VAN DE MẠI-DÂM - XA HOI HOC PL PDF

Title VAN DE MẠI-DÂM - XA HOI HOC PL
Author Trang Hoang
Course Xã hội học pháp luật
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 3
File Size 73.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 59
Total Views 146

Summary

van de mai dam - môn xa hoi hoc phap luat...


Description

THỰC TRẠNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Nhằm nỗ lực quản lý mại dâm, Singapore chỉ cho phép các nhà chứa có giấy phép hoạt động tại các khu vực được chỉ định. Quá trình cấp giấy phép cho các nhà chứa được quản lý bởi cảnh sát, tuy nhiên theo tờ báo này thì quá trình này được giữ kín và con số các cơ sở được cấp phép không được công khai. Những phụ nữ muốn làm việc tại các nhà chứa nói trên cũng phải được cảnh sát cấp một “thẻ hành nghề” màu vàng. Các nội dung trên thẻ bao gồm tên, tuổi và kết quả các đợt kiểm tra y tế định kỳ bắt buộc cho thấy chủ thẻ không mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Hong Kong không có các nhà chứa có giấy phép hoặc phố đèn đỏ theo chỉ định như Singapore, thay vào đó gái mại dâm ở Hong Kong lách luật bằng cách biến các phòng trọ của mình thành những “nhà chứa một người”. Luật pháp Thái Lan cấm mại dâm từ năm 1960, người bán dâm bị phạt tiền còn chủ chứa có thể bị kết án 3-15 năm tù. Trên thực tế, Thái Lan đã làm ngơ cho hoạt động mại dâm bằng việc thả lỏng cho dịch vụ nhạy cảm này hoạt động chỉ ở một số khu vực nhất định là các phố đèn đỏ ở các “thủ phủ” du lịch như Bangkok hay Pattaya. Các cơ sở này tồn tại dưới dạng chăm sóc sức khỏe - massage, biểu diễn nghệ thuật, quán bar thoát y, karaoke, vũ trường... Bộ Tư pháp Thái Lan cũng từng tìm cách hợp pháp hóa mại dâm vào năm 2003, cân nhắc chính thức xem mại dâm là một nghề với các phúc lợi xã hội, bảo hiểm sức khỏe và phải đóng thuế thu nhập. Các ý kiến ủng hộ tại Thái Lan khi đó cho rằng việc hợp pháp hóa và xây dựng luật quản lý mại dâm có thể tăng nguồn thu ngân sách, giảm được tham nhũng và cải thiện cuộc sống của những người tham gia mại dâm. Tuy nhiên, các tranh luận này sau đó cũng lặng dần vì những tranh cãi về đạo đức. hiều nước châu Âu cũng đang tìm cách giảm quy mô “ngành công nghiệp” tình dục, trong đó có nước Đức. Nước này tự do hóa hoạt động mại dâm từ năm 2002, người bán dâm và cơ sở kinh doanh mại dâm thậm chí ký kết hợp đồng, có quy định làm việc không quá 40 tiếng một tuần và có thể thành lập công đoàn. Tuy nhiên, hoạt động mại dâm được thả lỏng cũng biến nước Đức thành một trong những điểm đến hàng đầu của các đường dây buôn người. Đến nay, đã có 15 nước chính thức công nhận mại dâm là nghề hợp pháp. Số nước ngầm cho phép (không chính thức thừa nhận nhưng ra luật về hoạt động mại dâm) lên tới 77 nước. Có 11 quốc gia hạn chế việc buôn phấn bán hương nhưng vẫn cho phép ở mức độ nhất định. Theo tạp chí điện tử Ranker, tại Mỹ, mại dâm về cơ bản là bất hợp pháp trừ một số nơi “vùng sâu vùng xa” như Nevada. Nhưng người làm nghề bán thân, hay “lao động tình dục”, bắt buộc phải đăng ký với chính quyền, phải trải qua các thủ tục kiểm tra sức khỏe. Một số nước công nhận mại dâm là để quản lý và thu được thuế. Một số nước dù cho phép mại dâm nhưng dùng một số biện pháp cắt giảm như chỉ giới hạn hoạt động trong các “khu đèn đỏ”. Tại Anh, mại dâm về mặt kỹ thuật là hợp pháp, nhưng chính quyền cấm lập nhà thổ, tiếp thị, quảng cáo dưới mọi hình thức. Gái mại dâm không thể kiếm được khách ở nơi nào khác ngoài khu đèn đỏ. Tại Đan Mạch, mại dâm được hợp pháp hóa vào năm 1999, một phần bởi giới chức nước này cho rằng làm vậy dễ quản lý “ngành công nghiệp không khói” này hơn là để nó hoạt động ngầm. Phần Lan cũng coi mại dâm là hợp pháp, tuy nhiên môi giới, mua bán dâm tại nơi công cộng bị cấm. Hoạt động mại dâm bùng nổ ở Phần Lan trong những năm 90 của thế kỷ trước. Canada, quốc gia hạn chế mại dâm bằng cách ra luật tréo ngoe: cho phép bán dâm, nhưng mua dâm là phạm pháp. Belize cũng áp dụng “chiêu thức” này. Nghe tưởng chừng vô lý, nhưng thực ra rất “nhân văn”: cảnh sát sẽ thả cô gái mại dâm đi, nhưng giữ

