QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU PDF

Title QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU
Course Nhap mon luat hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 770.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 41
Total Views 125

Summary

Download QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU QUAN TRI XUAT NHAP KHAU PDF


Description

BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LOGISTICS CHÂU ÂU SỐ THÁNG 12/2020

THUỘC NHIỆM VỤ “Xây dựng Hệ thống cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics giai đoạn 2017-2020”

Hà Nội, năm 2020

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. 1 TÓM TẮT ............................................................................................................ 2 1. TÌNH HÌNH CHUNG THỊ TRƯỜNG LOGISTICS CHÂU ÂU............ 4 1.1. Vận tải và cảng biển ................................................................................ 6 1.2. Các thông tin liên quan khác ................................................................... 8 2. TÌNH HÌNH CỤ THỂ TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG ........................... 10 2.1. Đức ........................................................................................................ 10 2.3. Pháp....................................................................................................... 12 2.4. Hà Lan................................................................................................... 14 2.5. Vương quốc Anh................................................................................... 15 2.6. Nga ........................................................................................................ 17

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của EU năm 2020 (năm gốc 2015=100) .............................................................. 6 Hình 2: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Đức, năm 2020 (năm gốc 2015=100) .......................................................... 11 Hình 3: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Pháp năm 2020 (năm gốc 2015=100) .......................................................... 12 Hình 4: Biên giới Pháp được đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh ....................... 13 Hình 5: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ........... 14 Hình 6: Các quy tắc mới về máy bay không người lái và mô hình máy bay và gia hạn đăng ký tại Vương quốc Anh ................................................................ 16 Hình 7: Mô tả cơ chế hoạt động thông minh của cảng Saint Petersburg ........... 20

1

TÓM TẮT  Tình hình chung: Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/12/2020 thông báo đã đạt một thỏa thuận cho phép Anh rời EU (gọi là Brexit) kèm theo các cam kết đảm bảo lợi ích tối đa có thể. Theo số liệu tổng hợp từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI ở EU tiếp tục giảm xuống còn 102,44 vào tháng 11/2020 (năm gốc 2015=100), đánh dấu 3 tháng giảm liên tiếp từ tháng 9/2020, sau khi chấm dứt chuỗi tăng liên tục trong quý II/2020. Các thành viên của EU gồm Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Bồ Đào Nha đang hợp lực thúc đẩy Ủy ban châu Âu và các Quốc gia thành viên khác để khôi phục ngành hàng không của khu vực theo hướng bền vững hơn trong giai đoạn hậu COVID-19. CLECAT, EEA & ESC, đại diện cho các chủ hàng, nhà giao nhận hàng hóa và hãng chuyển phát nhanh ở Châu Âu, kêu gọi Chính phủ các nước thành viên EU tiếp tục áp dụng các biện pháp hỗ trợ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, hàng hải và đường bộ mặc dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn tại EU, bởi lưu thông hàng hóa có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và người dân trên toàn EU. Vấn đề lớn nhất mà vận chuyển container của EU phải đối mặt hiện nay là thiếu container rỗng và giá cước giao ngay tăng cao. Hiệp hội chủ hàng châu Âu đã liên tục làm việc với Ủy ban Châu Âu để sớm giải quyết tình trạng này.  Đức : Rolf Habben Jansen, người đứng đầu công ty vận tải biển lớn nhất của Đức, Hapag-Lloyd cho biết sự chậm trễ tại các cảng của Mỹ đã buộc một số tàu phải đợi tới một tuần để dỡ hàng của họ. Nhìn chung, công ty có trụ sở tại Hamburg dự kiến khoảng 10% số chuyến hàng của họ bị trì hoãn.  Pháp Ngược lại với xu hướng chung của EU và của thị trường Đức, sau khi giảm mạnh trong tháng 9/2020, chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, 2

