Tai lieu Co so Xa hoi o tieu hoc PDF

Title Tai lieu Co so Xa hoi o tieu hoc
Author Tiên Lê Thị Thuỷ
Course Nghiên cứu khoa học
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 152
File Size 3.6 MB
File Type PDF
Total Downloads 237
Total Views 820

Summary

Download Tai lieu Co so Xa hoi o tieu hoc PDF


Description

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Giáo dục Tiểu học 

CƠ SỞ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC Biên soạn: Đỗ Thị Nga, Đặng Ngọc Hân

Thành phố Hồ Chí Minh 2020

2

MỤC LỤC DẪN NHẬP .................................................................................................................................... 6 CHƯƠNG I. CÁC MẠCH KIẾN THỨC THUỘC CHỦ ĐỀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC ........ 10 1. Môn Tự nhiên và Xã hội (Lớp 1, 2, 3) ............................................................................ 10 2. Môn Lịch sử và Địa lí (Lớp 4) ......................................................................................... 10 3. Môn Lịch sử và Địa lí (Lớp 5) ......................................................................................... 15 4. Môn Đạo đức (Lớp 1 → 5) ............................................................................................... 19 CHƯƠNG II. MỘT SỐ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI........................................ 20 1. Sơ lược về mối quan hệ giữa con người và xã hội ......................................................... 20 2. Một số tổ chức xã hội của con người .............................................................................. 21 2.1. Gia đình ...................................................................................................................... 21 2.2. Trường học.................................................................................................................. 23 2.3. Cộng đồng địa phương................................................................................................ 24 CHƯƠNG III. HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI ..................................................... 26 1. Khái niệm .......................................................................................................................... 26 2. Các hoạt động sống cơ bản của con người ..................................................................... 26 2.1. Tôn giáo-tín ngưỡng ................................................................................................... 26 2.2. Lễ hội .......................................................................................................................... 30 2.3. Phong tục .................................................................................................................... 31 2.4. Văn hóa sinh hoạt ....................................................................................................... 32 2.5. Văn hóa ứng xử của con người với môi trường tự nhiên............................................ 36 CHƯƠNG IV. CÁC GIÁ TRỊ SỐNG ....................................................................................... 38 1. Khái niệm giá trị và giá trị sống ..................................................................................... 38 1.1. Giá trị .......................................................................................................................... 38 1.2. Giá trị sống ................................................................................................................. 39 2. Sự ra đời của các giá trị sống .......................................................................................... 39 3. Nội dung của 12 giá trị sống của UNESCO ................................................................... 39 3.1. Hòa bình...................................................................................................................... 39 3.2. Tôn trọng .................................................................................................................... 39 3.3. Hợp tác........................................................................................................................ 40 3.4. Trách nhiệm ................................................................................................................ 40 3.5. Trung thực................................................................................................................... 40 3.6. Khiêm tốn ................................................................................................................... 41 3.7. Giản dị ........................................................................................................................ 41 3.8. Khoan dung ................................................................................................................. 41 3.9. Đoàn kết ...................................................................................................................... 42 3.10. Yêu thương ................................................................................................................. 42 3.11. Tự do ........................................................................................................................... 42 3.12. Hạnh phúc ................................................................................................................... 43 CHƯƠNG V. VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI................................................................................ 44 A. VIỆT NAM .......................................................................................................................... 44 1. Biểu tượng quốc gia ......................................................................................................... 44 1.1. Quốc hiệu .................................................................................................................... 44 1.2. Quốc kì........................................................................................................................ 45 1.3. Quốc huy ..................................................................................................................... 46 1.4. Quốc ca ....................................................................................................................... 47 2. Con người Việt Nam ........................................................................................................ 47 2.1. Dân cư ......................................................................................................................... 47 3

