Quản lý rủi ro của Acecook PDF

Title Quản lý rủi ro của Acecook
Course quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 31
File Size 495.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 52
Total Views 462

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---------------***---------------TIỂU LUẬNMôn: Quản lý rủi ro trong kinh doanhĐỀ TÀI:QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINHDOANH SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦAACECOOK GIAI ĐOẠN 2020-Nhóm : 5 Lớp : KDO402(GD1-HK2- 2122)BS. Giảng viên: Hoàng Thị Đoan ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------------***---------------

TIỂU LUẬN Môn: Quản lý rủi ro trong kinh doanh ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦA ACECOOK GIAI ĐOẠN 2020-2021

Nhóm Lớp

: 5 : KDO402(GD1-HK2-

Giảng

2122)BS.1 : Hoàng Thị Đoan Trang

viên

Hà Nội, tháng 2 năm 2022

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5 STT 1

Họ và tên Lâm Nguyễn Việt Anh (Nhóm trưởng)

Mã sinh viên 1911110468

2

Lê Thị Ngọc Anh

1911110017

3

Dương Minh Đức

1911110086

4

Nguyễn Thu Hà

1811120047

5

Phùng Mỹ Hạnh

1915510051

6

Hoàng Khánh Huyền

1811110277

7

Thái Đình Hoà

1911110157

8

Trần Hồng Sơn

1911120101

9

Huỳnh Minh Trang

1717740094

MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 2 1.1. Tổng quan về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh và quản trị rủi ro................................................................................................2 1.1.1. Khái niệm rủi ro...............................................................2 1.1.2. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh...............................2 1.1.3. Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh..................3 1.1.4. Phân loại rủi ro trong kinh doanh.................................3 1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro...............................................4 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh................4 1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp..........5 1.2.3. Phương thức quản trị rủi ro...........................................6 CHƯƠNG 2:.. .THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦA ACECOOK GIAI ĐOẠN 2020-2021.................................8 2.1. Giới thiệu về công ty Acecook...............................................8 2.2. Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh sản phẩm mì Hảo Hảo của Acecook giai đoạn 2020-2021................................9 2.2.1. Thực trạng rủi ro..............................................................9 2.2.2. Nhận dạng và phân tích rủi ro....................................10 2.2.3. Đo lường rủi ro...............................................................14 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh mì Hảo Hảo của Acecook giai đoạn 2020-2021..............................15 2.3.1. Hoạt động quản lý rủi ro đơn vị cung ứng................15 2.3.2. Hoạt động quản lý rủi ro về quy trình sản xuất.......15 2.3.3. Hoạt động quản lý rủi ro về truyền thông................16 CHƯƠNG 3:.........ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦA ACECOOK.............................................17 3.1. Giải pháp hạn chế rủi ro từ nhà cung ứng.........................17 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro từ truyền thông..........................17 3.3. Hạn chế rủi ro pháp lý..........................................................18 3.4. Hạn chế rủi ro tài sản và nguồn nhân lực.........................19

KẾT LUẬN........................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................21

MỞ ĐẦU Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thử thách và những rủi ro không thể lường trước được. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn quá non trẻ và chưa có những hiểu biết nhất định về nền thị trường rộng lớn này. Nhiều công ty và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhỏ và vừa, họ thường bị cuốn theo vòng xoáy của công việc phát sinh hằng ngày (sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, quảng cáo,…) hầu hết những công việc này được giải quyết theo nhu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu giải quyết đến đó, chứ không hề được hoạch định hay đưa ra chiến lược một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống và đánh giá hiệu quả một cách có khoa học. Và vấn đề được đặt ra ở đây là những thiệt hại do rủi ro trong quá trình kinh doanh mang lại. Hay nói cách khác hoạt động trong nó đã chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn mà không có cách gì loại trừ hoàn toàn được. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu rủi ro và hạn chế tác động tiêu cực lại là điều có thể thực hiện được và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của doanh nghiệp, cũng như sự trợ giúp hữu hiệu của Nhà nước. Như vậy, rủi ro trong giao dịch kinh doanh đang là một trong những nguy cơ lớn nhất của nhiều doanh nghiệp, bên cạnh nguy cơ sụt giảm về đơn hàng và thị trường trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu biến động như hiện nay. Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích đề tài: “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm Hảo Hảo

