Types of communication - Giao tiếp và lễ tân ngoại giao PDF

Title Types of communication - Giao tiếp và lễ tân ngoại giao
Author Nhi
Course International Business
Institution Royal Melbourne Institute of Technology University Vietnam
Pages 30
File Size 640.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 192
Total Views 303

Summary

Download Types of communication - Giao tiếp và lễ tân ngoại giao PDF


Description

MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP 1.1. Khái niệm giao tiếp 1.2. Chức năng của giao tiếp 1.2.1. Chức năng thuần túy xã hội. 1.2.2. Chức năng tâm lý xã hội: 1.3. Tầm quan trọng của giao tiếp II. CÁC CÔNG BỐ VỀ CÁC LOẠI HÌNH GIAO TIẾP 2.1 Theo tính chất tiếp xúc 2.1.1. Giao tiếp trực tiếp 2.1.1.1 Gặp gỡ trực tiếp 2.1.1.2 Giao tiếp trực tiếp qua các phương tiện thông tin hiện đại 2.1.2. Giao tiếp gián tiếp 2.1.2.1 Qua thư viết, các văn bản, công văn 2.1.2.2 Qua thư điện tử 2.1.2.3. Qua một người trung gian 2.2. Theo nội dung tâm lý của giao tiếp 2.3. Theo đối tượng hoạt động giao tiếp 2.3.1 Nhóm đối tượng giao tiếp chia theo độ tuổi 2.3.1.1. Phân loại 2.3.1.2. Đặc điểm tâm lý cơ bản 2.3.1.3. Những chú ý khi giao tiếp với nhóm đối tượng này 2.3.2. Nhóm đối tượng giao tiếp theo nghề nghiệp. 2.3.2.1. Phân loại 2.3.2.2. Đặc điểm 2.3.2.3. Những chú ý khi giao tiếp 2.3.3. Nhóm đối tượng giao tiếp theo địa vị xã hội 2.3.4. Nhóm đối tượng giao tiếp theo quan điểm 2.3.5. Nhóm đối tượng giao tiếp đặc trưng bởi khí chất tâm lý 2.3.6. Nhóm đối tượng giao tiếp theo giới tính 2.4. Theo hình thức của giao tiếp 2.4.1. Giao tiếp chính thức 2.4.2. Giao tiếp không chính thức 2.4.3. So sánh 2.5. Theo thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp 2.6. Theo phương tiện giao tiếp

5 5 5 5 6 7 8 8 8 8 9 10 10 11 11 12 12 13 13 13 14 15 15 16 16 16 17 17 17 18 18 18 19 20 21 2

2.6.1. Giao tiếp vật chất 2.6.2. Giao tiếp ngôn ngữ 2.6.3. Giao tiếp phi ngôn ngữ 2.6.3.1. Ngôn ngữ cơ thể 2.6.3.2. Nụ cười và tiếng cười 2.6.3.3. Ánh mắt 2.6.3.4. Hơi thở 2.6.3.5. Trang phục và phụ kiện 2.6.3.6. Các phương tiện phụ trợ 2.7. Theo thái độ và sách lược giao tiếp 2.7.1. Giao tiếp kiểu “thắng – thắng” 2.7.2. Giao tiếp kiểu “thắng – thua” 2.7.3. Giao tiếp kiểu “thua – thắng” 2.7.4. Giao tiếp kiểu “thua – thua” 2.7.5. Giao tiếp kiểu “thắng – thắng hoặc không hợp đồng”

