Những trường hợp cấm kết hôn ở Việt Nam PDF

Title Những trường hợp cấm kết hôn ở Việt Nam
Author Minh Anh Dương
Course Pháp luật
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 234.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 217
Total Views 774

Summary

Download Những trường hợp cấm kết hôn ở Việt Nam PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH

MỤC LỤC I.

Mở đầu:.................................................................................................................... 3

II.

Khái quát về Luật Hôn nhân và gia đình:.............................................................3 1.

Khái niệm:......................................................................................................... 3

2.

Đối tượng điều chỉnh:........................................................................................4

3.

Phương pháp điều chỉnh:...................................................................................4

4.

Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình:..........................................5

5.

Một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình:..................................5

III.

Khái quát về kết hôn:............................................................................................6

1.

Khái niệm:.........................................................................................................6

2.

Điều kiện kết hôn:.............................................................................................7

3.

Đăng ký kết hôn:...............................................................................................8

IV.

Những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia

đình hiện hành:...............................................................................................................9 1.

Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình

hiện hành:...................................................................................................................9 2.

Phương thức xử lý việc kết hôn thuộc trường hợp bị cấm:..............................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................18

I. Mở đầu: Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội và với con người. Đối với sự hình thành và phát triển của xã hội thì gia đình có vai trò quyết định vì gia đình là tế bào của xã hội, là một đơn vị kinh tế của xã hội. Chính vì lẽ đó gia đình êm ấm, hạnh phúc thì đất nước, xã hội mới có thể phát triển. Đối với con người, gia đình là môi trường quan trọng, là “cái nôi” trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, phẩm chất của một con người Việt Nam với lòng giàu tình yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, là người có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, có nghĩa tình với mọi người xung quanh, có tinh thần quốc tế chân chính, ... Chính vì thế gia đình là một phần không thể thiếu của mỗi con người cũng như xã hội. Để tạo dựng lên một gia đình cần một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng và sự kiện này được khái niệm là kết hôn. Tuy nhiên để làm phát sinh quan hệ hôn nhân thì phải đáp ứng được điều kiện kết hôn và cần hiểu được các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bàn hành.

II. Khái quát về Luật Hôn nhân và gia đình: 1. Khái niệm: Luật Hôn nhân và gia đình là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình, về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật nhằm mục đích xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và bình đẳng. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết

hôn. Theo đó, hành vi kết hôn giữa nam và nữ là sự kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Tóm lại, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha cùng mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha cùng mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. 2. Đối tượng điều chỉnh: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ và con cái; giữa các thành viên khác trong gia đình. Quan hệ thân nhân là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về các lợi ích nhân thân như tình thương yêu, sự chung thủy, sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình. Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về các lợi ích về tài sản như quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, sở hữu tài sản. 3. Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và

gia đình. Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật Hôn nhân và gia đình là phương pháp bình đẳng và phương pháp tự nguyện. 4. Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử các con. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. 5. Một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình: Kết hôn: - Khái niệm. - Điều kiện kết hôn. - Đăng ký kết hôn. Ly hôn: - Khái niệm: - Điều kiện ly hôn. - Các hậu quả pháp lý:

 Về quan hệ tài sản:  Đối với tài sản chung của vợ chồng.  Đối với tài sản riêng của vợ chồng.  Về quan hệ nhân thân.  Về con chung. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng: - Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng. - Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng.  Quyền và nghĩa vụ sở hữu tài sản của vợ, chồng.  Về tài sản chung của vợ chồng.  Về tài sản riêng của vợ chồng.  Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng.  Quyền thừa kế. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con: - Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. - Quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ và con:  Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha, mẹ đối với con.  Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của con đối với cha, mẹ. - Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha, mẹ và con:  Quyền và nghĩa vụ của cha me.  Quyền và nghĩa vụ của con.

