kĩ năng cần thiết như kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kĩ năng làm việc nhóm: + Cuộc cách mạng giúp khoảng cách giữa con người nhỏ đi trông thấy, các sinh viên từ nhiều quốc gia có thể dễ dàng trao đổi tin tức với nhau. Vì vậy, sinh viên có thể dễ dàng gặp gỡ, giao tiếp với nhiều người khác nhau để trau dồi kĩ năng giao tiếp, ứng xử và thậm chí là cả kĩ năng ngoại ngữ nếu sinh viên tìm được và nói chuyện được với người ngoại quốc. + Nhờ có Internet, việc trao đổi thông tin trở nên nhanh chóng, sinh viên có thể dễ dàng tụ hợp lại, hợp tác cùng nhau xử lí, giải quyết các vấn đề trong học tập lẫn cuộc sống. Đây chính là một điều kiện, môi trường lí tưởng để nâng cao kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên. 3.1.2 Đối với giảng viên - Nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy trở nên vô cùng đa dạng nhờ sự tiến bộ của hệ thống Internet kết nối và dữ liệu khổng lồ giúp giảng viên tiếp cận được nhiều tài liệu trong và ngoài nước, phục vụ tốt việc xây dựng bài học. - Giảng viên có thể sử dụng các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện đại áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình.Với nhiều phần mềm dạy học hiện đại, giảng viên có nhiều lựa chọn đối với các phương tiện kĩ thuật phù hợp với giảng dạy.

9

3.2 Tác động tiêu cực - Sự phát triển của công nghiệp 4.0 mang lại vô số lợi ích cho giáo dục, giảng viên, sinh viên. Tuy nhiên, mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới luôn có hai mặt và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không phải là ngoại lệ. Bên cạnh các tác động tích cực, cuộc cách mạng cũng đem lại cho ta những thử thách, khó khăn tương đương mặt tích cực 3.2.1 Đối với giáo dục, giảng dạy - Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục trên thế giới, hiện nay có khoảng 200 công cụ hỗ trợ có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Hơn nữa, mỗi ngày công nghệ càng hiện đại hơn khiến nhiều giảng viên khó có thể theo kịp và ứng dụng trong giảng dạy. Điều này khiến cho các giảng viên phải biết liên tục cập nhật các phương pháp dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán trong công tác giảng dạy. - Hiện nay có nhiều phần mềm công nghẹ trợ giúp giảng viên dạy học từ Internet. Thay vì phải lên lớp, sinh viên hoàn toàn có thể tự học tập ở nhà từ các website của giảng viên, các clip giảng và tư liệu; giúp sinh viên rút ngắn thời gian học tập và kết thúc học phần. Do đó, các giảng viên cần phải điều chỉnh số tiết giảng dạy, số tiết chuẩn một cách hợp lí. - Do nguồn tài liệu “mở”, đa chiều. phong phú, sinh viên sẽ gặp các khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng nguồn tài liệu. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi có vô vàn các nguồn tài liệu không chính thống và chưa được kiểm duyệt trên mạng Internet. Bởi vậy, các sinh viên cần có sự hướng dẫn và định hướng rõ ràng từ giảng viên để có thể dễ dàng tra cứu và tiếp cận các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

10

3.2.2 Đối với sinh viên - Với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, vô số các công việc sẽ bị thay thế bởi những robot với khả năng làm việc nhanh và chính xác hơn rất nhiều so với con người. Không chỉ vậy, công nghiệp 4.0 kết nối con người khắp thế giới với nhau, khiến các sinh viên trong nước không chỉ cạnh tranh kiếm việc làm với nhau mà còn phải cạnh tranh với các sinh viên nước ngoài. Từ đó, khả năng kiếm việc của sinh viên sau khi ra trường sẽ giảm sút, tỉ lệ thất nghiệp có thể sẽ gia tăng nhanh chóng. - Công nghệ Internet giúp sinh viên có thể dễ dàng điều khiển mọi hoạt động cần thiết như học tập, quét dọn, nấu ăn… ngay cả khi đang ngồi trên ghế. Dần dần, sinh viên sẽ ít hoạt động, tập thể dục hơn và sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì.

11

Chương 4: Định hướng phát triển của giáo dục trong cuộc cách mạng 4.0 4.1 Đối với giảng viên và nhà trường - Để có thể tận dụng thời cơ đồng thời vượt qua các khó khăn, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các giảng viên và các trường học phải tích cực và chủ động đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với công nghệ mới, thời đại mới. 4.1.1 Nâng cao nhận thức của giảng viên - Việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học có thể trở nên khó khăn đối với giảng viên. Vì vậy, các giảng viên cần quyết tâm, kiên trì hoàn thành nhiệm vụ dạy học theo các yêu cầu mới. - Việc dạy học không còn bị giới hạn bởi bảng đen phấn trắng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cho nền giáo dục vô vàn công cụ hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó, để có thể phát huy tối đa mặt tích cực này, các giảng viên cần phải có tâm huyết và đam mê với nghề đồng thời cũng phải có một bộ óc sáng tạo, đổi mới để có thể áp dụng phù hợp, hiệu quả các công cụ, phương pháp dạy học hiện đại, tiên tiến. Không chỉ sử dụng hiệu quả, giáo viên còn phải theo dõi và chọn lọc các phương tiện kĩ thuật để có thể tạo sự hứng thú trong việc học tập của học sinh, sinh viên. - Các giảng viên phải tiếp thu được thành tựu, công nghệ mới. Bởi vậy, không chỉ cần nâng cao năng lực chuyên môn, các giáo viên còn phải có năng lực ngoại ngữ cùng kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin tốt. 4.1.2 Cơ chế quản lý của nhà trường - Tuy giảng viên là người thực hiện hoạt động giáo dục – đào tạo trong các nhà trường, nhưng để hoạt động đó có hiệu quả thì cần đến cơ chế quản lí phù hợp của nhà trường.

