NHÓM 9 - CHƯƠNG 9 - 211 INE 2014 1 PDF

Title NHÓM 9 - CHƯƠNG 9 - 211 INE 2014 1
Course Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 19
File Size 361.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 576
Total Views 815

Summary

Download NHÓM 9 - CHƯƠNG 9 - 211 INE 2014 1 PDF


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHƯƠNG 9: CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ

HỌC PHẦN: KINH TẾ THỂ CHẾ LỚP: 211_INE 2014 1 GIẢNG VIÊN: NGUYỄN QUỐC VIỆT NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 9

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9 STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SINH VIÊN

1

Phạm Thị Linh (Trưởng nhóm)

19050426

2

Phạm Minh Vũ

19050554

3

Nguyễn Thành Đạt

19050340

4

Nguyễn Đức Duy

17001344

5

Dương Quang Huy

19050403

MỤC LỤC CHƯƠNG IX: CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1 9.1. CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ, ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH ................................ 1 9.1.1. Định nghĩa về tổ chức ....................................................................................... 1 9.1.2. Định nghĩa về tổ chức kinh tế: .......................................................................... 2 9.1.3. Chi phí giao dịch và các tổ chức: ...................................................................... 3 9.1.4. Tính đặc thù của tài sản:.................................................................................... 3 9.1.5. Hệ thống thứ bậc và sự lãnh đạo: ...................................................................... 5 9.2. CHI PHÍ TỔ CHỨC, HỢP ĐỒNG QUAN H Ệ VÀ RỦI RO ÁCH TẮC: .............. 6 9.2.1. Chi phí tổ chức: ................................................................................................. 6 9.2.2. Tích hợp: ........................................................................................................... 8 9.2.3. Thuê ngoài dịch vụ (Outsourcing): ................................................................... 8 9.2.4. Hợp đồng quan hệ rõ ràng và hợp đồng quan hệ ngầm định: ........................... 9 9.3. QUYỀN SỞ HỮU VÀ SỰ KIỂM SOÁT: VẤN ĐỀ THÂN CHỦ - ĐẠI DIỆN TRONG KINH DOANH ................................................................................................ 9 9.3.1. Chủ nghĩa cơ hội người đại diện: .................................................................... 10 9.3.2. Ý đồ tổ chức và các phong cách quản lý:........................................................ 11 9.3.3. Tổ chức kinh doanh và khả năng sinh lợi: ...................................................... 14 Lời nhận định của chương: ........................................................................................... 15

CHƯƠNG IX: CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm tiết kiệm những chi phí giao dịch thị trường thường xuyên hoặc rủi ro, người ta đã cam kết đưa các yếu tố sản xuất tham gia vào những dàn xếp hợp tác chủ định và tương đối bền vững được gọi là các “tổ chức”. Và những tổ chức kinh tế tư nhân ấy sẽ hoạt động vì lợi ích của chủ sở hữu với mức độ hiệu quả khác nhau với những cơ cấu khuyến khích và chế tài khác nhau. Tổ chức thực sự phát huy vai trò nếu như thị trường vận hành yếu kém, chi phí giao dịch đắt đỏ hoặc không hề hoạt động - ví dụ như các nước xã hội chủ nghĩa. Khi đó, người ta có xu hướng hoạt động nhiều trong phạm vi nội bộ, tổ chức để có thể giảm thiểu chi phí giao dịch (thị trường), đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, với những tiến bộ về khoa học công nghệ thì quá trình chuyên môn hóa ngày càng được gia tăng. Tuy nhiên, tổ chức cũng có nhiều vấn đề nảy sinh vì mọi người hợp tác với nhau trên cơ sở những thỏa thuận quan hệ mở và thiếu rạch ròi. Ví dụ như việc chủ sở hữu về vốn khi đầu tư vào một dự án có thể bị chèn ép bởi các chủ sở hữu về các yếu tố sản xuất bổ trợ cho dự án ấy. Hay ở các tổ chức hiện đại, ví dụ như công ty cổ phần, thì lại nằm dưới sự quản lý của người đại diện (là các giám đốc công ty) chứ không phải là các chủ sở hữu nguồn vốn, điều này gây ra “vấn đề thân chủ - đại diện” - nguy cơ người đại diện không hành xử vì quyền lợi của thân chủ. Những vấn đề này được hạn chế nhờ các quy tắc bên trong về quản trị công ty, luật pháp quy định bên ngoài và đặc biệt là nhờ sự vận hành hiệu quả của thị trường sản phẩm, thị trường vốn, thị trường nhân sự. 9.1. CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ, ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH 9.1.1. Định nghĩa về tổ chức Theo Vanberg, 1992: * Định nghĩa: “Tổ chức” là dàn xếp bài bản, tương đối bền vững, nhằm góp chung các nguồn lực sản xuất để theo đuổi một hay một số mục đích chung. Ví dụ WTO (thương mại quốc tế), OECD (hợp tác và phát triển kinh tế), UN (liên hiệp quốc),... * Đặc điểm: 1

