Xa hoi hoc truyen thong va du luan xa hoi PDF

Title Xa hoi hoc truyen thong va du luan xa hoi
Author Thanh An Vu
Course Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hộ
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 18
File Size 308.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 119
Total Views 193

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNBÀI KIỂM TRA GIỮA KỲMÔN XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘIĐề tài: Xã hội học về dư luận xã hội Giảng viên: Ts Mai Linh Nhóm 6: Nguyễn Vân Anh 20030348 Trần Thị Tân 20030416 Nguyễn Nhật Mai 20030385 Trần Hồng Chung ...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

Đề tài: Xã hội học về dư luận xã hội Giảng viên: Ts Mai Linh

Nhóm 6: 1. Nguyễn Vân Anh 20030348 2. Trần Thị Tân 20030416 3. Nguyễn Nhật Mai 20030385 4. Trần Hồng Chung 20030352 5. Lùng Thị Loan 20030222 6. Hoàng Thị Hoa Mai 20030384

Hà Nội, Ngày 17 tháng 06 năm 2021

Chương 2: Xã hội học về dư luận xã hội: 1. Định nghĩa, chủ thể, khách thể và các đặc tính của dư luận xã hội 1.1.Định nghĩa “dư luận xã hội”. Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion, được ghép bởi hai từ: Public – Công khai, công chúng và Opinion – ý kiến, quan điểm. Dư luận xã hội là một dạng tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội, nó thể hiện trong các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Nó là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, nảy sinh từ hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Từ trước đến nay, đã có nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm dư luận xã hội nhưng nhìn chung chúng đều bao hàm những nội dung sau: Thứ nhất, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến của nhiều người, quan điểm, thái độ có tính chất phán xét đánh giá của các nhóm xã hội, các giai cấp, các cộng đồng người trước một thực tế xã hội nhất định. Thứ hai, sự phán xét, đánh giá đó chỉ này sinh khi trong xã hội có những vấn đề xã hội, những sự kiện, hiện tượng xã hội mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội hay toàn thể xã hội nói chung. Thứ ba, vấn đề, sự kiện mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người của đa số thành viên trong xã hội. Từ những nội dung trên ta có thể đưa ra định nghĩa như sau: Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.

1.2.Chủ thể Theo nghĩa hẹp, chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm) tiên hành hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn. Xét về khía cạnh xã hội học, chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm trong xã hội mà lợi ích của họ có mối quan hệ nhất định với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội và được đưa ra thảo luận. Trong một số trường hợp, chủ thể dư luận xã hội có thể là toàn bộ nhân dân, toàn bộ cộng đồng người hoặc đa số trong đó, trong nhiều trường hợp khác, chủ thể là các nhóm xã hội đa dạng, khác nhau cùng bày tỏ mối quan tâm của mình đến vấn đề diễn ra.

Ví dụ: Tình hình biển Đông của Việt Nam trong thời gian gần đây luôn được đông đảo các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội quan tâm. Trong tình hình này chủ thể của dư luận xã hội là các tầng lớp nhân dần, các giai cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ trong nước mà cả quốc tế. 1.3.Khách thể Chính là những sự kiện, vấn đề khác nhau của đời sống xã hội mà dư luận xã hội đề cập đến. Để xác định được những sự kiện, vấn đề xã hội này chúng ta phải dựa vào: Thứ nhất, sự kiện đó được người dân quan tâm bởi chúng liên quan đến lợi ích của họ hoặc -lợi ích chung. Nếu người dần cảm thấy sự kiện, vấn đề đó không ảnh hưởng gì đến những giá trị, chuẩn mực mà họ tôn thờ hay không động chạm gì đến đời sống kinh tế, đời sống chính trị thì các thông tin đó có thể sẽ bị bỏ qua. Thứ hai, đó phải là vẩn đề mang tính chất công chúng và được thông tin một cách rộng rãi cho người dân và được họ bàn luận.

