Nhóm 5 - Phân tích BCTC Tập đoàn FLC PDF

Title Nhóm 5 - Phân tích BCTC Tập đoàn FLC
Author Ngo Hong Van
Course Tài chính doanh nghiệp
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 46
File Size 1.6 MB
File Type PDF
Total Downloads 182
Total Views 487

Summary

Download Nhóm 5 - Phân tích BCTC Tập đoàn FLC PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ===000===

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC giai đoạn 2017 – 2020

Nhóm sinh viên thực hiện: Đỗ Hương Ly (Trưởng Nhóm) Lê Phương Anh Nguyễn Thị Hoan Vũ Quỳnh Mai Lê Bảo Ngọc Nguyễn Lan Phương

MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1 PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ............................................ 4 I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ............................................................ 4

II.

LĨNH VỰC KINH DOANH ........................................................................... 5

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................................................................... 5 PHẦN 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ............................................. 6 I.

MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP ........................................... 6

1.

Môi trường vĩ mô............................................................................................. 6

2.

Môi trường ngành ........................................................................................... 8

II.

MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP ........................................ 10

PHẦN 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................... 12 I.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP .. 12

1.

Phân tích quy mô tài sản, nguồn vốn ............................................................. 13

2.

Phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn ............................................................. 13

3.

Vốn lưu động ròng......................................................................................... 15

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ................................................................................................................ 17 1.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang ............................... 17

2.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc.................................... 21

III. PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ..................................... 23 1.

Dòng ti ền ...................................................................................................... 23

2.

Khả năng thanh toán ..................................................................................... 25

3.

Hiệu quả hoạt động ....................................................................................... 28

4.

Đòn bẩy tài chính .......................................................................................... 32

5.

Hệ số chi trả lãi vay ...................................................................................... 34

6.

Khả năng sinh lời .......................................................................................... 35

PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN ....................................................................... 39 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 44 ĐÁNH GIÁ NHÓM ..................................................................................................... 45

1

DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020 ............................... 6 Bảng 2. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020 .............................. 7 Bảng 3. CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020 .................................................. 7 Bảng 4. Bảng cân đối kế toán kèm tỷ trọng .................................................................... 12 Bảng 5. Tỷ suất đầu tư tổng quát .................................................................................... 14 Bảng 6. Tỷ suất tự tài trợ................................................................................................ 14 Bảng 7. Vốn luân lưu của công ty cổ phần tập đoàn FLC ............................................... 15 Bảng 8. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang .................................... 17 Bảng 9. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc ........................................ 21 Bảng 10. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh .............................................. 23 Bảng 11. Cơ cấu các nguồn hình thành dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính............... 24 Bảng 12. Cơ cấu các nguồn hình thành dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư .................. 24 Bảng 13. Hệ số thanh toán hiện hành của FLC ............................................................... 25 Bảng 14. Hệ số thanh toán nhanh của FLC..................................................................... 26 Bảng 15. Hệ số thanh toán tiền mặt của FLC ................................................................. 27 Bảng 16. Hệ số thanh toán lãi vay của FLC.................................................................... 27 Bảng 17. Vòng quay hàng tồn kho của FLC ................................................................... 29 Bảng 18. Vòng quay khoản phải thu (ngày) của FLC ..................................................... 29 Bảng 19. Vòng quay khoản phải trả của FLC ................................................................. 30 Bảng 20. Vòng quay tài s ản lưu động của FLC .............................................................. 31 Bảng 21. Vòng quay tài s ản cố định của FLC................................................................. 31 Bảng 22. Vòng quay tổng tài sản của FLC ..................................................................... 32 Bảng 23. Hệ số nợ trên tổng tài sản của FLC ................................................................. 32 Bảng 24. Hệ số Nợ trên VCSH của FLC ........................................................................ 33 Bảng 25. Hệ số đòn bẩy tài chính của FLC .................................................................... 34 Bảng 26. Hệ số chi tr ả lãi vay của FLC .......................................................................... 34 Bảng 27. Tỷ số sức sinh lợi căn bản của FLC................................................................. 35 Bảng 28. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của FLC ....................................................... 36 Bảng 29. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của FLC ............................................... 37 Bảng 30. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của FLC ...................................... 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần giai đoạn 2017-2020 ..................... 18 Biểu đồ 2. Lợi nhuận sau thuế so với Doanh thu thuần giai đoạn 2017-2020 .................. 18 Biểu đồ 3. Dòng tiền thuần của FLC giai đoạn 2017-2020 ............................................. 23 Biểu đồ 4. Khả năng thanh toán của FLC giai đoạn 2017-2020 ...................................... 28 Biểu đồ 5. Hệ số nợ D/A và D/E của FLC giai đoạn 2017-2020 ..................................... 33 Biểu đồ 6. Các chỉ tiêu sinh lời của FLC trong giai đoạn 2017-2020 (%) ....................... 38