-

Những nguồn lực này được phối hợp trong khuôn khổ một kiểu trật tự thứ bậc (hierarchical order) nào đó bằng một sự hỗn hợp thể chế và mệnh lệnh.

-

Quá trình vận hành của tổ chức chịu sự giám sát và sẽ được chỉnh đốn nếu nó không đạt mục tiêu đã đề ra.

-

Các tổ chức dựa trên một tập hợp quy tắc, một bộ luật cơ bản dắt nguồn hoặc từ hợp đồng tự nguyện tư nhân (hợp tác xã, câu lạc bộ và doanh nghiệp) và từ quyền lực chính trị (cơ quan quản lý hành chính).

-

Tại đa số các cộng đồng, các tổ chức được phép hành xử như những đơn vị độc lập. Chúng có thể ký kết hợp đồng vì lợi ích của mình.

-

Các tổ chức thường xử lý những hoạt động tương tác phức tạp, không thể quy định rõ ràng và thương lượng hoàn chỉnh.

9.1.2. Định nghĩa về tổ chức kinh tế * Định nghĩa: “Tổ chức kinh tế” có thể hiểu là những dàn xếp xã hội tạo thuận lợi cho các dòng thông tin, phục vụ quá trình thu nhập, thử nghiệm và khai thác tri thức, đồng thời thỏa mãn khát vọng khích động và tương tác xã hội. * Các hình thức tổ chức kinh tế: -

Doanh nghiệp hợp nhất (incorporated firm), là phổ biến nhất. Hình thức này thường được dàn xếp tương đối bền vững nhằm theo đuổi một mục tiêu nào đấy chẳng hạn như tìm kiếm lợi nhuận. Ví dụ: Apple Incorporated company bao gồm Beats Electronic, PrimeSense, NextVR,...

-

Tổ chức kinh tế tạm thời cũng khá phổ biến. Ví dụ như việc một tổ chức được thành lập để xây dựng một nhà máy hay xây cơ sở hạ tầng cho một khu vực, các tổ chức này sẽ bị giải thể ngay sau khi hoàn thành mục tiêu.

-

Tổ chức kinh tế mở, tự nguyện: là các doanh nghiệp gia đình (family firm), hiệp hội thương mại (trade association), câu lạc bộ (club), hợp tác xã (cooperative), nghiệp đoàn (trade union), tổ chức tín thác (trust) và hội tương thân tương ái (mutual benefit society).

* Những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế: -

Ai là người được giữ phần lợi nhuận còn lại hay gánh chịu khoản thua lỗ khả dĩ?

2

-

Lãi lỗ được phân bổ như thế nào nếu tổ chức thuộc sở hữu của hai đối tác trở lên?

-

Ai là người kiểm soát hoạt động của tổ chức, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn?

-

Các chủ sở hữu kiểm soát ban giám đốc như thế nào, nếu quyền sở hữu và bộ máy quản lý tách rời nhau?

