Giao tiếp liên văn hóa PDF

Title Giao tiếp liên văn hóa
Author Hiếu Phạm
Course Đông Nam Á học
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 262.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 109
Total Views 685

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA XHH – CTXH – ĐNAPHẠM TRUNG HIẾU1855010038BÀI TIỂU LUẬNMÔN: GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓAMỘT SỐ RÀO CẢN CỦAGIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓATRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA.Giáo viên hướng dẫnThS. Phan Thị Anh ThưTp. Hồ Chí Minh, 2021Nhận xét của giáo viên hướng dẫn :...............


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XHH – CTXH – ĐNA

PHẠM TRUNG HIẾU 1855010038

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA

MỘT SỐ RÀO CẢN CỦA GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA.

Giáo viên hướng dẫn ThS. Phan Thị Anh Thư

Tp. Hồ Chí Minh, 2021

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn : ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................

NỘI DUNG Phần 1 : Giới thiệu chung & nhập đề : Ingrid Piller t ừng cho r ằng : "Giao tiếp liên văn hóa là một trong những thuật ngữ mà mọi người sử dụng, theo nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải tương thích". “Nói một cách lỏng lẻo, một thuật ngữ chung để chỉ sự tương tác giữa những người từ các nền văn hóa hoặc phụ văn hóa khác nhau nhằm mục đích dẫn đến sự hiểu biết chung về các thông điệp.” (Tham khảo Oxford). Hay như Milton J. Bennett cũng đã nói rằng :"Giao tiếp giữa các nền văn hóa là nghiên cứu và thực hành giao tiếp qua các bối cảnh văn hóa." Từ những trích dẫn trên, ta nhận ra rằng không có định nghĩa chính thức về "Giao tiếp liên văn hóa". Tuy nhiên, có một sự thống nhất không rõ ràng về những gì nó thể hiện và nó trông như thế nào, nhưng cũng có sự khác biệt về định nghĩa, ý nghĩa và giả định. Theo TS. Nguyễn Vũ Hảo, Giao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau. Bản thân sự giao tiếp liên văn hóa không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với số phận cùa tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới. Cho đến nay, khi bước vào thế kỉ XXI, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ. Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, nhờ mạng internet, điện thoại di động, điện thoại truyền hình, nhờ vô số các kênh truyền thanh và truyền hình quốc tế, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kĩ nghệ giao thông nội địa và quốc tế, nhất là kĩ nghệ hàng không, ... , cơ hội giao lưu, giao tiếp đối thoại, học hỏ i lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa trên khắp hành tinh ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Trong bốỉ cảnh ấy, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế lịch sử không thể tránh khỏ i, lôi cuốn tất cả các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Do vậy, giao tiếp liên văn hóa đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội đương đại, trở thành lĩnh vực được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, như nhân học, văn hóa hoc, sử học, xã hội học, tâm lí học, ... , đặc biệt là triết học liên văn hóa (the intercultural Philosophi). Giao tiếp giữa các nền văn hóa hiện gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả với quá trình toàn cầu hóa ngày càng tiến bộ của thế giới hiện đại, ngôn ngữ vẫn tiếp tục là rào cản đối với giao tiếp hiệu quả. Nếu chúng ta đã từng học ngoại ngữ hoặc nói chuyện với ai đó bằng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, chúng ta sẽ biết r ằng nhiều mẫu giọng nói và cách diễn đạt thông thường đơn giản là không dịch tốt. Mặc dù giao tiếp liên văn hóa phi ngôn ngữ ít được khám phá thường xuyên hơn, nhưng nó vẫn cực kỳ quan trọng. Từ cử chỉ tay đến cúi chào, giao tiếp phi ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong mọi nền văn hóa. Hiểu các vấn đề chung liên quan đến 1