2

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đích Bài phân tích t ập trung vào việc đánh giá báo cáo tài chính của tập đoàn FLC trong giai đoạn 4 năm từ 2017 đến 2020 góp phần cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý của các nhà đầu tư hoặc các đối tượng có liên quan khác. Bố cục Bài phân tích gồm bố cục gồm 5 phần. Phần I giới thiệu chung khái quát về bài phân tích. Phần II cung cấp cái nhìn t ổng quan về tập đoàn FLC như lịch sử ra đời, chiến lược, lĩnh vực kinh doanh, giá trị cốt lõi. Phần III sẽ làm rõ hơn về tác động của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Phần IV là phần trọng tâm, đi sâu vào phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm tình hình tài chính chung, báo cáo kết quả kinh doanh, các nhóm chỉ tiêu tài chính. Phần cuối cùng là đánh giá và kết luận chung về tình hình tài chính của t ập đoàn FLC từ năm 2017 đến năm 2020. Phương pháp Bài phân tích sử dụng các mô hình tiêu biểu như PEST, 5 áp lượng cạnh tranh của Michael Porter, và các yếu tố khác để phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp. Với tình hình tài chính của doanh nghiệp, bài phân tích sử dụng các phương pháp phân tích nhóm chỉ tiêu sinh lời, hệ số về khả năng thanh toán… Bên cạnh đó nhóm còn áp dụng các phương pháp phân tích so sánh, phân tích xu hướng dòng tiền, phân tích tỷ trọng quy mô tài s ản và nguồn vốn nhằm đưa ra cái nhìn rõ nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2020. Dữ liệu Dữ liệu được nhóm phân tích sử dụng là hệ thống báo cáo tài chính Công ty mẹ (bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và Thuyết minh báo cáo tài chính) được doanh nghiệp công bố định kỳ trong suốt giai đoạn 2017 – 2020. Hệ thống Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị, Giải trình kết quả kinh doanh, Báo cáo kiểm toán... cũng được sử dụng làm tài liệu tham khảo. Tất cả dữ liệu trong bài phân tích được tải từ trang web: https://finance.vietstock.vn/FLC-ctcp-tap-doan-flc.htm và được đính kèm một phần trong phần Phụ lục ở cuối tài liệu này. Khó khăn và hạn chế Trong quá trình thực hiện, nhóm phân tích còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận các nguồn thông tin về hoạt động chất lượng dữ liệu đôi khi còn chưa thực sự đảm bảo như có thể có sai lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường. Bên cạnh đó, nhóm phân tích còn nhiều hạn chế về năng lực đánh giá và phân tích tình hình tài chính do chưa có kinh nghiệm và kiến thức tài chính sâu rộng trong lĩnh vực này.

3

PHẦN 2. TỔNG QUAN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Tập đoàn FLC ra đời vào năm 2001, tiền thân là Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (SmiC) do ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT) sáng lập. Đến năm 2010, trước nhu cầu mở rộng về quy mô, lĩnh vực hoạt động, tăng cường năng lực quản trị và nâng cao hiệu quả đầu tư, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (ngày 22 tháng 11 năm 2010), hoạt động theo mô hình công ty mẹ với nhiều công ty con, công ty liên kết; kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực (F-L-C là viết tắt của 3 từ Finance, Land và Commerce – tài chính, bất động sản và thương mại). Năm 2011, thương hiệu FLC chính thức được công nhận rộng rãi với sự kiện FLC niêm yết t ại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Sau gần hai năm niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tháng 8/2013, Ban lãnh đạo tập đoàn đã quyết định chuyển sang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM. Sự kiện này là một bước tạo đà để FLC tăng tốc phát triển, làm cơ sở để tập đoàn chuyển hóa những ý tưởng đầu tư thành dự án thực tiễn, biến cơ hội thành tài sản hữu hình. Với hoạt động ban đầu là sàn giao dịch bất động s ản, tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính doanh nghiệp, FLC ngày nay đã phát triển thành một tập đoàn tư nhân lớ n, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực với kinh doanh bất động sản là tr ọng tâm.  Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102683813 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 09/12/2009.  Vốn điều lệ: 7,099,978,070,000 VND  Địa chỉ: Tầng 29, Tòa nhà Bamboo Airways, Số 265 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.  Website: www.flc.vn  Mã chứng khoán: FLC  Sàn niêm yết: HOSE  Logo:

4

II.         

