sự ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội và du lịch Việt Nam PDF

Title sự ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội và du lịch Việt Nam
Author Tiên Nguyễn
Course Du lịch văn hóa
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 34
File Size 411.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 121
Total Views 641

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGBỘ MÔN DU LỊCHBÀI TIỂU LUẬNHỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022Học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam Tên bài tiểu luận: Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội và du lịch Việt Nam Giảng viên: Ths. Nguyễn Đức Khoa Sinh viên: A40271 Nguyễn Lê Mỹ Tiên Lớp: QT33hGiảng viên Chấm 1Nguyễn Đức K...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BỘ MÔN DU LỊCH

BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 Học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam Tên bài tiểu luận: Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội và du lịch Việt Nam Giảng viên: Ths. Nguyễn Đức Khoa Sinh viên: A40271 Nguyễn Lê Mỹ Tiên Lớp: QT33h8

Giảng viên Chấm 1

Giảng viên Chấm 2

Nguyễn Đức Khoa

HÀ NỘI, tháng 11 năm 2021

MỤC LỤC

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM........................3 1.1.

T ng ổ quan vềề Phật giáo...................................................................................................3

1.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo...........................3

1.1.2

Các nội dung cơ bản của Phật giáo...............................................7

1.2.

Vai trò c ủa Ph ật giáo trong xã h ội Vi ệt Nam.....................................................................8

1.2.1

Vai trò của Phật Giáo.....................................................................9

1.2.2

Các ảnh hưởng của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam...............14

PHẦN 2. NHÌN NHẬN PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HIỆN NAY......................................................................18 2.1.

Nhìn nh ận trong xã hội..................................................................................................18

2.1.1

Các ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội hiện nay.................18

2.1.2

Phân tích sự tích cực và hạn chế.................................................26 2.1.2.1 Những tích cực của Phật giáo.................................................26 2.1.2.2 Những hạn chế của Phật giáo.................................................29

2.2.

V ận d ụng trong du lịch ...................................................................................................30

2.2.1

Tài nguyên du lịch........................................................................30

2.2.2

Sản phẩm du lịch..........................................................................30

PHẦN 3. KẾT LUẬN.................................................................................33

PHẦN 1.

TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM

1.1. Tổng quan về Phật giáo 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Phật giáo là một tôn giáo rất cổ, có từ lâu đời, kể từ lúc nhân loại hình thành nếp sống quần tụ thành xã hội. Cách đây khoảng 2600 năm, Tất-đạt-đa Cồ-đàm sanh ra đời ở nước Ấn Độ, tu hành chuyên nhất trong hơn 6 năm, đắc đạo thành Phật . Chứng ngộ được giáo lý Tứ Diệu Đế, giúp con người giải khổ, và giải thoát khỏi vòng Luân hồi sinh tử, mở ra một con đường mới thích hợp với trình độ tiến hóa của nhân sinh thời đó, vì Đạo Bà-La-Môn lúc bấy giờ rất suy tàn, giáo lý bị sửa cải nhiều làm cho xã hội Ấn Độ có những bất bình đẳng trầm trọng, khiến con người xa vòng Thiên lương, trầm luân trong bể khổ. Tất-đạt-đa Cồ-đàm đem giáo lý mà Ngài chứng ngộ được giảng giải cho chúng sinh trong suốt 45 năm, tạo thành một nền Phật giáo rất cao siêu, do Tất-đạt-đa Cồ-đàm làm Giáo Chủ. Phật giáo lưu truyền từ đó đến ngày nay.

Đạo Phật được Siddhārtha Gautama truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Bụt còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật được nhiều người tin theo và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay đạo Phật vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu. 3

Ngay sau khi thành đạo (vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 589 TCN theo Phật giáo Nam Tông hay năm 593 TCN theo Phật giáo Bắc Tông) Thích Ca quyết định thuyết giảng lại hiểu biết của mình. 60 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Thích Ca đã hình thành tăng đoàn (hay giáo hội) đầu tiên. Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và truyền bá thêm ngày càng nhiều người muốn theo tu học. Để làm việc được với một lượng người theo tu học ngày càng đông, Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người. Các chuẩn mực này phần chính là việc Quy y tam bảo - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Phật, những lời chỉ dạy của Phật (Pháp), và cộng đồng tăng đoàn.