giao tiếp giữa các nền văn hóa có thể dẫn đến giao tiếp hiệu quả hơn với những người từ các nền văn hóa khác nhau. Định nghĩa cơ bản về giao tiếp giữa các nền văn hóa không chỉ bao gồm giao tiếp giữa những người thuộc các chủng tộc hoặc quốc gia khác nhau, mà còn cả giới tính, tình tr ạng kinh tế xã hộ i, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, tôn giáo và nhiều yếu tố khác mà văn hóa xác định chúng ta là con người. Đôi khi sự khác biệt về giao tiếp giữa các nền văn hóa có thể phát sinh giữa các thành viên của các nhóm văn hóa khác nhau trong cùng một vị trí địa lý. Bài tiểu luận này sẽ bao gồm 3 phần chính. Phần đầu tiên là tổng quan về lý thuyết, trong đó sẽ xác định, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu khoa học trước đó xoay quanh chủ đề giao tiếp liên văn hóa, vai trò quan trọng cũng như các rào cản trong giao tiếp liên văn hóa. Tiếp theo, lựa chọn và phân tích từng loại rào cản trong giao tiếp liên văn hóa. Ở đó, phân tích từ góc độ lý thuyết, văn hoá - xã hội và đưa ra ví dụ minh hoạ. Nêu ra được định nghĩa của rào cản đã chọn, giải thích lí do nó lại trở thành rào cản trong giao tiếp liên văn hóa, đồng thời cho thấy mặt hạn chế và biểu hiện của nó. Và cuối cùng là cảm nghĩ của cá nhân sau khi học xong môn học. Dựa vào các kiến thức và kỹ năng đã học được trong môn này, trình bày rõ ràng những thay đổi trong suy nghĩ và thái độ về giao tiếp liên văn hoá trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Phần 2: Tổng quan lý thuyết : Lướt sơ qua từ các bài nghiên cứu xoay quanh về chủ đề giao tiếp liên văn hóa trước đó, ta có thể nhận ra được tầm quan trọng và giá tr ị thực của giao tiếp liên văn hóa. Chẳng hạn như trong bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Vũ Hảo, cho thấy được tầm quan trọng của giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hay trong bài nghiên cứu của TS. Lê Đức Thụ cũng cho thấy rằng trong giao tiếp liên văn hóa có những cơ hội phát triển gì và còn tồn đọng lại những thách thức, khó khăn như thế nào. Trong bài luận văn của Hoàng Thị Chiến thì lại cho thấy một cái nhìn thực tế về hành vi giao tiếp của một tập thể trong một khu vực nhất định. Qua đó ta có thể đúc kết lại được tổng quan về các lý thuyết xoay quanh chủ đề giao tiếp liên văn hóa. Thế giới đã trở thành sân chơi bình đẳng cho mọi người, bất kể quốc tịch, giới tính, tuổi tác, tôn giáo,…. Vì thế, khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp hiệu quả giữa các nền văn hóa khác nhau là cần thiết. Đầu tiên, rõ ràng giao tiếp đa văn hóa sẽ phá vỡ mọ i rào cản. Chúng ta đều có những rào cản nhất định trong môi trường đa văn hóa như ngôn ngữ, niềm tin, hay định kiến, và điều này sẽ cản tr ở sự hiểu biết của chúng ta về người khác. Giao thoa văn hóa là cơ hội để chúng ta nhìn nhận một cách khách quan về mọi người, từ đó mở lòng 2

