Quan tri tai chinh cong ty da quoc gia PDF

Title Quan tri tai chinh cong ty da quoc gia
Author Hoàng Phúc
Course International Financial Management
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 27
File Size 2.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 242
Total Views 505

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬNMôn học: Quản trị tài chính công ty đa quốc giaGiảng viên: Ngô Thị Ngọc HuyềnMã lớp học phần: 21C1BUSSinh viên: Lê Hoàng PhúcKhóa – Lớp: K45 – IBCMSSV: 31191025878TP Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 12 năm 2021Mục lụcB. NGHIÊN CỨU VÀ D...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN Môn học: Quản trị tài chính công ty đa quốc gia Giảng viên: Ngô Thị Ngọc Huyền Mã lớp học phần: 21C1BUS50301101 Sinh viên: Lê Hoàng Phúc Khóa – Lớp: K45 – IBC03 MSSV: 31191025878

TP Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 12 năm 2021

1

Mục lục A. ĐỀ XUẤT GIẢ ĐỊNH VỀ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU NHẬT BẢN CỦA DOANH NGIỆP DỰA TRÊN DATA THU THẬP 3 B. NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG ĐỒNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG VỤ NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VỚI YÊU CẦU THANH TOÁN BẰNG ĐỒNG TIỀN CỦA NHẬT BẢN .................................................................. 6 Lời mở đầu......................................................................................................................................... 7 Bối cảnh hiện tại ........................................................................................................................ 8

I.

II. Phân tích và dự báo đồng yên .................................................................................................. 8 1.

Phương pháp Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity- PPP)........................... 8

2.

Phương pháp tiếp cận kĩ thuật (Technical Approach)..................................................... 10

III. Những khuyến nghị cho doanh nghiệp A ............................................................................ 14 1.

Rào cản hợp đồng kì hạn (Forward contracts hedging) .................................................. 15

2.

Công cụ thị trường tiền tệ (Money market instrument) .................................................. 15

3.

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Currency Options Contracts) ......................................... 15

Kết luận .......................................................................................................................................... 16 Trích dẫn......................................................................................................................................... 18 Phụ lục 1: Bảng thống kê data nhập khẩu ........................................................................................ 19 Phụ lục 2: Bảng thống kê thị trường nhập khẩu sản phẩm linh kiện điện tử................................ 25 Word count: 4000

2

A. ĐỀ XUẤT GIẢ ĐỊNH VỀ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU NHẬT BẢN CỦA DOANH NGIỆP DỰA TRÊN DATA THU THẬP Biểu đồ 1: Các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất Việt Nam năm 2019-2020 (Đơn vị: Nghìn USD)

(Nguồn: Trade Map - Trade Statistics for International Business Development, n.d.)

Kim ngạch nhập khẩu năm 2019 đạt 253.4 tỷ USD và 261.3 tỷ USD (tương đương 103.1%) vào năm 2020, Tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 10.7%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt mục tiêu đề ra: thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu.

Nguồn: Trade Map - Trade Statistics for International Business Development, n.d.)

Trong đó, kim ngạch ngành hàng mã HS85 tăng 17 tỷ USD, tương ứng 21.7%; máy móc, thiết bị cơ khí giảm 1.85 tỷ USD, tương đương 8.65%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 573 triệu USD, tương đương 11.2%. Từ đây, ta có thể kết luận ngành hàng với mã HS85: “Electrical machinery and equipment and parts thereof; sound recorders and reproducers, television image and sound recorders and reproducers, and parts and accessories of such articles” là ngành hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với giá trị năm 2019 là 78 tỷ đô (30.69%) và giá trị năm 2020 tăng lên đến 95 tỷ đô (36.53%).

3

(Nguồn: Trade Map - Trade Statistics for International Business Development, n.d.)

Về tổng thể, trong số các thị trường có kim ngạch xuất khẩu mặt nhóm ngành mã HS85 lớn nhất vào Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 thì có đến 4 trên 7 nước thuộc thị trường khu vực Đông Bắc Á thuộc top 15: Hàn Quốc (top 2) và Đài Loan (top 3), Nhật Bản (top 4) và Hồng Công (top 13). Nếu không tính Trung Quốc, Hàn Quốc là quốc gia thống trị thị trường nhập khẩu ngành hàng này (chiếm đến 28.5% năm 2020).

