Nhóm-3 - Copy - Vở ghi PDF

Title Nhóm-3 - Copy - Vở ghi
Author Hà Nguyễn
Course nguyen ly kiem toan
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 24
File Size 863.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 37
Total Views 177

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ----------------------------------------TIỂU LUẬNMÔN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾĐỀ TÀI:QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA HÀN QUỐC VỚIVIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠITỰ DO VIỆT NAM- HÀN QUỐC (VKFTA)Si...


Description

TRƯNG ĐI HC NGOI THƯƠNG VIN KINH T V KINH DOANH QUC T ----------------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MI QUC T ĐỀ TÀI: QUAN H THƯƠNG MI HÀNG HÓA GIỮA HÀN QUC VỚI VIT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HIP ĐỊNH THƯƠNG MI TỰ DO VIT NAM- HÀN QUC (VKFTA) Đỗ Thành Công – 1911110077

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Phương Dung – 1911110093 Nguyễn Việt Dũng – 1911110097 Nguyễn Như Duy – 1911110107 Trần Thị Duyên – 1911110110 Trần Thị Thùy Dương - 1911110106 Lớp tín chỉ: Giảng viên hướng dẫn:

TMA301(2.2/2021).7 TS. Vũ Huyền Phương

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2021

MỤC LỤC LI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIU TỔNG QUAN VỀ HÀN QUC VÀ HIP ĐỊNH VKFTA….. …………………………………………………………………………3 1. Giới thiệu chung về nền kinh tế của Hàn Quốc .............................................. 3 2. Giới thiệu về hiệp định VKFTA và các cam kết về thương mại hàng hóa của hai nước .................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: HOT ĐỘNG THƯƠNG MI QUC T GIỮA HÀN QUC VỚI VIT NAM ........................................................................................................ 4 1. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc .............................................. 4 1.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam..................... 4 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang Việt Nam ..............5 2. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc .............................................6 2.1. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc ........................6 2.2. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc .................7 3. Các quy định giữa Hàn Quốc với Việt Nam theo hiệp định VKFTA........... 8 3.1. Các quy định xuất khẩu ..............................................................................8 3.2. Các quy định nhập khẩu ........................................................................... 11 CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN H THƯƠNG MI HÀNG HOÁ GIỮA HÀN QU C VỚI VIT NAM ......... 15 1. Cơ hội và thách thức .......................................................................................15 1.1. Cơ hội.........................................................................................................15 1.2. Thách thức ................................................................................................. 15 2. Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa hai nước dưới tác động của VKFTA ...............................................................................................................................16 2.1. Về phía Hàn Quốc .....................................................................................16 2.2. Về phía Việt Nam ......................................................................................17 KT LUẬN .............................................................................................................. 18 TÀI LIU THAM KHẢO ...................................................................................... 19

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam năm 2020 .... 4 Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang Việt Nam ..............5 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc năm 2020 .......6 Biểu đồ 2.4 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc .................8

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các dòng thuế Hàn Quốc được xoá bỏ ........................................................ 9

LI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong gần 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là những bước tiến đáng tự hào trong quan hệ kinh tế. Hàn Quốc luôn là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Hiện nay Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc. Quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là sau khi ký kết hiệp định thương mại tự do Việt NamHàn Quốc (VKFTA) và có hiệu lực vào năm 2015. Hiệp định đóng vài trò quan trọng trong việc tăng cường, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư song phương, đồng thời nâng cao hiệu quả của khuôn khổ pháp lý và thực thi chính sách thương mại, đặc biệt là dành cho nhau những ưu đãi liên quan đến thuế và phi thuế trong hoạt động thương mại hàng hóa. Tuy nhiên để có thể khai thác một cách triệt để những lợi ích từ hiệp đình này không phải là điều dễ dàng. Vì vậy chúng em lựa chọn đề tài “Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Hàn Quốc với Việt Nam dưới tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA)” để nghiên cứu rõ hơn về hoạt động thương mại hàng hóa cùng những quy định liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu dưới góc độ của Hàn Quốc, từ đó rút ra những cơ hội, thách thức của hai quốc gia khi ký kết VKFTA và đề xuất những giải pháp từ cả hai phía góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, đặc biệt về quan hệ thương mại hàng hóa dưới tác động của hiệp định VKFTA. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: các tài liệu, các nguồn như trademap, worldbank... các văn bản chính thức về hiệp định VKFTA. Phương pháp tổng hợp tài liệu: Các tài liệu, số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích, tổng hợp, sử dụng các phương pháp chọn lọc, so sánh để sử dụng nghiên cứu trong bài tiểu luận. 1