tại Công Ty Acecook giai đoạn

2020-2021” để phần nào tìm ra những giải pháp nhằm phòng ngừa và làm giảm thiệt hại do rủi ro gây ra. Bài tiểu luận của chúng em gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1

Chương 2: Thực tiễn quản trị rủi ro của công ty Acecook trong hoạt động kinh doanh sản phẩm mỳ Hảo Hảo. Chương 3: Đề xuất phương án hạn chế rủi ro Trong quá trình thực hiện dù cẩn thận vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Mong cô và các bạn góp ý để đề tài trở nên hoàn thiện hơn.

2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

1.1. Tổng quan về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh và quản trị rủi ro 1.1.1.

Khái niệm rủi ro

Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người. Theo quan điểm hiện đại: Rủi ro được hiểu là khả năng có sai lệch giữa một bên là những gì xảy ra trên thực tế với một bên là những gì được dự kiến từ trước. Đặc trưng của rủi ro được thể hiện ở hai yếu tố: 

Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện.



Biên độ rủi ro: Thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ thể. Thiệt hại của rủi ro = Tần suất rủi ro * Biên độ rủi ro

1.1.2. 1.1.2.1.

Khái niệm rủi ro trong kinh doanh Khái niệm rủi ro trong kinh doanh:

Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình.

1.1.2.2. 

Một số quan điểm tiếp cận rủi ro trong kinh doanh:

Rủi ro là một vấn đề luôn luôn tồn tại trong cuộc sống; 3



Rủi ro và cơ hội được quan niệm là hai mặt đối lập nhưng thống nhất trong một thực thể;



Rủi ro được hiểu là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của con người;



Rủi ro luôn gắn liền với sự thiệt hại và chi phí;



Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả;



Rủi ro ít nhiều mang tính chủ quan của con người;



Rủi ro mang tính khách quan và chủ quan.

1.1.3. 1.1.3.1.

Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh Những nguyên nhân khách quan

Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế: suy thoái kinh tế, lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái… Sự không ổn định chính trị: thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp theo hướng bất lợi. Nhân tố từ môi trường văn hóa – xã hội: trở ngại từ định chế xã hội, truyền thống, thuần phong mỹ tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, mua sắm, văn hóa ứng xử… Điều kiện tự nhiên bất lợi: thiên tai, lũ lụt, hạn hán… Tình hình biến động của giá cả, khách hàng, nhà cung cấp.

1.1.3.2.

Những nguyên nhân chủ quan

Sai lầm trong lựa chọn, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ chế. Sai lầm trong ra quyết định và thực hiện quyết định. Thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Sơ xuất, bất cẩn, thiếu trách nhiệm. Thiếu sức khỏe, đạo đức, phẩm chất. 4

Thiếu thông tin hay thông tin sai lệch. Tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu.

1.1.4.

Phân loại rủi ro trong kinh doanh

Để phân loại rủi ro, ta có 5 cách phân loại rủi ro chính, ta có thể phân loại theo các cách sau: theo phương pháp truyền thống; theo nguồn gốc rủi ro; theo môi trường tác động; theo đối tượng rủi ro và theo các ngành, lĩnh vực hoạt động.