Trong thời đức Phật Thích Ca còn tại thế thì các tu sĩ Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng đoàn, trực tiếp được sự hướng dẫn của Thích Ca về giáo lý và phương cách tu tập. Tăng đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Kỷ luật của giáo hội dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các kì họp, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và qui củ nên Tăng đoàn tránh được nhiều chia rẽ. Ngoài những người xuất gia, Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia hay cư sĩ. Giới cư sĩ cũng được Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ tăng đoàn về nhiều mặt. Khi Phật còn sống, ông là một nhà triết học, một vị chân sư còn các tu sĩ và bá tánh là học trò của ông. Chỉ sau khi ông chết Phật giáo mới hình thành với giáo lý là những lời dạy của Phật, giáo hội được các đệ tử của

4

Phật thành lập, giáo chúng là những người tin vào Phật pháp và sùng bái đạo Phật.

Sau khi Phật nhập niết bàn thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội. Ông tập họp 500 vị Tỳ kheo tại thành Vương Xá để tổ chức đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất nhằm kết tập những lời dạy của Phật Thích Ca. Tại kỳ kết tập này giáo luật Phật giáo được tôn giả Ưu Ba Ly kết tập và được tăng đoàn chấp thuận. Tôn giả A Nan kết tập giáo pháp và được đại chúng nhất trí. Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. Ngoài ra tập họp các kinh bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Sau kỳ kết tập này Luật tạng và Kinh tạng của Phật giáo cơ bản hình thành.Giáo hội giữ nguyên các hoạt động truyền thống của mình cho đến kì kết tập kinh điển lần thứ hai.

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra sau khi Phật tổ Thích-ca Mâu-ni nhập diệt khoảng hơn 100 năm do có sự mâu thuẫn về giới luật và tranh cãi về tính không hoàn hảo của một vị A-la-hán. Sự kiện diễn ra như sau, Trưởng lão Da-sá trong lần tuần du đến thành Vaishali (Tỳ-xá-ly) đã nhận thấy các tỳ-kheo ở đây thực hiện nhiều hành vi vi phạm giới luật. Trong đó nghiêm trọng nhất là việc nhận vàng bạc của thí chủ cúng dường. Ông nói 5

như thế này với người dân và tỳ-kheo ở Vaishali: "các ngươi không nên cúng thí tiền, ta từng đích thân theo Phật nghe pháp, nếu ai cầu thí không đúng với giáo pháp, cũng như những ai cúng thí không đúng với giáo pháp, cả hai đều đắc tội" . Các vị tỷ-kheo ở đây thì từ chối cho rằng mình có tội, họ nói rằng đó là những điều chỉnh thích hợp đối với văn hóa và phong tục nơi đây, mâu thuẫn không Phật giáo là một tôn giáo rất cổ, có từ lâu đời, kể từ lúc nhân loại hình thành nếp sống quần tụ thành xã hội. Cách đây khoảng 2600 năm, Tấtđạt-đa Cồ-đàm sanh ra đời ở nước Ấn Độ, tu hành chuyên nhất trong hơn 6 năm, đắc đạo thành Phật . Chứng ngộ được giáo lý Tứ Diệu Đế, giúp con người giải khổ, và giải thoát khỏi vòng Luân hồi sinh tử, mở ra một con đường mới thích hợp với trình độ tiến hóa của nhân sinh thời đó, vì Đạo Bà-La-Môn lúc bấy giờ rất suy tàn, giáo lý bị sửa cải nhiều làm cho xã hội Ấn Độ có những bất bình đẳng trầm trọng, khiến con người xa vòng Thiên lương, trầm luân trong bể khổ.

