NHÓM 4 TÌNH HUỐNG 1 10 LUẬT THUẾ QT44 PDF

Title NHÓM 4 TÌNH HUỐNG 1 10 LUẬT THUẾ QT44
Course Hiến pháp
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 289.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 7
Total Views 886

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT QUỐC TẾ******BÀI TẬP THẢO LUẬNMÔN: LUẬT THUẾBÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1 – 10LỚP: 104 - QT44.NHÓM: 04STT Tên thành viên MSSV1 Nguyễn Mộng Nghi 1953801015142 (Nhóm trưởng)2 Lê Bảo Gia Ngọc 19538010151453 Nguyễn Thị Nguyệt 19538010151414...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT QUỐC TẾ ******

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN: LUẬT THUẾ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1 – 10 LỚP: 104 - QT44.2 NHÓM: 04 STT

Tên thành viên

1

Nguyễn Mộng Nghi

2 3 4 5 6 7 8

Lê Bảo Gia Ngọc Nguyễn Thị Nguyệt Ngô Thanh Quý Ao Thanh Nhi Lê Hoàng Thảo My Trần Quỳnh Mai Võ Thảo Ngân

MSSV 1953801015142 (Nhóm trưởng) 1953801015145 1953801015141 1953801015181 1953801015155 1953801015125 1953801015120 1953801015139

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2021 1

1. Tình huống 1 Ông A, bà B và công ty cổ phần C cùng góp vốn thành lập bệnh viện tư nhân X (dưới hình thức công ty cổ phần). theo giấy phép thành lập được Sở Y tế TP.HCM cấp thì Bệnh viện tư nhân X có chức năng khám chữa bệnh và bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, Bệnh viện tư nhân X nhập khẩu 1 chiếc ô tô loạn 8 chỗ ngồi để làm tài sản cố định cho bệnh viện. Anh/chị hãy cho biết: 1.1.

Với các hành vi gồm chữa bệnh, bán thuốc, dụng cụ y tế và nhập khẩu ô tô, Bệnh viện tư nhân X phải nộp những loại thuế gì? Tại sao? - Hành vi bán thuốc: căn cứ vào điều 3 và điều 5 luật thuế GTGT  BVTN X phải nộp thuế GTGT - Hành vi bán dụng cụ y tế; căn cứ vào điều 3 và điều 5 luật thuees GTGT –“> BVTN X phải nộp thuế GTGT - Hành vi nhập khẩu ô tô: + Căn cứ khoản 1 điều 2 luật thuế XNL thì ô tô là HH nhập khẩu nên BVTN X nên nộp thuế nhập khẩu + Căn cứ vào điều 3 và điều 5 luật thuế GTGT  BCTN X phải nộp thuế GTGT + Căn cứ vào điểm d khoản 1 điều 2 luật thuế TTĐB  BVTN X phải nộp thuế TTĐB 1.2. Giả sử Bệnh viện tư nhân X nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì toàn bộ phần thuế GTGT đã nộp đầu vào đối với hành vi nhập khẩu ô tô được xử lý như thế nào ở khâu đầu ra? - CSPL: điểm b Khoản 1 Điều 12 VBHN 01/2016 - Khoản 3 Điều 14 Thông tư 219/2013. - Theo điểm b Khoản 1 Điều 12 VBHN 01/2016: “Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ”. - Đối với hành vi nhập khẩu ô tô 8 chỗ ngồi làm tài sản cố định cho bệnh viện: - Trường hợp ô tô đó được sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế: Tức là tương ứng với việc tạo ra sản phẩm ở khâu đầu ra như bán thuốc và dịch vụ y tế thì mới có khả năng được khấu trừ.

