Nhóm 3 Shopee trang 2 33 - Với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và tăng cường hội nhập kinh PDF

Title Nhóm 3 Shopee trang 2 33 - Với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và tăng cường hội nhập kinh
Course Kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 32
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 18
Total Views 306

Summary

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU NỘI DUNG.......................................................................................................................... I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ SHOPEE I. Sơ lược về Shopee và hoạt động kinh doanh quốc tế của Shopee I. Tình hình kinh doanh của Shopee tại thị trường Việt N...


Description

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 1 NỘI DUNG.......................................................................................................................... 2 TỔNG QUAN CHUNG VỀ SHOPEE...................................................................... 2

I.

I.1.

Sơ lược về Shopee và hoạt động kinh doanh quốc tế của Shopee ..................... 2

I.2.

Tình hình kinh doanh của Shopee tại thị trường Việt Nam và Indonesia .......... 7

II. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHOPEE TẠI VIỆT NAM VÀ INDONESIA ................ 9 II.1.

Môi trường văn hoá ......................................................................................... 9

II.2.

So sánh Shopee Indonesia và Shopee Việt Nam ........................................... 17

III.

GIẢI PHÁP SHOPEE .......................................................................................... 24

III.1.

Shopee exchange ........................................................................................... 25

III.2.

Tích hợp công nghệ AR ................................................................................ 26

III.3.

Xuất khẩu sản phẩm nội địa .......................................................................... 28

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 29

LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những đóng góp lớn cho tăng trưởng nền kinh tế. Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm ngoái, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đã đạt được 15 tỷ USD lợi nhuận. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà bán lẻ cũng đã tham gia vào thị trường này, thương mại điện tử Việt Nam đã trở nên đông đúc hơn nhiều so với chỉ hai năm trước đây. Với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tuyến, tờ Financial Times báo cáo rằng, hai đối thủ nặng ký trong thương mại điện tử tại châu Á là Alibaba và Shopee, dự kiến sẽ nổi lên như những người dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh. Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA, Singapore và đã mở rộng nhanh chóng tại Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát bằng cách cung cấp các dịch vụ giao hàng miễn phí và chi phí vận chuyển thấp. Thị trường trực tuyến đã thu hút hơn 62 triệu lượt truy cập hàng tháng tại Việt Nam trong quý 3 năm 2020, tăng hơn 80% so với một năm trước đó. Trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Shopee tại thị trường Đông Nam Á như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thì môi trường văn hóa là một nhân tố tác động rất lớn. Trong bài tiểu luận này, nhóm 3 chúng em quyết định chọn Shopee Việt Nam và Shopee Indonesia, hai thị trường lớn và phát triển của Shopee để phân tích những điểm giống và khác trong văn hóa dẫn đến cách thức kinh doanh của Shopee tại hai thị trường này. Từ đó đề xuất những phương án phát triển mới cho Shopee Việt Nam để phát triển hoạt động kinh doanh. Bài tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan chung về Shopee Chương 2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Shopee tại Việt Nam và Indonesia Chương 3. Đề xuất cho Shopee ở Việt Nam Chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài báo cáo này. 1

NỘI DUNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ SHOPEE I.1. Sơ lược về Shopee và hoạt động kinh doanh quốc tế của Shopee Sơ lược về Shopee (Công ty TNHH Shopee)

I.1.1.

Lịch sử hình thành Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán. Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA - được thành lập từ năm 2009 bởi nhà sáng lập Forrest Li, SEA là công ty Internet vận hành ba nền tảng trong các lĩnh vực: giải trí kỹ thuật số (Garena), thương mại điện tử (Shopee) và dịch vụ tài chính kỹ thuật số (SeaMoney). Tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, SEA đánh vào 7 thị trường: Indonesia, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Năm 2019, Shopee

tiếp

tục

mở

rộng

thị

trường

hoạt

động

sang

Brazil.