Ví dụ: Thông tin về chuyện cuộc sống, tình yêu của những người nổi tiếng. Những thông tin này chỉ được một nhóm nhỏ những người hâm mộ chú ý còn lại đại đa số nhân dân có xu hướng bỏ qua hoặc xem đó là hình thức giải trí. Những thông tin này thường không gây ảnh hưởng gì đến đời sống kinh tế, chính trị - xã hội nói chung. Trong một vài trường hợp những thông tin này có thể tạo nên một làn sóng dư luận-xã hội về những chuẩn mực, giá trị. 1.4.Đặc tính của dư luận xã hội Có 5 đặc tính cơ bản của dư luận xã hội: 1.4.1.

Tính khuynh hướng.

Dư luận xã hội là sự thể hiện thái độ của công chúng trước một thực tế xã hội. Nhận định thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện hiện tượng quá trình xã hội có thể khái quát theo khuynh hướng nhất định, bao gồm tán thành phản đối hoặc lưỡng lự. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực và tiêu cực, tiến bộ hoặc lạc hậu. Xếp theo cường độ của mỗi khuynh hướng thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể chia theo các mức độ cụ thể như rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối và rất phản đối. Ví dụ: Gần đây, trên các báo đang xôn xao về thông tin thịt lợn có nhiễm chất tạo nạc thịt lợn “bẩn”, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Khuynh hướng của dư luận xã hội trong vụ việc này hầu hết là bày tỏ thái độ bức xúc, lên án hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi này và yêu cầu các cơ quan phải có biện pháp xử lí, xác minh, ngăn chặn hành vi trên. 1.4.2.

Tính lợi ích.

Tính lợi ích là một đặc tính cố hữu của DLXH, vì nếu không có sự liên quan, đụng chạm tới lợi ích của các nhóm xã hội thì cũng không có sự hình thành bất

cứ một luồng dưluajan xã hội nào. Tính lợi ích của DLXH được nhìn nhận trên 2 phương diện lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Lợi ích vật chất: được nhận thức rõ nét khi các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong xã hội, liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân. Lợi ích tinh thần: đề cập khi ác vấn đề, hiện tượng đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục, tập quán, văn hóa ứng xử của cộng đồng xã hội hoặc của cả dân tộc. Ví dụ: Giá xăng tăng mức kỷ lục, đang gây tranh cãi xôn xao. Không chỉ khẳng định sẽ gây tranh cãi mà còn tác động đến lạm phát, gây khó khăn cho đời sống của người dân và doanh nghiệp. 1.4.3.

Tính lan truyền.

Dư luận xã hội như được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện tượng được các nhà tâm lý học và xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kỳ một hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng trong đó khởi đầu từ phản ứng của một cá nhân hay một nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi kích thích của các cá nhân khác, nhóm khác. Để duy trì chuỗi kích thích này luôn có các nhóm tác động tâm lí của cá nhân hay nhóm xã hội. Đặc biệt với sự kiện lớn, bầu cử hay sự kiện nước ngoài chúng ta có thể theo dõi và nhận được các luồng thông tin khác nhau từ giới truyền thông một cách nhanh chóng qua thông tin hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp, có tính thời sự. Ví dụ: Sự kiện Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki tại Nhật Bản vào ngày 6 và ngày 9, tháng 8, năm 1945 đã xôn xao dư luận Nhật Bản. Vụ việc đã nhanh chóng lan tỏa khắp toàn cầu, thu hút được sự chú ý của giới truyền thông. 1.4.4.

Tính bền vững tương đối và tính biến đổi:

Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính biến đổi. Có những dư luận xã hội chỉ qua 1 đêm là thay đổi. Tính bền vững tương đối của DLXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố, với những sự kiện, hiện tượng hay quá trình quen thuộc, DLXH thường rất bền vững. Ví dụ: Sự đánh giá cao của DLXH về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, về tầm quan trọng của sự nghiệp đổi mới, chính sách khoán trong nông nghiệp... tới nay vẫn không hề thay đổi. Tính biến đổi của DLXH thường xem xét trên hai phương diện: Thứ nhất: Biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: sự phán xét đánh giá của DLXH về bất kỳ một hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực trong nền văn hóa của cộng đồng người. Chính vì vậy cùng một vấn đề diễn ra nhưng DLXH của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau. Ví dụ: Hiện tượng tảo hôn, chế độ đa thê là hiện tượng bình thường được chấp nhận tại các nước thuộc khu vực Trung Đông nhưng chúng lại gặp phải sự phản ánh gay gắt tại nhiều nước ở châu Âu, Bắc Mỹ. Thứ hai: Biến đổi theo thời gian: khi thời gian thay đổi, các quan niệm của mọi người về vấn đề nào đó cũng bị thay đổi. Xã hội phát triển, nhiều giá trị chuẩn mực văn hóa, phong tục tập quán cũng bị biến đổi, khiến cho cách nhìn nhận đánh giá của DLXH cũng thay đổi. Ví dụ: Trong thời kỳ phong kiến, đàn ông lấy nhiều vợ là chuyện rất dễ dàng được chấp nhận. Nhưng trong thời đại hiện nay, hôn nhân chỉ được dựa trên cơ sở một vợ một chồng. 1.4.5. hội

Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã

Sự phản ánh thực tế của DLXH xó thể đúng cũng có thể sai. Dù cho đúng đến mấy thì DLXH vẫn có những hạn chế, dù sai đến mấy thì trong DLXH vẫn có những điều kiện hợp lí rất quan trọng. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu số, cái mới lúc đầu chỉ có 1 số người nhận thấy, sau đó cũng dễ bị đa số phản đối. Ví dụ: khi người đàn ông ngoại tình thì DLXH chê cười người vợ là “không biết giữ chồng”, còn người phụ nữ ngoại tình sẽ bị nói là “lăng nhăng, lẳng lơ, mất nết”. Cùng 1 sự vật, hiện tượng người phụ nữ thì vi phạm chuẩn mực đạo đức, nhân cách, còn người đàn ông thì không có lỗi.

II.

Một số hướng tiếp cận chính.

1.5. Hướng tiến cận xã hội học chính trị Xã hội học chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về những cơ sở xã hội của chính trị, thông qua sự phân tích về cơ cấu xã hội, các quá trình xã hội trong sự phức tạp và đa dạng của chúng. Xã hội học chính trị nghiên cứu DLXH với tư cách là một yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bổ quyền lực. Từ góc độ chính trị học, dư luận xã hội là đối tượng vận động được nhiều người ủng hộ nhất thông qua ý kiến ủng hộ và phiếu bầu tán thành. chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, truyền thông và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên dư luận xã hội để lực lượng này thực hiện tốt nhiệm vụ, đẩy lùi thông tin xấu độc, Chủ động xây dựng các kênh thông tin trên mạng xã hội công khai đủ mạnh để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng VD: nghiên cứu sự tác động của DLXH tới hành vì lựa chọn của cử tri. trước cuộc bầu cử tổng thống năm nay, một số tờ báo nghiêng về phe Cộng hòa liên tục tố cáo thời còn làm Phó Tổng thống, ông Joe Biden đã tác động lên Chính phủ Ukraine để bảo vệ việc làm ăn của con trai ông ở Ukraine. Sau đó thì một

số tờ báo nghiêng về phe Dân chủ thừa nhận là có thể có những tác động đó nhưng không phải để con trai ông Biden làm ăn mà để giúp Ukraine chống tham nhũng tốt hơn. (theo tiên hiệu của cá nhân). Hiệu ứng này do nhà khoa học người Đức Elisaneth Noelle-Neumanh đưa ra. Xã hội học chính trị còn nghiên cứu tâm thể chính trị, định kiến chính trị, tranh buộc chính trị đối với DLXH. 1.6.Hướng tiếp cận xã hội học Từ góc độ xã hội học, dư luận xã hội là hiện tượng xã hội đặc biệt phản ánh các luồng ý kiến, các tâm trạng và các kiểu hành vi của các nhóm xã hội với những mối quan tâm khác nhau, những lợi ích đan xen và những vấn đề nhất định cần được lãnh đạo, quản lý theo định hướng phát triển bền vững. Xã hội học về DLXH không chú ý nhiều đến yếu tố cá nhân mà nhấn mạnh điều kiện xã hội của ảnh hưởng tới DLXH như: Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết kinh nghiệm thực tế của xã hội con người. Các Phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành. Các sự kiện, sự việc, hiện tượng xã hội.

