NHÓM 14 - TIỂU LUẬN Chính TRỊ 1 PDF

Title NHÓM 14 - TIỂU LUẬN Chính TRỊ 1
Author Hoàng Lượng Trần
Course Đường l ối CM c ủa Đảng CSVN
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 27
File Size 611.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 79
Total Views 560

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINHBÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINĐỀ TÀI:TÍNH TẤT YẾU, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨAXÃ HỘI Ở VIỆT NAM. LIÊN HỆ VỚI THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨAXÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAYLỚP -------- NHÓM 14 HK 202NGÀY NỘP ..............


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH 

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI: TÍNH TẤT YẾU, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. LIÊN HỆ VỚI THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LỚP -------- NHÓM 14 HK 202 NGÀY NỘP ……………… Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương

Sinh viên thực hiện Trần Hoàng Lượng Lê Phúc Thịnh Nguyễn Phương Quang Trương Hoàng Lâm Đoàn Hùng Nhân Lê Quốc Phát

Mã số sinh viên 2047634 2047635 2047636 2047598 2047606 2033649

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Điểm số

Từ viết tắt CNXN: Chủ nghĩa xã hội XNCN: Xã hội chủ nghĩa TBCN: Tư bản chủ nghĩa CNH, HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Mục lục Lời mở đầu................................................................................................................ 4 Kế cấu của đề tài....................................................................................................... 5 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH...............7 1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH..........................................................7 1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH.........................................................................7 1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH................................8 1.4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH.....................................................9 1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN..................................10 2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam......................................12 2.1 Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam................................................................................................................. 12 2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại................................................................................................. 18 2.3. Xây dựng nền văn hóa..............................................................................20 2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo....................................................................21 2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ...............................................................22 2.6 Bảo vệ môi trường.....................................................................................22

2.7 Xây dựng chính sách xã hội đúng đắn.......................................................22 2.8 Quốc phòng và an ninh..............................................................................24 2.9 Về đối ngoại...............................................................................................25 Kết luận................................................................................................................... 25 Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................27

Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph. Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn con đường, sự phát triển cho chính mình sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, với quy luật khách quan của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân tộc. Do vậy, Việt Nam đi lên CNXH là một tất yếu khách quan hoàn toàn phù hợp với xu thế chung đó. Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì việc tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành động của mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế nhóm đã quyết tâm lựa chọn đề tài này để tham gia nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu - Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam. - Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Không gian - Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,.. - Trên phạm vi cả nước Việt Nam

3.2. Thời gian - Miền Bắc bắt đầu từ năm 1954 và từ 1975 , sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toàn thống nhất đi lên CNXH. - Thành tựu xây dựng CNXH của Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu + Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá + Sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu

Kết cấu của đề tài Gồm 2 chương: 1. Tính tất yếu, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 1.1. Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH 1.2. Tính tất yếu tiến lên CNXH 1.3. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH 1.3.1. Đặc điểm 1.3.2. Thực chất 1.4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH 1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN 1.5.1. Điều kiện để một nước quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN 1.5.2 Chính sách kinh tế mới của Lê nin 2. Liên hệ với thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 2.1. Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam 2.1.1. Nước ta quá độ lên CNXH trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc.

2.1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH 2.1.3 Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, bởi 2.1.4 Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt Nam 2.1.5Điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB 2.1.5.1Về khả năng khách quan 2.1.5.2 Về những tiền đề chủ quan 2.1.6. Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại 2.2.1 Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta 2.2.1.1 Phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh CNH-HĐH 2.2.1.2 Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN 2.2.1.3 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 2.2.1.4 Giải pháp cho xây dựng, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN 2.3. Xây dựng nền văn hóa 2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo 2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ 2.6 Bảo vệ môi trường 2.7 Xây dựng chính sách xã hội đúng đắn 2.8 Quốc phòng và an ninh 2.9 Về đối ngoại