Hình 1.1: Văn phòng Shopee có mặt ở 7 quốc gia. (Nguồn: Shopee Việt Nam) Với mục tiêu trở thành điểm đến trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, Shopee không ngừng nâng cao và phát triển. Sản phẩm tại Shopee rất đa dạng, bao gồm: sức khỏe sắc đẹp, thời trang, tiêu dùng nhanh, nhà cửa đời sống, điện tử… Mô hình kinh doanh Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace - Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Khi tham gia những nền tảng Shopee, người bán hàng nhận được sự hỗ trợ tốt hơn về thanh toán, logistics và đặc biệt là nền tảng người dùng tích hợp. Đổi lại, Shopee kiếm tiền bằng việc chạy quảng 2

cáo, tính phí cho các dịch vụ cung cấp cho người bán và cắt giảm phí giao dịch ở những thị trường nhất định. Trước thời điểm 01/04/2019, Shopee không thu phí bán hàng đối với người tham gia bán hàng trên sàn. Khi đó, Shopee của là đơn vị trung gian để người mua hàng và bán hàng gặp nhau, trao đổi thông tin và thực hiện hành vi mua bán của mình. Tuy nhiên, từ sau ngày 01/04/2019, Shopee đã thực hiện hoạt động thu phí bán hàng trên trang đối với người bán hàng gọi là phí thanh toán (phí từ 1 đến 2% sau mỗi giao dịch thành công, tùy thuộc vào phương thức thanh toán mà nhà cung cấp sử dụng). Phí sẽ được trừ vào mỗi đơn hàng trước khi số tiền còn lại được chuyển vào ví Shopee của người bán. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho người bán Shopee Mall tại Singapore cùng ngày với Việt Nam, sau khi áp dụng mô hình này ở Đài Loan và Indonesia. Thị phần Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại Việt Nam là hơn 5 triệu lượt. Sàn này hiện đang làm việc với hơn bốn triệu nhà cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong quý 4 năm 2017, tổng giá trị hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 206% so với năm trước. Tính đến năm 2019, Shopee đã đạt 1,2 tỷ đơn đặt hàng, đem về doanh thu 17,6 tỷ USD. Mức lỗ EBITDA (Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) trên mỗi đơn hàng được điều chỉnh giảm xuống 0,86 USD so với mức 1,42 USD của năm trước. Tuy nhiên, Shopee vẫn công bố mức lỗ EBITDA là 1 tỷ USD vào năm 2019. Theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á do iPrice insights, Shopee đang dẫn đầu trong quý 2 năm 2019 về lượng truy cập website trung bình tháng là 200,2 triệu trong khi con số này của Lazada là 174,4 triệu. Báo cáo được thu thập từ lượt truy cập cả máy tính để bàn và thiết bị di động, sử dụng dữ liệu từ App Annie và SameWeb tại 6 quốc gia chính: Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

3

Hình 1.2 Top 5 nền tảng Thương mại điện tử lớn nhất ĐNÁ, Quý 2, 2019. (Nguồn: Iprice Insights) Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại đây do iPrice insights cập nhật trong quý 4 năm 2020 cho thấy Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về lượng truy cập website, đạt trung bình 68,6 triệu lượt/tháng. Nền tảng này cũng đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS.

Hình 1.3: Xếp hạng các trang thương mại điện tử Việt Nam có lượt truy cập mỗi tháng lớn nhất trong quý IV/2020. (Nguồn: Iprice Insight) 4

Mục tiêu của Shopee Với niềm tin rằng công nghệ có thể thay đổi thế giới để kết nối cộng đồng người mua và người bán tốt hơn, khi mà điện thoại thông minh là thiết bị được dùng để mua sắm nhiều nhất, Shopee đặt ra mục tiêu nâng cao ứng dụng liên tục để đem lại sự liền mạch trong trải nghiệm mua sắm, đem đến sự thú vị cho người dùng bằng cách tạo ra các sự tương tác như trang mạng xã hội. Giá trị cốt lõi Kể từ khi thành lập Shopee, ban lãnh đạo đề ra 5 giá trị cốt lõi mà các nhân viên tại Shopee luôn phải thể hiện và luôn phải nằm trong tâm trí. Cụ thể tên và ý nghĩa của 5 giá trị cốt lõi như sau: •

We serve: khách hàng là duy nhất người mà có thể quyết định giá trị sản phẩm và dịch. Shopee nỗ lực thỏa mãn nhu cầu chưa được thỏa mãn



We adapt: Shopee chấp nhận việc thay đổi một cách chóng vánh để có thể thích nghi được với tốc độ thay đổi chóng mặt của hành vi người dùng.