21 21 22 22 23 24 25 25 25 26 26 26 26 27 27

III. KẾT LUẬN

27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

29

3

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT

Họ và tên

Nhiệm vụ Nội dung Trình bày

Đánh giá

1

Vũ Thảo Ngọc - 21031496

x

Hoàn thành

2

Phạm Thị Bảo Ngân - 21031494

x

Hoàn thành

3

Nguyễn Gia Cát Linh - 20031997

x

Hoàn thành

4

Nguyễn Thị Mùi - 21030195

x

Hoàn thành

5

Nguyễn Vân Nhi - 21031497

x

Hoàn thành

6

Phạm Thị Huyền Mi - 19030025

7

La Dương Liễu - 19030631

x

Hoàn thành tốt

8

Hoàng Thu Nguyệt - 19030654

x

Hoàn thành

9

Hoàng Phương Linh - 20010963

10

Ngô Thị Linh - 21031486

x

x x

Hoàn thành tốt

Hoàn thành Hoàn thành

4

TỔNG QUAN ĐIỂM LUẬN (LITERATURE REVIEW) CÁC CÔNG BỐ VỀ CÁC LOẠI HÌNH/THỂ LOẠI/HÌNH THỨC GIAO TIẾP (TYPES OF COMMUNICATION)

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP 1.1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu. Giao tiếp không đơn thuần là một hành vi đơn lẻ mà nó nằm trong một chuỗi các tư duy hay hành vi mang tính hệ thống trong bản thân các bên tham gia giao tiếp hoặc giữa họ với nhau. Thành phần các bên tham gia vào quá trình giao tiếp có thể rất đa dạng nếu xét giao tiếp theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, giao tiếp công vụ mà chúng ta nói ở đây giới hạn vào con người với tư cách là các bên tham gia giao tiếp. Bởi giao tiếp là một quá trình, giao tiếp liên quan đến việc chia sẻ thông tin hoặc cảm xúc giữa các bên tham gia. Điều này nhấn mạnh rằng giao tiếp không thể mang tính một chiều dù rằng xét bề mặt thì có rất nhiều tình huống cho thấy một bên tham gia giao tiếp hướng tới bên kia một cách ‘tuyệt vọng’ mà không có hồi âm hay phản hồi. 1.2. Chức năng của giao tiếp Trong tâm lý học, người ta chia các chức năng của giao tiếp ra thành hai nhóm1 1.2.1. Chức năng thuần túy xã hội. Là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu xã hội hay của một nhóm người, bao gồm: - Chức năng thông tin, tổ chức: Trong hoạt động chung, người này giao tiếp với người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả.

Nguyễn Thanh Bình. (2012). Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình - Tổng quan về giao tiếp - Tài liệu, ebook. TaiLieu.tv. Retrieved January 12, 2022, from http://tailieu.tv/tai-lieu/bai-giang-ky-nang-giao-tiep-va-thuyet-trinh-tong-quan-ve-giao-tiep-22488/ 1

5

Ví dụ, thủ trưởng truyền mệnh lệnh cho nhân viên, nhân viên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình cho thủ trưởng. - Chức năng điều khiển/ảnh hưởng đến nhau: Chức năng này được thực hiện trong khía cạnh tác động lẫn nhau của giao tiếp. Trong giao tiếp, người ta dùng những phương pháp tác động lẫn nhau như: ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm.v.v…để điều khiển người khác. Chức năng này cực kỳ quan trọng trong hoạt động quản trị kinh doanh. Bằng các hình thức giao tiếp khác nhau như: ra lệnh, thuyết phục, tạo dư luận…mà nhà quản trị hướng hoạt động của nhân viên vào thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp. Cũng thông qua các hình thức tác động lẫn nhau trong giao tiếp mà nhà kinh doanh có thể thỏa thuận được với các đối tác về những hợp đồng thương mại có lợi. - Chức năng tổ chức hành động: Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, để cho một tổ chức hoạt động đồng bộ; thì các bộ phận, các thành viên phải giao tiếp với nhau để hành động 2 - Chức năng động viên, kích thích: Chức năng này có liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con người. Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ truyền thông tin cho nhau hay tác động điều khiển lẫn nhau mà còn tạo ra những cảm xúc kích thích hành động của họ. Ví dụ như reo hò cổ vũ cho đội nhà thi đấu. 3 Trong hoạt động kinh doanh, nhà quản trị nên dùng những hình thức giao tiếp với nhân viên như: khen ngợi đúng lúc, động viên, có những lời nói và việc làm thể hiện sự quan tâm đến gia đình và bản thân họ sẽ làm cho cấp dưới cảm động, hài lòng; từ đó kích thích họ làm việc tốt hơn. 1.2.2. Chức năng tâm lý xã hội: Là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu của từng thành viên trong xã hội, bao gồm: - Chức năng xây dựng mối quan hệ xã hội: Đối với con người, trạng thái cô đơn, cô lập với những người xung quanh là một trong những trạng thái đáng sợ nhất. Giao 2

