Phân tích hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế PDF

Title Phân tích hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế
Course Giao dịch TMQT
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 64
File Size 2.5 MB
File Type PDF
Total Downloads 114
Total Views 1,035

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---------o0o---------TIỂU LUẬNMÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾPhân tích hợp đồng thương mại và quy trình thực hiện hợpđồng xuất nhập khẩu lô hàng thạch dừa nguyên liệu giữa côngty TNHH MTV Trương Phú Vinh và Công Ty TNHH Thươngmại PURESUN ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------o0o---------

TIỂU LUẬN MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phân tích hợp đồng thương mại và quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu lô hàng thạch dừa nguyên liệu giữa công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh và Công Ty TNHH Thương mại PURESUN Đài Loan NHÓM SỐ 1

LỚP TMA302(GD2-HK1-2021).8

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

i

Trang bìa phụ

ii

Điểm cộng : 1. Thuyết trình

Có [  ]

Không [ ]

Đề tài thuyết trình: Phân tích hợp đồng và tìm quy trình thực hiện một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2. Bài trình chiếu

Có []

Không [ ]

Nếu có file trình chiếu:

Đã upload [] Chưa upload [ ]

3. Video

Có [ ]

Không [ ]

Nếu có video:

Đã upload [ ]

4. Sưu tập hợp đồng 5. Sưu tập bộ chứng từ

Có []

Chưa upload [ ] Không [ ]

Có []

Không [ ]

iii

MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................vi LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ..................................................................2 1.1 Khái niệm....................................................................................................... 2 1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế...................................2 1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.....................2

iv 1.4 Bố cục của hợp đồng..................................................................................... 2

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG.......................................4 2.1 Tổng quan hợp đồng..................................................................................... 4 2.1.1 Về nội dung............................................................................................. 4 2.1.2 Về hình thức........................................................................................... 5 2.2 Chủ thể của hợp đồng................................................................................... 5 2.3 Đối tượng của hợp đồng................................................................................ 8 2.4 Phân tích nội dung hợp đồng........................................................................9 2.4.1 Điều khoản 1: Tên hàng - Phẩm Chất - Số lượng - Giá cả...................9 2.4.2 Điều khoản 2: Điều khoản thanh toán................................................14 2.4.3 Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng..................................................16 2.4.4 Điều khoản 4: Điều khoản chứng từ...................................................16 2.4.5 Điều khoản 5: Điều khoản trọng tài....................................................18 2.4.6 Điều khoản 6: Điều khoản chung........................................................19

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.............................................................................................21 3.1 Quy trình giao nhận hàng hóa....................................................................21 3.1.1 Chuẩn bị hàng hóa............................................................................... 21 3.1.2 Kiểm tra, giám định hàng hóa..............................................................22 3.1.3 Thuê tàu................................................................................................ 23 3.1.4 Thông quan xuất khẩu hàng hóa và giao hàng...................................25 3.2 QUY TRÌNH THANH TOÁN....................................................................31 3.2.1 Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C).......31 3.2.2 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C)......37

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN...41

v 4.1. Phiếu đóng gói hàng hóa............................................................................ 41 4.2. Hóa đơn thương mại.................................................................................. 43 4.3. Vận đơn:...................................................................................................... 44 4.4. Tờ khai hải quan........................................................................................ 45 4.5. Chứng nhận xuất xứ................................................................................... 49

KẾT LUẬN.....................................................................................51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................53 PHỤ LỤC.......................................................................................54