9.1.3. Chi phí giao dịch và các tổ chức -

Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm lao động trên thị trường lao động mỗi ngày, từng số lượng đầu vào có thể mua riêng, các nguồn vốn có thể vay theo kỳ hạn và toàn bộ đầu ra có thể đem bán trên thị trường. Tuy nhiên thì nếu thực hiện theo cách này, doanh nghiệp gây ra những chi phí giao dịch vô cùng lớn. Điển hình là việc ký kết một hợp đồng một lần (on-off contract) sẽ tạo nên các chi phí thông tin. => Tổ chức “doanh nghiệp” ra đời để tiết kiệm các loại chi phí thông qua ký kết các hợp đồng dài hạn như hợp đồng quan hệ và các cá nhân trong tổ chức cùng hướng tới một mục đích chung

-

Những dàn xếp tương đối lâu dài như thế, vốn tạo ra những ‘liên minh bền vững của các quyền tài sản’, có thể giảm bớt quyền tự do của cá nhân trong việc định đoạt quyền tài sản của mình tại mỗi thời điểm, song do các cam kết đối với tổ chức giúp tiết giảm chi phí giao dịch nên chúng lại nâng cao giá trị của các quyền tài sản. Vì vậy, mong muốn được độc lập đầy đủ và hoàn toàn thoát khỏi mọi cam kết của một người có xu hướng phải trả giá bằng mức độ hiệu quả trong việc đạt mục đích của anh ta và tạo ra thu nhập cho anh ta.

9.1.4. Tính đặc thù của tài sản -

Chủ sở hữu nguồn vốn, tri thức cùng các nguồn lực khác vì những lý do kỹ thuật thường buộc phải giao phó nguồn lực của mình một cách lâu dài và không thể đảo ngược dưới những hình thái đặc thù (tính đặc thù của tài sản – asset specificity). Họ cũng thu nhận những tri thức đặc thù giá trị mà họ chỉ có thể sử

3

dụng khi vẫn tiếp tục hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù (tính đặc thù của nguồn vốn con người – human capital specificity) -

Các khoản đầu tư này sẽ chỉ tạo ra lợi nhuận kỳ vọng nếu những tài sản đặc thù đó vận hành bình thường trong một khoảng thời gian dài.

-

Tuy nhiên, chủ sở hữu của những nguồn lực bổ trợ khác, chẳng hạn như lực lượng lao động lành nghề, có thể lại muốn khai thác tình trạng thiếu khả năng linh hoạt (inflexibility) của chủ sở hữu nguồn vốn cùng những người nắm tri thức đặc thù bằng cách gây ách tắc (hold up) cho quá trình vận hành và ép buộc họ phải chi nhiều tiền hơn. => Đây là trường hợp mà những người nắm quyền lực tìm cách khai thác quyền lực vì đối tác của mình không có khả năng thay thế hay trốn tránh

-

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây thậm chí còn là điều kiện tiên quyết để tiến hành một phi vụ đầu tư cụ thể.

-

Trong những TH như thế, lý do để kết hợp các quyền tài sản trong một tổ chức là nhằm tránh rủi ro, hay nói cách khác, mong muốn giảm bớt bất trắc và tiết kiệm chi phí thông tin bằng cách tạo ra một trật tự có tổ chức và đáng tin cậy hơn.

-

Sự cần thiết phải xem xét tính đặc thù của tài sản dựa trên ba điều kiện gắn với nhau: (a) mọi người chỉ có thông tin hữu hạn, khát vọng hữu hạn, và do vậy hành xử với tính duy lý bó buộc; (b) con người mang bản chất cơ hội, trừ phi bị ngăn chặn bằng các thể chế; (c) một số người nắm giữ những tài sản với tính đặc thù nổi bật.

-

Trong ba điều kiện này, những lỗ hổng trong các hợp đồng quan hệ có thể bị những cá nhân cơ hội chủ nghĩa khai thác, gây phương hại cho chủ sở hữu của những tài sản đặc thù, những người không có lựa chọn đáng giá nào khác để thay đổi hình thức sử dụng tài sản của mình.