Tất-đạt-đa Cồ-đàm đem giáo lý mà Ngài chứng ngộ được giảng giải cho chúng sinh trong suốt 45 năm, tạo thành một nền Phật giáo rất cao siêu, do Tất-đạt-đa Cồ-đàm làm Giáo Chủ. Phật giáo lưu truyền từ đó đến ngày nay.thể giải quyết và do vậy họ quyết định trục xuất Da-sá. Da-sá sau đó đi đến nhiều vùng đất khác nhau tập hợp các Trưởng lão và những người am hiểu phật pháp nhằm mục đích xem xét các hành vi trái với giới luật là có thể chấp nhận được hay không. Kỳ đại hội này đánh dấu sự phân phái chính thức đầu tiên của Phật giáo thành Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ . Đại hội còn có 2 tên khác là Thất bách kết tập và Tỳ-xá-ly kết tập vì cuộc kết tập diễn ra tại thành phố Vaishali thuộc miền bắc Ấn Độ cổ với sự tham giá của 700 vị A la hán. Khi đại hội kết thúc, trưởng lão Ly Bà Ða kết luận: "Những gì không do Phật chế thì không được tùy tiện chế định, những gì do Phật đã chế thì không được vi phạm. Tăng chúng phải chăm chỉ học tập những gì Phật đã truyền dạy" 6

1.1.2

Các nội dung cơ bản của Phật giáo

Thực chất của đạo Phật là một HỌC THUYẾT về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức Phật từng nói: “Ta chỉ dạy một điều: Khổ và khổ diệt”. Cốt lõi của học thuyết này là Tứ diệu đế (Bốn chân lí kì diệu) hay Tứ thánh đế (Bốn chân lí thánh), đó là: - Khổ đế là chân lí về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái

buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thỏa mãn. - Nhận đế hay Tập đế là chân lí về nguyên nhân của nỗi khổ. Đó là do ái

dục (tham muốn) và vô minh (kém sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là Nghiệp (karma); hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả của nó (nghiệp báo), thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được. - Diệt đế là chân lí về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi

nguyên nhân gây ra khổ bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (nirvama, nghĩa đen là “không ham muốn, dập tắt”). Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát. - Đạo đế là chân lí chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải

thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). Ba môn học này được cụ thể hóa trong khái niệm bát chính đạo (tám nẻo đường chân chính). Đó là: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng (thuộc lĩnh vực rèn luyện đạo đức – GIỚI); chánh niệm, chánh định (thuộc lĩnh vực rèn luyện tư tưởng – ĐỊNH); chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn (thuộc lĩnh vực khai sáng trí tuệ - TUỆ).

Toàn bộ giáo lí của Phật giáo được xếp thành ba tạng (tạng = chứa đựng): Kinh tạng chứa các bài thuyết pháp của Phật và một số đệ tử; Luật tạng chứa các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của chúng tăng; Luận tạng chứa những lời bàn luận . 7