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT L/C

Letter of credit

CIC

Credit Information Center

B/L

Bill of Lading

1

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, thương mại quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng, đem đến nhiều cơ hội to lớn giúp doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường trên thế giới. Đối với mỗi quốc gia, hoạt động giao dịch quốc tế ngày càng trở nên sôi động và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Trong giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tiến tới một thương vụ thành công cho các bên tham gia. Bởi vậy, cần phải chú trọng, quan tâm và phát triển đến việc giao kết hợp đồng thương mại giữa các quốc gia . Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang xích lại với các thị trường trên thế giới thông qua cầu nối hoạt động thương mại quốc tế. Các hoạt động này đang giúp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí trên bản đồ kinh tế thế giới. Trong đó kinh doanh xuất nhập khẩu đóng một vai và đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước ta. Chính vì vậy, cần phải khẳng định việc soạn thảo, thỏa thuận và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu là một trong những công việc quan trọng, nó quyết định xem có thể thực hiện việc giao dịch mua bán hay không và cũng liên quan lớn đến việc thực hiện như thế nào, cũng như kết quả của việc giao dịch. Vì thế một hợp đồng xuất nhập khẩu và các chứng từ hàng hóa, vận tải liên quan là thứ tiên quyết và quan trọng đối với các giao dịch quốc tế. Trước thực tế đó, nhóm 1 đã thực hiện phân tích hợp đồng thương mại và quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu lô hàng thạch dừa nguyên liệu giữa công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh và Công Ty TNHH Thương mại PURESUN Đài Loan.

2

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán được ký kết giữa các thương nhân, các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, bên bán cam kết chuyển vào quyền sở hữu của bên mua một loại hàng hóa, dịch vụ và được nhận một khoản tiền tương đương trị giá hàng hóa và dịch vụ đó.

1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Có sự chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua - Mang tính chất đền bù: Tiền bán hàng và giá trị hàng hóa phải tương đương với nhau. - Mang tính chất song vụ: Hai bên có những nghĩa vụ song song, tương ứng với nhau. - Chủ thể của hợp đồng: các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau - Hàng hoá: di chuyển qua biên giới - Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ 1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận của các bên. - Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp. - Nội dung hợp đồng là hợp pháp. - Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu. - Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp 1.4 Bố cục của hợp đồng - Số hiệu hợp đồng - Địa điểm ngày tháng ký hợp đồng - Phần mở đầu: • Lý do căn cứ ký hợp đồng

3 • Tên địa chỉ các bên • Tên và chức vụ của người đại diện • Các định nghĩa - Các điều khoản thoả thuận: • Các điều kiện kỹ thuật thương phẩm học • Các điều kiện tài chính • Các điều kiện vận tải • Điều kiện pháp lý - Phần ký kết • Số bản của hợp đồng • Chữ ký của các bên (ghi rõ nơi ký hợp đồng, đại diện các bên, họ và tên, chức vụ và chữ ký)

4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG 2.1 Tổng quan hợp đồng 1.4.1 Về nội dung

a.Phần mở đầu  Số hiệu hợp đồng: TPV 01/EX  Ngày ký kết hợp đồng: 09/01/2019  Chủ thể của hợp đồng:  Bên mua: Công ty TNHH THƯƠNG MẠI PURESUN (Đài Loan)  Bên bán: Công ty TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH (Việt Nam) b.Phần điều khoản Hợp đồng bao gồm 6 điều khoản:  Điều khoản 1: Tên hàng – Số lượng – Giá cả - Chất lượng  Điều khoản 2: Điều khoản thanh toán  Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng  Điều khoản 4: Điều khoản chứng từ  Điều khoản 5: Điều khoản trọng tài  Điều khoản 6: Điều khoản chung c.Phần ký kết Phần ký kết bao gồm tên người đại diện của bên bán (ông Trương Phú Vinh) và chữ ký của bên mua (đại diện là ông Michael Ham Chiu). Nhận xét chung về hợp đồng:  Hợp đồng có đầy đủ những nội dung cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế với kết cấu 3 phần gồm: phần mở đầu, phần điều khoản và phần ký kết. Nhìn chung, nội dung của hợp đồng là hợp pháp, không có các quy định trái với pháp luật của cả Việt Nam và bên phía Đài Loan.  Về phần mở đầu, hợp đồng hiển thị đầy đủ về số hiệu, ngày kết kết hợp đồng và chủ thể tham gia hợp đồng.