1.7.Hướng tiếp cận với tâm lý học xã hội Theo định nghĩa kinh điển của Gordon Allport tâm lý học xã hội là lĩnh vực nghiên cứu quá trình và các hiện tượng tâm lý của cá nhân như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi bị ảnh hưởng thế nào bởi sự hiện diện thực tế hay trong tưởng tượng, hay một cách gián tiếp. Tâm lý học xã hội nghiên cứu DLXH với tư cách là một hiện tượng tâm lý xã hội nhưng nhấn mạnh hơn tới sự tác động của các yếu tố cá nhân, như đặc điểm tâm lý cá nhân hay thậm trí những đặc điểm sinh học của cá nhân. Từ góc độ tâm lý học, dư luận xã hội là đối tượng giải tỏa tâm trạng bức xúc, căng thẳng hoặc chán chường, stress nhằm tạo ra sự yên tâm, đồng thuận và

niềm tin xã hội. Người ta không thể dựa vào số đông người phản ánh làm căn cứ để kết luận sự đúng đắn của một vấn đề mà sự phản ánh đó bước đầu chỉ là sự bộc lộ của trạng thái tâm lý mang tính chủ quan của người đánh giá như tâm trạng, thái độ, tình cảm, mong muốn, nhu cầu… Các trạng thái tâm lý này luôn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, lối sống của người phán xét. 2. Chức năng của nghiên cứu về DLXH 2.1. Nhận thức xã hội: Chia thành 3 quan điểm: 2.1.1.

Quan điểm thực chứng chủ nghĩa:

Từ góc độ của XHH được NC như những Quan điểm thực chúng chủ nghĩa chịu ảnh hưởng của A Comte và Emile Durkheim Quan điểm này xem với các quá trình hiện tượng xã hội giống như các sự vật khách quan. Theo quan điểm này, DLXH từ góc độ của xã hội học được nghiên cứu như những sự kiện xã hội, do đó nhà nghiên cứu cần phải khách quan. Đối với họ, không có dư luận tốt hay dư luận sau trước khi nghiên cứu mà chỉ có đối tượng họ cần phải làm rõ. rõ hơn là, nếu trước khi tìm hiểu vấn đề mà nhà nghiên cứu đã có suy nghĩ trong đầu vấn đề họ nghiên cứu là “tốt” hay “xấu” thi khó có thể khách quan. cách tiếp cận thực chứng cũng có nhược điểm là nó khiến cho nhà nghiên cứu bị lẫn lộn giữa mục đích và phương tiện. Tức là, nhiều khi họ quá chú trọng đến những yếu tổ kỹ thuật, về phương pháp nghiên cứu, về các mô hình thống kế toán học được áp dụng mà quên đi mất mục đích là những nghiên cứu, điều tra DLXH VD: khi nghiên cứu về “dư luận xã hội đối với hiện tượng mại dâm" trong đầu nhà nghiên cứu đã có sẵn những suy nghĩ như "đây là một tệ nạn xã hội xấu xa, đây là một vết nhơ của xã hội " , hay ngược lại “đây là một trào lưu tất yếu", v.v. thì những suy nghĩ như vậy rất dễ ảnh hưởng đến quá trình đặt vấn đề nghiên cứu, soạn thảo công cụ nghiên cứu, phân tích dữ liệu và đề xuất về mặt

chính sách, Công bằng mà nói đây là nhược điểm của khá nhiều nghiên cứu về DLXH bởi vì nhà nghiên cứu cũng là thành viên của một xã hội và chịu ảnh hưởng của hệ giá trị văn hóa trong xã hội đó. 2.1.2.