3. Bố cục đề tài Trong phần tiểu luận này, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Hàn Quốc và Hiệp định VKFTA Chương 2: Hoạt động thương mại quốc tế giữa Hàn Quốc với Việt Nam Chương 3: Cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá giữa Hàn Quốc với Việt Nam Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Vũ Huyền Phương - giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập môn Chính sách thương mại quốc tế cũng như trong quá trình làm bài tiểu luận và đã tạo điều kiện tốt nhất để nhóm hoàn thành bài tiểu luận một cách hiệu quả nhất. Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót mà nhóm chưa thấy được. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIU TỔNG QUAN VỀ HÀN QUC VÀ HIP ĐỊNH VKFTA 1. Giới thiệu chung về nền kinh tế của Hàn Quốc Đất nước Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề trong thời k thuộc địa của Nhật Bản (1910 – 1945) và nội chiến ko dài 3 năm (1950 – 1953). Sau khi hòa bình lập lại vào năm 1953, Hàn Quốc là một trong những quốc gia ngho nhất thế giới với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc là một quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, với chỉ 30% diện tích đất có thể canh tác được. GDP bình quân đầu người hậu chiến tranh của Hàn Quốc là 70 USD vào năm 1954, cùng với tỷ lệ tiết kiệm quốc nội thấp; lúc này, H àn Quốc phải dựa vào viện trợ nước ngoài để tồn tại (Myung Soo Cha, 2004). Tuy vậy, nền kinh tế Hàn Quốc đã khiến thế giới ngạc nhiên với sự trỗi dậy thần k từ năm 1960. Những cải cách mạnh mẽ khiến Hàn Quốc trở thành một cường quốc về công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, Hàn Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới, với tổng giá trị GDP là 2,14 nghìn tỷ USD, GDP đầu người đạt 41,35 nghìn USD năm 2018 (Nguồn: IMF DataMapper). Vì lẽ đó, Hàn Quốc đã trở thành hình mẫu lý tưởng của một quốc gia phát triển có xuất phát điểm là một trong các nước thuộc “Thế giới thứ Ba”. 2. Giới thiệu về hiệp định VKFTA và các cam kết về thương mại hàng hóa của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả hai quốc gia đều trải qua thời k thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn. Việt Nam mới thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1986 nhưng đã thu được những kết quả tích cực. Dù vậy, Việt Nam vẫn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong nước và quốc tế. Có lẽ nhờ sự tương đồng này mà hiệp định thương mại tự do Việt Nam Hàn Quốc (VKFTA) đã được kí kết thực hiện vào ngày 5/5/2012 và có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. Hiệp định là thỏa thuận về việc mở cửa hàng hóa của hai nước Việt Nam Hàn Quốc, đã đem lại nhiều lợi ích lớn về mặt thương mại cho cả hai nước.

3

CHƯƠNG 2: HOT ĐỘNG THƯƠNG MI QUC T GIỮA HÀN QUC VỚI VIT NAM 1. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc Sau khi hiệp định VKFTA có hiệu lực vào ngày 20/12/2015, sau hơn 1 năm Việt Nam đã vượt qua HongKong để trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc, chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc và tăng 3 bậc so với năm 2014 (Nguồn: Theo Trademap.org). Nhìn vào những tiềm năng mà VKFTA mang lại, Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) dự báo Việt Nam có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Hàn Quốc trong một vài năm tới. 1.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam

Hàng hóa khác 18,76% Hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất 2,47%

Sắt thép các loại 2,47% Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 55,67%

Linh kiện, phụ tùng ô tô 2,68% Điện thoại các loại và linh kiện 5,77%

Sản phẩm từ chất dẻo 5,98%

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 6,19%

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam năm 2020 (Nguồn: Trade Map)

Theo số liệu TradeMap năm 2020, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu những ngành hàng thế mạnh của Hàn Quốc và có 7 ngành hàng có giá trị trên 1 tỷ USD. Cụ thể: 4

• Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt trên 27 tỷ USD, tương đương 55,67%) • Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt trên 3 tỷ USD; tương đương 6,19%) • Sản phẩm từ chất dẻo (đạt trên 2,9 tỷ USD; tương đương 5,98%) • Điện thoại các loại và linh kiện (đạt trên 2,8 tỷ USD; tương đương 5,77%) • Linh kiện, phụ tùng ô tô (đạt trên 1,3 tỷ USD; tương đương 2,68%) • Sắt thép các loại (đạt trên 1,2 tỷ USD; tương đương 2,47%) • Hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất (đạt trên 1,2 tỷ USD, tương đương 2,47%) 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang Việt Nam Theo Trade Map, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam

Nghìn USD

liên tục tăng trưởng ấn tượng. 47.749.153

50.000.000

48.628.513

48.177.684

48.542.972

40.000.000 32.650.609 30.000.000

27.773.261

20.000.000

10.000.000

0 2015

2016

2017

2018

2019

2020

Kim ngạch nhập khẩu

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 (Nguồn: Trade Map)

5

Trong giai đoạn 2015-2020 khi VKFTA bắt đầu có hiệu lực, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Hàn Quốc sang Việt Nam tăng từ hơn 27 tỷ USD năm 2015 lên đến hơn 48 tỷ USD năm 2020 (tăng hơn 1,7 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015-2020 đạt 12%. Đặc biệt, trong năm thứ 2 VKFTA có hiệu lực, giá trị xuất khẩu hàng hòa đã tăng từ 32,6 tỷ USD năm 2016 lên con số 47,7 tỷ USD năm 2017, tăng hơn 46%. Trong 3 năm 2018, 2019, 2020 do những tác động từ khủng hoảng kinh tế, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và dịch bệnh Covid-19 khiến kim ngạch xuất khẩu có mức giảm nhẹ tuy nhiên vẫn đạt trên 48 tỷ USD. Đây có thể coi là những kết quả ấn tượng mà việc thực thi FTA đã mang đến cho cả hai nước. 2. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc Những năm gần đây, Việt Nam luôn là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 5 của Hàn Quốc. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc đạt gần 20,6 tỷ USD giảm nhẹ khoảng 2,3% so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; chiếm 4,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc từ thị trường thế giới. (Nguồn: Theo trademap.org) 2.1. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc

Hàng hóa khác 29,90%

Điện thoại các loại và linh kiện 22,24%

Phương tiện vận tải và phụ tùng 2,35%

Máy vi tính và linh kiện 13,97%

Hàng thủy sản 3,75% Gỗ và sản phẩm gỗ 3,98% Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 9,95%

Hàng dệt may 13,88%

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc năm 2020 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

6

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: điện thoại các loại và linh kiện (đạt trên 4,5 tỷ USD, giảm 11,03% so với năm 2019); máy vi tính và linh kiện (đạt gần 2,9 tỷ USD, giảm không đáng kể so với năm 2019) vươn lên vị trí thứ hai thay cho hàng dệt may (đạt hơn 2,8 tỷ USD, giảm mạnh 15% so với năm 2019). Trong VKFTA, Hàn Quốc mở cửa cho rất nhiều mặt hàng Việt Nam như tỏi, gừng, mật ong… vốn được coi là những mặt hàng nhạy cảm của nước này (thuế nhập khẩu của Hàn Quốc đối với những mặt hàng này rất cao 241%-400%). Bên cạnh đó còn các mặt hàng khác như dệt may, thủy sản, rau củ quả… ● Hàng dệt may: Hầu hết các mặt hàng dệt, may từ Việt Nam vào Hàn Quốc được đưa thuế suất về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (thay vì từ 8-13% như trước). Hàng dệt, may là nhóm hàng đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc. ● Hàng thủy sản: Thuế cho mặt hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đượ c xóa bỏ (thuế suất 0%) nhưng chỉ áp dụng trong hạn ngạch: hiện nay đạt mức 15.000 tấn/năm, nhưng Việt Nam mới chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm. Việt Nam là hiện thị trường nguồn cung tôm lớn nhất cho Hàn Quốc, năm 2020 chiếm thị phần áp đảo 54% (trong khi các đối thủ khác là Thái Lan 11.2%, Ecuador 8.5%). ● Nhập khẩu thực phẩm chế biến của Hàn Quốc từ Việt Nam lên tới 180 triệu USD mỗi năm trong ba năm (2016-2018), chiếm 15,4% tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản và chăn nuôi từ Việt Nam, giảm 12,3% so với ba năm (2013-2015) trước khi VKFTA có hiệu lực. ● Nhập khẩu các sản phẩm lâm nghiệp trung bình hàng năm đạt 710 triệu USD trong giai đoạn 2016 - 2018, chiếm 61,1% tổng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam, đây là một tỷ trọng nhập khẩu rất cao, kể cả sau khi VKFTA có hiệu lực, nhập khẩu tăng 73,1%. 2.2. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc Sau 5 năm kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng rõ rệt. 7