2

-

Trường hợp ô tô đó được sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế: Tức là phần được sử dụng vào hoạt động khám chữa bệnh thì sẽ không được khấu trừ. - Bên cạnh đó Khoản 3 Điều 14 của Thông tư 219/2013 hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng quy định: “Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ”. - Trong trường hợp ô tô này nếu có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì không được khấu trừ. 1.3. Vào đầu năm, bệnh viện tư nhân X tiến hành chia cổ tức năm trước cho A, B, và C. Hỏi A, B, C có thực hiện nghĩa vụ thuế gì cho nhà nước không? Tại sao? - A, B, C cùng góp vốn thành lập BVTN X nên được xem là cổ đông - Căn cứ điểm b khoản 3 điều 33 luật thuế TNCN: lợi tức được chia từ đầu năm được quy định thu nhập chịu thuế của luật thuế TNCN  A, B phải nộp thuế TNCN - Căn cứ điều 3 luật thuế TNDN thì cty C không có thu nhập chịu thuế TNDN vì thu nhập từ cổ tức của cty X không thuộc thu nhập chịu thuế quy định tại điều 3 luật thuế TNDN 1.4. Bệnh viện tư nhân X được 1 tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ 3 máy xét nghiệm, nhập khẩu từ NB. Hỏi bệnh viện có phải thực hiên nghĩa vụ thuế gì cho hành vi này không? Tại sao? - Căn cứ vào khoản 1, 4 điều 2 luật thuế XNK thì 3 máy xét nghiệm NK từ NB là đối tượng chịu thuế XNK  BVTN X phải nộp thuế XNK - Căn cứ vào điều 3 và điều 5 luật thuế GTGT thì 3 máy xét nghiệm này là đối tượng chịu thuế GTGT  BVTN X chịu thuế GTGT 1.5. Vào giữa năm, bệnh viện tư nhân X có tổ chức cho những nhân viên có thành tích tốt trong công việc đi du lịch tại tỉnh Điện Biên với chi phí 300 triệu đồng. Hỏi khoản chi này có được trừ khi tính thuế TNDN của BVTN X không? Tại sao? - Căn cứ vào khoản 1 điều 9 luật thuế TNDN thì khoản choi cho nhân viên cho mục đích du lịch không đủ điều kiện để trở thành khoản chi được trừ  vì vậy, khoản chi này của BVTN X không được trừ khi tính thuế TNDN của BVTN X 2. Tình huống 2 3

Tháng 8/2019, ông A có 1 số khoản thu nhập sau: (1) Thu nhập từ tiền lương tại trường ĐH X là 15 triệu đồng (2) Cho thuê nhà trọ là 4 triệu đồng (3) Thu nhập từ tiền chia tổ chức tại công ty cổ phần Y là 5 triệu đồng (4) Thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Y là 10 triệu đồng (5) Bán 1 căn nhà và đất ở trị giá 800 triệu đồng. Ông A có 1 người con là B 10 tuổi; 1 người con là C 19 tuổi thi rớt ĐH ở nhà; 1 người vợ là D ở nhà nội trợ; cả B, C, D đều không có thu nhập và sức khỏe bình thường. Khi tính thuế TNCN đối với ông A, anh/chị hãy xác định 2.1. Những ai phụ thuộc vào ông A? Tại sao? - Những người phụ thuộc ông A là: B 10 tuổi và D vợ ông A. Vì người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng như: con ruột (B) và vợ (D). 2.2. Những khoản thu nhập nào được tính vào khoản giảm trừ gia cảnh? Tại sao? - Những khoản thu nhập được tính giảm trừ gia cảnh là: Thu nhập từ tiền lương trường Đại học X và thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Y. Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Bản thân người nộp thuế nghiễm nhiên được giảm trừ và chỉ được giảm trừ cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Và các khoản thu nhập không được tính giảm trừ gia cảnh là thu nhập từ kinh doanh (tiền cho thuê nhà trọ và tiền bán 1 căn nhà và đất ở) và thu nhập từ đầu tư vốn ( tiền chia cổ tức tại công ty cổ phần Y). 2.3. Hãy tính thuế TNCN của ông A phát sing trong 8/2019? - Theo khoản 1 và khoản 2 điều 1 nghị quyết 954/2012/UBTVQH14 thì ông A được giảm trừ gia cảnh tổng cộng là 15,4 triệu đồng. - Thu nhập từ tiền lương tiền công= 15 triệu-15,4 triệu=0 - Thu nhập từ nhà trọ=4 triệu x 2%= 80 nghìn đồng ( điểm b, khoản 3, điều 10 luật thuế thu nhập cá nhân) - Thu nhập từ tiền chia cổ tức= 5 triệu x 5%= 250 nghìn đồng ( theo điểm a, khoản 2 điều 23 luật thuế thu nhập cá nhân) - Thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm thì được miễn thuế theo khoản 7, điều 4 nghị định 65/2013/NĐ-CP - Thu nhập từ bán căn nhà= 800 triệu x 2%= 1 triệu 6 trăm nghìn đồng ( theo điểm e, khoản 2, điều 23 luật thuế TNCN và điểm b, khoản 5, điều 2 văn bản hợp nhất)  Thuế TNCN của ông A phát sinh trong tháng 8 là : 1 triệu 9 trăm 3 mươi nghìn đồng 4

2.4.