(Nguồn: Trade Map - Trade Statistics for International Business Development, n.d.)

Khi phân tích sâu hơn nhóm hàng mã HS85 “Electrical machinery and equipment and parts thereof; sound recorders and reproducers…” thì ta có thể thấy mặt hàng thống trị nhóm ngành này thuộc về mặt hàng mã HS8542: “Mạch điện tử tích hợp”, với kim ngạch nhập khẩu 30.6 tỷ đô năm 2019 (chiếm 40%) và tăng lên đến 39 tỷ đô năm 2020 (chiếm 41%) và cách biệt với ngành hàng thứ 2 “Linh kiện điện thoại” (mã HS 8517) lần lượt là 15 tỷ đô năm 2019 và 18.5 tỷ đô năm 2020. 4

(Nguồn: Trade Map - Trade Statistics for International Business Development, n.d.)

Đứng dưới góc nhìn của nhà nhập khẩu, Khi nhìn vào kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trong nhóm ngành có mã code HS85 của 4 nước Đông Bắc Á cao nhất, ta có thể dễ dàng nhận ra điểm chung của cả 4 quốc gia này: mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất ở cả 4 nước đều thuộc về mã HS8542 “Electronic integrated circuits; parts thereof”. Ta có thể thấy đây không những là một trong những ngành nhập khẩu quan trọng nhất ở Việt Nam mà còn là ngành xuất khẩu chủ yếu của các nước khi xuất khẩu sang Việt Nam. Trong đó nguồn cung của ngành hàng “Mạch điện tử tích hợp” từ Nhật Bản mang vai trò chủ lực và mang vị trí chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế nước nhà. Nhất là trong thời đại 4.0, khi mà trình độ công nghệ phát triển vượt bậc thì các nước có thể tận dụng nhu cầu mua bán thiết bị, linh kiện máy tính, điện tử để mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.

5

B. NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG ĐỒNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG VỤ NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VỚI YÊU CẦU THANH TOÁN BẰNG ĐỒNG TIỀN CỦA NHẬT BẢN

6

Lời mở đầu Nhật Bản hiện đang là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu về vốn ODA, thứ hai về đầu tư, thứ ba về du lịch và thứ tư về thương mại. Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Trong những tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản tương đối ảm đạm, đặc biệt nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản tăng nhẹ trong khi xuất khẩu giảm. Vì vậy, Nhật Bản là quốc gia mà bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào trong ngành nhập khẩu các thiết bị, linh kiện điện tử nói riêng cũng như cả nước nói chung đều phải phân tích và nỗ lực triển khai các biện pháp phòng vệ tài chính nhằm đối mặt với đợt khủng hoảng tiếp theo khi quốc gia này chiếm một phần đáng kể nguồn cung mặt hàng linh kiện máy tính & điện tử. Khi tham gia thị trường xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặc biệt chú ý đến tỷ giá hối đoái - một trong những chỉ số đánh giá sức khỏe nền kinh tế.

7

I.

Bối cảnh hiện tại

Tính tới thời điểm hiện tại, đồng đô la đã chạm mức 115.525 yên- mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 1 năm 2017. Trước đây, khi sự yếu đi của đồng yên từng được coi là thuận lợi cho nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu của Nhật Bản thì giờ đây đã trở thành gót chân Achilles khi nó ăn mòn tài chính các hộ gia đình và gây bối rối cho các nhà hoạch định chính sách. Tuy đồng tiền mất giá 50% so với đồng đô la nhưng khối lượng xuất khẩu hầu như không thay đổi, cho thấy đồng yên yếu hơn chưa hẳn đã khiến hàng hóa của nước này trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua nước ngoài. Tính đến năm 2020, xuất khẩu của Nhật Bản hiện chiếm khoảng 15% sản lượng nền kinh tế và giảm từ 17.5% vào năm 2007, thấp thứ hai trong số các quốc gia OECD sau Hoa Kỳ . Đầu tiên, để có thể cung cấp cho nhà quản trị một cái nhìn đa chiều cũng như nhiều sự lựa chọn, ta sẽ sử dụng phương pháp ngang giá sức mua làm hệ quy chiếu cho phương pháp tiếp cận kĩ thuật (technical approach). Có thể kể đến các công cụ dự báo cơ bản và phổ biến trên thị trường ngoại hối hiện nay như đường trendline, vùng kháng cự & hỗ trợ, EMA kết hợp với MACD nhằm đo lường mức biến động trong chuyển động giá cũng như xu hướng của tỷ giá trong tương lai. II.