-

Việc thử nghiệm để xem liệu các giả thuyết này có luôn phù hợp hay không còn phụ thuộc vào truyền thống và bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Chủ nghĩa cơ hội thường xuyên bị kiểm soát bằng các thể chế bên ngoài (pháp luật) và các thể chế bên trong của cộng đồng nói chung (các quy tắc luân lý, tập quán). 4

-

Người ta cũng không rõ là liệu các nhà lãnh đạo tổ chức có luôn khả dĩ lường trước chi phí và lợi ích tương lai của việc mua đầu vào trên thị trường so với hình thức ràng buộc những nguồn cung này vào trong phạm vi tổ chức hay không. => Vì vậy, những kết luận rút ra từ mô hình Williamsoni (Williamson model) dường như lại dựa trên những cơ sở mơ hồ, nhất là cái ý tưởng cho rằng người ta luôn có thể biết kết quả toàn cục của những dàn xếp thay thế.

9.1.5. Hệ thống thứ bậc và sự lãnh đạo -

Định nghĩa về tổ chức luôn chứa đựng một yếu tố cấu thành là nó có một hoặc một số mục đích (mục tiêu) giúp đoàn kết các thành viên lại. Mục tiêu có thể là do các nhà lãnh đạo chủ động thiết lập hoặc bắt nguồn từ sự tham vấn và quyết định tập thể của các thành viên.

-

Định nghĩa về tổ chức kinh tế tư nhân còn chứa đựng yếu tố tính bền vững qua thời gian: ở đây có sự chung sức lâu dài của các quyền tài sản về nguồn vốn, lao động, bí quyết và đất đai. => Vì thế, nhiều trong số những công ty cổ phần đầu tiên lại chỉ tồn tại trong khoảng thời gian của một dự án cụ thể. Ngày nay, đa số tổ chức kinh tế đều dự định là tồn tại lâu dài.

-

Khái niệm tổ chức cũng bao hàm ý niệm về hoạt động phối hợp theo một kế hoạch phân giao nhiệm vụ cụ thể. Điều này đòi hỏi một quyết định nào đó liên quan đến chuyện ai là người nắm quyền tối cao trong công tác hoạch định, chỉ huy và kiểm soát tối thiểu một số mặt hoạt động của tổ chức, đồng thời nó hàm ý một kiểu hệ thống thứ bậc nào đó.

-

Trong bất kỳ trường hợp nào, không phải mặt hoạt động nào của tổ chức cũng đều có thể trù định và điều khiển được, vì thế các quy tắc đóng vai trò quan trọng trong khâu phối hợp nội bộ.

-

Những quy tắc khái quát khích lệ các thành viên đưa ra nhận định và sáng kiến độc lập trong tổ chức, trong khi mệnh lệnh lại dựa trên quyền lực và sự lệ thuộc. Nếu thiếu sự thực hành thận trọng, điều này có thể sẽ phá vỡ trật tự trong đầu của các thành viên tổ chức, đồng thời làm xói mòn năng suất và lòng trung thành của họ. 5

-

Tình trạng nổi bật hay mờ nhạt của các yếu tố mệnh lệnh theo kiểu thứ bậc) trong một tổ chức kinh doanh có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động và khả năng linh hoạt của nó. Việc đề cao tầm quan trọng của mệnh lệnh theo thứ bậc sẽ tạo ra sự phối hợp chặt chẽ nhưng nó đòi hỏi cơ chế kiểm soát, đo lường và giám sát tốn kém. Không chỉ vậy, nó còn làm xói mòn đi sự nhiệt tình và sự sáng tạo của thành viên trong tổ chức. => Cần phải hạ thấp tầm quan trọng của mệnh lệnh và hệ thống thứ bậc, phát huy biện pháp giúp tạo trật tự bên trong.

-

Vì vậy, các tổ chức kinh doanh hiện đại thường chú trọng công tác đào tạo kỹ năng phán xét và cố gắng khích lệ các thành viên bằng cách làm cho họ thấm nhuần ‘văn hóa kinh doanh’ , tức là, những mục tiêu và quy tắc chung của tổ chức. Chúng khuyến khích hệ thống thứ bậc theo chiều ngang, sự chung sức và sự tưởng thưởng cho thành tích cạnh tranh nội bộ. => Ngày nay, phong cách quản lý này thường được xem là phù hợp hơn so với các hệ thống thứ bậc, bộ máy tổ chức hình chóp, sự phục tùng mệnh lệnh và tình trạng phụ thuộc vào các biện pháp kiểm soát chặt chẽ

-

Các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) có xu hướng được cơ cấu, phối hợp và lãnh đạo bởi các chủ sở hữu của chính yếu tố sản xuất gây cản trở cho tăng trưởng.