Đầu tiên, theo phương pháp truyền thống. Trong phương pháp truyền thống, ta có 2 rủi ro chính gồm rủi ro tác nghiệp và rủi ro chiến lược. Rủi ro tác nghiệp là rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có thể đến từ cơ sở vật chất hoặc từ nhân công. Rủi ro chiến lược lại được chia ra thành 7 rủi ro khác gồm có: Rủi ro dự án, rủi ro khách hàng, rủi ro từ chuyển đổi công nghệ, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh, rủi ro thương hiệu, rủi ro ngành, rủi ro đình trệ. Thứ hai, theo nguồn gốc rủi ro. Nguồn gốc của rủi ro có thể tổng kết lại thành các nguồn gốc hay xảy ra nhất là rủi ro do môi trường thiên nhiên, do môi trường văn hóa, do môi trường xã hội, do môi trường chính trị, do môi trường luật pháp, do môi trường kinh tế, do môi trường công nghệ, do môi trường hoạt động, do nhận thức của con người Thứ ba, theo môi trường tác động. Môi trường tác động luôn chỉ có 2 môi trường là môi trường bên trong của tổ chức và môi trường bên ngoài. Tác động của môi trường bên trong tổ chức có thể đến từ hoạt động quản trị, marketing, nghiên cứu,... Tác động của môi trường bên ngoài là những tác động đến từ những yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát được nhưng có thể lường trước được. Thứ tư, theo đối tượng rủi ro. Đối tượng rủi ro có thể hiểu là các chủ thể trực tiếp gây ra rủi ro hoặc chịu tổn thất của rủi ro, trong đó

5

gồm có rủi ro về tài sản, rủi ro về nhân lực, rủi ro về trách nhiệm pháp lý. Thứ năm, theo các ngành, lĩnh vực hoạt động. Mỗi ngành đều có những rủi ro đặc trưng của ngành và ta có thể phân loại các rủi ro này theo từng ngành và từng lĩnh vực. Các ngành có rủi ro đặc trưng gồm các ngành công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh thương mại, hoạt động ngoại thương, kinh doanh ngân hàng, kinh doanh du lịch, đầu tư, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và giáo dục đào tạo.

1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro 1.2.1.

Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh

Quản trị rủi ro DN là thiết lập một quy trình mang tính hệ thống và có nguyên tắc được áp dụng để hoạch định chiến lược và áp dụng trong phạm vi toàn DN. Do không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro nên các DN cần áp dụng mô hình quản trị rủi ro DN để kịp phát hiện các sự kiện, đánh giá và quản lý những tình huống xấu nhất có khả năng xảy ra nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và nắm bắt cơ hội. Nhằm mục đích tạo ra một khung quản trị rủi ro doanh nghiệp hoàn chỉnh, COSO ERM-2004 đã đưa ra một định nghĩa về quản trị rủi ro doanh nghiệp. Theo đó, “Quản trị rủi ro doanh nghiệp được thiết kế nhằm nhận diện những sự kiện có khả năng ảnh hưởng tới doanh nghiệp và quản lý rủi ro trong khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp nhằm đưa ra những đảm bảo hợp lý để đạt được những mục tiêu của DN.”

1.2.2.

Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Mục tiêu của quản trị rủi ro doanh nghiệp không dừng ở việc tối thiểu hóa rủi ro, mà còn là quản lý các rủi ro một cách hiệu quả, toàn diện, tạo cơ sở cho việc bảo toàn và phát triển các giá trị của tổ chức. Nói cách khác, quản trị rủi ro doanh nghiệp hỗ trợ các cấp 6