Giả sử cũng trong 8/2019, ông A có thỉnh giảng tại ĐH Z với tiền thù lao 1 khóa học là 5 triệu đồng. Anh/chị hãy cho biết phương thức tính thuế TNCN đối với khoản thu nhập này như thế nào? - Giả sử vậy thì Căn cứ theo điểm c, khoản 2, NĐ65/2013 thì tiền thù lao tính theo tiền lương tiền công và sẽ được tính theo thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công theo điều 11 luật thuế TNCN 2.5. Hành vi (2) và (5) có chịu thuế GTGT không? Nếu có thì tính thuế GTGT theo phương pháp nào? Tại sao? - Căn cứ Đ3 vs Đ5 LuâtxThuế GTGT : (2) chịu thuế GTGT. Tính theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng vì : + Căn cứ điểm a K2Đ11 thì ông A là cá nhân kinh doanh nên áp dụng phương pháp tính thuế này. + Thuế VAT ông A phải nộp đối với hành vi (2) = Doanh thu * Tỷ lê x% (Qui định tại điểm b K2Đ11 Luâ txThuế GTGT) = 4tr * 2% = 80.000 đồng. - Căn cứ K6Đ5 LuâtxThuế GTGT : (5) không chịu thuế GTGT 2.6. Tiền chia cổ tức cho ông A có đuoẹc coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của công ty Y không? Tại sao? - Không được coi là chi phí được trừ vì không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1, điều 9 luật thuế TNDN 3. Tình huống 3

Công ty TNHH Y có trụ sở tại Q1, TP.HCM và chi nhánh HQ. Năm tài chính 2019, thu nhập tính thuế của cty Y lần lượt tại VN là 25 tỷ đồng, tại HQ là 20 tỷ đồng. Để thực hiện hoạt động kinh doang, công ty TNHH Y có thuế ông M (quốc tịch HQ) làm việc tại VN với mức lương là 30 triệu đồng/tháng. Ông M có con là K (8 tuổi) học tại HQ và L (13 tuổi) học tại VN, 1 người vợ hợp pháp sống tại VN không có thu nhập. Hỏi: 3.1.

Anh/chị hãy cho biết thu nhập phát sinh tại HQ của cty TNHH Y có chịu thuế TNDN theo quy định của PLVN không? Tại sao? - Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty Y đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc. 3.2. Hãy phân tích nghĩa vụ thuế TNDN đối với thu nhập cú cty Y phát sinh tại HQ? Biết rằng loại thuế suất thuế TNDN tại HQ là loại thuế tương đối cố định với mức thuế suất là 22% - Theo khoản 1 Điều 23 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc, “Căn cứ vào những quy định của luật Việt Nam liên quan đến việc cho phép 5

khấu trừ vào thuế Việt Nam số thuế đã nộp tại nước ngoài Việt Nam (không ảnh hưởng đến những nguyên tắc chung của Điều này), số thuế Hàn Quốc phải nộp theo luật của Hàn Quốc và căn cứ theo Hiệp định này, cho dù nộp trực tiếp hay bằng hình thức bù trừ, đối với khoản thu nhập do đối tượng cư trú của Việt Nam thu được từ các nguồn tại Hàn Quốc sẽ được phép khấu trừ vào thuế Việt Nam tính trên thu nhập đó. Tuy nhiên số thuế khấu trừ sẽ không vượt quá số thuế Việt Nam tính trên khoản thu nhập đó trước khi cho phép khấu trừ.” - Như vậy, nếu Công ty Y đã nộp thuế tại Hàn Quốc thì sẽ được khấu trừ vào thuế Việt Nam tính trên thu nhập đó. Tuy nhiên số thuế khấu trừ sẽ không vượt quá số thuế Việt Nam tính trên khoản thu nhập đó trước khi cho phép khấu trừ. 3.3. Xác định những người phụ thuộc của ông M? Đồng thời tính số thuế TNCN mà ông M phải nộp theo quy định của PLVN trong trường hợp ông M là người cư trú và trường hợp không cư trú theo quy định tại luật thuế TNCN? - Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân, K và L là người phụ thuộc của ông M. - Trường hợp ông M là người cư trú: + Theo khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân thì ông M có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. + Theo Điều 11 Luật thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập chịu thuế từ tiền lương của ông M là 30 triệu đồng. + Theo khoản 1 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân, ông M được giảm trừ gia cảnh:  Ông M có hai người phụ thuộc nên tổng mức giảm trừ là: 30 triệu – (9 triệu + 3,6 triệu x 2) = 13,8 triệu đồng. + Theo khoản 1 Điều 21 Luật thuế thu nhập cá nhân, thu nhập tính thuế của ông M là 13,8 triệu đồng.  Vậy, thuế thu nhập cá của ông M trong trường hợp này là: 5 triệu x 5% + 5 triệu x 10% + 3,8 triệu x 15% = 1.320.000 đồng. - Trường hợp ông M là người không cư trú: + Theo khoản 2 Điều 26 Luật thuế thu nhập cá nhân, thu nhập chịu thuế của ông M là 30 triệu đồng. + Theo khoản 1 Điều 26 Luật thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân của M là: 30 triệu x 20% = 6 triệu đồng 3.4. Giả sử công ty Y nhập khẩu HH là 500 máy lạnh có công suất 70.000 BTU từ chi nhánh tại HQ để bán tại VN thì có phát sinh nghĩa vụ thuế gì không? Tại sao? 6

