Quan điểm thực tiễn và vận dụng chọn nghề nghiệp PDF

Title Quan điểm thực tiễn và vận dụng chọn nghề nghiệp
Author Trần Minh Tâm
Course Nh ững NLCB c ủa CN Mác - Lênin I
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 14
File Size 152.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 313
Total Views 373

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ--------------- o0o ----------------TIỂU LUẬN MÔN.....................................................................Đề tài: “Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Mac-Lenin để xem xét vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Bách Kh...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ --------------- o0o ----------------

TIỂU LUẬN MÔN…………………………………………………………… Đề tài: “Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Mac-Lenin để xem xét vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Bách Khoa hiện nay”

Giảng viên hướng dẫn:….. Những sinh viên thực hiện. -Họ và tên

-SHSV:

-Mã lớp:…. 1………………..........

……………….

2………………..........

……………….

3………………..........

……………….

4………………..........

……………….

Hà Nội 2021… MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 2.Tổng quan đề tài( Tình hình nghiên cứu của đề tài) 3.Mục đích nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở quán triệt những quan điểm của triết học Mác- Lênin về thực tiễn, tiểu luận đưa ra những định hướng thực tế nhằm giúp việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên Bách Khoa hợp lý và bền vững hơn. Nhiệm vụ: -Tìm hiểu những quan điểm của triết học Mác - Lênin về thực tiễn. -Nghiên cứu, phân tích những thành vấn đề trong lựa chọn ngành nghề của sinh viên Bách Khoa. -Đề xuất một số giải pháp cho việc lựa chọn ngành nghề . 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu thực trạng và phương hướng phát triển trong lựa chọn ngành nghề của sinh viên Bách Khoa từ sự vận dụng quan điểm của triết học Mác Lênin về thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong quan điểm của triết học Mác - Lênin về vấn đề thực tiễn qua các tác phẩm và áp dụng vào thực trạng lựa chọn ngành nghề của sinh viên Bách Khoa hiện nay. 5.Phương pháp nghiên cứu của đề tài Tiểu luận dựa trên cơ sở và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp và vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; trừu tượng và cụ thể; so sánh liên hệ dẫn chứng để thực hiện đề tài. 6.Đóng góp của đề tài

Tiểu luận chỉ rõ các quan điểm về thực tiễn trong triết học MácLenin từ đó vận dụng vào vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Bách Khoa trong tình hình thực tế hiện nay. 7.Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương. NỘI DUNG CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MACLENIN 1.1.Quan điểm về thực tiễn 1.1.1.Phạm trù thực tiễn Phạm trù thức tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức macxít mà còn của toàn bộ triết học Mác – Lênin nói chung. Các nhà duy vật trước C.Mác đã có công lớn trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết. Tuy nhiên, lý luận của họ còn nhiều hạn chế, thiếu sót, trong đó hạn chế lớn nhất là không thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, do đó chủ nghĩa duy vật của họ mang tính chất trực quan. Mác đã chỉ rõ rằng, khuyết điểm chủ yếu, từ trước đến nay, của mọi chủ nghĩa duy vật (kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc) là không thấy được vai trò của thực tiễn. Có một số nhà triết học duy tâm, tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người, nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tính thần, chứ không hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người. Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước C.Mác, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đem lại một quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận, hai ông đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng. Lênin nhận xét: “Quan điểm

về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”. 1.1.2. Khải niệm về thực tiễn Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Mácxít nói riêng, đây là một phạm trù đã được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau: + Chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người, chứ không xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch sử xã hội. + Chủ nghĩa duy vật trước Mác, mặc dù đã hiểu thực tiễn là một hành động vật chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động con buôn, đê tiện, bẩn thỉu. Khắc phục sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn về thực tiễn như sau: “Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội”. Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nếu con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người, nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích, có tính xã hội của mình mà cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và để làm chủ thế giới. Con người không thể thoả mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động và lao động có hiệu quả, con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới. Thực tiễn là cái xác định một cách

thực tế sự liên hệ giữa sự vật với những điểu cần thiết đối với con người. Tuy trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội, nhưng thực tiễn luôn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội. Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển của nó; trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục giới tự nhiên và làm chủ xã hội của con người. Do đó, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử – xã hội. Thực tiễn bao gồm nhiều yêu tố và nhiều dạng hoạt động. Bất kỳ quá trình hoạt động thực tiễn nào cũng gồm những yếu tố như nhu cầu, lợi ích, mục đích, phương tiện và kết quả. Các yếu tố đó có liên hệ với nhau, quy định lẫn nhau mà nếu thiếu chúng thì hoạt động thực tiễn không thể diễn ra được. 1.2.Đặc điểm thực tiễn – Trước hết, hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo những mục đích của mình. + Ví dụ như hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây lúa để thu hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tác động vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như quần áo, giày dép phục vụ đời sống con người… -Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích. + Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động có mục đích của con người đều là thực tiễn. + Hoạt động tư duy, hoạt động nhận thức hay hoạt động nghiên cứu khoa học đều là những hoạt động có mục đích của con người. Tuy nhiên, chúng không phải là hoạt động thực tiễn.Đây là những hoạt động tinh thần, là hoạt động trong hệ thần kinh trung ương của bộ não người chứ không phải diễn ra ngoài thực tế. – Hoạt động thực tiễn còn mang tính lịch sử – xã hội. + Hoạt động thực tiễn ở mỗi thời đại là khác nhau, tùy thuộc tình hình đất nước mà hoạt động thực tiễn lại biểu hiện khác nhau. + Do đó, thực tiễn mang tính lịch sử- xã hội cho từng thời đại.