We run: Shopee đang chạy đua liên tục để gặ hái thành công trong khi đang đối mặt với sự thay đổi chóng mặt.



We commit: Shopee luôn cam kết với tất cả các đối tác, nhân viên, khách hàng rằng sẽ làm tốt nhất và trở thành tốt nhất có thể.



We stay humble: Shopee đã trải đoạn đường không hẳn là dài cũng không hẳn là ngắn từ những ngày đầu và Shopee không để đánh mất sự khiêm tốn để đạt được những đỉnh cao mới.

I.1.2.

Hoạt động kinh doanh quốc tế của Shopee Theo Zhou Junjie, Giám đốc Thương mại của Shopee, thay vì tập trung vào các

trang web như hầu hết các sàn thương mại điện tử vào thời điểm 2015, Shopee tập trung cung cấp dịch vụ trên nền tảng di động, lấy ứng dụng làm trọng tâm. Một chiến lược quan trọng khác mà Shopee triển khai là chinh phục các thị trường địa phương bằng chiến lược đa nội địa và tuỳ biến ứng dụng cho mỗi thị trường riêng biệt. Thay vì dùng một ứng dụng chung cho toàn khu vực, Shopee tạo ra các phiên bản riêng cho mỗi thị trường, điều này cho phép công ty giới thiệu những tính năng đặc trưng của mỗi thị trường để thu hút người dùng ở mỗi thị trường như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam 5

và Philippines. Ví dụ như tại Indonesia, Shopee đã tạo nên một mục gồm các sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ riêng cho thị trường với phần đông là người Hồi giáo này. Tại Thái Lan và Việt Nam, nơi mà sức ảnh hưởng của người nổi tiếng góp phần làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, Shopee đã mở các cửa hàng trực tuyến bán các mặt hàng được quản lý bởi những người nổi tiếng hàng đầu. Các cột mốc hoạt động của Shopee •

Năm 2015, Shopee được chính thức giới thiệu tại 6 thị trường: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Taiwan, Philippines. Ngày 8/8/2016, Shopee Việt Nam chính thức ra mắt.



Tổ chức buổi Shopee University đầu tiên Tháng 12/2015, sự kiện Shopee University lần đầu tiên được tổ chức ở Đài Loan. Hiện tại, khoảng 70.000 nhà bán hàng trong khu vực đang hưởng lợi ích từ những sự kiện này.



Giới thiệu Shopee Mall ở tất cả 7 thị trường Tháng 6/2017, Shopee Mall chính thức ra mắt lần đầu tại Đài Loan. Tính đến thời điểm hiện tại, đang có hơn 11.000 nhà bán hàng trên Shopee Mall tại 7 thị trường.



Tổng doanh thu (GMV) của Shopee đạt trên 10 tỷ đô-la Mỹ Năm 2018, tổng doanh thu (GMV) của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô-la Mỹ với hơn 600 triệu giao dịch tại sàn.



Super Brand Day Tháng 5/2018, Shopee hợp tác cùng P&G giới thiệu Super Brand Day lần đầu tiên tại thị trường Indonesia. Kể từ đó, hơn 70 Super Brand Day khác cũng được tổ chức trong khu vực.



Đại diện Thương hiệu của Khu vực Tháng 11/2018, nhóm nhạc BLACKPINK là Đại diện Thương Hiệu đầu tiên của Khu vực trong đợt Sale Sinh nhật 12.12 của Shopee.



Đại sứ thương hiệu khu vực 2019

6

Vào tháng 8 năm 2019, Cristiano Ronaldo trở thành đại sứ thương hiệu khu vực mới của Shopee trong năm 2019. •

Shopee 12.12 Sale sinh nhật Vào tháng 12 năm 2019, Shopee đã bán được 80 triệu sản phẩm trong một ngày tại Chương trình giảm giá sinh nhật Shopee 12.12.



Shopee Live và Trò chơi trong ứng dụng Năm 2019, ghi nhận 500 triệu lượt xem trên Shopee Live và hơn 1 tỷ lượt chơi các trò chơi trong ứng dụng của Shopee.



I.2. I.2.1.