5  Về phần điều khoản, hợp đồng về cơ bản đã bao gồm một số các điều khoản cơ bản cần có như: điều kiện về kỹ thuật thương phẩm học (tên hàng, số lượng, chất lượng), các điều kiện tài chính (giá cả, phương thức thanh toán), điều kiện vận tải (thời gian, địa điểm giao nhận hàng), điều kiện pháp lý (điều khoản chứng từ, điều khoản trọng tài). Tuy nhiên, hợp đồng vẫn còn thiếu một vài điều khoản làm cho hợp đồng rõ ràng hơn (bao bì, ký mã hiệu, …). Cụ thể phân tích các điều khoản trong hợp đồng và những điều khoản bổ sung, nhóm phân tích ở phần sau trong nội dung của hợp đồng (2.4).  Về phần ký kết, hợp đồng còn thiếu chữ ký đầy đủ của bên bán là đại diện ông Trương Phú Vinh, bên cạnh đó trong hợp đồng, phần quy định về số bản của hợp đồng thay vì để ở mục ký kết lại được đề cập đến trong phần điều khoản 6 (điều khoản chung) ở phần điều khoản bên trên. 1.4.2 Về hình thức

 Đây là dạng hợp đồng một văn bản do hai bên soạn thảo, là dạng văn bản ngắn hạn và có hình thức hợp pháp (do Việt Nam bảo lưu điều 96 trong công ước Viên, nên thương nhân Việt Nam khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế thì hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn

bản).  Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng là Tiếng Anh với cách trình bày kết cấu 3 phần rõ ràng lần lượt từ trên xuống: mở đầu, điều khoản và ký kết. 1.5 Chủ thể của hợp đồng

6 1.

Chủ thể bên mua – công ty TNHH THƯƠNG MẠI PURESUN

a. Giới thiệu về công ty TNHH THƯƠNG MẠI PURESUN Công ty TNHH thương mại Puresun là một công ty chuyên về cung ứng đồ ăn và nước giải khát ở Đài Loan, được thành lập vào năm 1994, có trụ sở tại 5F số 5-4, ngõ 10, hẻm 30, đường Tung An, Đài Nam, Đài Loan. Đây là một đối tác làm ăn lâu dài, thường xuyên nhập khẩu sản phẩm thạch dừa nguyên liệu từ công ty TNHH một thành viên Trương Phú Vinh của Việt Nam. b.Quy định trong hợp đồng Bên mua  Tên công ty: Công ty TNHH THƯƠNG MẠI PURESUN  Địa chỉ: 5F số 5-4, ngõ 10, hẻm 30, đường Tung An, Đài Nam, Đài Loan.  Người đại diện: Ông MICHAEL HAM CHIU (Quản lý)  Số điện thoại: 886-62381588  Số Fax: 886-62345340 2. Chủ thể bên bán – công ty TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH a. Giới thiệu về công ty TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH Công ty TNHH một thành viên Trương Phú Vinh được thành lập năm 2000, có trụ sở tại số 348D, phố Nguyễn Đình Chiểu, xã Phú Hưng, Bến Tre, Việt Nam, chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu như Thạch Dừa, Kẹo Dừa, dầu dừa,.... Với phương châm làm ra sản phẩm chất lượng, không cạnh tranh về giá để đem lại những lợi ích lớn nhất đến cho khách hàng. Mạnh dạn đầu tư chiều sâu cùng hướng đi đúng đắn, từ sau khi thành lập đến nay, Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất thạch dừa lớn của tỉnh Bến Tre. Sự khác biệt của sản phẩm Trương Phú Vinh với các thương hiệu khác nằm ở chất lượng sản phẩm ổn định, giá cả hợp lý phục vụ cho nhiều tầng lớp khách hàng. Song song với chất lượng, vấn đề phát triển đa dạng hóa sản phẩm được Công ty Trương Phú Vinh đặc biệt chú trọng. Giám đốc Công ty - Ông Trương Phú Vinh đã dành hơn 15 năm để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới từ cây dừa; Công ty Trương Phú Vinh luôn chủ động đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, máy móc thiết bị theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo ATVSTP mà