quản lý đưa ra những quyết định chính xác, mang tính hiệu quả cao; tối thiểu hóa thiệt hại, tổn thất trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro giúp tăng cường công tác quản trị của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cần thiết và xác thực nhất về rủi ro trọng yếu và đưa ra những biện pháp thiết thực và kịp thời. Không những thế, quản trị rủi ro hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra thông qua việc đánh giá khả năng xảy ra và ảnh hưởng của rủi ro, đề xuất các phương án ngăn ngừa, ứng phó, quản lý sự ảnh hưởng của rủi ro tới doanh nghiệp. Quản trị rủi ro không tập trung vào một hoặc một vài rủi ro mà hướng đến nguồn gốc gây ra tổn thất cho doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ các cấp, ban ngành quản lý và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thêm vào đó, doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với những thay đổi trong môi trường kinh doanh thông qua việc chủ động nhận diện, ưu tiên và lập kế hoạch ứng phó với rủi ro và các tình huống khủng hoảng. Trên thực tế, các nhà đầu tư, các tổ chức đánh giá tín dụng thường đưa ra yêu cầu công bố khả năng quản lý rủi ro của doanh nghiệp để đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro có thể gặp phải. Nếu doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt thì sẽ xử lý được các vấn đề trong kinh doanh hiệu quả hơn. Quản trị rủi ro giúp các cấp quản lý tập trung thiết lập chính sách, xác định trọng tâm, cơ chế điều hành, tăng cường trách nhiệm trong quản lý rủi ro. Đồng thời, quản trị rủi ro cho phép thiết lập một quy trình tiêu chuẩn trong việc nhận diện, đánh giá, phân tích, ưu tiên và quản lý rủi ro.

1.2.3.

Phương thức quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là một quy trình cho phép xác định, đánh giá, hoạch định và quản lý các loại rủi ro để hướng tới các mục tiêu: Xác 7

định được rủi ro, phân tích những rủi ro đặc thù, ứng phó với những rủi ro đặc thù một cách phù hợp và hiệu quả. Mức độ hiệu quả của quản trị rủi ro dựa trên quy mô của tổ chức, tiềm lực của tổ chức, môi trường hoạt động của tổ chức và nhận thức của lãnh đạo tổ chức. Những hoạt động chính của quản trị rủi ro gồm có: 1.2.3.1. 

Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro

Nhận dạng rủi ro: Tìm kiếm nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất thông qua việc lập bảng liệt kê tất cả rủi ro đã, đang và sẽ xuất hiện với tổ chức. Trong bảng sẽ có các nội dung như: Bảng câu hỏi nghiên cứu, danh mục các nguy cơ, danh mục các nguy cơ được bảo hiểm, các hệ thống rủi ro ( Có thể không phù hợp với mọi doanh nghiệp). Quy trình phát hiện rủi ro gồm 4 bước: Định hướng, phân tích tài liệu, phỏng vấn và khảo sát, điều tra trực tiếp. Phương pháp nhận dạng rủi ro gồm phương pháp lưu đồ, nghiên cứu hiện trường, phân tích các hoạt động.



Phân tích rủi ro: Xác định nguyên nhân gây ra rủi ro cùng với các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp để tìm ra biện pháp phòng ngừa. Để hỗ trợ việc phân tích rủi ro, ta có thể dùng các công cụ như bảng câu hỏi phân tích rủi ro, danh mục các nguy cơ, danh mục các rủi ro được bảo hiểm, các hệ thống chuyên gia ( Có thể không phù hợp với mọi doanh nghiệp)



Đo lường rủi ro: Thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo 2 khía cạnh là tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để từ đó lập ma trận đo lường rủi ro. Tần suất xuất hiện

Mức độ nghiêm trọng

Cao

Thấp

Cao Thấp 8

Mức độ nghiêm trọng của rủi ro được chia làm 3 nhóm là nhóm nguy hiểm, nhóm quan trọng và nhóm không quan trọng. Phương pháp đo lường tập trung chính vào 2 phương pháp là phương pháp định lượng và phương pháp định tính và kết hợp 2 phương pháp này.

1.2.3.2. 

Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro

Giảm thiểu tổn thất: Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, chuyển nợ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng, phân tán rủi ro.



Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao tài sản hoặc hoạt động có rủi ro cho người khác/tổ chức khác, chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với tổ chức khác.



Đa dạng hóa rủi ro: Đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa khách hàng.