Năm 2019, Shopee tiếp tục mở rộng thị trường sang Brazil. Tình hình kinh doanh của Shopee tại thị trường Việt Nam và Indonesia Tình hình kinh doanh của Shopee tại thị trường Việt Nam

Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại đây do iPrice insights cập nhật ngày 9/2/2021, trong quý 4 năm 2020, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về lượng truy cập website, đạt trung bình 68,6 triệu lượt/tháng. Số lượng này gấp 3 lần của Tiki và Lazada, xếp số 2 và 3. Nền tảng này cũng đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS.

Hình 1.3: Xếp hạng các trang thương mại điện tử Việt Nam có lượt truy cập mỗi tháng lớn nhất trong quý IV/2020. (Nguồn: Iprice Insight)

7

Hình 1.4: Top 10 Most used e-commerce Mobile Applications in Vietnam, 2019. (Nguồn: Iprice Group) I.2.2.

Tình hình kinh doanh của Shopee tại thị trường Indonesia Tại Indonesia, theo một báo cáo do iPrice Group phối hợp với App Annie và Similar

Web công bố vào ngày 09/02/2021, Shopee đã vượt qua Tokopedia để trở thành nền tảng thương mại điện tử có nhiều lượt truy cập hàng tháng nhất trong quý 4 năm 2020 với hơn 129,3 lượt/tháng, theo sau là Tokopedia với 114,6 triệu lượt/tháng. Trong suốt năm 2019, Shopee liên tục là ứng dụng thương mại điện tử được tải xuống nhiều nhất ở Indonesia, nhưng chưa bao giờ vượt qua được Tokopedia - ứng dụng mua hàng của Indonesia về lượt truy cập hàng tháng cho đến tháng 9/2020. Sự thành công của Shopee phần lớn đến từ hiệu quả trong việc giảm giá, ưu đãi trong chiến dịch Ngày Độc thân tháng 11 và Siêu Sale sinh nhật shopee 12/12.

Hình 1.5: Xếp hạng các trang thương mại điện tử Indonesia có lượt truy cập mỗi tháng lớn nhất trong quý IV/2020. (Nguồn: Iprice Group) 8

I.2.3.

Tổng quan chung về tình hình kinh doanh của Shopee Vào chương trình sale 9/9, theo báo cáo của hãng truyền thông Thái Lan The Nation,

Shopee đã đạt 5,8 triệu đơn hàng, hơn 15 triệu mặt hàng được bán trong vòng 24 giờ. Theo công ty, đã có hơn bảy triệu người bán và 10.000 thương hiệu trên Shopee trong suốt lễ hội. Năm 2018, trong sự kiện 12.12 Shopee Sale Sinh Nhật, trong vòng 24 giờ của ngày 12.12, Shopee ghi nhận hơn 12 triệu đơn đặt hàng trên toàn khu vực, phá vỡ kỷ lục của sự kiện 11.11 Shopee Siêu Sale trước đó. Với sự hỗ trợ của hơn 450.000 thương hiệu hàng đầu và nhà bán hàng, sự kiện 12.12 Shopee Sale Sinh Nhật nhận được 48 triệu lượt người truy cập mua sắm với 60 triệu ưu đãi áp dụng cho tất cả các ngành hàng. Bên cạnh đó, trò chơi Lắc Siêu Xu nhận được 46 triệu lượt chơi trong suốt sự kiện. Cùng sự xuất hiện của trò chơi mới - Đấu trường Shopee cũng nhận được có 11 triệu lượt người tham gia trên toàn khu vực. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHOPEE TẠI VIỆT NAM VÀ INDONESIA II.1. Môi trường văn hoá II.

II.1.1. Môi trường văn hoá Việt Nam Môi trường văn hoá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt với một quốc giá châu Á như Việt Nam, việc nghiên cứu kĩ lưỡng môi trường văn hoá và đưa ra các đối sách phù hợp sẽ trực tiếp quyết định kết quả thâm nhập thị trường của doanh nghiệp. Theo tổng cục thống kê cho biết, tổng dân số Việt Nam năm 2020 ước tính là 97,58 triệu dân, đứng đầu trong khu vực sông Mekong, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và đứng thứ 15 trên thế giới. Dân số đông thể hiện một thị trường lớn với nhu cầu cao, thu hút các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng thị trường. Trong đó, dân số nam chiếm 48,59 triệu người, chiếm 49,8%; dân số nữ chiếm 48,99 triệu người, chiếm 50,2%. Dân số nữ cao giúp thương mại điện tử phát triển vì nữ giới thường quan tâm đến hoạt động mua sắm và khuyến mãi hơn, giúp các công ty thương mại điện tử có các chiến lược marketing phù hợp thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