III.Khái quát về kết hôn: 1. Khái niệm:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hon và đăng lí kết hôn. Dưới góc độ pháp lý, kết hôn được hiểu là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng được Nhà nước thừa nhận. 2. Điều kiện kết hôn: - Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.  Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh.  Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.  Việc quy định độ tuổi kết hôn nhằm đảm bảo sự phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, sức khỏe, khả năng lao động của con người, có đủ điều kiện để thực hiện tốt trách nhiệm vợ chồng, cha mẹ, thực hiện các nghĩa vụ và quyền theo quy định của pháp luật. - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.  Sự tự nguyện thể hiện thông qua các hành vi: cùng nhất trí trong việc xác lập quan hệ hôn nhân, hoàn thành các thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Việc quy định ý chí tự nguyện kết hôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hôn nhân và gia đình, bởi vì hôn nhân chỉ có thể đạt được mục đích khi việc kết hôn là tự nguyện, loại trừ những việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện và xóa bỏ tàn tích của hôn nhân phong kiến lạc hậu. - Cả nam và nữ đều không bị mất năng lực hành vi dân sự.  Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết

định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận định pháp y tâm thần.  Người mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn vì họ không thể hiện được ý chí khi tham gia kết hôn. - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các Điểm a, b, c, d thuộc Khoản 2, Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình. 3. Đăng ký kết hôn: Nam, nữ khi kết hôn phải đăng ký kết hôn theo đúng trình tự, thủ tục. Đăng ký kết hôn là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện kết hôn của nam, nữ. Về thẩm quyền đăng ký kết hôn, theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 như sau: - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở Việt Nam; kết hôn của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam. - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịnh nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. - Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn xem xét điều kiện kết hôn, yêu cầu hai bên cho biết ý chí tự nguyện kết hôn. Khi đáp ứng đủ các điều kiện và tiến hành các thủ tục đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ được trao Giấy chứng nhận kết hôn.

Nam, nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn mà muốn kết hôn lại với nhau phải đăng ký kết hôn. Ngoài ra, còn có những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau không đăng ký kết hôn nhưng được Nhà nước công nhận là vợ chồng. Những trường hợp này đa số xuất phát từ điều kiện lịch sử của đất nước mà không thể thực hiện việc đăng ký kết hôn. Đó là trường hợp nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo luật định, chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn trước ngày 03/01/1987 và ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng lý kết hôn.

IV. Những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành: 1. Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành: Các điều kiện cấm kết hôn là những điều kiện do Nhà nước quy định mà nếu thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn thì không được phép kết hôn. Nam, nữ khi kết hôn phải không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Có các trường hợp cấm kết hôn sau đây: - Kết hôn giả tạo:  Kết hôn giả tạo là việc lợi ích kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Trên nguyên tắc, kết hôn giả tạo vẫn sẽ đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng. Tuy nhiên, mục đích của kết hôn là xây dựng gia đình không được đảm bảo.

 Kết hôn giả tạo: việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.  Vì kết hôn giả tạo là việc kết hôn không dựa trên tình yêu mà là lợi ích đôi bên nên các cặp vợ chồng này sẽ không tôn trọng nhau nên thường xảy ra mâu thuẫn để cuối cùng có thể xảy ra cảnh bạo lực gia đình và các vụ án nghiêm trọng. Những đứa trẻ được sinh ra từ cuộc hôn nhân giả tạo sẽ không thể nhận được tình cảm từ cha hoặc mẹ hoặc cả hai, từ đó có thể mắc các bệnh về tâm sinh lý.  Trong thực tế, việc xác định và nhận biết kết hôn giả tạo rất khó vì việc kết hôn này thường được sắp đặt, dàn dựng và toàn bộ hồ sơ thủ tục pháp lý là đầy đủ và hợp pháp.  Hiện nay có vô số người phụ nữ Việt Nam chấp nhận những rủi ro và nguy hiểm để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật này với mục đích kết hôn với người nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, ... cùng mong muốn đổi đời, thoát nghèo. Điều này dẫn đến việc hình thành các đường dây kinh doanh kết hôn giả tạo. - Tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn; lừa dối kết hôn, ly hôn; cản trở kết hôn, ly hôn:  Khái niệm:  Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Cụ thể là nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi khi xác định tuổi theo ngày, tháng, năm sinh.  Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