9

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦA ACECOOK GIAI ĐOẠN 2020-2021

2.1. Giới thiệu về công ty Acecook Acecook Co, Ltd. là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất các loại mì ăn liền, gia vị và thực phẩm. Acecook có 2 công ty con ở nước ngoài là Acecook Việt Nam và Acecook Myanmar. Đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, Hồng Kông, châu Âu. Tuy nhiên, thành công nhất của tập đoàn vẫn ở thị trường Việt Nam. Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao. Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam. Sản phẩm: Hiện nay, Acecook Việt Nam đang có các dòng sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG như mì gói, mì hộp, gia vị và snack mì: Mì Hảo Hảo, Mì Good, Mì ly Handy, Phở Đệ Nhất, Muối Hảo Hảo, Snack mì Nà Ní,... Thành tựu đạt được: Sau 20 năm hình thành và phát triển, Vina Acecook đã trở thành cái tên nổi tiếng nhất trong lĩnh vực sản xuất 10

mì ăn liền tại Việt Nam với hơn 50% thị phần, vượt xa các đối thủ còn lại. Hiện nay, công ty đang sở hữu 10 nhà máy sản xuất, bốn chi nhánh với tổng cộng hơn 5.000 nhân viên và hệ thống hơn 300 đại lý phân phối trên khắp cả nước. Giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần của Acecook Việt Nam tăng trưởng liên tục, từ 8.413 tỷ đồng (2016) lên 8.878 tỷ đồng (2017) rồi 9.828 tỷ đồng (2018) và cán mốc 10.647 tỷ đồng (2019). Doanh thu này đều cao gấp nhiều lần các thương hiệu có danh khác như: Thực phẩm Á Châu (mì Gấu đỏ), Uniben (mì Ba miền), ColusaMiliket (mì Miliket) hay Vifon. Trong năm 2020, Acecook Việt Nam còn được xếp hạng thứ 58 trong TOP 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam, và xếp hạng thứ 02 trong TOP 10 doanh nghiệp uy tín của ngành thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn, theo bảng xếp hạng của Vietnam Report năm 2020.

2.2. Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh sản phẩm mì Hảo Hảo của Acecook giai đoạn 2020-2021 2.2.1.

Thực trạng rủi ro

Trong năm 2021, mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam xuất khẩu sang các nước Châu Âu bị cảnh báo và thu hồi do sử dụng chất Ethylene oxide trong sản xuất sản phẩm. Cụ thể, cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) ngày 20/8/2021 thông báo, một số lô mỳ ăn liền nhãn hiệu Hảo Hảo đang bị thu hồi do có chứa chất ethylene oxide. Ethylene Oxide không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở thị trường Liên minh châu Âu (EU) mà Ireland là thành viên. 3 dòng sản phẩm trong danh sách thu hồi của FSAI bao gồm mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77 g, hạn sử dụng đến 24/9/2022), miến Good vị sườn heo (loại 56 g, hạn sử dụng đến 10/11/2022), mì Yato vị hải sản (loại 120 g, hạn sử dụng đến 30/11/2022). 2 sản phẩm là mì Hảo Hảo và miến Good do công ty Acecook Việt Nam sản xuất, sản phẩm còn lại có xuất xứ từ Trung 11

Quốc. FSAI cho biết, thông báo thu hồi tại điểm bán hàng sẽ được hiển thị trong các cửa hàng được cung cấp cùng với các lô liên quan. Theo FSAI, việc tiêu thụ sản phẩm bị nhiễm ethylene oxide không gây nguy hiểm cấp tính, nhưng có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ nếu sử dụng sản phẩm trong thời gian dài. Do đó, cơ quan này khuyến cáo cần hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với chất này. Tiếp đó, trong tháng 8/2021, theo thông báo của của cơ quan chức năng Pháp, mì tôm Hảo Hảo của Acecook Việt Nam có chứa 2chloroetanol (2-CE, chất chuyển hóa từ ethylene oxide - EO) vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU. Việc t...


Similar Free PDFs