Trịnh Lê Anh (Chủ Biên). (n.d.). Giáo trình Giao tiếp và Lễ tân ngoại giao (trang 31) Nguyễn Thanh Bình. (2012). Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình - Tổng quan về giao tiếp - Tài liệu, ebook. TaiLieu.tv. Retrieved January 12, 2022, from http://tailieu.tv/tai-lieu/bai-giang-ky-nang-giao-tiep-va-thuyet-trinh-tong-quan-ve-giao-tiep-22488/ 3

6

tiếp giúp con người tạo ra những mối quan hệ với mọi người, làm cho cuộc sống tốt đẹp và hiệu quả hơn. 4 - Chức năng cân bằng cảm xúc: Mỗi người trong chúng ta đôi khi có những cảm xúc cần được bộc lộ. Sung sướng hay đau khổ, hy vọng hay thất vọng, niềm vui hay nỗi buồn…đều muốn được người khác chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình. Vì: “Niềm vui được sẻ chia sẻ nhân đôi, Nỗi buồn được sẻ chia sẻ vơi đi một nửa.” - Chức năng phát triển nhân cách: Trong giao tiếp con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, từ đó con người trở nên phong phú, tri thức sâu sắc, tình cảm và thế giới quan được hình thành, củng cố và phát triển. Thông qua giao tiếp thì những tiêu chuẩn đạo đức cũng như tinh thần, trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, lòng vị tha, tính trung thực….không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành trong chúng ta. Cũng thông qua giao tiếp, con người học hỏi được cách đánh giá hành vi và thái độ người khác mà còn nhận biết được chính mình để rồi hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của bản thân và không ngừng phấn đấu vươn lên để hướng tới “Chân, thiện, mỹ”. 1.3. Tầm quan trọng của giao tiếp Với những chức năng được trình bày ở trên, giao tiếp có vai trò quan trọng cả trong cuộc sống lẫn trong kinh doanh. Nhà học giả người Mỹ Kinixti đã từng nói:”Sự thành công của một người chỉ có 15% dựa vào kỹ thuật chuyên ngành còn 85% phải dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người ấy” Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi tổ chức người ta luôn tiến hành giao tiếp dưới các hình thức: hướng dẫn, thông báo, thuyết phục, động viên, đề nghị, tư vấn, đàm phán..v.v…nhằm mục đích: - Chia sẻ thông tin.

4

Trịnh Lê Anh (Chủ Biên). (n.d.). Giáo trình Giao tiếp và Lễ tân ngoại giao (trang 36)

7

- Dẫn tới hành động. - Đưa những suy nghĩ và hành động của con người lại gần nhau hơn…. Ngay cả trong trường hợp có giao tiếp, nhưng giao tiếp không thành công thì cũng không đạt được kết quả như mong muốn II. CÁC CÔNG BỐ VỀ CÁC LOẠI HÌNH GIAO TIẾP Có nhiều cách định nghĩa, phân chia các loại hình giao tiếp khác nhau. Dưới đây là một số tổng quan điểm luận các công bố về các loại hình giao tiếp:

