PLT06A31-53- tham khảo hvnh PDF

Title PLT06A31-53- tham khảo hvnh
Author Anh Ngô
Course tài chính tiền tệ
Institution Học viện Tài chính
Pages 22
File Size 466.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 43
Total Views 110

Summary

Download PLT06A31-53- tham khảo hvnh PDF


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung của đại đoàn kết dân tộc. Giá trị lí luận – thực tiễn.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nguyên Sinh viên thực hiện: Cao Minh Trang Mã sinh viên: 22A4050307 Nhóm tín chỉ: PLT06A31

Hà nội, ngày 23 tháng 6 năm 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2 1.

Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................... 2

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 2

4.

Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. ............................................ 2

5.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. .................................................. 2

NỘI DUNG........................................................................................................... 3 I. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. ...................... 3 1.

Vai trò của đại đoàn kết dân tộc. ............................................................3

2.

Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc. ............................................. 6

3.

Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ...............................7

4.

Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc. ....................................10

5.

Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. ..................14

II. Giá trị lí luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. ............................................................................................................ 15 1.

Giá trị lí luận và thực tiễn. .....................................................................15

2.

Liên hệ trách nhiệm sinh viên hiện nay trong việc học tập và làm

theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. ................................18 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 21

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn lịch sử dân tộc, Người cũng đã khẳng định đoàn kết là một trong các truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được hun đúc từ lòng yêu nước nồng nàn của bao thế hệ người Việt. Là thanh niên Việt Nam, là những người sẽ, đã, và đang góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc học tập, thực hiện và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, đoàn kết chính là lực lượng vô địch, là một trong những cơ sở để đạt được thành công và thắng lợi. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Tìm hiểu và phân tích nội dung quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh về các vấn đề của đại đoàn kết dân tộc, qua đó biết vận dụng và phát huy tinh thần đoàn kết vào đời sống, xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung đại đoàn kết dân tộc, bao gồm giá trị lý luận và giá trị thực tiễn. 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. Bài tiểu luận được thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp sử dụng các phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát, … 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc nhằm làm cho mỗi người chúng ta nhận thức, thấm nhuần được những nội dung cơ bản của đề tài, vận dụng và phát huy tinh thần đoàn kết vào công việc, đời sống.

2

NỘI DUNG I. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết ở đây có thể hiểu đơn giản là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. Đại đoàn kết nghĩa là đoàn kết với quy mô rộng lớn, thành phần và lực lượng đông đảo của khối đoàn kết. Người đã đưa ra định nghĩa về đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái của nền nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. Như vậy, từ quan niệm của Người, ta hiểu đại đoàn kết là đoàn kết tất cả các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền của đất nước, đoàn kết mọi thành viên của dân tộc Việt Nam dù ở phương trời nào thành một khối vững chắc, thống nhất về mục tiêu. Để hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, ta cần làm rõ những nội dung cụ thể sau: 1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc. 1.1. Đại đoàn kết d ân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Trước tiên, đại đoàn kết dân tộc là chính sách dân tộc, là vấn đề chiến lược của cách mạng. Với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không phải là một chủ trương xuất phát từ nguyện vọng, ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo, vì nếu như vậy, đoàn kết chỉ dừng lại là một thủ đoạn chính trị mang tính nhất thời. Đại đoàn kết phải là sự đúc kết những đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân trong công cuộc tiến hành đấu tranh cách mạng giải tự giải phóng. Đây là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù dân tộc, giai cấp. Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đơn giản là phương pháp tổ 3

chức, tập hợp lực lượng, mà cao hơn, nó là bộ phận hữu cơ, là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc luôn được thể hiện từ rất sớm và nhất quán xuyên suốt từ đầu đến cuối trong toàn bộ quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng của Người. Hồ Chí Minh nhìn nhận đại đoàn kết là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Người yêu cầu không được có bất cứ lúc nào lơ là nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn cần được cụ thể hóa theo từng bước phát triển của cách mạng. Người nói: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”. Người tập hợp lực lượng để cùng nhau đánh đổ thực dân, đế quốc xâm lược, từ đó đem lại hạnh phúc, ấm no cho toàn thể nhân dân. Điều này hoàn toàn khác so với cuộc cách mạng tư sản. Tiếp đến, đại đoàn kết dân tộc quyết định thành công của cách mạng. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là một công việc hết sức hệ trọng, to lớn và vô cùng khó khăn. Nhiệm vụ đó chỉ có thể thành công khi tập hợp được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc vì đoàn kết mới tạo nên sức mạnh, tạo nên lực lượng hùng hậu có thể đương đầu và chiến thắng kẻ thù. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công phải có lực lượng, lực lượng đó phải đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới. Muốn có lực lượng mạnh thì phải phải đoàn kết tốt, đoàn kết tạo ra sức mạnh, là then chốt của sự thành công. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh giữa đoàn kết và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bởi phạm vi, mức độ, quy mô của thành công trước hết phụ thuộc vào chính quy mô và mức độ của khối đại đoàn kết, có đoàn kết mới có thắng lợi, càng gặp kẻ thù lớn, càng khó khăn gian khổ bao nhiêu lại cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và vững chắc bấy nhiêu.