LĨNH VỰC KINH DOANH Bất động sản: Lĩnh vực kinh doanh cốt lõi Vận tải hàng không: Hãng hàng không Bamboo Airways Dịch vụ nghỉ dưỡng – khách sạn – sân golf Du lịch và vận tải bằng du thuyền Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: FLC Fam Giáo dục: Đại học FLC; Học viện hàng không Bamboo Airways Khai thác và chế biến khoáng sản: FLC Stone; FJC Thương hiệu nước uống đóng chai tinh khiết Bamboo Đầu tư tài chính

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Tầm nhìn Phát triển T ập đoàn kinh tế đa ngành hoạt động hiệu quả mang tầm quốc t ế, đóng góp lớ n vào sự thịnh vượng của Việt Nam. 2. Sứ mệnh Kiến tạo và phát triển hệ sinh thái kinh tế toàn diện, cung cấp sản phẩm dịch vụ Việt Nam đẳng cấp quốc tế tới thị trường trong và ngoài nước. 3. Giá trị cốt lõi  Tiên phong: Luôn đi đầu trong tư duy khám phá, dám nghĩ dám làm những ngành nghề và thị trường mới tiềm năng.  Kiến tạo: Không ngừng đổi mới, sáng tạo hướng tới những sản phẩm dịch vụ mới hoàn thiện hơn, giá trị tốt đẹp hơn, cách làm hiệu quả hơn.  Tận tâm: Luôn tận tâm trong mọi suy nghĩ, quyết định và hành động.  Tín nghĩa: Luôn coi tr ọng chữ tín trong mọi quan hệ, hướng tới sự gắn kết bền vững.  Nhân văn: Luôn xem con người là trung tâm, phát triển vì con người, hướng tới phát triển chung của cộng đồng và sự thịnh vượng của quốc gia. 4. Chiến lược kinh doanh Với mục tiêu chiến lược là trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam, FLC tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trọng điểm xoay quanh 3 trụ cột chính là Bất động sản, Hàng không và Du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp chặt chẽ cùng các lĩnh vực kinh doanh bổ trợ nhằm tạo nên dấu ấn bứt phá trong hệ sinh thái kinh tế FLC. Chiến lược tiên phong kiến t ạo giá trị khác biệt: Với chiến lược phát triển dự án khác biệt, sự tận tâm trong dịch vụ và những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và giá trị, hiện thực hóa sứ mệnh là người tiên phong khai phá những vùng đất tiềm năng; nghiên cứu, phát

5

triển và kinh doanh phân khúc s ản phẩm bất động sản cao cấp, vượt trội về quy mô, chất lượng và tiềm năng sinh lời; đồng thời hướng t ới việc kiến tạo những môi trường sống văn minh, hiện đại, đón đầu những xu hướng năng động đang dần hình thành t ại Việt Nam. Bên cạnh các lĩnh vực trọng điểm, tập đoàn còn định hướng mở rộng thêm nhiều dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh thành như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Phú Yên, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Phúc… song song với việc mở rộng thị trường quốc tế tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và thị trường Châu Âu. Với chiến lược nâng cao giá trị sản phẩm, các cơ sở chế biến sẽ được tập trung đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa để đưa vào triển khai các sản phẩm chế biến từ trái cây. Trong giai đoạn đầu, thành phẩm sẽ được phục vụ trong hệ thống quần thể nghỉ dưỡng của Tập đoàn và các suất ăn trên chuyến bay của hãng Hàng không Bamboo Airways. Với lĩnh vực mới như giáo dục, FLC cũng đang tiếp tục chiến lược mở rộng đầu tư với hàng loạt dự án trọng điểm như Trường Đại học FLC, Viện Đào tạo Hàng không Bamboo Airways. Mục tiêu của định hướng này là tạo ra một hệ sinh thái trọn vẹn đáp ứng các nhu cầu đang không ngừng gia tăng của cộng đồng, cũng như tận dụng các cơ hội tăng trưở ng mới của nền kinh tế.