đối thoại và học cách cởi mở với các mối quan hệ. Nhờ đó, chúng ta có thể làm việc hiệu quả hơn ở những nơi có sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau. Bước tiếp theo chính là cải thiện sự tự tin trong công việc và cuộc sống. Ở môi trường làm việc đa văn hóa, giao tiếp chính là rào cản lớn nhất mà mỗi người cần phải vượt qua. Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ta tăng hiệu suất làm việc, cũng như tự tin thể hiện quan điểm của mình với những người không cùng văn hóa và ngôn ngữ. Với những cá nhân có kĩ năng giao tiếp đa văn hóa tốt, họ sẽ quan sát và biết rõ văn hóa giao tiếp ở những quốc gia khác nhau để tránh xảy ra những lỗi giao tiếp ngớ ngẩn. Việc xóa bỏ rào cản sẽ là nền tảng xây dựng niềm tin, là cơ hội để mọi người mở lòng và hiểu nhau hơn. Trên cơ sở đó niềm tin được xây dựng, con người dễ chịu hơn với sai lầm của nhau, từ đó tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, tương hỗ nhau. Khi sự giao thoa văn hóa không còn là rào cản ngăn mọi người đến gần nhau và chia sẻ với nhau, thì mỗi cá nhân sẽ nhận ra vị trí cũng như vai trò của mình trong một tập thể. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ có động lực hoàn thành tốt công việc của mình. Với kĩ năng giao tiếp đa văn hóa, ta sẽ dần khám phá ra bản thân mình thông qua việc học tập, quan sát và giao tiếp với người khác. Có cơ hội được tiếp xúc, làm việc và trao đổi với mọi người ở nhiều nền văn hóa khác nhau, ta sẽ dần bộc lộ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đó là lúc bạn nhìn nhận và khắc phục cũng như phát triển bản thân hơn. Các động lực chính của văn hóa là tập hợp tri giác xã hộ i lẫn nhau với sự phố i hợp, ý nghĩa và hành động, và phương sai văn hóa. Sự khác biệt trong truyền thông và các hình thức giao tiếp đa dạng có thể tạo ra sự đa dạng giữa các nền văn hóa khác nhau. Những người sống trong các nền văn hóa và kỷ nguyên lịch sử khác nhau giao tiếp khác nhau và có những kiểu suy nghĩ khác nhau. Rào cản văn hóa trong giao tiếp chủ yếu xảy ra khi giao tiếp xảy ra giữa hai nền văn hóa khác nhau. Chúng ta gặp phải những rào cản văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. Như ta thấy, mỗ i quốc gia đều có nhiều tôn giáo được người dân tín ngưỡng, vì vậy sự khác biệt về giá tr ị và niềm tin của họ cũng là một ví dụ về rào cản văn hóa. Ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ: Ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ là một yếu tố khác của rào cản văn hóa. Không thể giao tiếp nếu không có ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ. Theo Liberman, mọ i nền văn hóa và phân nhóm đều cung cấp cho các thành viên của mình các quy tắc xác định hành vi phù hợp và không phù hợp. Nếu ta tiếp cận giao tiếp giữa các nền văn hóa từ góc độ cố gắng tìm hiểu các chuẩn mực của tất cả các nền văn hóa và phân nhóm, đó chắc chắn sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi. Không có cách nào mà ta có thể tìm hiểu tất cả các quy tắc điều chỉnh hành vi phù hợp và không phù hợp cho mọi nền văn hóa và nhóm mà ta tiếp xúc. Ta sẽ luôn làm điều gì đó sai trái; ta sẽ có đôi lần xúc phạm ai đó. Việc

3

giao tiếp của ta có thể bị ảnh hưởng, vì việc ta vi phạm các chuẩn mực sẽ là một dạng tiếng ồn làm hạn chế hiệu quả giao tiếp của ta. TS. Lê Đức Thụ cho rằng rào cản không đơn thuần chỉ là sự bất đồng ngôn ngữ, không am hiểu lẫn nhau, không chú ý đến lợi ích và quyền lợi của các bên tham gia giao tiếp, không chọn chiến lược giao tiếp phù hợp, không thực hiện phương châm “lùi hai bước tiến một bước” như V. Lênin từng chỉ ra. Nhiều khi am hiểu ngôn ngữ của nhau, nhưng cả hai bên vẫn không tìm ra tiếng nói chung, cuối cùng làm cho giao tiếp rơi vào bế tắc, phải trì hoãn hoặc hủy bỏ. Mỗi một dân tộc đều có nền văn hóa riêng của mình. Khác với văn minh, văn hóa có tính đặc thù và khép kín. Vì vậy người ta thường gọi văn hóa có tính bảo thủ, không chấp nhận cái ngoại lai, từ bên ngoài nhập vào. Văn hóa dân tộc nào cũng có những cái linh thiêng, những điều cấm kỵ và những điều cho phép. Văn hóa là hệ thống tín ngưỡng của nhóm người, tộc người. Lời khuyên ở đây là: “Hãy chớ mang tín ngưỡng của mình đến nhà thờ người khác!” Hay t ục ngữ Anh khuyên rằng: “Khi anh đang ở Roma, hãy nghĩ như người Italy”. Ông cha ta từ xưa đã dạy: “Nhập gia vấn húy, nhập quốc vấn tục”, “Lễ nghi tùy xứ”, “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”. Một nhà hiền triết nói: “Hãy nói cho tôi biết anh từ đâu tới, tôi sẽ nói anh là ai”. Một hiện tượng thường diễn ra trong quá trình giao tiếp liên văn hóa là sự nhận thức không đúng về văn hóa. Đây là vấn đề có căn nguyên triết học sâu sắc, một vấn đề không thể xem thường của triết học liên văn hóa. Sự không hiểu biết một nền văn hóa nào đó tự nó không dẫn đến nhận thức sai về văn hóa. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này chính là ở tư duy chủ quan, khi người ta tìm cách nhận diện, nhận định và tìm hiểu những người đến từ các nền văn hóa khác hay cộng đồng văn hóa khác xuất phát từ lập trường chủ quan của mình, t ừ nền văn hóa của mình, từ phương thức sống và thế giới quan của nền văn hóa đó với tư cách “bộ lọc” các giá trị văn hóa. Nói cách khác, nó xuất hiện khi người ta cố gắng nhìn nhận những người xa lạ chỉ bằng “đôi mắt” của chính mình hay của chính cộng đồng văn hóa của mình, tức là chỉ căn cứ vào các tiêu chí phân biệt đúng sai của cộng đồng văn hóa mình. ( TS. Nguyễn Vũ Hảo ). Hậu quả của lối tư duy này là một bức tranh phiến diện, không đầy đủ, thậm chí sai lầm về căn bản về các nền văn hóa khác hay về các phương thức sống khác. Trong cách tư duy ấy, các đại diện của mỗi nền văn hóa hay cộng đồng văn hóa thường có xu hướng phổ quát hóa phương thức sống, thế giới quan, các giá trị văn hóa, các trò chơi ngôn ngữ của nền văn hóa mình và biến các tiêu chí phân định của nó về đúng – sai, phải – trái, thiện – ác, đẹp – xấu, … 4