-

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì hành vi nhập khẩu 500 máy lạnh về Việt Nam để bán phải chịu thuế nhập khẩu. - Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, 500 máy lạnh có công suất 70.000 BTU phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 3.5. Với giả thiết ở câu 4, chi phí nhập khẩu 500 máy lạnh cho được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của cty Y không? Tại sao? - Với giả thiết ở câu 4, chi phí nhập khẩu 500 máy lạnh là khoản chi được trừ nếu như đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều 9 Luật thuế TNDN (SĐ & BS bởi Luật số 71/2014). 4. Tình huống 4 Công ty cổ phần trường học Quốc tế H vốn điều lệ là 100 tỷ, trong 2019 thành lập Trường mẫu giáo quốc tế H, trường tiểu học quốc tế H, trường trung học quốc tế H, Công ty H đã tiếng hành xây dựng cơ sở hạ tầng gồm 3 tòa nhà phòng học và tòa nhà hành chính, cũng như mua sắm trang thiết bị trường học. Toàn bộ số tiền dùng vào hoạt động này từ vốn vay NH TMCP Việt và huy động từ hợp đồng hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư khác. Kết toán 2019. Số kinh phí đầu tư là 450 tỷ đồng. Hỏi: 4.1.

Doanh thu của cty H từ việc thu học phí của học sinh sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ thuế gì? - Doanh thu của Công ty H từ việc thu học phí của học sinh làm phát sinh các nghĩa vụ thuế: + Thuế môn bài: là loại thuế trực thu mà tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa và hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải nộp định kỳ hằng năm dựa trên vốn điều lệ/ vốn đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu theo năm (đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh). + Thuế thu nhập doanh nghiệp (theo quy định tại khoản 1 Điều 3 VBHN số 14 Thuế TNDN). 4.2. Công ty H có thể hưởng các lợi thế gì trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế? - Căn cứ quy định tại Điều 6 (VBHN số 03 Luật Quản lý thuế) thì người nộp thuế có quyền lợi: + Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin; tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. + Được quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế. + Được quyền yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ. 7

+ Được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. + Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. + Được hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. + Được ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. + Được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế. + Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật. + Được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. + Được quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. + Được quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác. 4.3. Công ty H mua bản quyền chương trình giáo dục của Hệ thống trường West ở úc để triển khai ở các trường thành viên. Hoạt động này là phát sinh nghĩa vụ thuế không? - Hoạt động này làm phát sinh nghĩa vụ thuế. Vì theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, 9, 10. Và dù hoạt động dạy học theo quy định của pháp luật là đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng theo khoản 13 Điều 4 của Thông tư nhưng việc Công ty H mua bản quyền chương trình giáo dục không thuộc các hoạt động được quy định trong Điều này mà hoạt động này chỉ là dịch vụ hỗ trợ giáo dục đào tạo nên vẫn phải chịu thuế suất giá trị gia tăng. 4.4. Công ty H phải mua 1 số tranh thiết bị theo đúng chuẩn thiết kế cho chương trình từ nhà SX ở Singapore. Hành vi này làm phát sinh nghĩa vụ thuế gì? - Hành vi này làm phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng. Vì theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì những hoạt động không được quy định tại Điều 4, 9, 10 phải chịu thuế suất 10%. Và việc Công ty H mua một số trang thiết bị chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ giáo dục, không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tại khoản 13 Điều 4 của Thông tư này, nên vẫn phải chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng.