7 vẫn không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy nên chất lượng sản phẩm của Công ty rất ổn định và được quản lý triệt để ở từng giai đoạn sản xuất, tạo niềm tin tuyệt đối nơi người tiêu dùng. Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm được bán ở thị trường nội địa, công ty TNHH Trương Phú Vinh còn xuất khẩu sản phẩm thạch dừa và kẹo dừa sang một số thị trường nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Lào,…, đặc biệt là sản phẩm thạch dừa vô cùng được ưa chuộng. Công ty đã trở thành đối tác lâu năm với công ty PURESUN Đài Loan về xuất khẩu mặt hàng thạch dừa và sản phẩm đang ngày càng được ưa chuộng ở thị trường này. a. Quy định trong hợp đồng Bên bán  Tên công ty: Công ty TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH  Địa chỉ: số 348D, phố Nguyễn Đình Chiểu, xã Phú Hưng, Bến Tre, Việt Nam.  Người đại diện: Ông Trương Phú Vinh (Giám đốc)  Số điện thoại: 84 – 275 -3829530  Số Fax: 84-275-3812406 Nhận xét:  Trong hợp đồng đã quy định rõ về 2 chủ thể tham gia vào ký kết và thực hiện hợp đồng và hai chủ thể này có trụ sở ở quốc gia khác nhau: chủ thể bên mua (Đài Loan) và chủ thể bên bán (Việt Nam).  Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 13 CP/2013 về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì bên phía người bán là công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh có trụ sở tại Việt Nam là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đối với bên mua, công ty có đăng ký thành lập doanh nghiệp vào 15/1/1994 và cũng có đầy đủ tư cách pháp lý để tham gia vào ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.  Hợp đồng hiển thị các thông tin đầy đủ của 2 chủ thể về tên, địa chỉ, người đại diện công ty, số điện thoại và số fax. Trong đó bao gồm cả chức vụ của người đại diện 2 bên.

8  Cả bên mua (thành lập theo hình thức công ty TNHH) và bên bán (thành lập theo hình thức công ty TNHH một thành viên) đều là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Người đại diện tham gia ký kết hợp đồng của 2 chủ thể là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Điều này dẫn đến một số điểm bất lợi là uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, trong trường hợp này, cả 2 công ty đều có mối quan hệ mua bán lâu dài từ trước nên sự chênh lệch này không đem đến nhiều bất lợi cho 2 bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 1.6 Đối tượng của hợp đồng  Tên hàng hóa: COCONUT SAP AND EXTRACT (CLASS A) - Thạch dừa nguyên liệu loại I  Đặc trưng sản phẩm: là sản phẩm tinh túy nhất của cây dừa, thu được từ việc xử lý bắp hoa dừa khi còn chưa nở. Trong thạch dừa nguyên liệu có chứa toàn bộ các chất dinh dưỡng để hình thành và nuôi nấng trái dừa lớn lên. Trong thạch dừa nguyên liệu có chứa 12 loại vitamin và 14 loại axit amin khác nhau.  Ứng dụng: có thể chế biến thành một số sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe của con người. Thạch dừa nguyên liệu lên men có thể sản xuất rượu, giấm ăn, cô đặc để làm đường dừa, si-rô và một số thức uống dinh dưỡng khác. Đường và si-rô thạch dừa nguyên liệu có thể thay thế hoàn toàn đường mía trong gia đình.  Quy định trong hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng được quy định trong điều khoản 1: Tên hàng – Số lượng – Giá cả - Chất lượng. Nhận xét: Đối tượng của hợp đồng là hợp pháp do mặt hàng này do mặt hàng này không thuộc danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu theo phụ lục II của nghị định số 69/2018/NĐ – CP ngày 15/5/2018 của chính phủ Việt, là đối tượng được phép kinh doanh và được nhập khẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9 1.7 Phân tích nội dung hợp đồng 1.7.1 Điều khoản 1: Tên hàng - Phẩm Chất - Số lượng - Giá cả

1. Điều khoản tên hàng

Trong hợp đồng: 

Commodity: COCONUT SAP AND EXTRACT (CLASS A) PH: 3.2 (Tên hàng hóa: Thạch dừa nguyên liệu loại I Độ PH: 3.2)



Nhận xét - Tên được ghi theo tên thương mại - tên được sử dụng trong các hợp đồng

mua bán quốc tế. - Tên hàng hóa được ghi kèm quy cách chính là loại A, 3.2 độ PH, điều này giúp cho đặc điểm của hàng hóa trở nên đầy đủ, quy định tiêu chuẩn của thạch dừa nguyên liệu đã được bên bán và bên mua thỏa thuận. Từ đó hai bên có những thông số cơ bản để xác định chất lượng, tiêu chuẩn cần đạt của hàng hóa. ⇒ Như vậy, hợp đồng đã sử dụng kết hợp 2 phương pháp khác nhau bao gồm ghi tên thương mại và ghi tên hàng kèm quy cách chính. 2. Điều khoản phẩm chất