Phân tích và dự báo đồng tiền

1. Phương pháp Sức mua tương đương (purchasing power parity- PPP) Tính ngang giá sức mua (PPP) là phương pháp phổ biến nhất trong chương trình giảng dạy, quy luật này dựa trên quy luật một giá và cho rằng các hàng hóa giống hệt nhau ở các quốc gia khác nhau sẽ có giá như nhau. Nhắc lại rằng, ta sử dụng tỷ giá hối đoái do PPP xác định như là một điểm chuẩn (benchmark) trong việc quyết định xem đơn vị tiền tệ của một quốc gia được định giá thấp hoặc được định giá quá cao so với các đơn vị tiền tệ khác. Đồng thời giúp nhà quản trị đưa ra những so sánh quốc tế có ý nghĩa hơn về kinh tế thay vì tỷ giá hối đoái do thị trường xác định, dựa trên quy luật một giá (law of one price), ta có phiên bản tuyệt đối của sức mua tương đương (absolute version of PPP): PVNĐ S= PYên Trong đó S là tỷ giá đồng Việt Nam và đồng Yên. PVNĐ là giá của một giỏ hàng tiêu chuẩn ở Việt Nam và PYên là giá một giỏ hàng tiêu chuẩn ở Nhật Bản.

8

(Nguồn: The Big Mac Index | The Economist, n.d.)

Dựa vào chỉ số Big Mac index do trang Economist cung cấp, ta có thể thấy giá của một chiếc Big Mac vào ngày 21/7/2021 đang là 69000VNĐ/cái và ở Nhật Bản là 390 yên/cái. Áp dụng công thức, ta có thể tính được: 176.92VNĐ/yên =

69000 390

(Nguồn: Tradingview.com)

Tỷ giá hiện tại theo chỉ số Big Mac tính trong tháng 7/2021 là 176.92VNĐ/yên. Và trên thị trường ngoại hối ngày 21/7/2021, tỷ giá đồng Việt Nam và Nhật Bản đóng cửa ở 208.62 VNĐ/yên. Từ đó, ta có thể kết luận rằng hiện tại đồng Việt Nam bị đánh 176.92 giá thấp hơn (undervalued) 15.19 % = (1 − ) 𝑥100 so với đồng Yên. 208.62

9

2. Phương pháp tiếp cận kĩ thuật (Technical Approach)

(Nguồn: Tradingview.com)

Nhìn vào biểu đồ biểu đồ D1 (tính đến ngày 20/11/2021) của tỷ giá hối đoái USD/JPY, ta có thể thấy sau nhiều lần kìm hãm thì vào ngày 30/9/2021 tỷ giá cuối cùng đã xuyên thủng vùng kháng cự cứng quan trọng 112.1 của ngày 20/2/2020, tạo thành vùng kháng cự 2 đỉnh. Đến ngày 15/10, tỷ giá hối đoái tiếp tục vượt vùng kháng cự cứng 114.5 ngày 2/10/2018 và có dấu hiệu dừng lại khi chạm mức 115.521, đây là mức đỉnh cao nhất kể từ ngày 19/1/2017. Đến ngày 26/11, giá trị đồng yên đột ngột quay đầu và tăng 2% còn 113.214 yên/USD ngay sau khi báo chí đăng tin về biến chủng Covid mới Omicron. Tỷ giá hiện tại được mong đợi sẽ quay đầu khi tiến gần vùng hỗ trợ 112.72 trong vài ngày tới.