PHẦN 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH I. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP 1. Môi trường vĩ mô 1.1. Môi trường kinh tế 1.1.1. Tăng trưởng GDP Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2019 luôn ở mức cao (>6%/năm). Đặc biệt là trong điều kiện đại dịch Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp, GDP của Việt Nam vẫn giữ được tăng trưởng dương ở mức 2.91% (năm 2020) cao nhất trên thế giới. Bảng 1. Cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020 Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

2017 213.770 211.096

2018 244.723 237.512

2.674

7.211

Đơn vi: Tỷ USD 2019 2020 263.451 281.5 253.508 262.4 9.943

19.1

Nguồn: finance.vietstock.vn

Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân cao, đời sống vật chất được đảm bảo thì các nhu cầu về bất động sản tăng cao trên nhiều phân khúc thị trường như nhà chung

6

cư, nhà biệt thự, nhà cho người thu nhập thấp, nhà liền kề, văn phòng cho thuê phục vụ cho nhu cầu mở rộng kinh doanh hay nhu cầu có thêm bất động sản thứ hai phục vụ cho việc nghỉ ngơi giải trí của các gia đình có điều kiện… Dựa vào bảng thống kê về cán cân thương mại trong giai đoạn 2017 – 2020, có thể thấy trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều, ổn định. Đây là cơ hội tốt cho FLC đầu tư mở rộng các dự án kinh doanh, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng. Nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện rất tốt cho việc mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh và mang lại nhiều thuận lợi cho công ty trong việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa. 1.1.2. Tỷ lệ thất nghiệp Trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên vẫn giữ được ở mức thấp dưới 3%. Bảng 2. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020 2017 2.24%

Năm CPI

2018 2.19%

2019 2.17%

2020 2.48%

1.1.3. Tài chính tiền tệ và lãi suất Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn FLC có thể chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động của lãi suất vì danh mục kinh doanh mà FLC tập trung chủ yếu là bất động sản, cần huy động nguồn vốn lớn. Việc tăng lãi suất sẽ tạo ra gánh nặng không hề nhỏ cho tập đoàn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác do lượng vay vốn từ ngân hàng để đầu tư kinh doanh là rất lớn. 1.1.4. Dòng vốn FDI Dòng Vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục gia tăng. Tập đoàn FLC ngày càng mở rộng đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, dịch vụ bên cạnh danh mục đầu tư chính là bất động sản do thấy được sức hút từ những ngành này. Việc mở rộng kinh doanh vào những lĩnh vực này là hoàn toàn đúng đắn. Việc làm này không chỉ mang lại nguồn lợi lớn mà còn giúp nâng cao tiềm lực cũng như vị thế của tập đoàn FLC. 1.1.5. Lạm phát Bảng 3. CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020 Năm CPI

2017 3.53%

2018 3.54%

7

2019 2.79%

2020 3.23%

Kết thúc năm 2020, kinh tế Việt Nam đã có điểm sáng với tốc độ tăng trưởng khả quan, các chỉ số vĩ mô được đảm bảo. Trong đó, mục tiêu kiềm chế lạm phát đã và sẽ được khống chế ở mức tăng dưới 4% như Quốc hội đã đề ra từ đầu năm. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, phát triển không chỉ đối với FLC mà còn tác động tích cực đến các doanh nghiệp Việt Nam. 1.2. Môi trường chính trị Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa thực sự hoàn chỉnh và khả năng thực thi chưa cao, thêm vào đó vẫn còn tồn tại nhiều quy định phức tạp, chồng chéo trong lĩnh vực hành chính. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạt động kinh doanh của các công ty. Việc thay đổi luật pháp cũng như các thủ tục hành chính sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi cũng như tiến độ thực hiện dự án của công ty. Chính phủ Việt Nam đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống luật pháp tạo sự thông thoáng hơn về các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. 1.3. Môi trường xã hội Dân số của nước ta ngày càng tăng, đặc biệt là người có thu nhập cao cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn. Với cơ cấu dân số trẻ, chủ yếu đang ở trong độ tuổi lao động thì cầu về các căn hộ độc lập và các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng sẽ tăng, tạo điều kiện cho FLC gia tăng doanh số bán hàng. Bên cạnh đó với tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, việc người lao động dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm là một điều tất yếu, kéo theo nhu cầu bức thiết về nhà ở. Nắm bắt được xu thế này FLC đã triển khai nhiều dự án xây dựng chung cư tại các khu vực ngoại thành cũng như đầu tư...


Similar Free PDFs