12

- Nhà trường cần có các kế hoạch cụ thể trong từng bộ môn, từ từ thay đổi, áp dụng các phương pháp dạy mới trong một số môn học rồi dần dần rút ra được kinh nghiệm để cải thiện phương pháp dạy học ở các môn còn lại. - Để có thể nâng cao chất lượng giảng viên, giúp giảng viên dễ dàng tiếp nhận phương pháp dạy mới và hiện đại, nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin cho giảng viên, đồng thời đề ra các chính sách khuyến khích động viên, tạo động lực cho giảng viên tích cực, sáng tạo áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn. - Không chỉ nâng cao chất lượng của giảng viên hay áp dụng những kế hoạch dạy học hiện đại, đúng đắn, để có thể phát huy tối đa mặt tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường cần phải đầu tư, cải thiện các trang thiết bị, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất hiện đại như máy chiếu hay mạng wifi đủ mạnh để cả trường sử dụng. 4.2 Đối với sinh viên - Trong môi trường cạnh tranh việc làm sâu sắc mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra, để có được thành công và kiếm được công việc mình muốn, sinh viên cần rèn luyện các kĩ năng quan trọng và đạt được các yêu cầu thiết yếu cụ thể như: + Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin: Trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là công nghệ thông tin và Internet. Vì vậy, để dễ dàng áp dụng các thành tựu mới mà cuộc cách mạng đem lại, các doanh nghiệp, công ty sẽ ưu tiên những người đã có sẵn các kĩ năng công nghệ thông tin cần thiết để ứng dụng nhanh chóng những thành tựu này vào thực tiễn. Do đó, ngay khi còn trên giảng đường đại học, sinh viên cần chủ động tích lũy

13

tri thức của công nghệ thông tin và cập nhật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào cuộc sống. + Kĩ năng ngoại ngữ: Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các công ty, việc thông thạo nhiều ngôn ngữ sẽ giúp sinh viên trở nên nổi bật, dễ dàng nhận được công việc hơn. Hơn nữa, việc có được khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ tạo ra cơ hội để ta có thể tiếp cận các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp với bạn bè quốc tế. Do đó, ta có thể tiếp thu được tri thức từ nhiều nơi trên thế giới chứ không còn bị hạn chế nữa. + Kĩ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, chọn đối tác…): Các nghiên cứu đã chỉ ra kĩ năng mềm sẽ quyết định đến 75% thành công của con người. Bởi vậy, trong quá trình học tập, sinh viên cần biết tham gia các chương trình ngoại khóa sôi nổi hay các câu lạc bộ, lớp học… để có thể rèn luyện kĩ năng mềm đồng thời tìm hiểu thêm về bản thân và phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn của mình. + Kinh nghiệm làm việc thực tế: Khi yêu cầu tuyển dụng, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên các ứng viên đã có sẵn kinh nghiệm làm việc – một điều mà các sinh viên mới ra trường khó mà đáp ứng nổi. Bởi vậy, sinh viên nên biết tận dụng các kì thực tập để có thể làm quen với công việc sớm, tránh bị ngỡ ngàng khi mới bắt tay vào việc đồng thời học hỏi được kinh nghiệm trong lĩnh vực mình quan tâm. - Việc có được môi trường học tập lý tưởng với khả năng truy cập mọi tri thức trên thế giới chỉ bằng một chiếc máy tính kết nối Internet cũng sẽ không có tác động gì nếu sinh viên lười biếng, không chịu tự tìm tòi, mở mang tầm mắt mình. Bởi vậy, trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 này, điều quan trọng nhất mà mọi sinh viên cần để ý chính là việc tự rèn luyện bản thân, rèn luyện tính tự giác, kiên trì học tập, tiếp thu các kiến thức cần thiết mà không quá ỷ lại, dựa dẫm vào giảng viên bởi giờ

14

đây giảng viên không còn là người trực tiếp truyền lại cho ta tri thức nữa mà chỉ đóng vai trò của người hướng dẫn, chỉ đường cho sinh viên.

15

PHẦN KẾT LUẬN Theo như nguyên lý của sự phát triển, sự phát triển không đơn thuần là chỉ có đi lên mà trong đó còn kèm theo những bước thụt lùi tương đối. Đúng như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể có những lợi ích, cơ hội nhưng đi theo cũng chính là các thách thức, khó khăn. Dù vậy, sự phát triển dù có mang những bước lùi nhưng kết quả cuối cùng vẫn sẽ là đi lên cũng như cuộc cách mạng 4.0 dù có những điểm kém, bất lợi...


Similar Free PDFs