dịch vụ tính CPI của Pháp tăng nhẹ trong tháng 10/2020 và tiếp tục tăng trong tháng 11/2020, đạt 104,8. Mặc dù cuối cùng Pháp cũng đã mở cửa lại biên giới để giúp các tài xế xe tải lưu thông dễ dàng hơn nhưng trong tháng 12/2020, nước này tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu bắt buộc phải đeo khẩu trang ở các nhà ga và trên tàu (bao gồm cả phi hành đoàn). Công tác vệ sinh (khử trùng) kỹ lưỡng của các hãng hàng không sau mỗi chuyến bay được thắt chặt hơn nữa. Máy quét nhiệt có thể sử dụng thay cho đo nhiệt độ. Yêu cầu về khoảng cách vật lý trên máy bay và tại sân bay, bến tàu… phải tuyệt đối được tuân thủ.  Hà Lan: Hiệp hội GroentenFruit Huis của Hà Lan ủng hộ các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu và ủng hộ việc vận chuyển tự do các sản phẩm tươi sống, sử dụng Làn đường Xanh và các phương tiện cơ sở vật chất tốt cho người lái xe. GroentenFruit Huis đã thảo luận với chính phủ và tổ chức bảo trợ châu Âu FreshFel về Làn đường Xanh, theo đó cho phép vận chuyển trái cây và rau quả với các chứng chỉ cần thiết được ưu tiên nhập khẩu vào Vương quốc Anh.  Vương quốc Anh: Hiệp hội thương mại Logistics của Anh (LogisticsUK) đã xác nhận rằng có hơn 194.000 doanh nghiệp logistics ở Anh, với 2,6 triệu lao động. Lĩnh vực logistics có doanh thu 1 nghìn tỷ bảng Anh, đóng góp 130 tỷ bảng Anh cho tổng giá trị gia tăng (GVA) cho nền kinh tế Vương quốc Anh, bằng 10,2% đóng góp cho nền kinh tế kinh doanh phi tài chính của Vương quốc Anh.  Nga: Hiệp hội các cảng biển thương mại cho trong 11 tháng năm 2020, các cảng biển của Nga đã xếp dỡ 750,7 triệu tấn hàng hóa, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ thị Chính phủ sửa đổi luật để đưa ra các quy định về vận tải biển tự động và thử nghiệm triển khai các tàu tự động trong giai đoạn 2021-2025. Các sửa đổi sẽ được áp dụng vào tháng 2 năm 2021.

3

NỘI DUNG BÁO CÁO 1. TÌNH HÌNH CHUNG THỊ TRƯỜNG LOGISTICS CHÂU ÂU Trong tháng 12/2020, nhiều đoàn xe phải xếp hàng chờ đi qua kênh đào Eurotunnel trong khi hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm tại các siêu thị ở Anh đang được tiêu thụ nhanh chóng vì 3 nguyên nhân: (i)

Số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh;

(ii) (iii)

Brexit Nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh vào dịp cuối năm theo chu kỳ.

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/12/2020 thông báo đã đạt một thỏa thuận cho phép Anh rời EU (gọi là Brexit) kèm theo các cam kết đảm bảo lợi ích tối đa có thể. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: "Đây là một chặng đường dài và quanh co. Nhưng chúng tôi đã có một thỏa thuận tốt đẹp. Thỏa thuận này công bằng, cân bằng, và là điều đúng đắn và có trách nhiệm mà hai bên cùng thực hiện". Thỏa thuận này sẽ đặt nền móng vững chắc cho một khởi đầu mới của quan hệ giữa hai bên. Vương quốc Anh đã quyết định rời EU sau cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý vào ngày 23/6/2016. Tuy nhiên, Vương quốc Anh sau đó vẫn tiếp tục tuân thủ các quy định của EU cho đến cuối năm 2020, nhằm đạt được các điều khoản thương mại công bằng với 27 quốc gia thành viên của EU (giờ là EU27). Nỗ lực đàm phán bắt đầu tăng nhiệt từ tháng 3/2020, nhằm thiết lập cơ chế hoạt động thương mại từ tháng 01/2021. Hai bên liên tục tranh luận về vấn đề liên quan đến hạn ngạch đánh bắt hải sản trong vùng biển của Anh, chủ quyền, cũng như các điều khoản về cạnh tranh… Để chính thức có hiệu lực, thỏa thuận thương mại vừa đạt được cần quốc hội Anh và nghị viện EU phê chuẩn trong những ngày tới, nhưng tin tức tốt lành này trước hết vẫn nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của các bên liên quan. Tại Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm 2020 của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong tháng 12/2020, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đánh giá suy thoái kinh tế do đại dịch