thành các tiêu chí chung mang tính nhân loại. Nguồn gốc của kiểu tư duy chủ quan, phi đối xứng theo “thuyết lấy cái tôi làm trung tâm” này, một mặt, chính là ở khuynh hướng t ự nhiên của con người muôn phổ quát hóa quan điểm của mình và hiểu những người khác theo các tiêu chí của mình, của nền văn hóa mình, bởi chỉ trong “trò chơi ngôn ngữ” của nền văn hóa mình, người ta mới có thể so sánh các phương thức sống khác nhau và luận giải sự tương đồng, dị biệt của chúng. Mặt khác, kiểu tư duy chủ quan này thường được vận dụng khi trình độ hiểu biết liên văn hóa còn bị hạn chế, chưa đủ tầm để có thể đạt tới kiểu tư duy khách quan, đối xứng dựa trên sự đối thoại giữa các nền ván hóa bình đẳng. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trên thực tế, trong quá trình giao tiếp liên văn hóa, kiểu tư duy chủ quan này là rất phổ biến và không thể tránh khỏi ở hầu hết những đại diện thuộc các nền văn hóa, các thế giới quan khác nhau trên thế giới. Từ đó ta có thể nhận ra rằng rào cản trong giao tiếp liên văn hóa là rất nhiều, không thể nào có thể tránh được chúng một cách hoàn hảo. Thế nhưng nhờ bổ sung thêm kiến thức về giao tiếp liên văn hóa, ta có thể hạn chế chúng trong một khuôn khổ nhất định. Phần 3: Lựa chọn và phân tích từng loại rào cản trong GTLVH : Có nhiều rào cản trong giao tiếp và những rào cản này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giao tiếp. Các rào cản có thể dẫn đến việc thông điệp của bạn bị bóp méo và do đó ta có nguy cơ lãng phí cả thời gian hoặc tiền bạc do gây nhầm lẫn và hiểu nhầm thông điệp. * Lựa chọn 1 : Ngôn ng ữ. Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói. Rào cản ngôn ngữ là sự khó khăn trong việc giao tiếp giữa những người sử dụng những ngôn ngữ khác nhau hay những phương ngữ khác nhau của cùng một ngôn ngữ. Khi giao tiếp bằng cùng một ngôn ngữ, thuật ngữ được sử dụng trong thông điệp có thể hoạt động như một rào cản nếu người nhận không hiểu đầy đủ. Một thông điệp bao gồm nhiều biệt ngữ chuyên môn và từ viết tắt sẽ không thể hiểu được bởi người nhận không quen với thuật ngữ được sử dụng. Các từ ngữ và cách diễn đạt thông thường trong khu vực có thể bị hiểu sai hoặc thậm chí bị coi là xúc phạm.