4

1.2. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng có nhiều mục tiêu đặt ra, trong đó đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu hàng đầu, vì có thực hiện thành công đại đoàn kết dân tộc thì mới có thể thực hiện được các mục tiêu khác. Hồ Chí Minh coi đây không chỉ là khẩu hiệu chiến lược, mục tiêu hàng đầu mà còn là mục tiêu lâu dài của cách mạng, xem như tôn chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khát vọng dân tộc được độc lập, tự do và thống nhất, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc là mẫu số chung, là điểm để quy tụ tất cả mọi người dân Việt Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận thống nhất chính là để tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh, đưa cuộc cách mạng tự giải phóng của nhân dân đi đến thắng lợi. Đại đoàn kết toàn dân tộc còn là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Trong di chúc, Người đã dặn lại rằng "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Đại đoàn kết dân tộc không phải là một chủ trương xuất phát từ từ ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo cách mạng mà xuất phát từ nhu cầu khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân. Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là ngọn cờ dẫn dắt quần chúng nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự giải phóng. Để thực hiện được điều đó, trước tiên phải đoàn kết được toàn dân, nên tất yếu đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, nhiệm vụ này phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người. 5

2. Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc. 2.1 Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc. Kế thừa và nâng tầm tư duy chính trị truyền thống của cha ông: “Nước lấy dân làm gốc”, Hồ Chí Minh đã tìm sức mạnh lớn lao, vô địch của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước từ lực lượng nhân dân: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồm toàn thể nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân, nhân dân có một nội hàm rất rộng. Khái niệm “dân”, “nhân dân” được Hồ Chí Minh tiếp cận ở hai phương diện vừa với nghĩa cộng đồng “mọi con dân nước Việt”, vừa với nghĩa cá thể “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”. “Dân” tức là không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, già trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện, ở trong nước hay ngoài nước. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người là đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các chính đảng, đoàn thể, các dân tộc, tôn giáo, kể cả những người trước đây lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải, quay về với chính nghĩa của dân tộc. Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc tức là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối thống nhất trong cuộc đấu tranh chung. Đại đoàn kết bao hàm nhiều cấp độ các quan hệ liên kết các lực lượng xã hội từ thấp đến cao bao gồm: Lực lượng đoàn kết (gồm các giai tầng xã hội: giới - ngành - lứa tuổi); Địa bàn đoàn kết (nông thôn - thành thị, miền ngược - miền xuôi); Phạm vi đoàn kết (gia đình - tập thể - quốc gia - quốc tế). 2.2. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc phải dựa vào cơ sở lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được khẳng định: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân 6

dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”. Theo Hồ Chí Minh, lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh công - nông - lao động trí óc, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nền tảng liên minh công - nông - lao động trí óc càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc: “Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối”. Bên cạnh đó, Người cũng nhấn mạnh trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt nhân” là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã hội. Đảng có đoàn kết, nhất quán trong mọi phương hướng, mục tiêu, hành động thì mới lãnh đạo được quần chúng nhân dân tập trung thành một khối đoàn kết trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết toàn dân tộc càng được tăng cường. 3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, quyết định thành bại của cách mạng Việt Nam, sức mạnh của đoàn kết toàn dân đã được minh chứng qua bao năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc quy tụ mọi giai cấp, tầng lớp trở thành mục tiêu hàng đầu của Đảng trong công cuộc lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để thực hiện được mục tiêu cấp thiết này cần phải bảo đảm các điều kiện then chốt sau đây: Một là, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay bao gồm những trang sử hào hùng về công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc đã hình thành và phát triển nhiều giá trị văn hóa, trở 7