4

COVID-19 gây ra sẽ ít nghiêm trọng hơn so với dự đoán trong năm 2020, song tốc độ phục hồi trong năm 2021 sẽ chậm hơn dự báo ban đầu. Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gồm 19 thành viên dự đoán sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 3,9% trong năm 2021, thấp hơn so với dự báo trước đó là 5%. Mức tăng trưởng năm 2022 của Eurozone được dự báo ở mức 4,2% và năm 2023 có thể đạt mức tăng trưởng 2,1%. Cũng tại hội nghị, ECB thông báo sẽ bổ sung các biện pháp kích thích kinh tế nhằm giúp Eurozone vượt qua làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ hai. Hội đồng điều hành gồm 25 thành viên đã nhất trí với loạt biện pháp kích thích mới để ứng phó tình trạng suy thoái kinh tế của khu vực. Theo đó, ECB sẽ bổ sung thêm 500 tỷ euro (605 tỷ USD) vào chương trình mua trái phiếu khẩn cấp (PEPP) và đưa tổng giá trị chương trình lên 1.850 tỷ euro. ECB cũng sẽ gia hạn chương trình cho đến ít nhất tháng 3/2022 và có thể dài hơn, cho đến khi ECB đánh giá rằng giai đoạn khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra đã kết thúc. Mục tiêu của PEPP là nhằm giữ chi phí đi vay ở mức thấp, qua đó khuyến khích hoạt động chi tiêu, đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, ECB cũng sẽ mở rộng các khoản tín dụng siêu rẻ dành cho các ngân hàng đến tháng 12/2021 để duy trì thanh khoản cho nền kinh tế khu vực vốn đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Ba chương trình tái cấp vốn bổ sung sẽ được triển khai trong giai đoạn tháng 6-12/2021. Ngoài ra, các điều kiện ưu đãi đối với những khoản vay hiện tại sẽ được áp dụng cho đến tháng 6/2022.

5

1.1. Vận tải và cảng biển 1.1.1. Vận tải:  Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI ở EU Theo số liệu tổng hợp từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI ở EU tiếp tục giảm xuống còn 102,44 vào tháng 11/2020 (năm gốc 2015=100), đánh dấu 3 tháng giảm liên tiếp từ tháng 9/2020, sau khi chấm dứt chuỗi tăng liên tục trong quý II/2020. Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của EU năm 2020 (năm gốc 2015=100)

108 106

104 102

107,42 106,08 104,39

104,2 104,24 103,32

102,8

102,94 102,81

101,87

102,34

100 98

Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Hình 1: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của EU năm 2020 (năm gốc 2015=100) Nguồn: Cơ quan Thống kê của EU (Eurostat)  Các thành viên của EU gồm Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Bồ Đào Nha đang hợp lực thúc đẩy Ủy ban châu Âu và các Quốc gia thành viên khác để khôi phục ngành hàng không của khu vực theo hướng bền vững hơn trong giai đoạn hậu COVID-19. Sự phục hồi sẽ phải dựa trên các tiêu chí về đảm bảo an toàn phòng chống dịch, công bằng và cạnh tranh lành mạnh và phúc lợi hợp lý cho người lao động. 6

Tám Bộ trưởng Giao thông vận tải từ khắp EU đã ký Tuyên bố chung kêu gọi một ngành hàng không của khu vực “có trách nhiệm với xã hội”. Tuyên bố nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 bộc lộ một số thay đổi sâu sắc và tình trạng rối loạn chức năng của ngành hàng không, được xây dựng trong những năm qua do những nỗ lực quản lý kém: sự không chắc chắn về pháp lý đối với luật lao động, an sinh xã hội và thuế hiện hành, một sân chơi không đồng đều trong thị trường hàng không duy nhất của Châu Âu, các mức độ bảo vệ khác nhau cho người lao động và việc thực thi quy tắc ở cấp quốc gia chưa đầy đủ. Tất cả những điều kiện tồn tại từ trước này - mà theo các Bộ trưởng đáng được "ưu tiên quan tâm" - có nguy cơ cản trở sự phục hồi của ngành sau cuộc khủng hoảng. Để giải quyết các vấn đề của ngành hàng không, các Bộ trưởng kêu gọi sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan giao thông và xã hội của châu Âu và quốc gia, đồng thời thúc giục sự chắc chắn hơn về mặt pháp lý và thực thi hiệu quả các quy tắc quốc gia và châu Âu. Họ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết khía cạnh xã hội với bản sửa đổi sắp tới của Quy chế Dịch vụ Hàng không của Liên minh Châu Âu (Reg. 1008/2008).  CLECAT, EEA & ESC, đại diện cho các chủ hàng, nhà giao nhận hàng hóa và hãng chuyển phát nhanh ở Châu Âu, kêu gọi Chính phủ các nước thành viên EU tiếp tục áp dụng các biện pháp hỗ trợ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, hàng hải và đường bộ mặc dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn tại EU, bởi lưu thông hàng hóa có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và người dân trên toàn EU. Trong thời gian áp dụng các lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng chống dịch (còn gọi là thời gian khẩn cấp), vận tải hàng hóa đóng một vai trò thiết yếu trong việc cung cấp cho người dân, các cơ sở y tế và doanh nghiệp hàng hóa và vật liệu mà họ cần để tồn tại. Các hiệp hội này ghi nhận mối quan ngại do virus corona chủng mới tại Vương Quốc Anh, tuy nhiên kêu gọi Pháp rút lệnh cấm vận chuyển hàng hóa và tiếp tục áp dụng các hướng dẫn của Ủy ban về 'Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong thời gian bùng phát 7