2.1 Theo tính chất tiếp xúc Xét về mặt tính chất tiếp xúc, giao tiếp có thể được chia thành hai loại đó là giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. 2.1.1. Giao tiếp trực tiếp Các đối tượng giao tiếp bằng cách trực tiếp trao đổi thông tin với nhau qua các yếu tố như lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, biểu cảm gương mặt,… Đây là hình thức giao tiếp linh hoạt, thông dụng nhất mà qua đó ta có thể dễ dàng truyền đạt thông tin, thể hiện cảm xúc, giúp nhanh chóng đạt được mục đích, tạo dựng mối quan hệ hay là hoàn thành công việc một cách nhanh chóng hơn. Lời nói đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định kết quả của một cuộc giao tiếp, vì vậy mà từ xưa, ông bà ta đã dạy rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay là “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. 2.1.1.1 Gặp gỡ trực tiếp Gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, hay nói cách khác là “mặt đối mặt”, chúng ta vừa có thể sử dụng ngôn ngữ nói, vừa có thể sử dụng các cử chỉ, biểu cảm,…không chỉ giúp kết nối giữa con người với con người, tăng khả năng phản ứng, phối hợp mà còn trao đổi, thống nhất thông tin, liên kết và vận hành các mối quan hệ trong xã hội. Với người bình thường, chúng ta lắng nghe, nói và biểu cảm qua nét mặt; với người khiếm thính chúng ta đọc khẩu hình hoặc sử dụng các tín hiệu cử chỉ hay hình ảnh,...Tuy nhiên, lời nói phải có chừng mực, ý tứ để không dễ dàng mắc phải lỗi, tránh gây ra hiểu lầm, sai sót bởi khi giao tiếp trực tiếp, không phải lúc nào chúng ta cũng có 8

thể chuẩn bị kỹ càng những gì mình sẽ nói, sẽ làm, có những lời nói chỉ “buột miệng” hay chỉ là một sự phản ứng nhanh nhạy. Giao tiếp trực tiếp diễn ra hàng ngày, chẳng hạn: giáo viên hỏi bài học sinh; bố, mẹ nói chuyện với con cái hay hai người bạn thân cùng nhau tâm sự; lời chào hỏi khi gặp người quen hoặc người lớn hơn mình,v.v... Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, chúng ta cần hạn chế lời nói, thay vào đó là quan sát và im lặng. Ông cha ta ngày xưa có câu “Im lặng là vàng”, Pуthagoѕ từng nói: “Im lặng là ᴄấp độ ᴄao nhất ᴄủa ѕự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói.” Biết im lặng đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh sẽ tránh được những va chạm không cần thiết, tránh làm tổn thương người khác. Con người có 2 tai để nghe nhưng chỉ có 1 miệng để nói và cũng không phải ngẫu nhiên mà các cụ thời xưa thường nói: “Học nói chỉ mất 2 năm nhưng học im lặng thì phải mất cả đời!” Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng phải giữ kín miệng, vì có thể chúng ta sẽ đánh mất giá trị bản thân, bị khuất phục dưới cái xấu, cái ác, cái công bằng của xã hội. Chính vì tính linh hoạt đó nên để cuộc giao tiếp trực tiếp thành công, cần tuân thủ các nguyên tắc: - Yếu tố quan trọng nhất đó là tôn trọng đối phương dù địa vị, hoàn cảnh, nhan sắc, tài năng... của họ có thế nào đi chăng nữa, bởi ai cũng có quyền được người khác tôn trọng. - Công bằng cũng là 1 yếu tố quan trọng, không lợi dụng chức vụ quyền hạn để chèn ép người khác, dễ tạo ra sự mâu thuẫn giữa 2 bên. - Mỗi lời nói thốt ra, trước tiên hãy nghĩ cảm nhận của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của đối tượng. - Lời nói lịch sự, có phép tắc, không ngắt lời người khác khi đang nói, không bới móc, xỉa xói, động đến lòng tự ái của đối phương. 2.1.1.2 Giao tiếp trực tiếp qua các phương tiện thông tin hiện đại Với sự phát triển của công nghệ thông minh, việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad,… đã trở nên quen thuộc với con người; chúng ta có thể “mặt đối mặt” với người khác thông qua cuộc gọi hình ảnh từ nhiều ứng dụng, phổ biến