ông khách “ham vui” ở lại. Nhưng xử lý cũng không dễ bởi nếu không chứng minh được có chuyện mua bán thì cuối cùng vẫn phải thả người. Belize, quốc gia ở khu vực Trung Mỹ không muốn công khai cấm mại dâm, và cũng không nỗ lực để dẹp bỏ, vì vậy về mặt kỹ thuật, mại dâm là hợp pháp. Chính quyền cho phép bán dâm, cho phép cung, nhưng hạn chế “cầu”, tương tự Canada. Quan điểm của Belize là coi người lao động tình dục là nạn nhân, không phải tội phạm. Tại Pháp, mại dâm là hợp pháp nhưng hành vi môi giới, lập nhà thổ, quảng cáo bị cấm. Năm 2003, chính phủ ra luật quy định những loại trang phục cũng như cung cách “tiếp thị” được phép dành cho gái mại dâm khi chào mời khách trên phố. Nếu ai trong số 18.000 “lao động tình dục” của Pháp vi phạm điều mà chính phủ gọi là “xâm phạm sự thanh bình của xã hội”, họ sẽ hoặc phải nộp phạt lên tới 7.500USD hoặc “bóc lịch” 6 tháng. Tại nước láng giềng Đức, số dân chỉ nhỉnh hơn Pháp không nhiều (82 so với 67 triệu), nhưng số “lao động tình dục” ước tính có tới 400.000 người. Người ta nói doanh thu từ nghề mại dâm ở Đức tương đương với doanh thu của các công ty lớn như hãng xe hơi siêu sang Porsche hay hãng đồ dùng thể thao Adidas. Công nghiệp mại dâm thu về 6 tỷ euro/mỗi năm. Tại một quốc gia châu Âu khác là Hy Lạp, người dân có quyền mở nhà chứa nhưng không được buôn người. Tuy nhiên, trong số 525 nhà thổ ở “đất nước của các vị thần”, chỉ có 10 nơi thực sự được cấp phép. THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM Thực trạng ở mại dâm ở Việt Nam: Mại dâm đã tồn tại từ rất lâu, có tính chất phức tạp và hiện đang gia tăng. Có rất nhiều hoạt động trá hình, sử dụng công nghệ cao, có yếu tố nước ngoài. Hậu quả là khó kiểm soát, gây mất chật tự xã hội... đây được coi là 1 ngành công nghiệp và thị trường đầy tiềm năng Ở Vn từng có ý kiến cho rằng nên hợp thức hóa mại dâm thành 1 ngành nghề như 1 số quốc gia nhật bản, thái lan,... nhưng vì truyền thống định kiến xh k cho phép cta thực hiện điều này GIẢI PHÁP GP: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức - Thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn cơ sở - Giải pháp hỗ trợ, giảm tác hại, phòng chống bạo lực trong phòng, chống mại dâm - Đấu tranh, ngăn chặn và xử lý vi phạm - Hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống mại dâm. - Quản lý về an ninh, trật tự: Một trong những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến mại dâm chính là tăng cường công tác quản lý về an ninh, trật tự không chỉ trong nội địa mà cả khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển. Theo dõi chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu ở địa bàn dân cư thông qua công tác hộ tịch, hộ khẩu; tăng cường kiểm tra nhân khẩu ở địa bàn; giám sát chặt chẽ sự biến động dân cư trên địa bàn thông qua chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng; giám sát chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự và các đối tượng có nghi vấn khác trên địa bàn. Một số giải pháp pháp phòng, chống mại dâm Phòng, chống mại dâm là trách nhiệm của cả xã hội, trước hết là các cấp chính quyền. Nhằm đẩy lùi tệ nạn này, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, các cơ quan, đơn vị chức năng, các địa phương đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp:

- Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống phòng, chống mại dâm nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng đối với công tác phòng, chống mại dâm, làm cho mọi người tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn mại dâm. - Tăng cường công tác quản lý về an ninh, trật tự xã hội. Theo dõi chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu ở địa bàn dân cư thông qua công tác hộ tịch, hộ khẩu; tăng cường kiểm tra nhân khẩu ở địa bàn; giám sát chặt chẽ sự biến động dân cư trên địa bàn thông qua chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng; giám sát chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự và các đối tượng có nghi vấn khác trên địa bàn. - Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm phòng ngừa việc lợi dụng các hoạt động này để tổ chức mại dâm, đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động này để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua- bán dâm, bạo lực, xâm phạm các quyền cơ bản của người bán dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ. - Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chương trình phòng, chống tội phạm, góp phần hạn chế, tiến tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tình trạng mại dâm; cần xác định việc giải quyết vấn đề mại dâm là một trong những mục tiêu ưu tiên của các chương trình phát triển kinh tế-xã hội (chương trình xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ tín dụng cho các hộ gia đình khó khăn để phát triển kinh tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống tội phạm). - Phê phán các hành vi phạm tội, đấu tranh, xử lý nghiêm minh triệt để các hành vi vi phạm pháp luật, tô ‰i phạm liên quan đến mại dâm. - Công tác hỗ trợ người bán dâm ở cô ‰ng đồng. Chính sách hỗ trợ, vay vốn, học nghề, tạo việc làm và tạo điều kiện cho người bán dâm tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin để giúp họ nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi từ bỏ hoạt động mại dâm từng bước tái hòa nhập cộng đồng....


Similar Free PDFs