COVID-19' và về 'thực hiện Làn đường Xanh theo Hướng dẫn các biện pháp quản lý biên giới' liên quan đến hoạt động vận tải giữa Vương quốc Anh và EU. Việc tiếp tục áp dụng Làn đường Xanh của EU đã được chứng minh là rất cần thiết trong việc duy trì vận chuyển hàng hóa thông suốt vào những thời điểm khủng hoảng. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quả phụ thuộc vào việc thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Ủy ban. Các hiệp hội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của nhu cầu chia sẻ liên tục thông tin thông qua các đầu mối giao thông vận tải quốc gia vì điều này đã được chứng minh là góp phần tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa để hỗ trợ nền kinh tế EU nói chung và từng quốc gia thành viên tránh sự gián đoạn trong các chuỗi cung ứng.  Hàng hải và cảng biển: Vấn đề lớn nhất mà vận chuyển container của EU phải đối mặt hiện nay là thiếu container rỗng và giá cước giao ngay tăng cao. Hiệp hội chủ hàng châu Âu đã liên tục làm việc với Ủy ban Châu Âu (ESC) để sớm giải quyết tình trạng này. Theo ESC, các container rỗng đang được đưa đến những nơi có giá cước cao thay vì những nơi thực sự cần. Điều này phục vụ lợi nhuận của các công ty vận chuyển trong khi các chủ hàng châu Âu phải chịu các thiệt hại lớn và người tiêu dùng không được tiếp cận kịp thời hàng hóa do sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng. Giám đốc Chính sách Hàng hải của ESC, Jordi Espin nhấn mạnh rằng có một cách dễ dàng hơn để định vị lại các container: các hãng tàu nên cung cấp các container rỗng cho người gửi hàng theo chế độ “người gửi hàng”-tức là sẽ đưa các container đến chính xác nơi mà các chủ hàng cần chúng và sẽ thiết lập một mô hình chính xác về những gì mà các luồng vận hành đang yêu cầu.” 1.2.

Các thông tin liên quan khác

Vào ngày 21 tháng 8 năm 2020, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận về việc giảm thuế quan song phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu châu Âu tiếp cận thị trường và hạ giá thành hàng hóa nhập khẩu. Hiệp định có hiệu lực vào ngày 16 tháng 12 năm 2020. 8

Thỏa thuận quy định việc giảm thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu của EU với giá trị hàng năm là 160 triệu USD như đồ ăn sẵn, đồ vật bằng pha lê, lớp phủ, bật lửa và các bộ phận của bật lửa. Đổi lại, EU sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhập khẩu của Mỹ làm từ tôm hùm sống và đông lạnh. Xuất khẩu của Hoa Kỳ các sản phẩm này sang Liên minh châu Âu lên tới khoảng 111 triệu USD/năm. Việc xóa bỏ thuế quan sẽ diễn ra trên cơ sở Tối huệ quốc (MFN). Cụ thể thông báo của Liên minh châu Âu vào ngày 16/12/2020 như sau: Liên minh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) có mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương lớn nhất và sâu sắc nhất trên thế giới và có nền kinh tế hội nhập cao. Thương mại hàng hóa và dịch vụ hai chiều giữa họ trị giá hơn 1 nghìn tỷ EUR mỗi năm, tức là khoảng 3.000 triệu EUR mỗi ngày. Mối quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ đó có lợi cho người tiêu dùng, người lao động, doanh nghiệp và nhà đầu tư của cả hai phía. EU cam kết cải thiện mối quan hệ thương mại và đầu tư với Hoa Kỳ, bao gồm việc tìm ra những cách thức mới để cải thiện mối quan hệ thương mại song phương, giải quyết các tác nhân gây xung đột thương mại và giải quyết các tranh chấp thương mại đang diễn ra. Để tránh làm gián đoạn thêm mối quan hệ thương mại đó, các loại thuế hải quan mà Liên minh áp dụng đối với hàng nhập khẩu nên được loại bỏ đối với một số lượng hạn chế hàng hóa trong thời hạn 5 năm trên cơ sở quy phạm “erga omnes”. Bên cạnh các nguồn của luật quốc tế, có một số các quy định có tính chất đặc thù khác với các quy định thông thường: quy phạm jus cogens và nghĩa vụ erga omnes. Cả hai dạng quy phạm này không được xem là một nguồn riêng, mà là một tính chất pháp lý đi kèm với một số quy định cụ thể, bất kể nguồn của quy phạm đó. Quy phạm jus cogens là quy phạm có giá trị pháp lý tối cao trong luật pháp quốc tế. Còn, nghĩa vụ erga omnes được hiểu là nghĩa vụ đối với tất cả. Việc xóa bỏ thuế hải quan cần phải tuân theo việc Hoa Kỳ thực hiện hiệu quả việc Hoa Kỳ đã thông báo cắt giảm thuế hải quan đối với một số hàng hóa được chọn và Hoa Kỳ không áp dụng các biện pháp mới có thể làm suy yếu các