9

nhất là google meet, zoom, messenger,… Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp trong năm 2020 và 2021, các phương tiện thông tin hiện đại này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong học tập, liên lạc và làm việc. Lợi ích của việc giao tiếp qua các phương tiện này là vừa nhanh, tiện mọi nơi mọi lúc, không cần phải gặp trực tiếp đối phương. Chỉ cần có 1 chiếc wifi đủ mạnh, hay đăng kí sẵn 4g, con người có thể dễ dàng nhìn thấy, nói chuyện với người từ mọi miền Trái Đất dù khoảng cách địa lý có xa đến đâu. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn nơi giảm thiểu tiếng ồn lúc giao tiếp và việc chào hỏi sao cho phù hợp, chào người quen sẽ khác với chào người lạ. 2.1.2. Giao tiếp gián tiếp Đây là hình thức được nhiều bạn trẻ ưa chuộng bởi họ không cần “mặt đối mặt” với đối phương khi bản thân thiếu tự tin khi đối mặt với người khác, rụt rè, nhút nhát nhưng vẫn có thể hoàn thành công việc, học tập hay tạo ra một mối quan hệ mới. Giao tiếp gián tiếp được thực hiện thông qua ngôn ngữ viết là chủ yếu (báo, tạp chí, email, công văn,…) một cách nhanh chóng, có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi nhưng khó khăn hơn giao tiếp trực tiếp, yêu cầu có kỹ năng và sự khôn khéo bởi hình thức giao tiếp này chỉ bộc lộ một phần thái độ của người thực hiện. 2.1.2.1 Qua thư viết, các văn bản, công văn Hình thức giao tiếp qua các văn bản, công văn thường được dùng để trao đổi, cập nhật thông tin trong các văn phòng, cơ quan, nơi làm việc, thường là chỉ thị của cấp trên, chẳng hạn quản lý gửi xuống nhân viên, hoặc công ty gửi xuống các phòng làm việc,… Những công văn này yêu cầu tính chuẩn mực, lời văn rõ ràng, ngôn từ ngắn gọn, thường biểu đạt 1 vấn đề duy nhất. Ví dụ: Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn 245/VPCP-KGVX ngày 11/01/2022 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc nghỉ Tết Nguyên đán và Quốc khánh năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần từ ngày 31/01/2022 đến hết ngày 04/02/2022 và nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 01/9/2022 đến hết ngày 02/9/20225. 5

[email protected]. (2022, January 12). Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2022 từ ngày 31/1 đến hết ngày 4/2/2022. Trang Thông Tin Điện Tử Thành Phố Tuyên Quang. Retrieved January 12, 2022, from

10

2.1.2.2 Qua thư điện tử Trao đổi qua email không còn trở nên xa lạ trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay. Đây là hình thức rất phổ biến và là 1 phần không thể thiếu trong công việc và giao tiếp, thường được dùng trong các trường hợp: viết hồ sơ tuyển dụng, các trường đại học cập nhật thông tin cho sinh viên,..v.v. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng tốt hình thức giao tiếp qua email, đạt được hiệu quả công việc bởi nó yêu cầu những kỹ năng nhất định. Thông qua 1 bức thư điện tử mà người ta có thể đánh giá phong cách, tư duy, đánh giá con người và cả tính cách của bạn. Chính vì vậy, để mang lại sự ấn tượng, truyền đạt thông tin một cách tốt nhất, cần rèn luyện kĩ năng viết email để tránh việc “xôi hỏng bỏng không”. Nhiều người khi viết email thường mắc phải vấn đề dài dòng, lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt, không viết tiêu đề, nội dung không rõ ràng bởi đa số mọi người xem việc viết thư điện tử là việc dễ dàng, không cần học hỏi hay rèn luyện nên khó tránh khỏi những sai sót, làm mất ấn tượng, đôi khi còn làm cho người nhận cảm thấy khó chịu. Bởi vậy, để đạt được hiệu quả tối ưu, ta cần lưu ý nhiều yếu tố: cần suy nghĩ kĩ trước khi viết rằng mình sẽ viết về nội dung gì, sẽ viết như thế nào; mở đầu bằng lời chào, không được bỏ trống phần tiêu đề, đây là điều mà rất nhiều người mắc phải; tiếp đó, nội dung thư phải ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, cấu trúc 3 phần (phần mở đầu, phần thân và phần kết thúc email); kiểm tra kỹ chính tả và nội dung, tính mạch lạc của câu từ trước khi gửi và nên kết thúc bức thư bằng 1 lời chào hay lời cảm ơn. 2.1.2.3. Qua một người trung gian Hình thức giao tiếp qua trung gian thường là những hoạt động giao thương mang tính liên doanh, liên kết, là bước khởi đầu cho những giao tiếp trực tiếp sau này, sử dụng khi không còn hình thức giao tiếp nào tốt hơn6. Ví dụ: khách hàng A nhờ nhân viên chuyển lời đến ban quản lý khách sạn vì phục vụ hời hợt, không có đủ đồ dùng,...