 Lừa dối kết hôn, ly hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn hoặc ly hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn hoặc ly hôn.  Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.  Hậu quả:  Việc tảo hôn gây hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, sự trưởng thành của trẻ em về mặt tâm sinh lý, nhất là các tre em gái do sức khỏe sinh sản của các em còn kém, các bộ phạn trên cơ thể còn phát triển cộng thêm việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ và nuôi con khi còn trẻ sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của cơ thể con người. Từ đó dẫn đến các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con.  Tảo hôn còn tước đoạt nhiều quyền con người của các em, ảnh hưởng đến sự tồn vong và phát triển của nhóm cộng đồng và dân tộc. Vì có nhiều em đang ngồi trên ghế nhà trường phải bỏ học đi lấy chồng lấy vợ, mất đi cơ hội học tập và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cuộc sống. Từ đó, các em không có đủ cơ hội lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình bị hạn chế do các em chỉ có thể làm nông nghiệp hoặc lao động phổ thông dẫn đến tình trạng đói nghèo bị kéo dài nhiều thập kỉ của các làng, cộng đồng trên núi.  Ngoài ra, việc kết hôn sớm và có con khi còn trẻ dễ dẫn đến đổ vỡ hôn nhân vì các cặp đôi chưa chuẩn bị kĩ tinh thần cũng như kinh tế và các kiến thức nuôi dạy con cái nên những người làm cha mẹ này dễ bị khủng hoảng về tâm lý và thường xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.  Các hành vi như cản trở, lừa dối và cưỡng ép kết hôn hay ly hôn đều là những hành vi để đạt được mong muốn từ một phía và không được xây dựng trên tình

yêu từ hai người nên rất dễ bị đổ vỡ, không hạnh phúc và có thể dẫn đến tình trạng bạo hành gia đình.  Thực trạng:  Tảo hôn là một hủ tục tồn tại từ rất lâu đời ở nhiều nhóm cộng đồng và các dân tộc, đặc biệt là miền núi vì việc tuyên truyền và hiểu biết pháp luật của người dân ở đây vẫn còn rất kém do địa hình hiểm trở, thông tin đến đây còn khó khăn, cuộc sống người dân thì thiếu thốn, tri thức còn thấp.  Việc cấm các hành vi trên nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, thể hiện ý chí tự nguyện của nam, nữ khi đăng lý kết hôn hoặc ly hôn. - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng:  Khái niệm:  Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.  Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.  Hậu quả:  Những đứa trẻ từ những cặp đôi kết hôn cận huyết thường là những đứa trẻ mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng hay thậm chí là chết non khi

còn trong bụng mẹ hoặc khi vừa mới sinh ra dẫn đến có thể gây tử vong cho mẹ trong quá trình sinh nở.  Ngoài ra, đối với xã hội và đất nước, việc kết hôn cận huyết ảnh hướng lớn đến số lượng dân số và làm suy giảm giống nòi của dân tộc do khi kết hôn cận huyết sẽ làm tăng xác suất tổ hợp của các gen lặn có hại cho cơ thể lại với nhau gây ra các bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh ở trẻ.  Đây là các quy định hoàn toàn phù hợp với đạo đức, văn hóa của người Việt Nam, bảo vệ những nét đẹp mang giá trị văn hóa, truyền thống đối với đời sống hôn nhân và gia đình, đồng thời góp phần ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình. - Yêu sách của cải trong kết hôn: Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn đồng giới nhưng cũng không công nhận các cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính. 2. Phương thức xử lý việc kết hôn thuộc trường hợp bị cấm: Tùy thuộc vào hành vi và mức độ vi phạm mà mỗi hành vi sẽ có mức xử phạt khác nhau và biện pháp xử phạt khác nhau. - Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý các bên kết hôn trái pháp luật khi có sự cố ý duy trì quan hệ chung sống trái pháp luật giữa các bên kết hôn trái pháp luật, do vi phạm điều kiện kết hôn mà pháp luật hành chính cho rằng, đã vi phạm trật tự công cộng và cần thiết phải xử lý. Tuy nhiên, cần lưu ý biện pháp hành chính có thể không được áp dụng đối với một số chủ thể trong quan hệ kết hôn trái pháp luật vì các lý do như độ tuổi hoặc là nạn nhân của việc kết hôn trái pháp luật.

Mặt khác, biện pháp hành chính cũng có thể được áp dụng đối với những chủ thể khác (không phải là hai bên kết hôn) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như: Tổ chức tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện… hoặc vi phạm quy định về đăng ký kết hôn. Có thể kết hợp đa dạng nhiều hình thức xử lý khác nhau với các bên kết hôn trái pháp luật và các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp hành chính khi xử lý quan hệ kết hôn trái pháp luật phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Biện pháp hành chính được áp dụng phổ biến để xử lý kết hôn trái pháp luật là cảnh cáo và phạt tiền. - Biện pháp hình sự là việc các cơ...


Similar Free PDFs