9

mục tiêu được theo đuổi bởi Tuyên bố chung của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu về Hiệp định thuế quan ngày 21 tháng 8 năm 2020 ('Tuyên bố chung'). Để đảm bảo các điều kiện thống nhất cho việc thực hiện Quy chế này, quyền hạn thực hiện cần được trao cho Ủy ban tạm thời đình chỉ việc áp dụng Quy chế này nếu các điều kiện quy định trong Quy chế này không được tuân thủ. Những quyền hạn đó cần được thực hiện theo Quy định (EU) số 182/2011 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng (3). Xét về tính cấp thiết của việc tránh làm gián đoạn thêm mối quan hệ thương mại giữa Liên minh và Hoa Kỳ, Quy chế này sẽ có hiệu lực ngay sau khi được công bố. Vì lý do tương tự, cũng được coi là phù hợp khi quy định một ngoại lệ đối với thời hạn tám tuần được đề cập trong Điều 4 của Nghị định thư số 1 về vai trò của các Nghị viện quốc gia trong Liên minh Châu Âu, được phụ lục vào Hiệp ước Liên minh Châu Âu, Hiệp ước về Chức năng của Liên minh Châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu. 2. TÌNH HÌNH CỤ THỂ TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG1 2.1.

Đức 2.2.1. Vận tải:

Trong khi chỉ số giá vận tải tại Đức trong tháng 11/2020 giảm so với tháng 10/2020, đạt 103,1 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của EU.

1

Tham khảo: https://europeanshippers.eu/news/esc-covid-19-map/

10

Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Đức, năm 2020 (năm gốc 2015=100) 108 107 106

107,2

106,7 105,4 104,3

105 104

103,4

103,1

104,2

104,1

103,6

103,7

103,1

103 102 101 Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Hình 2: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Đức, năm 2020 (năm gốc 2015=100) Nguồn: Cơ quan Thống kê quốc gia Liên bang Đức 2.2.2. Hoạt động logistics khác: Khoảng 60% hàng hóa toàn cầu được vận chuyển trong các container và theo Hiệp hội Công nghiệp Container Trung Quốc (CCIA), thời gian quay vòng trung bình đã tăng lên 100 ngày so với 60 ngày trước đây do việc cắt giảm công suất xếp dỡ ở châu Âu và Mỹ. Trung Quốc, nhà sản xuất số 1 thế giới và là nơi đầu tiên chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19, dường như đã khởi động lại thành công nền kinh tế của mình. Các nhà máy ở đó đang hoạt động trở lại và xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 21% trong tháng 11/2020 so với một năm trước. Nhu cầu đối với hàng hóa 'Made In China' từ châu Âu và Hoa Kỳ đã thay đổi phần nào trong thời gian đại dịch. Với việc toàn bộ dân cư bị giới hạn trong nhà riêng của họ, các đơn đặt hàng đồ nội thất, thiết bị thể dục, điện tử và CNTT để làm việc tại nhà đã tăng rất mạnh. Rolf Habben Jansen, người đứng đầu công ty vận tải biển lớn nhất của Đức, Hapag-Lloyd cho biết sự chậm trễ tại các cảng của Mỹ đã buộc một số tàu phải đợi tới một tuần để dỡ hàng của họ. Nhìn c...


Similar Free PDFs