1.3. Các hình thức của hoạt động thực tiễn Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú. Mỗi hình thức hoạt động của thực tiễn có một chức năng khác nhau, không thể thay thế được cho nhau. Nhưng giữa các hình thức ấy lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Nhìn chung, hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất; Hoạt động chính trị xã hội và Hoạt động thực nghiệm khoa học. 1.3.1. Hoạt động sản xuất vật chất + Là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. + Là hoạt động phổ biến khắp mọi nơi trong cuộc sống, rất dễ nhận diện như hoạt động trồng lúa, hoạt động trồng rau, trồng hoa màu hay các hoạt động dệt vải, sản xuất giày dép, hoạt động sản xuất ô tô, xe máy… + Đây cũng là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội. 1.3.2Hoạt động chính trị xã hội + Là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. + Cụ thể như những hoạt động liên quan đến chính trị xã hội như những hoạt động bỏ phiếu của nhân dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội.; hoạt động bỏ phiếu tán thành sự ra đời, sửa đổi của các bộ Luật, Nghị định .. của các đại biểu; hoạt động tình nguyện giúp đỡ nhân dân vùng núi vùng sâu xa xây dựng đường xá, … 1.3.3.Thực nghiệm khoa học + Là một hình thức đặc biệt của thực tiễn. + Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu. + Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

1.4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 1.4.1. Thực tiễn là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức Ph. Ăngghen khẳng định: “… chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên”. Con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận. Như vậy, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối vơi người này hay người kia, thế hệ này hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Trong quá trình hoạt động thực tiễn biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới. Thực tiễn còn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. 1.4.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức Nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn. Kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn. Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp

đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu để đáp ứng những yêu cầu đó. Chẳng hạn, đó là những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về công nghiệp hoá, hiện đại hóa; về kinh tế thị trường; về đổi mới hệ thống chính trị, về thời đại ngày nay… Qua việc làm sáng tỏ những vấn đề do thực tiễn đặt ra trên đây, lý luận sẽ có được vai trò quan trọng, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta. 1.4.3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý…”. Tất nhiên, nhận thức khoa học còn có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn lôgíc. Nhưng tiêu chuẩn lôgíc không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn. Cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng; tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý. Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà biến đổi và phát triển; thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn. Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những cực đoan sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương đối. Sự phân tích trên đây về vai trò thực tiễn đối với nhận thức, đối với lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải “coi

trọng tổng kết thực tiễn Việt Nam”. Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu. CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LENIN VÀO VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỬA SINH VIÊN BÁCH KHOA HIỆN NAY. 2.1. Thực tế lựa chọn ngành nghề hiện nay 2.1.1. Những sai lầm khi học sinh lựa chọn ngành nghề trước thềm thi Đại học Chọn sai nghề vì thiếu đi chính kiến riêng Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh và định hướng nghề của các trường năm 2017, có đến 15 – 20% sinh viên sau khi tốt nghiệp mới biết bản thân chọn sai ngành. Có nhiều nguyên do khiến bạn lâm vào tình trạng trên như chưa hiểu rõ về mình, không nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai… Đặc biệt hơn, giới trẻ hiện lựa chọn nghề không phải cho bản thân mà chỉ vì người khác. Cụ thể là: Chọn ngành nghề vì gia đình: Là những người đi trước có nhiều kinh nghiệm và cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, nhiều ba mẹ Việt Nam thường bắt ép con đi theo kế hoạch và mong muốn của bản thân. Nếu định hướng chưa phù hợp, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ chuyển sang ngành nghề khác. Việc không có chính kiến và sự lựa chọn riêng khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình thuyết phục phụ huynh để bản thân được thực hiện đúng nguyện vọng. Do đó, bạn cần phải làm chủ cuộc sống và biết chịu trách nhiệm cho những điều mình làm. Chọn ngành nghề vì bạn bè Đây là một thực trạng định hướng nghề điển hình và phổ biến của nhiều học sinh THPT. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hẳn bạn có một vài bằng hữu chí cốt khó tách rời và mong muốn làm gì cũng có nhau. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc học sinh chọn ngành, chọn trường nào đó chỉ để được theo cùng bè bạn mà