2.2. Dân tộc.........................................................................................................................48 2.3. Văn hóa........................................................................................................................48 2.4. Nền văn minh sông Hồng ............................................................................................ 50 3. Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam ..........................................................53 3.1. Văn Lang- Âu Lạc .......................................................................................................54 3.2. Phù Nam ......................................................................................................................54 3.3. Champa ........................................................................................................................57 4. Đất nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử chính ......................................................63 4.1. Hơn một ngàn năm đấu tranh giành độc lập (Từ 179 TCN đến 938).......................... 63 4.2. Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh và Tiền Lê (Từ 938 đến 1009) ...............................66 4.3. Nước Đại Việt thời nhà Lý (Từ 1009 đến 1226) .........................................................67 4.4. Nước Đại Việt thời nhà Trần (Từ 1226 đến năm 1400) ..............................................71 4.5. Nhà Hồ (Từ 1400 đến 1407) .......................................................................................74 4.6. Nước Đại Việt buổi đầu nhà Hậu Lê (thế kỉ XV đến thế kỉ XVI)............................... 76 4.7. Thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-cuối thế kỉ 18).............................................79 4.8. Nhà Tây Sơn (Từ năm 1771 đến năm 1792) ...............................................................80 4.9. Buổi đầu triều Nguyễn (Từ 1802 đến 1858) ...............................................................83 4.10. Nhà Nguyễn và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (Từ 1858 đến 1954) ................................................................................................................84 4.11. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống Mĩ và tay sai ở miền Nam (1954 – 1975) .........................................................................................................................89 4.12. Thời kì đầu cả nước cùng xây dựng CNXH (1975-1985) ..........................................90 4.13. Thời kì đất nước hội nhập và phát triển (từ 1986 -2000) ............................................91 B. THẾ GIỚI ............................................................................................................................96 1. Các châu lục ......................................................................................................................96 1.1. Dân số ..........................................................................................................................96 1.2. Dân cư .........................................................................................................................96 1.3. Châu Á và các nước láng giềng của Việt Nam............................................................ 98 1.4. Châu Âu .....................................................................................................................100 1.5. Châu Mĩ .....................................................................................................................101 1.6. Châu Phi ....................................................................................................................102 1.7. Châu Đại Dương ........................................................................................................104 2. Một số nền văn minh tiêu biểu của thế giới ..................................................................105 2.1. Nền văn minh Ai Cập ................................................................................................106 2.2. Nền văn minh Summer ..............................................................................................109 2.3. Nền văn minh Hy Lạp ...............................................................................................111 2.4. Nền văn minh La Mã .................................................................................................114 3. Các công trình kiến trúc tiêu biểu trên thế giới ...........................................................115 3.1. Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp) ...................................................................... 115 3.2. Tượng thần Mặt trời Rhodes (Hy Lạp)......................................................................116 3.3. Đại kim tự tháp Giza (Ai Cập) .................................................................................. 116 3.4. Lăng mộ Mausoleum (Thổ Nhĩ Kỳ) ..........................................................................117 3.5. Ngọn hải đăng Alexandria (Ai Cập) ..........................................................................117 3.6. Vườn treo Babylon (Iraq) ..........................................................................................118 3.7. Đền Artemis (Thổ Nhĩ Kỳ)........................................................................................118 3.8. Vạn lí Trường Thành .................................................................................................118 3.9. Cố cung Bắc Kinh (Tử Cấm Thành) ......................................................................... 119 3.10. Angkor Wat ...............................................................................................................119 3.11. Tượng Pharaon .......................................................................................................... 120 4

Một số tổ chức xã hội của thế giới ................................................................................ 121 4.1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ........................................................ 121 4.2. Liên hợp quốc (UN) .................................................................................................. 122 4.3. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)............... 124 4.4. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế ..................................................................................... 125 5. Một số vấn đề cấp bách toàn cầu .................................................................................. 125 5.1. Đói nghèo.................................................................................................................. 125 5.2. Dịch bệnh .................................................................................................................. 127 5.3. Chiến tranh................................................................................................................ 129 5.4. Xung đột tôn giáo, sắc tộc ........................................................................................ 130 5.5. Thiên tai .................................................................................................................... 131 5.6. Ô nhiễm môi trường.................................................................................................. 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.......................................................................................... 137 4.

PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 138

5

DẪN NHẬP 1. MÔN CƠ SỞ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC Giáo dục khoa học xã hội đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu. Trong xu thế hội nhập và phát triển, đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc đưa khoa học xã hội vào chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học là vô cùng cần thiết. Thông qua giáo dục khoa học xã hội, học sinh bước đầu học được cách quan sát, phương pháp tìm hiểu, khám phá và tư duy về xã hội, cuộc sống, coi trọng chứng cứ, hình thành và phát triển một số năng lực đặc thù. Đó là các năng lực đối thoại liên văn hóa, tự tìm hiểu, khám phá bản thân, cộng đồng, xã hội, năng lực tư duy và thực hành khoa học xã hội và nhân văn, từng bước nâng cao năng lực kiến giải hiện tượng và quá trình xã hội cụ thể… Ngoài ra, học sinh còn có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, chính trị và văn hóa trong những không gian và thời gian cụ thể. Chương trình Phổ thông năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018) đã coi trọng và nhấn mạnh những nội dung giáo dục khoa học xã hội cho học sinh tiểu học trong các môn học như Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Lịch sử và Địa lí. Ngoài ra, những nội dung giáo dục khoa học xã hội cũng có mặt một cách không chính thức trong hầu hết các môn học còn lại ở tiểu học như Tiếng Việt, Mĩ thuật, Âm nhạc… và tiếp tục được mở rộng và nâng cao trong các môn học như Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí … ở trung học cơ sở và trung học phổ thông. Môn Cơ sở xã hội ở Tiểu học ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu về kiến thức cũng như năng lực, phẩm chất của giáo viên tiểu học ngõ hầu giúp họ có thể giảng dạy tốt những nội dung về khoa học xã hội ở tiểu học. Bám sát nội dung Chương trình phổ thông cấp tiểu học năm 2018, môn Cơ sở xã hội ở tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho người học những tri thức cơ bản về đời sống xã hội, các tổ chức và hoạt động cơ bản, các giá trị sống của con người nói chung, lịch sử xây dựng, gìn giữ, phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, người học với tư cách là những giáo viên tiểu học trong tương lai, có thể vận dụng những gì được học qua học phần này để nhận diện, giải thích, đánh giá một cách khoa học một số tổ chức và hoạt động sống cần thiết của con người nói