10

Thật vậy, ngay ngày hôm sau (21/11/2021), khi nhìn vào biểu đồ H4, ta thấy tỷ giá đã tăng lên 113.6 và xuất hiện mẫu nến dạng búa ngược (inverted hammer). Đồng thời, những nến dài phía trước nến dạng búa ngược cho thấy đã có nỗ lực đẩy giá từ bên mua. Và sự xuất hiện của nến dạng Doji cho thấy bên mua đã đẩy giá thành công. Dự đoán trong vài ngày tới tỷ giá sẽ di chuyển đến vùng kháng cự 113.9 và quay về vùng hỗ trợ 112.7 nhưng sẽ không thể xuyên thủng mức giá này vì đường xu hướng cho thấy đây là một xu hướng lên nên cơ hội xuống vùng hỗ trợ cứng 112.05 là khó có thể xảy ra.

(Nguồn: Tradingview.com)

Tuy nhiên, ta chưa chắc liệu xu hướng có thật sự đi lên (đường xu hướng màu xanh) hoặc chỉ là một đợt điều chỉnh giá dọn đường cho xu hướng xuống trước đó (đường xu hướng màu đỏ). Trong một xu hướng giảm, khi mà các đỉnh được tạo ra luôn thấp hơn, ta có thể đối mặt với việc không thể xác định mức giá stop loss phù hợp để tránh thiệt hại quá mức. Vì vậy, ta có thể sử dụng đường trung bình động hàm mũ EMA (Exponential Moving Average) kết hợp với đường trung bình động hội tụ phân kì MACD (Moving Average Moving/ Divergence). Đây là chỉ số được dùng phổ biến trong việc dự báo xu hướng trong dài hạn vì nó được xem như là một cản động dịch chuyển và bám sát theo đường giá. Đường EMA được tính dựa trên trung bình có trọng số của các mức giá gần nhất và được dùng để dự báo đường di chuyển của giá. Thông thường, đường EMA có chu kì nhỏ sẽ bám sát theo đường giá nhưng sẽ dễ bị phá vỡ hơn và đường EMA sẽ có độ trễ hơn so với đường giá do được tính toán dựa trên dữ liệu quá khứ. Vì vậy, ta sử dụng kết hợp các đường EMA ngắn và dài hạn để loại bỏ những khuyết điểm này. Để có thể tạo thành một xu hướng lên hoàn chỉnh thì đường EMA ngắn hạn phải nằm dưới đường giá và các đường EMA dài hạn phải nằm dưới đường EMA ngắn hạn và giá phải test đường EMA dài hạn ít nhất hai lần nhưng không phá vỡ nó. Đường Trung bình động hội tụ phân kì (MACD) là một trong những chỉ báo mạnh mẽ nhất không những trong dự báo mà còn đo lường mức độ của xu hướng đó. Tính phân kì giữa đường trung bình hàm mũ EMA dài hạn và ngắn hạn là khái niệm cốt lõi của kĩ thuật này. Ta chỉ cần biết khi đường MACD cắt đường zero và đi từ dưới lên biểu thị xu hướng lên và ngược lại.

11

(Nguồn: Tradingview.com)

Nhìn vào biểu đồ D1, ta có thể thấy tỷ giá hối đoái đã chạm đường EMA 100 vào cuối tháng 4 và đầu tháng 7 nhưng không xuyên phá thành công, cùng với việc 4 đường EMA đều nằm dưới tỷ giá cho chúng ta thấy đang có một xu hướng lên. Tuy nhiên, việc xuất hiện phân kì từ tháng 4 tới tháng 7 đã báo hiệu xu hướng bắt đầu có dấu hiệu đổi chiều. Bằng chứng cho thấy là tỷ giá đã xuyên thủng đường EMA 100 và tiếp cận đường EMA 200 hai lần vào tháng 8 và cuối tháng 9. Nhưng nhờ vào sức ép được tạo ra từ bên mua, giá đã không thể xuyên phá thành công và kết quả là quay trở lại xu hướng lên từ đầu tháng 10, bằng chứng là các dạng nến điển hình như Dark Cloud Clover, Bearish Engulfing, Bullish Engulfing… Chưa dừng lại ở đó, từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11 thì đường MACD lại xuất hiện phân kì tiếp theo, đồng thời biểu đồ Histogram cũng chuyển từ đồi dương sang đồi âm, cộng với việc 4 đường EMA bắt đầu cong xuống báo hiệu cho một xu hướng giảm trong tương lai. Ta có thể thấy, trong vài ngày tới (sau ngày 26/11) thì tỷ giá có thể tiếp cận vùng hỗ trợ ngay dưới là 112.7, 112.05 và dao động ở đây cho đến cuối năm. Dù vậy, đây chỉ có thể là kết quả do tâm lí bi quan nhất thời của đám đông trước thông tin về chủng Covid mới Omicron, làm các nhà đầu tư bán tháo đồng đô la, chuyển giao tài sản và gây ra tín hiệu giả.