http://www.thanhphotuyenquang.gov.vn/DetailView/72472/7/Lich-nghi-Tet-Nguyen-dan-2022-tu-ngay-31/1-denhet-ngay-4/2/2022.html 6

Trịnh Lê Anh (Chủ Biên). (n.d.). Giáo trình Giao tiếp và Lễ tân ngoại giao, trang 50.

11

2.2. Theo nội dung tâm lý của giao tiếp Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp, người ta phân ra: -

Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới.

-

Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị.

-

Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.

Nội dung tâm lý trong giao tiếp bao gồm các thành phần cơ bản là nhận thức, thái độ xúc cảm và hành vi. Ở bất kỳ một cuộc giao tiếp nào giữa con người với con người đều để lại trong chủ thể và đối tượng giao tiếp một phẩm chất nhất định về nhận thức. Nội dung nhận thức trong giao tiếp rất phong phú, đa dạng và sinh động. Thông qua giao tiếp để người ta trao đổi vốn kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm, thái độ. Sau mỗi lần giao tiếp mọi thành viên đều nhận thức thêm được những điều mới mẻ. Thông qua giao tiếp để người ta truyền đạt và lĩnh hội những tri thức về tự nhiên, xã hội và hiểu biết lẫn nhau. Như vậy, nội dung nhận thức có thể xảy ra trong suốt cả quá trình giao tiếp hoặc chỉ xảy ra mạnh mẽ tại thời điểm gặp gỡ. Dù ở thời điểm nào thì kết thúc quá trình giao tiếp cũng đưa lại cho con người một nhận thức, một hiểu biết mới. Thành phần thái độ cảm xúc cho thấy từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến rồi đến kết thúc của một quá trình giao tiếp đều biểu hiện một trạng thái xúc cảm nhất định của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp, ngoài sự định hướng về hình thể, nội dung giao tiếp, con người bao giờ cũng thể hiện thái độ của mình trước khi bắt đầu tiếp xúc: Thiện chí, hữu nghị hay lãnh đạm, thiếu quan tâm…Những thái độ cảm xúc này mang tính định hướng cho quá trình giao tiếp, chúng thay đổi cùng với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp, có thể từ thiện chí đến không thiện chí, từ thờ ơ đến quan tâm… Hành vi, một nội dung tâm lý quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nó được biểu hiện qua hệ thống những vận động của đầu, chân tay, nét mặt, ánh mắt, miệng, ngôn ngữ,... Sự vận động của toàn bộ những bộ phận trên hợp thành hành vi giao tiếp. Tất cả những hành vi đó đều chứa đựng một nội dung tâm lý nhất định trong một hoàn cảnh cụ thể.

2.3. Theo đối tượng hoạt động giao tiếp

12

Đối tượng giao tiếp là những người tiếp nhận thông điệp của bạn (người giao tiếp). Đối tượng giao tiếp rất đa dạng có thể là trẻ em hay người lớn, là nông dân hay trí thức, là người nghèo hay người giàu, là người nóng tính hay bình thản,…7 2.3.1 Nhóm đối tượng giao tiếp chia theo độ tuổi 2.3.1.1. Phân loại Bao gồm 5 nhóm đáng quan tâm sau: + Nhi đồng: Từ 5-6 tuổi cho đến 10-11 tuổi. + Thiếu niên: từ 11-12 đến 14-15 tuổi. + Thanh niên: từ 15-20 tuổi. + Trưởng thành: từ 21 đến 40 tuổi. + Trung niên: từ 40 tuổi đến 60 tuổi. + Cao niên: trên 60 tuổi. 2.3.1.2. Đặc điểm tâm lý cơ bản Nhi đồng: Thường nói theo và bắt chước người lớn,trẻ còn ham chơi, thích chơi chung với các bạn trong nhóm nh...


Similar Free PDFs