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH 1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội XHCN. Nó diễn ra trong toàn bộ nền các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất,, tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội XHCN từng bước được thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội. 1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH Tính tất yếu của thời kỳ tiến lên CNXH được lí giải từ các căn cứ sau;  Một là: CNTB và CNXH khác nhau về bản chất CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột. Còn CNXH xây dựng trên cơ sở công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, không còn các giai cấp đối kháng, không còn chế độ áp bức, bóc lột. muốn có được xã hội như vậy thì ta cần phải có một khoảng thời gian nhất định.  Hai là: CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao. CNTB đã tạo ra tiền đề vật chất- kỹ thuật nhất định cho CNXH. Nhưng muốn tiền đề đó phục vụ cho CNXH thì CNXH cần phải tổ chức, sắp xếp lại. Đối với những nước chưa trải qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên CNXH thì thời kỳ quá độ có thể phải kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là là tiến hành công nghiệp hóa XHCN  Ba là: Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa, đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Dù sự phát triển của CNTB có ở mức cao đến mấy thì cũng chỉ tạo ra tiền đề vật chất – kỹ thuật, điều kiện hình thành các quan hệ xã hội mới- xã hội XHCN. Do vậy, cần phải có thời gian để xây dựng, phát triển các quan hệ đó.  Bốn là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những

công việc đó. Thời lỳ quá độ ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì khác nhau. Nước đã phát triển lên trình độ cao thì tương đối ngắn, còn những nước lạc hậu, kém phát triển thì phải kéo dài hơn và gặp phải nhiều khó khăn phức tạp hơn

1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH 1.3.1 Đặc điểm -

Trên lĩnh vực kinh tế: thời kỳ này tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. Và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu săc. Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan, lâu dài, có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo

-

Trên lĩnh vực chính trị: các nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống. trong xã hooij lúc này tồn tại nhiều thành phần với rất nhiều tư tưởng, ý thức khác nhau.

- Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản…. , các yếu tố văn hóa cũ và mới thường xuyên đấu tranh với nhau

1.3.2 Thực chất Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và những thế lực thù địch chống phá CNXH với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. cuộc đấu tranh này diễn ra trong hoàn cảnh mới là giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước và nó diễn ra trong mọi lĩnh vực 1.4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH -

Trên lĩnh vực kinh tế: Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất

hiện có của xã hội. cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống của nhân dân lao động. Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn chủ quan nóng vội mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. đối với những nước này , nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ là tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở các nước khác nhau với điều kiện khác nhau có thể tiến hành với những nội dung, hình thức, bước đi khác nhau - Trên lĩnh vực chính trị: tiến hành đấu tranh với các thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng XHCN. Tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử

- Trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa: Tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa mới, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới. -Trong lĩnh vực xã hội: phải khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nahwfm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quân hệ tốt đẹp giữa người với người 1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN 1.5.1 Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấy được quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùng một lúc ở tất cả cả nước. Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là: Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản. Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới”. Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được áp dụng ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho “ chính sách cộng sản thời chiến” được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc.

1.5.2 Chính sách kinh tế mới của Lê nin: +) Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong chính sách cộng sản thời chiến +) thiết lập quan hệ hàng hóa, tiền tệ, phát triển thị trường, thương nghiệp…. thay cho Chính sách cộng sản thời chiến +) Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá dộ, khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho chính sách cộng sản thời chiến, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển các xí nghiệp nhà nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển kinh tế với các nước phương Tây để tranh thủ vốn, kỹ thuật…. “Chính sách kinh tế mới” của Lê nin có ý nghĩa to lớn:  Về thực tiễn, nhờ có chính sách đó nước Nga Xô viết đã làm khôi phục nhanh chóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục được khủng hoảng kinh tế và chính trị.  Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về CNXH, về thời kỳ quá độ lên CNXH. Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của Đảng ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng “chính sách kinh tế mới ” của lê nin phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta. Tóm lại: Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kì tất yếu trên con đường phát triển của hình thái kinh tế- xã hội củ nghĩa cộng sản. Đó là thời kỳ có những đặc điểm riêng với những nội dung knh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội XHCN chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành những nội dung đó.

2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 2.1 Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam 2.1.1 Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục. Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản. Các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo... Việc giải

quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước tiến mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội

2.1.2 Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, bởi: -

Ở Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH bắt đầu từ 1954 ở miền bắc và từ 1975 trên phạm vi nhà nước, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toàn thống nhất đi lên CNXH

-

Thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia xây dựng CNXH, dù xuất phát ở trình độ cao hay thấp

Một là, phát triển theo con đường XHCN là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Loài người đã trải qua các hình thái kinh tế- xã hội: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, hình thái kinh tế- xã hội sau cao hơn hình thái xã hội trước và tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cho dù ngày nay, CNTB đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ và thị trường nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tính chất xã hội hóa ngày càng caocủa lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Sự phất triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới – xã hội XNCN. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ ...


Similar Free PDFs