12

(Nguồn: trong ảnh)

Trong thực tế, các chuyên gia cho thấy nỗi lo của nhà đầu tư sẽ sớm được xoa dịu vì chưa có dấu hiệu cho thấy loại virus này sẽ lây lan. Cộng với việc chính phủ Nhật Bản vẫn chưa cho thấy khả năng thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ - một công cụ kích thích kinh tế của cựu thủ tướng Shinzo Abe trong 8 năm cầm quyền. Ngược lại, ông Jeroma Powell- người được cho là sẽ tái bổ nhiệm làm chủ tịch Fed lại có lập trường ủng hộ chính sách thắt chặt và tăng lãi suất đồng bạc xanh. Và phải tới đầu năm sau đồng yên mới có thể chuyển động theo xu hướng lên trở lại ở 115 yên, thậm chí vượt vùng kháng cự 115.5 và lên tới vùng kháng cự 118.7 vì phải tới giữa năm 2022 thì chính sách thắt chặt của Fed mới có hiệu lực và ra mắt loại vắc-xin mới.

(Nguồn: trong ảnh)

Minh chứng cho thấy, kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008, để có thể làm yếu đồng Yên. Nhật Bản luôn cố gắng duy trì lãi suất bằng 0 bằng cách mua trái phiếu chính phủ và nước ngoài. Điều này vô hình chung làm giá hàng nhập khẩu tăng lên, gây nên áp lực hạn chế mua sắm của người tiêu dùng Nhật đặc biệt là người nghèo. Kết quả là Nhật Bản đi ngược lại với thế giới khi có chỉ số CPI âm ở thời điểm hiện tại.

13

III.

Những khuyến nghị cho doanh nghiệp A

Trong bối cảnh Fed và nhiều nước phát triển ráo riết thi hành chính sách thắt chặt thì Việt Nam và Nhật Bản vẫn trung thành với chính sách nới lỏng tiền tệ từ trước đại dịch. Tuy nhiên, khác với chế độ tỷ giá thả nổi của Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam là nước có chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh (Stabilizedn arrangement), cứng nhắc hơn vì chịu s ự điều tiết của chính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước và lưu ý rằng trong hoạt động giao thương với các đối tác chủ chốt trong thương mại thì chỉ có Việt Nam là áp dụng cơ chế này. Ngày 5/11 mới đây, NHNN Việt Nam đã có động thái giảm giá mua đồng đô la Mỹ- lần thứ ba trong năm nay, mặc cho đồng đô la vừa tăng mạnh tăng do giá dầu. Trước tiên, ta s ẽ thu thập dữ kiện để có cái nhìn cụ thể. Theo dự báo của Trading Economics, lãi suất của Việt Nam trong năm tiếp theo là là 4.75% và của Nhật Bản ≈ 0%

Nguồn: (Japan Interest Rate | 2021 Data | 2022 Forecast | 1972-2020 Historical | Calendar, n.d.;

Vietnam Interest Rate | 2021 Data | 2022 Forecast | 2000-2020 Historical | Chart, n.d.)