Nghìn USD

25.000.000 21.071.447 19.631.653

20.578.653

20.000.000 16.176.130 15.000.000

12.495.050 9.802.740

10.000.000

5.000.000

0 2015

2016

2017

2018

2019

2020

Kim ngạch nhập khẩu

Biểu đồ 2.4 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc giai đoạn 2015 - 2020 (Nguồn: Trade Map)

Trong giai đoạn 2015 - 2020 khi VKFTA bắt đầu có hiệu lực, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc tăng từ hơn 9,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 20,6 tỷ USD năm 2020 (gấp 2,1 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015 - 2020 đạt 16%. Và giá trị kim ngạch này được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới. Có thể nói, các thành viên đã biết tận dụng những điều kiện thuận lợi mà hiệp định thương mại tự do VKFTA mang lại và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, mang lại giá trị tăng trưởng khả quan. 3. Các quy định giữa Hàn Quốc với Việt Nam theo hiệp định VKFTA 3.1. Các quy định xuất khẩu 3.1.1. Cam kết thuế quan Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền các cam kết thuế quan trong FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn. Nói cách khác, VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế. 8

So với AKFTA, VKFTA đã xoá bỏ thêm cho Hàn Quốc 265 dòng thuế. Lộ trình xóa bỏ thuế quan từ 3 đến 15 năm đối với mặt hàng Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu; các mặt hàng mà Việt Nam đã sản xuất được sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế quan dài để các ngành sản xuất trong nước có thời gian phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bảng 2.1 Các dòng thuế Hàn Quốc được xoá bỏ STT

Ngành

Số dòng thuế

Kim ngạch xuất khẩu

cắt giảm

của Hàn Quốc năm 2015

1.

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày

31 dòng

434 triệu USD

2.

Động cơ, linh kiện, phụ tùng ô tô

33 dòng

96 triệu USD

3.

Nguyên liệu nhựa

8 dòng

49 triệu USD

4.

Điện gia dụng

15 dòng

12,5 triệu USD

5.

Máy móc thiết bị (ắc quy, máy biến

16 dòng

14 triệu USD

2 dòng

4,6 triệu USD

thế, động cơ điện) 6.

Ô tô (1 dòng xe tải trên 10 tấn, 1 dòng ô tô con trên 3000cc)

7.

Sản phẩm & linh kiện điện tử

31 dòng

33 triệu USD

8.

Mỹ phẩm

7 dòng

12,7 triệu USD

9.

Dược phẩm

6 dòng

0,25 triệu USD

10.

Dây điện, cáp điện

4 dòng

3,2 triệu USD

11.

Hàng hoá khác

Các dòng còn lại

Tổng cộng

265 dòng

734 triệu USD

(Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập)

9

3.1.2. Áp dụng thuế quan Hàng hoá xuất khẩu của Hàn Quốc được áp dụng thuế suất VKFTA khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: • Thuộc biểu thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt theo VKFTA. • Được xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam. • Được vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định. • Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu KV, theo quy định hiện hành của pháp luật. Trường hợp hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển từ Hàn Quốc xuất khẩu đến Việt Nam phải quá cảnh qua một hay nhiều nước không phải là thành viên Hiệp định VKFTA, bên ngoài lãnh thổ của các nước thành viên, vẫn được coi là vận chuyển trực tiếp, với điều kiện: • Việc quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu có liên quan đặc biệt đến vận tải. • Hàng hoá không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó. • Hàng hoá không trải qua bất k công đoạn nào khác, trừ việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hoá trong điều kiện tốt. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo mẫu quy định. Mỗi nước thành viên duy trì việc đăng ký, cập nhật danh sách tên và mẫu con dấu của Tổ chức cấp C/O của nước thành viên đó. Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), VKFTA vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định/ủy quyền. Đặc biệt, Hiệp định cho phép miễn nộp giấy Chứng nhận Xuất xứ đối với các hàng hóa nhập khẩu có trị giá hải quan không quá 600 USD (trị giá FOB), hoặc một mức cao hơn nếu nước nhập khẩu cho phép. 10

3.2. Các quy định nhập khẩu 3.2.1. Chính sách thuế quan Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) từ năm 2005 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế nhập khẩu từ năm 2007. Về phía Hàn Quốc, đã hoàn tất việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong AKFTA từ năm 2010. Tính đến năm 2015, 90,9% hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng thuế suất 0% nếu có chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trên nền tảng của Hiệp định AKFTA, bên phía Hàn Quốc cam kết xóa thêm cho Việt Nam 506 dòng thuế (chiếm 4,14% biểu thuế và tương đương với 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012). ...


Similar Free PDFs