6

chung, con người Việt Nam nói riêng trong sự vận động và phát triển của xã hội, từ đó tích lũy được những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Ngoài ra, trong quá trình học tập môn Cơ sở xã hội ở tiểu học, thông qua nghiên cứu, phân tích, đối chiếu nội dung môn học với chương trình và sách giáo khoa năm 2018 của một số môn học vừa được kể trên cũng như tham khảo thêm sách giáo khoa của và chương trình năm 2006, người học dễ dàng nhận diện những nội dung về xã hội qua một số bài học cụ thể, từ đó phân tích để làm rõ những phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình để trang bị cho học sinh tiểu học. Đó chính là các phẩm chất và năng lực cần có của một công dân tương lai trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước Việt Nam thân yêu: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. MỤC TIÊU CỦA MÔN CƠ SỞ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC Mục tiêu của môn học được trình bày sau đây hoàn toàn dựa vào mục tiêu chung của Giáo dục phổ thông cấp tiểu học trong chương trình 2018. 2.1. Về phẩm chất Môn học có nhiệm vụ phát triển tính tích cực, chủ động và khoa học của người học trong quá trình tìm hiểu, đánh giá các nội dung về khoa học xã hội nói chung, nội dung liên quan đến chương trình, sách giáo khoa một số môn học ở tiểu học nói riêng. Ngoài ra, môn học chú trọng phát triển những tình cảm tích cực từ phía người học như yêu quê hương đất nước, quý trọng lịch sử và văn hóa của dân tộc, nhân ái, trách nhiệm, khoan dung trong cuộc sống, đồng thời biết tôn trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc khác trên thế giới. 2.2. Về năng lực: Người học sẽ được chú trọng và phát triển những năng lực sau: a) Năng lực chung: Người học có khả năng: - Sử dụng hiệu quả các phương tiện giao tiếp đa phương thức để tìm kiếm, tìm hiểu và đánh giá thông tin từ tài liệu học tập. - Độc lập, sáng tạo khi đưa ra các ý tưởng cá nhân đồng thời tôn trọng sự thống nhất và khác biệt khi hoạt động theo nhóm hoặc toàn lớp. - Tổ chức các hoạt động học tập cá nhân hoặc nhóm phù hợp để tiếp cận tri thức một cách tốt nhất. 7

b) Năng lực nghề nghiệp: Người học có khả năng: - Phân tích, đánh giá đặc điểm, vai trò của các tổ chức và hoạt động sống cơ bản của con người đối với cá nhân và xã hội, nhận diện và trình bày được nội hàm và vai trò của một số giá trị sống cơ bản của con người. Trên cơ sở đó, có thể nhận diện, giải thích và đánh giá được những nội dung liên qua qua một số bài học trong các môn học ở tiểu học như Tự nhiên và xã hội, Đạo đức. - Phân tích, đánh giá được những nét cơ bản nhất về tổ quốc Việt Nam qua một số vấn đề như, biểu tượng quốc gia, các dân tộc cùng chung sống, văn hóa của người Việt Nam… cũng như đặc điểm, vai trò của các giai đoạn lịch sử tiêu biểu trong tiến trình lịch sử của đất nước; phân tích, nhận xét các đặc điểm cơ bản của một số tổ chức xã hội, một số nền văn minh tiêu biểu và di sản văn hóa thế giới cũng như giá trị của chúng trong xã hội hiện đại... Từ đó, có thể giải thích sự hiện diện của những giá trị văn hóa này trong một số môn học ở tiểu học như Đạo đức, Tự nhiên và xã hội và đặc biệt là môn Lịch sử và địa lí. 3. TỔ CHỨC HỌC TẬP MÔN CƠ SỞ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC 3.1. Hoạt động cá nhân: Để có thể học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, người học cần: - Đọc tài liệu để có kiến thức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao; - Sưu tầm ca dao, thành ngữ, tục ngữ, các câu chuyện về tình cảm gia đình, về cách đối nhân xử thế của con người trong xã hội; sưu tầm các câu chuyện kể lịch sử (huyền sử và chính sử) thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau của dân tộc Việt Nam để làm tư liệu học tập. - Viết thu hoạch hoặc viết nhận xét cho các hoạt động tham quan hoặc xem phim ảnh… 3.2. Hoạt động nhóm: Các hoạt động nhóm có thể là: - Thảo luận, báo cáo các nhiệm vụ học tập; - Tổ chức đóng vai, tranh luận, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác; - Vẽ tranh tuyên truyền về các vấn đề toàn cầu như chiến tranh, bảo vệ môi trường … - Thiết kế các hoạt động học tập theo dự án.

8

3.3. Hoạt động toàn lớp: - Nghe giảng; - Xem phim tư liệu, tranh ảnh;...


Similar Free PDFs