Nguồn: Tradingview.com

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tỷ giá hiện tại của Việt Nam là 22688VNĐ/USD và 199,46VNĐ/yên. Như đã dự báo, nếu đồng Nhật vào năm sau rơi vào 115 yên/USD và NHNN Việt Nam vẫn duy 14

trì chính sách nới lỏng như hiện tại với tỷ giá 22688, ta quy đổi ra được đồng Việt Nam là 197.28VNĐ/yên. Ta sẽ sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Trước những rủi ro về tỷ giá, đây là những công cụ phái sinh mà công ty có thể áp dụng khi nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản và được áp dụng trong khung thời gian trong năm 2022. Cho dù trong tương lai đồng Việt Nam có mạnh hay yếu hơn đồng yên thì khoản phải trả của công ty cho đối tác vẫn được phòng vệ 100%. 1. Rào cản hợp đồng kì hạn (Forward contracts hedging) Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Nhìn chung, công ty sẽ thỏa thuận mua một lượng yên có kì hạn bằng khoản phải trả của mình để loại bỏ rủi ro hối đoái. Giả sử công ty nhập khẩu linh kiện điện tử từ đối tác Nhật Bản với giá 100 triệu yên. Nếu công ty quyết định bảo hiểm rủi ro phải trả này bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn, ta chỉ cần mua 100 triệu yên kì hạn một năm với tỷ giá kì hạn 197.28 VNĐ/yên ở mức giá: 19.700.000.000đ = 100.000.000 yên x 197 VNĐ/yên Vào ngày đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn, ta sẽ nhận được 100.000.000 yên từ đối tác của hợp đồng với giá 19.700.000.000 đồng. S au đó, ta có thể sử dụng 100.000.000 yên để thanh toán cho công ty Nhật. Vì công ty chắc chắn sẽ thanh toán 100.000.000 yên với mức giá 19.700.000.000đ, nếu đúng như dự đoán thì tỷ giá hối đoái giao ngay trong tương lai là 197.28VNĐ/yên, công ty sẽ tiết kiệm được 28.000.000đ = 19.728.000.000 – 19.700.000.000 và khoản ngoại tệ phải trả của công ty sẽ được bảo hiểm đầy đủ. Trong trường hợp tỷ giá kì vọng nhỏ hơn 197 yên, công ty vẫn có thể xem xét sử dụng phương pháp này tùy vào mức độ công ty có dám chấp nhận rủi ro hay không. Những công ty mạo hiểm cao hơn thường xem đây “phí bảo hiểm” được trả để tránh rủi ro hối đoái. 2. Công cụ thị trường tiền tệ (Money market instrument) Rủi ro giao dịch cũng có thể được bảo hiểm bằng cách cho vay ở thị trường tiền tệ nước ngoài, do đó khớp với tài sản và nợ phải trả bằng cùng một loại tiền tệ. Đầu tiên, công ty phải tính giá trị hiện tại của ngoại tệ phải trả của mình: 100.000.000= 100.000.000/ (1+0%) Sau đó, công ty có thể đem số vốn tương đương 100.000.000 yên đi gửi ở Nhật Bản với lãi suất 0% một năm. Vào ngày đáo hạn, công ty sau đó có thể sử dụng khoản đầu tư này để thanh toán khoản phải trả cho đối tác. Số tiền mà công ty phải bỏ ra để mua 100.000.000 yên và đầu tư vào Nhật Bản ở thời điểm hiện tại là: 19.946.000.000 đồng = 100.000.000 x 199.46 yên/VNĐ. Giá trị tương lai của đồng Việt Nam để mua số lượng đồng yên tương đương là: 20.893.435.000 đồng = 19.946.000.000 x (1+4.75%) Vượt quá chi phí 19.700.000.000đ cho việc đảm bảo 100.000.000 yên theo bảo hiểm rủi ro kỳ hạn. Nếu công ty muốn giảm thiểu tối đa chi phí hoặc không hài lòng với mức lãi suất thì hợp đồng kỳ hạn sẽ được ưu tiên hơn so với phòng ngừa rủi ro thị trường tiền tệ. 3. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Currency Options Contracts) Hợp đồng quyền chọn tiền tệ sẽ mang lại nhiều sự linh hoạt hơn cho công ty trong việc thanh toán các khoản phải trả của mình. Đầu tiên, ta sẽ mua vị thế m...


Similar Free PDFs