-

Gần đây, một số loại hình doanh nghiệp mới lại đang được điều hành bởi chủ nhân của tri thức quý hiếm, họ vay mượn vốn và thuê lao động

9.2. CHI PHÍ TỔ CHỨC, HỢP ĐỒNG QUAN HỆ VÀ RỦI RO ÁCH TẮC 9.2.1. Chi phí tổ chức -

Khái niệm chi phí tổ chức: là các chi phí nguồn lực nhằm hoạch định, thành lập, và điều hành một tổ chức. Gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.

● Chi phí cố định và không thể thu hồi (fixed, sunk cost) nhằm tìm kiếm thông tin và thiết kế tổ chức ● Chi phí biến đổi (variable cost) nhằm phục vụ cho hoạt động của tổ chức. Chi phí biến đổi bao gồm các chi phí nhằm giám sát hoạt động của những người cộng

6

tác theo nghĩa vụ hợp đồng, thông báo những bất cập và phân xử xung đột nội bộ, và, nếu cần thiết, áp đặt những tiêu chuẩn tác nghiệp đã thống nhất =>Nhìn chung, người thành lập doanh nghiệp phải chịu chi phí cố định khi họ trù tính, thành lập tổ chức và chi phí lặp đi lặp lại khi điều hành tổ chức: thông tin liên lạc với người cộng tác, (tái) đàm phán các dịch vụ chuyển nhượng và giao dịch, giám sát hoạt động của những đại diện khác nhau, và trừng phạt những thành viên làm việc không đạt yêu cầu -

Chi phí tổ chức: điều này xảy ra khi mọi người phối hợp với nhau trong phạm vi tổ chức. Chi phí tổ chức và sự lãnh đạo

-

Nghệ thuật lãnh đạo tổ chức liên quan chặt chẽ đến việc duy trì chi phí tổ chức nội bộ ở mức thấp. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với việc:

● Thu nhập thông tin chuẩn xác về mọi khía cạnh trong hoạt động tổ chức. ● Làm cho thông tin trở nên nhất quán. ● Tránh mâu thuẫn và bất đồng giữa những người cộng tác và việc giải quyết mâu thuẫn tiềm tàng. -

Khi người lãnh đạo trung thành với quy tắc minh bạch trong hành động, tránh quyết định tùy ý, họ sẽ tạo được danh tiếng và sự tin cậy, những người phối hợp với nhau đều nắm được thông tin và mục tiêu chiến lược → giúp tiết kiệm chi phí tìm kiếm thông tin cần thiết. Sự pha trộn giữa các chỉ thị và quy tắc phổ thông ảnh hưởng lớn đến chi phí điều hành tổ chức.

● Các thành viên đa dạng càng được giáo dục, đào tạo khích lệ hơn, các quy tắc chung càng góp phần tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những tổ chức vẫn phụ thuộc nặng nề vào mệnh lệnh tình thế. ● Khi các sản phẩm và dịch vụ phải làm theo yêu cầu đặc thù, việc dựa vào mệnh lệnh và sự giám sát sẽ làm suy yếu nhiệt huyết của những người cộng tác trong việc hoàn thành nhiệm vụ 1 cách tự phát và chia sẻ thông tin với lãnh đạo.

7

=> Như vậy, bài toán tri thức là thách thức chủ yếu đối với mọi tổ chức. Nghệ thuật lãnh đạo liên quan chặt chẽ đến việc giải bài toán này. Một giả thuyết được đặt ra: Nếu tri thức hoàn hảo tồn tại, người ta sẽ ít cần tới công tác quản lý. 9.2.2. Tích hợp -

Trong quá trình lên kế hoạch thực hiện công việc, lãnh đạo tổ chức thường phải đánh giá công việc và đưa ra quyết định công việc có cần thuê thêm nhà thầu phụ hay không.