10

Trong hợp đồng Quality: As the sample both side agreed (Chất lượng: như mẫu hai bên đã thỏa thuận) Nhận xét: - Hợp đồng quy định chất lượng hàng hóa theo như mẫu cả 2 bên đã thỏa thuận. Điều khoản chất lượng rõ ràng, cụ thể, xác định phẩm chất theo mẫu. Điều này giúp cho bên mua hiểu rõ về mặt hàng mình tiến hành đặt mua, có thể đưa mẫu và yêu cầu hoặc dùng thử trước đó, đánh giá được chất lượng sản phẩm, giúp người mua so sánh hàng hóa sau khi nhập khẩu với mẫu trước đó bên bán cung cấp và có thể sử dụng điều khoản này làm lợi thế trong trường hợp có tranh chấp phát sinh do hàng người bán giao không đúng phẩm chất như mẫu đã quy định trong hợp đồng. - Hợp đồng không quy định chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn. Trong trường hợp bên bán muốn giảm thiểu rủi ro, cần trích hoặc dẫn chiếu cụ thể quy định của nước nhập khẩu áp dụng cho điều khoản chất lượng hàng hóa. Điều này rất có lợi cho bên xuất khẩu, để bên xuất khẩu có thể nắm được tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu với hàng hóa liên quan, đồng thời giới hạn trách nhiệm bảo đảm chất lượng của mình trong tiêu chuẩn này, nếu tiêu chuẩn luật quy định liên quan có bị thay đổi hoặc không còn hiệu lực thì bên nhập khẩu không có quyền từ chối nhận hàng - Hợp đồng không quy định số cho mẫu hàng hóa. - Hợp đồng chưa xác nhận mẫu do người bán hay người mua lập ra

11 - Hợp đồng chưa xác nhận mẫu đã được lập thành 3 bản, cho người bán và người mua ký vào một thời điểm cụ thể và giao cho người bán, người mua và cơ quan giám định nắm giữ hay chưa - Người mua và người bán nên quy định thêm ít nhất 1 phương thức quy định phẩm chất để có tối thiểu 2 phương pháp quy định chất lượng hàng hóa.

3. Điều khoản số lượng

 Trong hợp đồng Quantity: 64,800 kg (Số lượng: 64,800 kg)  Nhận xét Hợp đồng đã quy định đơn vị đo lường. Cụ thể đơn vị đo lường được sử dụng là kilogram, thuộc hệ đo lường quốc tế (SI). Hợp đồng sử dụng phương pháp quy định số lượng chính xác, không đặt dung sai, phù hợp với tính chất của hàng hóa do đây là những hàng hóa không có độ tiêu hao nhất định trong quá vận chuyển. Hợp đồng thiếu phương pháp xác định trọng lượng. Hợp đồng thiếu địa điểm xác định số trọng lượng. Theo đó, địa điểm xác định số trọng lượng cần được nêu rõ là theo trọng lượng bốc để phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng là CFR.

12 Hợp đồng chưa xác nhận rằng bản xác nhận chất lượng cuối cùng sẽ do cơ quan giám định độc lập nào cung cấp.

4. Điều kiện bao bì, ký mã hiệu

 Trong hợp đồng Packing: in plastic box Specification: 0,6 x 0,6 x 1,5 (Đóng gói: trong hộp nhựa Tiêu chuẩn kỹ thuật: 0,6 x 0,6 x 1,5)  Nhận xét Hợp đồng quy định điều kiện bao bì bằng phương thức cụ thể - có yêu cầu về vật liệu bao bì, sức chứa bao bì nhưng chưa đầy đủ, vì người bán và người mua cho rằng bao bì bằng hộp nhựa đã đủ an toàn, chắc chắn đối với hàng hóa để vận chuyển bằng đường biển. Hợp đồng chưa quy định về nội dung điều khoản ký mã hiệu. 5. Điều kh...


Similar Free PDFs