Phật giáo coi trọng Phật – Pháp – Tăng, gọi là tam bảo: Đức Phật sáng lập ra Phật giáo; pháp (giáo lí) là cốt tủy của đạo Phật; tăng chúng (người xuất gia tu hành) truyền bá Phật pháp trong thế gian. Ở trên đã nói đến Phật và Pháp, dưới đây sẽ nói đến Tăng. Sau khi đức Phật tạ thế, do sự bất đồng ý kiến trong việc giải thích kinh Phật, các đệ tử của Người chia làm hai phái: Phái các vị trưởng lão, gọi là THƯỢNG TỌA (Théravada) theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nghiêm giáo luật; Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La hán. Số tăng chúng còn lại không chịu nghe theo, họ lập ra phái ĐẠI CHÚNG (Mahasanghika), chủ trương không cố chấp theo kinh điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện giáo luật, thu nạp tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người, thờ nhiều Phật, và tu qua các bậc La hán, Bồ Tát đến Phật. Tại các lần đại hội thứ 3 – 4, phái Đại Chúng soạn ra kinh sách riêng, tự xưng là ĐẠI THỪA (Mahayana), nghĩa là “cỗ xe lớn” (chở được nhiều người) và gọi phái Thượng Tọa là TIỂU THỪA (Hinayana), nghĩa là “cỗ xe nhỏ” (chở được ít người). Phái Đại thừa phát triển lên phía bắc, nên được gọi là BẮC TÔNG, phổ biến sang Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên,… Phái Tiểu thừa phát triển xuống phía nam, nên được gọi là NAM TÔNG, từ trung tâm là đảo Sri-Lanca (= Tích Lan) phát triển sang các nước Đông Nam Á. 1.2. Vai trò của Phật giáo trong xã hội Việt Nam 1.2.1 Vai trò của Phật Giáo Phật giáo góp phần hình thành nền tư tưởng và nền văn hóa dân tộc Việt Nam

8

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Phật giáo - với tư cách vừa là một học thuyết giải thoát về cách sống lương thiện tốt đẹp cho con người, vừa là một học thuyết qua tinh thần Tứ Ân có ơn với Tổ quốc là trọng đại – đã có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam. Kể từ khi đất nước giành được độc lập (1945) cho đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện để các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hành đạo theo pháp luật, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa…; góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo, luôn là một vấn đề nhạy cảm. Trong tình hình hiện nay, đây là lĩnh vực thường xuyên bị kẻ xấu và các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa; chống phá, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, cổ súy những hoạt động núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật... Để đấu tranh có hiệu quả với mọi hoạt động núp bóng và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trái với pháp luật, bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền liên quan đến chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, rất cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp cũng như vai trò, đóng góp của các tôn giáo chính thống – nhân bản, trong đó có Phật giáo vào quá trình phát triển của đất nước. Với lịch sử hơn 2.000 năm, Phật giáo đã hội nhập và đồng hành như một thành tố không thể chia cắt trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt

9

Nam. Thể hiện trên một số khía cạnh nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như sau: Một là, đề cao giá trị con người, hướng thiện, xây dựng xã hội an bình. Thực tế lịch sử Phật giáo Việt Nam đều khẳng định vị trí tối cao của con người. Thiền sư Vạn Hạnh từng nói: “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy. Thịnh suy như lộ thảo đầu phô” (Khéo léo vận dụng quy luật thịnh suy thì không còn sợ hãi, thịnh suy mong manh như hạt sương trên đầu ngọn cỏ)(1). Trước khi nhập Niết bàn, Phật đã từng khuyên học trò phải dựa vào bản thân mình, lấy mình làm ngọn đèn, tự thắp đuốc lên mà đi. Nhìn lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam, Trần Thái Tông - nhà Phật học lỗi lạc đã khẳng định bản chất con người là thánh thiện, mỗi người nếu biết dụng tâm tu tập đều có thể làm cho Phật tánh hiển lộ, tức là thành Phật ngay giữa cuộc đời. Tuy đề cao trí tuệ thực nghiệm (sống, thực hành), nhưng đạo Phật không xem nhẹ trí tuệ học hỏi và trí tuệ tư duy, mà sách Phật thường gọi là văn tuệ (học hỏi mà biết) và tư tuệ (tư duy mà biết). Việc Phật giáo luôn đề cao khả năng tư duy độc lập của con người, chính là nhằm hướng mỗi người biết tự chọn cho mình phương châm hành động đúng lẽ phải, phân biệt chính/tà, thiện/ác, biết cần phải làm gì trong cuộc sống vốn đầy biến động, xây dựng một xã hội an bình. Có thể nói, trí tuệ của Phật giáo là khuyến khích chính sách, biết tự khai thác năng lực nội sinh của mình để nỗ lực vươn lên, xây dựng hướng đi cho bản thân trong hoạt động thực tiễn. Bởi, nếu không có lý trí, không có khả năng tư duy “tùy biến”, con người sẽ bất lực và dễ dàng gục ngã trước những tác động phức tạp, biến động của cuộc sống, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Phật giáo biện tâm và hướng nội giúp con người có được nội tâm yên bình, trong sáng để duy trì cuộc sống bình ổn, hòa đồng và có trách nhiệm trong xã hội hiện đại. Hướng nội là để cân bằng với hướng ngoại. Vì vậy, tâm lý học 10