9

Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao. Họ đi làm, có thu nhập và có khả năng chi tiêu mua sắm. Hơn nữa, họ tiếp cận internet nhanh. Do đó, người tiêu dùng Việt Nam có hứng thú trải nghiệm với những sản phẩm mới. Điều này thúc đẩy các thương hiệu mới phát triển. Một điểm quan trọng hơn, tầng lớp trung lưu - nền tảng của tiêu dùng đang tăng nhanh. Tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm chất lượng cao chiếm đến gần 26% thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh… Những điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi của thị trường và bắt kịp các xu hướng mới. Đây là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp bán lẻ cũng như các sàn thương mại điện tử phát triển. Người Việt Nam có xu hướng thích những đồ đa dụng, đa chức năng. Các sàn thương mại điện tử như một siêu thị online bởi tập hợp nhiều mặt hàng đa dạng từ mẫu mã tới chất lượng giúp thu hút người dân sử dụng và mua sắm. Đợt dịch Covid vừa qua, toàn dân Việt Nam phải cách ly xã hội, hạn chế tới các tụ điểm đông người, nhiều chợ, hàng quán phải tạm đóng cửa phục vụ cho công tác phòng dịch và dập dịch. Người dân ở nhà nhiều hơn, nhu cầu giải trí trực tuyến tăng cao là điều kiện lý tưởng để các sàn thương mại điện tử áp dụng các tính năng mà họ đã thử nghiệm 10

thời gian qua. Điều này tạo cơ hội thuận lợi hơn cho thương mại điện tử phát triển. Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Việt Nam cũng là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số. Xu hướng sống nhanh, sống gấp diễn ra trong giới trẻ Việt Nam hiện nay. Công việc bận rộn khiến họ có ít thời gian dành cho bản thân và gia đình, đồng thời có tâm lý tò mò thích khám phá cái lạ nên nhiều người thường rút gọn thời gian mua sắm, nấu ăn và để dành thời gian đó cho việc thư giãn, giải trí. Vì vậy họ sẵn sàng đặt đồ bên ngoài, đợi nhân viên vận chuyển hàng đến. Trong khoảng thời gian đó họ có thể tìm một thú vui nào đó để bản thân cảm thấy thả lỏng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Ngành dịch vụ và thương mại điện tử thường đưa ra các quảng cáo cũng như các slogan khuyến khích các bạn trẻ tìm kiếm bản thân, thư giãn và trải nghiệm, khám phá, kích thích xu hướng này ngày càng phát triển. Ngoài ra, mạng xã hội ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Giới trẻ hiện nay rất thích thú với các xu hướng thịnh hành trên thế giới. Đất nước ngày càng mở cửa, dân ta vốn có tính sính ngoại. Thương mại điện tử thường cập nhật xu hướng nhanh chóng, nắm bắt kịp thời đồng thời có nhiều kế hoạch quảng bá tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, thoả mãn nhu cầu khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh của người lớn từ 15 tuổi trở lên trên toàn quốc đạt 85% (theo Cimigo). Điện thoại thông minh được sử dụng ngày càng rộng rãi là một yếu tố thuận lợi giúp thương mại điện tử ngày càng phát triển, trong đó có shopee khi có thể vừa xây dựng một website người dùng vừa tích hợp luôn thêm app trên điện thoại di động. Theo số liệu thống kế, 58% người dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến qua điện thoại di động. Điện thoại thông minh ngày càng phổ biến, tích hợp nhiều chức năng giúp việc mua sắm online đơn giản hơn, tạo thói quen mua sắm cho người dùng. Tỉ lệ người có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam là 63%. Hiện nay nhiều ví điện tử, ứng dụng thanh toán ra đời với những khuyến mãi hấp dẫn, mã giảm giá dồi dào thúc đẩy thanh toán trực tuyến phát triển. Tuy nhiên, người Việt Nam có thói quen dùng tiền mặt, thường khó khăn trong việc đổi sang thanh toán kỹ thuật số vì v...


Similar Free PDFs