5

Ta có thể thấy phần lớn các chữ trong tiếng Trung và tiếng Nhật đều có nhiều cách phát âm khác nhau. Chẳng hạn trong tiếng Trung có rất nhiều thổ ngữ khác nhau, và cùng một chữ có thể được phát âm theo nhiều cách. Kết quả là khi một tên riêng bằng tiếng Trung Quốc được viết theo phiên âm tiếng Anh, sẽ có nhiều cách đánh vần khác nhau. Ví dụ, hai họ Ng và Wu của người Trung Quốc ở Mỹ trông thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu viết trong tiếng Trung thì lại là một. Khẩu hiệu “Finger-lickin’ good” (tiếng Việt: “Vị ngon trên từng ngón tay”) khi được dịch sang tiếng Trung đã bị nhầm thành “xơi tái ngón tay của bạn”. Tuy nhiên, KFC vẫn được hưởng ứng ở Trung Quốc vì người dân ở nước này khá cởi mở với những sản phẩm đến từ phương Tây. Thương hiệu Coca-Cola ở Trung Quốc ban đầu được phiên âm thành một cụm từ được phát âm là “Ke-kou-ke-la”. Sau khi đã in hàng ngàn biển hiệu, Coca-Cola mới phát hiện ra rằng, cụm từ này có nghĩa là “cắn con nòng nọc” hoặc “con ngựa cái chở đầy sáp ong” tùy theo từng địa phương. Sau đó, Coca-Cola đã nghiên cứu 40.000 ký t ự tiếng Trung và tìm ra một cách phiên âm tương đương hợp lý “Ke-kou-ke-le”, có thể dịch là “niềm vui ở trong miệng”. Nói đến phương ngữ, mặc dù về mặt kỹ thuật, hai người có thể nói cùng một ngôn ngữ, nhưng sự khác biệt về phương ngữ có thể khiến việc giao tiếp giữa họ trở nên khó khăn. Ví dụ, tiếng Trung có nhiều loại phương ngữ được sử dụng phổ biến, bao gồm cả tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại, ngay cả ở các quốc gia sử dụng chung ngôn ngữ tiếng Anh, ý nghĩa của "Yes" thay đổi từ "Maybe, I'll consider it" thành "Definitely so," với nhiều sắc thái ở giữa. Ngoài ra, còn có khuyết tật ngôn ngữ là những tr ở ngại về thể chất đối với ngôn ngữ. Khuyết tật ngôn ngữ thể chất gây ra rào cản ngôn ngữ bao gồm nói lắp, chứng khó nói hoặc rối loạn khớp và mất thính giác. Người mất thính giác là người rất thiệt thòi, khi họ không thể nghe được vì thế họ cũng không nhận dạng được âm thanh để phát âm. Khi giao tiếp họ thường xử dụng ngôn ngữ cơ thể là chủ yếu. Vì vậy, khi muốn giao tiếp hiệu quả với họ ta nên học thêm về ngôn ngữ cơ thể. Một khía cạnh chính khác của phong cách giao tiếp là mức độ quan trọng đối với giao tiếp không lời. Giao tiếp không lời không chỉ bao gồm nét mặt và cử chỉ; nó cũng liên quan đến việc sắp xếp chỗ ngồi, khoảng cách cá nhân và cảm giác về thời gian. Ngoài ra, các tiêu chuẩn khác nhau liên quan đến mức độ quyết đoán thích hợp trong giao tiếp có thể làm tăng thêm những hiểu lầm về văn hóa. Ví dụ, một số người Mỹ da trắng thường coi việc lớn giọng là một dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến đã bắt đầu, trong khi một số người Mỹ da đen, Do 6

Thái và Ý thường cảm thấy r ằng sự gia tăng âm lượng là dấu hiệu của một cuộc trò chuyện thú vị giữa những người bạn. Do đó, một số người Mỹ da trắng có thể phản ứng với sự báo động lớn hơn đối với một cuộc thảo...


Similar Free PDFs