8

4.5.

Công ty H chi trả lợi tức cho các khoản hợp tác bằng quyền vào học miễn phí tại trường cho tất cả các cấp lớp. Việc này có được xác định là chi phí được trừ của H để tính thu nhập tính thuế TNDN không? - Việc này sẽ được xác định là thu phí được trừ của H để tính thu nhập tính thuế TNDN (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC). 5. Tình huống 5 Ông Thanh Bình hiện là giám đốc cty TNHH X với mức lương mỗi tháng 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Bình còn góp vốn vào CTY CP TMDV Y. Năm 2019 ông được chia cổ tức là 120 triệu đồng (3/2020). Ông còn là thành viên của Cty Y và được trả thù lao 25 triệu đồng/tháng. Hỏi: 5.1.

Các khoản thu nhập nói trên của ông Bình là đối tượng chịu thuế gì? Tại sao? - Các khoản thu nhập nói trên của ông Bình là đối tượng chịu thuế TNCN vì đây là thu nhập từ tiền lương tiền công và thu nhập từ đầu tư vốn, không thuộc đối tượng miễn thuế TNCN (Khoản 2, 3 Điều 3 Luật thuế TNCN 2014) - Cụ thể: + Tiền lương 30 triệu => Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNCN 2014 + Phần tiền cổ tức 120 triệu : Điểm b Khoản 3 Điều 3 Luật thuế TNCN 2014 + Tiền thù lao 25 triệu /tháng => tiền công => Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNCN 2014. 5.2. Nghĩa vụ thuế TN của ông Bình khác nhau như thế nào trong trường hợp ông là người độc thân và không nuôi dưỡng người nào so với trường hợp ông có 1 mẹ già (70 tuổi) không có thu nhập; 1 người vợ (40 tuổi) là chủ DNTN Hồng Loan; 1 người con (20 tuổi) không có thu nhập, đnag học tại ĐH X. - Trường hợp ông Bình là người độc thân: chỉ được giảm 11 triệu cho bản thân ông, không được giảm trừ gia cảnh ch những người khác theo Điều 19 Luật thuế TNCN 2014. - Trường hợp ông Bình có 1 mẹ già (70 tuổi) không có thu nhập; 1 người vợ (40 tuổi) là chủ doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan; 1 người con (20 tuổi) không có thu nhập, đang học tại trường Đại học X: được giảm trừ cho bản thân ông Bình, mẹ già và con đang học đại học theo Điều 19 Luật thuế TNCN 2014. 5.3. Hãy xác định loại thu nhập nào trong tình huống trên để AD giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN cho ông Bình? Giải thích?

9

-

Loại thu nhập trong tình huống trên được áp dụng để tính giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nhập chịu thuế cho ông Bình là thu nhập từ tiền lương 30 triệu/tháng và tiền công ông được trả thù lao 25 triệu/tháng vì theo quy định tại Điều 19 Luật thuế TNCN 2014 thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Do đó ông Bình chỉ được giảm trừ gia cảnh đối với loại thu nhập từ tiền lương, tiền công còn thu nhập từ đầu tư lợi tức cổ phần thì ông sẽ không được giảm trừ gia cảnh. 5.4. Hãy xác định những người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nhập tính thuế TNCN cho ông Bình và giải thích tại sao? - Theo Điểm b Khoản 3 Điều 19 Luật thuế TNCN 2014 thì người phụ thuộc gồm bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động, con thành niên đang học đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề,…. Do đó, ông Bình có 2 người phụ thuộc mình đó là: mẹ già (70 tuổi) không có thu nhập và 1 người con ( 20 tuổi) không có thu nhập, đang học tại trường Đại học X. 5.5. Ngoài ra ông Bình còn là nhà đầu tư chứng khoán. Hãy tư vấn cho ông Bình về nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ giao dịch chứng khoán của ông. - Đối với thu nhập từ giao dịch chứng khoán thì ông Bình có nghĩa vụ nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần ( Khoản 1 Điều 13 Luật thuế TNCN 2014). 5.6. DNTN Hồng Loan do vợ ông Bình làm chủ, KD ngành hàng vải và phụ kiện may mặc, thu nhập hàng tháng của DN chịu thuế là gì? Nghĩa vụ thuế có gì khác so với việc bà Loan thành lập hộ KD thay vì DNTN? - Doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan do vợ ông Bình làm chủ, kinh doanh ngành hàn...


Similar Free PDFs