Phật giáo góp phần điều chỉnh tình trạng mất cân bằng của con người hiện đại. Những xu thế hướng nội của Phật giáo Việt Nam còn có một cội rễ sâu xa: đúng/sai và chân lý không phải do khách quan đưa lại, mà là xuất phát từ bên trong mỗi người. Hai là, duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hòa đồng với cộng đồng. Là một trong những hệ tư tưởng điển hình trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, tinh thần Phật giáo in đậm, tạo nên một sắc thái riêng trong các lĩnh vực văn hóa dân gian, văn học nghệ thuật, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa ẩm thực, văn hóa kinh doanh... Hầu hết các hoạt động phật sự đều xuất phát từ lợi ích dân tộc, Tổ quốc và cuộc sống nhân sinh. Lịch sử đã chứng minh, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần vào chấn hưng đất nước, an sinh, đấu tranh vì hòa bình thịnh vượng... Thông qua những hoạt động mang tính xã hội, cùng với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo Việt Nam đã thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn, hướng thiện, tăng cường kết nối tình đoàn kết giữa Đạo với Đời, giữa các tầng lớp nhân dân, góp phần giáo dục, phát huy tinh thần cộng đồng, phát huy sức mạnh tập thể theo truyền thống của người Việt. Trong xã hội hiện đại, khi những xung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi trên trên thế giới thì triết lý và thực hành mô hình cộng đồng sống hòa hợp, đoàn kết của Phật giáo Việt Nam được coi là điền hình, vì điều đó mong muốn và hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp, yêu thương, gắn bó, chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Lấy đạo đức, trí tuệ làm cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển nên Phật giáo là đạo của sự giác ngộ, giác ngộ để giải thoát khỏi tham lam, thù hận. Suy ra, nếu mỗi con người nhận thức đúng đắn (tức là giá ngộ) về tự nhiên và xã hội, hiểu rõ quan hệ của cá nhân trong cộng đồng và ảnh hưởng của xã hội tới cá 11

nhân, thì sẽ có hành động và ứng xử đúng mực, hài hòa giữa (con người và tự nhiên, cá nhân và cộng đồng), biết sống hòa đồng và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau... Ba là, giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước. Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thấy, khi đất nước hưng thịnh thì Phật giáo phát triển; cùng với nền độc lập, tự do của dân tộc, trong nhiều năm qua, Phật giáo đã tích cực góp phần cùng toàn dân tham gia xây dựng cuộc sống thông qua giáo dục tín đồ, phật tử phát huy truyền thống yêu nước, trau dồi đạo đức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng đã chứng minh những đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng nước, giữ nước và bảo vệ Tổ quốc của Phật giáo. Qua nhiều triều đại phong kiến, nhiều vua/quan là Phật tử đã vận dụng những tinh hoa trong tư tưởng, triết lý của đạo Phật phục vụ cho công cuộc chấn hưng đất nước. Cùng với tinh thần tự chủ, độc lập, anh dũng của dân tộc, các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đã khẳng định tinh thần gắn liền đạo pháp với dân tộc của Phật giáo. Tại lễ Phật Đản Vesak 2008 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu nhấn mạnh: “...Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng từ bi, hỉ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời hộ quốc an dân. Đặc biệt, lịch sử Việt Nam mãi ghi nh...


Similar Free PDFs