thành truyền thống văn hóa quý báu, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm mỗi con người Việt Nam. Là người con đất Việt sinh ra và lớn lên khi đất nước đang oằn mình trong xiềng xích nô lệ, đắm chìm trong đêm dài bóc lột của thực dân, mang trong mình lòng yêu nước, thương dân, khao khát tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh càng thấm nhuần hơn nữa những truyền thống quý báu của cha ông ta, đặc biệt là truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, toàn dân đoàn kết. Đây là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù, thiên tai, bảo vệ đất nước trường tồn và giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì lẽ đó, khi tiến hành công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, Đảng ta phải không ngừng vận dụng, phát huy truyền thống dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước của mỗi cá nhân, quy tụ mọi tầng lớp, giai cấp hướng về mục tiêu chung là đoàn kết để đấu tranh tự giải phóng dân tộc. Hai là, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Khoan dung, độ lượng cũng là một trong những tình cảm quý báu của dân tộc ta. Tinh thần này của Hồ Chí Minh không phải là sách lược nhất thời, thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc. Đây là tư tưởng nhất quán thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng. Trong mỗi quốc gia dân tộc bao giờ cũng tồn tại những tầng lớp, giai cấp khác nhau, hơn nữa Việt Nam còn là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo nên không thể tránh khỏi sự khác biệt trong ý thức, suy nghĩ. Trải qua gần một thế kỉ chịu thống trị của đế quốc nước ngoài, hàng nghàn năm phong kiến với những âm mưu thủ đoạn “chia để trị” của thực dân và thậm chí do những sai lầm ấu trĩ của cán bộ cách mạng nên giữa một bộ phận các dân tộc, tôn giáo, giai cấp... còn có những khoảng cách, nghi hoặc nhất định. Bởi vậy, những tàn tích của những định kiến quá khứ do đế quốc, phong kiến để lại còn đè nặng lên tư tưởng và tình cảm của quần chúng nhân dân. Cần có lòng khoan dung, độ lượng với mỗi cá nhân, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất của mỗi người để tập hợp được mọi 8

lực lượng, bởi lẽ, ai cũng có những mặt tốt, xấu khác nhau nhưng đều có trong mình tinh thần dân tộc. Cần phải đoàn kết những người lầm đường, lạc hối nhưng biết hối cải, có lòng hướng thiện. Trong nhận thức của Người, có tấm lòng độ lượng sẽ có được sự cảm hóa sâu sắc: “Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ...”. Không những vậy, nội bộ Đảng lãnh đạo còn cần phải xóa bỏ hết thành kiến, chống những cái xấu, căn bệnh chia rẽ gây mất đoàn kết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra rằng: “Phải chống bệnh hẹp hòi. Bệnh này rất nguy hiểm, mà nhiều cán bộ và đảng viên còn mắc phải. Trong, thì bệnh này ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết. Ngoài, thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân…”. Cán bộ có đoàn kết, trung thực, nhân nghĩa thì mới có thể cùng giúp nhau tiến bộ để phục vụ nhân dân. Ba là, xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân. Tin dân, dựa vào dân trong chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh xuất phát từ tư duy chính trị truyền thống “dân là gốc của nước”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Đây là nguyên tắc được Người kế thừa và nâng cao trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Tin vào dân, dựa vào dân và lấy dân làm gốc có nghĩa là phải tin tưởng vững chắc vào sức mạnh to lớn và năng lực sáng tạo của nhân dân, phải đánh giá đúng vai trò của lực lượng nhân dân. Người viết: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh tin tưởng vào khả năng tiến bộ của con người, cần biết khơi gợi khả năng tiềm tàng của mỗi người, sức mạnh tập thể bao giờ cũng lớn lao và đem lại hiệu quả cao hơn sức mạnh cá nhân. Người cũng tin rằng trong mỗi con người, “ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước ấy có khi bị 9

bụi rậm che mờ, việc cần làm là thức tỉnh, giáo dục lương tri con người thì lòng yêu nước lại bộc lộ, nhân dân lại cùng đoàn kết đứng lên đấu tranh. Ngoài ra, để nhấn mạnh và khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân đối với công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết, Hồ Chí Minh còn nói: “Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”. Nhân dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận dân tộc thống nhất. Đảng có mạnh hay không nhờ vào đường lối, chính sách đúng đắn xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân tin cậy, ủng hộ và hăng hái thực thi. Tin dân, dựa vào dân, vì suy cho cùng, mọi sức mạnh, mọi thành công đều bắt nguồn từ lòng Dân hợp ý Đảng. 4. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc. 4.1. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Ngay sau khi tìm ra con đường và sức mạnh để cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú tâm việc đưa quần chúng nhân dân vào các tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai đoạn và giai cấp, ngành nghề, lứa tuổi, tôn giáo,…sao cho mỗi nhóm có thể phát huy tốt nhất năng lực riêng mình, góp sức mạnh vào khối đại đoàn kết toàn d...


Similar Free PDFs