không quan tâm đến những khó khăn vấp phải trong quá trình học và tiếp cận cơ hội việc làm tương lai. Chọn ngành nghề theo số đông Ở những năm trước đây, ngân hàng được biết đến là một trong các ngành “hot” với mức lương “khủng” nên có rất nhiều bạn chọn và đăng ký học. Hậu quả là thừa cử nhân, làm việc trái chuyên môn và thậm chí một số sinh viên nhận ra đây không phải công việc bản thân yêu thích để theo đuổi lâu dài. Vì thế, bạn đừng vội “cắm chốt” ngay một ngành nghề nào đó chỉ vì nhiều người chọn mà hãy cân nhắc kỹ càng những yếu tố như sở thích, tính cách, năng lực của bản thân, điều kiện gia đình, nhu cầu xã hội… 2.1.2. Hậu quả tất yếu xảy ra khi chọn sai ngành Câu nói “chọn sai ngành học, chết nửa cuộc đời” thật sự không sai. Vì chúng ta phải tiêu tốn hơn 30 năm để học (những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế), nếm trải mùi vị thành bại trong công việc và đi đến đỉnh cao sự nghiệp. Do đó, định hướng nghề trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một bước đi sai sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như: Lãng phí thời gian Một số bạn bỏ phí nhiều năm chỉ để học ngành mà ba mẹ, thầy cô mong muốn hoặc theo xu hướng hiện tại. Kết quả là đánh mất thời gian quý báu, có bằng nhưng không sử dụng được. Theo đó, phần lớn học sinh, sinh viên đều khát khao quay trở lại thời điểm chọn nghề để có thể đưa ra quyết định về ngành phù hợp với niềm yêu thích, năng lực của bản thân cũng như vào đúng trường đào tạo. Trên thực tế, sẽ có một vài người bằng lòng chấp nhận số phận “thuyền đến đầu cầu ắt tự nhiên thẳng” mà tiếp tục lao theo công việc sai hướng đó. Ở diễn biến khác, nhiều bạn quyết định làm lại từ đầu để bản thân không phải hối hận nhiều trong tương lai. Lãng phí chất xám Bên cạnh việc bỏ lỡ thời gian, chất xám cũng là yếu tố bị lãng phí nhiều khi lựa chọn sai ngành. Trong 3 – 4 năm đào tạo tại trường, bạn phải tập trung toàn bộ trí óc để tiếp thu, ghi nhớ

kiến thức; ôn tập cho các bài thi giữa kỳ, kết thúc học phần cũng như thực tập và hoàn thành khóa luận. Sau khi ra trường, nhiều sinh viên “cất bằng vào tủ” mà đi làm công nhân hoặc tài xế của những ứng dụng chạy xe công nghệ. 2.2. Lợi thế và cơ hội việc làm của các ngành nghề đào tạo với sinh viên của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK HN) Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là một trường có bề dày lịch sử, được thành lập từ những năm 1956 và là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta được mệnh danh là “cánh chim đầu đàn” trong khối các trường đại học khoa học, công nghệ tại Việt Nam 2.2.1. Lợi thế việc làm các ngành nghề tại trường Thực tế là các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa đều có đủ các kiến thức chuyên môn và kỹ năng để theo đuổi các vị trí nghề nghiệp đúng định hướng ngành. Cơ hội làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp trường vô cùng rộng mở. Ứng với tên ngành đào tạo, cơ hội nghề nghiệp của ứng viên là trở thành các kỹ sư cho ngành nghề đã được đào tạo tại trường như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, thực phẩm, dệt may,… Trường ĐHBK Hà Nội cũng là một trong những địa điểm có tỷ lệ sinh viên sau ra trường có cơ hội việc làm ngay và cao nhất tính đên hiện tại. Cụ thể về kết quả điều tra được thống kê cho thấy chỉ sau hai tháng của một vài năm gần đây thì có: -Khoảng 10% là sinh viên tiếp tục học tiếp -Đối với 68% là tỷ lệ sinh viên có việc làm chính thức. -Và có 22% chưa tìm được công việc chính thức. Riêng với số sinh viên đã đi làm thì theo số liệu khảo sát có khoảng 62% sinh viên làm đúng chuyên ngành theo học, 30% là làm gần đúng chuyên ngành hoặc tham gia rộng hơn và có 8% là sinh viên làm trái ngành. Như vậy có thể thấy Bách Khoa chính là “cái nôi” hoàn hảo nhất tạo cơ hội việc làm lớn cho sinh viên cũng với mức thu nhập cao. 2.2.2. Các ngành nghề đào tạo của trường Đại học BKHN Thới gian của sinh viên theo học chương trình cử nhân có thể tốt nghiệp đại học trong khoảng 4 năm, bao gồm các chuyên

ngành như cử nhân kỹ thuật, cử nhân công nghệ, cử nhân khao học, cử nhân nhóm ngành kinh tế, quản lý và cử nhần ngôn ngữ Anh là những ngành được đào tạo trong khoảng 4 năm học.Còn đối với một số ngành đặc biệt như kỹ sư hoặc học lên thạc sĩ thì số năm học sẽ kéo dài hơn, họ sẽ được học những kiến thức chuyên sâu, để có những kiến thức, nă...


Similar Free PDFs