-

Nguyên tắc chung ở đây là so sánh chi phí giao dịch dự kiến trên thị trường với chi phí tổ chức dự kiến.

-

Tích hợp gồm:

● Tích hợp dọc: “Trong kinh tế học vĩ mô và quản lý, thuật ngữ tích hợp dọc chỉ việc sáp nhập các công ty sản xuất những sản phẩm khác nhau mà chúng lại kết hợp với nhau để thoả mãn một nhu cầu nào” (Giáo trình Kinh tế học thể chế Trật tự xã hội & chính sách công, T.269), đó giữa hai công ty đang tiến hành kinh doanh cho cùng một sản phẩm nhưng ở các cấp độ khác nhau của quy trình sản xuất. ● Tích hợp ngang: là “việc sáp nhập các công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm”. việc sáp nhập hai hoặc nhiều công ty, cùng tham gia vào một hoạt động kinh doanh và mức độ hoạt động như nhau => Liên kết chuỗi cung ứng theo chiều dọc và ngang là những chiến lược quản lý chuỗi cung ứng được các công ty áp dụng để tận dụng những lợi thế sẵn có 9.2.3. Thuê ngoài dịch vụ (Outsourcing) -

Là hình thức sử dụng những nguồn lực bên ngoài để thực hiện công việc mà đáng nhẽ ra nhân viên trong công ty cần đảm nhận. Thuê ngoài là phương án chuyển giao lại công việc cho người cung cấp dịch vụ có chất lượng và chuyên môn cao. Trong một số trường hợp, thuê ngoài còn bao gồm cả việc chuyển những nhân viên trong doanh nghiệp sang công ty làm dịch vụ thuê ngoài.

8

-

Có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp lựa chọn thuê ngoài để thực hiện một vài công việc nhất định. Những lý do phổ biến nhất chính là: + Giảm thiểu và quản lý tốt hơn chi phí + Nâng cao chuyên môn chính của công ty + Tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài + Khai thông nguồn lực bên trong cho nhiều mục đích. + Hợp tác với những công ty đứng đầu

9.2.4. Hợp đồng quan hệ rõ ràng và hợp đồng quan hệ ngầm định -

Hợp đồng quan hệ: dùng để chỉ quan hệ mua bán trao đổi tài sản giữa các chủ thể với nhau. Hợp đồng quan hệ ngầm định là sự hiểu biết lẫn nhau về sự cho và nhận giữa các thành viên của một tổ chức hay một nhóm.

-

Hợp đồng quan hệ ngầm định giúp:

● Thiết lập những thể chế làm nên “văn hóa công ty” hay “tinh thần đồng đội” ● Duy trì chi phí thông tin và phối hợp nội bộ ở mức thấp, đồng thời đảm bảo một phạm vi tự do ra quyết định độc lập cho những ai hành xử trong khuôn khổ quy tắc đó. -

Tạo ra động lực và thúc đẩy sức sáng tạo, chuyển đổi mục tiêu từ thái độ phục tùng, chấp nhận sang ứng xử táo bạo, sáng tạo.

-

Hợp đồng quan hệ rõ ràng và hợp đồng quan hệ ngầm định chỉ xác lập khả năng tiên đoán ở một mức độ nhất định, chúng bao hàm những điều khoản giúp xử lý những tình huống khả dĩ theo một cách thức phổ thông và không cụ thể.

9.3. QUYỀN SỞ HỮU VÀ SỰ KIỂM SOÁT: VẤN ĐỀ THÂN CHỦ - ĐẠI DIỆN TRONG KINH DOANH -

Tiêu chuẩn định hình của mọi tổ chức kinh tế là đáp án của câu hỏi: “Ai là người thụ hưởng lợi nhuận?”, “Ai là người gánh chịu thua lỗ?”.

-

Chúng ta gọi những người mà câu hỏi trên đề cập đến là thân chủ. ...


Similar Free PDFs