Quan điểm thu hai tay của nhà xã hội học người Đức Max

Weber: Chúng ta cần phải thấu hiểu bản chất bên trong, ý nghĩa của những biểu hiện bên ngoài. Những gì ẩn chứa đằng sau những kết quả điều tra, những giả định chứa trong đầu những người đưa ra ý kiến cũng quan trọng không kém những biểu hiện khách quan về hành vi mà quan điểm thực chứng yêu cầu phải có. Theo Weber nhà nghiên cứu cần có một mô hình lý thuyết (trong tư duy để lý giải về hành vi chứ không chỉ mô tả ng một cách máy móc thuần túy từ những gì chúng ta quan sát được). Tuy nhiên, nếu như một nhà nghiên cứu DLXH mà bắt đầu công việc này với một quan điểm, một thái độ thiên lệch có sẵn trong đấu thì rất dễ có sự sai lệch trong kết quả nghiên cứu. Cách tiếp cận hợp lý nhất ở đây là hãy bắt đầu nghiên cứu bằng cái đấu lạnh, nhưng hãy kết thúc nghiên cứu bằng trái tim nóng. Xét từ phía những người sử dụng kết quả nghiên cứu, điều tra DLXH, thì quan điểm thấu hiểu được áp dụng để thấy rằng văn đề không phải chỉ là có bao nhiêu phần trăm người phản đối hay bao nhiêu phần trăm người ủng hộ, mà họ còn phải xem xét những kết quả này trong một bối cảnh xã hội rộng hơn mà có thể ảnh hưởng đến những suy nghĩ của công chúng. 2.1.3.

Giai cấp

Một điều hiện nhiên nếu là lợi ích nhóm bị tác động tích cực nhóm sẽ ủng hộ, nhưng nếu lợi ích nhóm bị tác động tiêu cực thì nhóm sẽ phản đối tác động này, tuy theo mức độ ảnh hưởng và mức độ "mạnh" của nhóm. các nhóm và nói rộng hơn các giai cấp luôn có xu hướng bao vệ lợi ích của nhóm minh, giai cấp minh.

VD: quyết định áp đặt thuc chống phá giá của Liên hiệp châu Âu với giày da Việt Nam thì ngay trong lòng của châu Âu cũng có hai luồng ý kiến. Những nhà nhập khẩu hàng giảy đa Việt Nam và nhiều người tiêu dùng sẽ không hài lòng và phản đối mạnh mẽ quyết định này. Tuy nhiên, những hãng sản xuất giày da trong châu Âu lại ủng hộ tuyệt đối, và dường nhiên họ sẽ vận động. ủng hộ cho quyết định đó. Tinh hình cũng tương tự khi Việt Nam bị áp thuế chống bản phá giá đối với cả Ba-sa và tôm tại thị trường Mỹ. Như vậy nếu không xem xét hiện tượng này từ góc độ lợi ích của các nhóm và lợi ích của các giai cấp thì chúng ta khó có thể hiểu chính xác được phản ứng của họ. 2.2. Nghiên cứu DLXH và vấn đề dự báo xã hội Dự báo xã hội đó là phán đoán xác xuất căn cứ khoa học về những triển vọng, những trạng thái có thể có của các hiện tượng trong tương lai và về những con đường, những thời hạn thực hiện chúng”... Dự báo xã hội là một dạng cụ thể hóa và một hình thức phát triển cao của tiên đoán khoa học được tiến hành theo những nguyên tắc, những phương pháp, những thủ tục chặt chẽ. Dự báo bao giờ cũng có tính chất xác suất. Các dự báo xã hội càng là những phán đoán xác suất. Các quy luật xã hội chủ yếu có tính chát thống kê và việc xác định trạng thái tương lai của hệ thống xã hội, cũng như các hệ con của nó chỉ tương đối chính xác với một xác suất nhất định. Việc có nhiều biến số trong một hệ thống xã hội, sự không giống nhau về cách ứng xử trong quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng làm cho người ta lập được các dự báo khác nhau. VD: Những nhà điều tra DLXH ở Mỹ cho rằng những hoạt động của họ cung cấp cho xã hội một dịch vụ to lớn. George Gallup đã chỉ ra rằng thái độ của công chúng trong những vấn đề dạng gây tranh luận là điều mà những người lãnh đạo quan tâm hàng đầu. Cả Gallup và Roper đều nhất trí rằng thông tin mà họ cung cấp về thái độ công chúng trong nhiều vấn đề khác nhau quan trọng hơn sự cố gắng quảng cáo cho việc dự đoán kết quả bầu cứ. Tuy nhiên, họ cũng

chỉ ra rằng việc đoán trước kết quả bầu cứ không hoàn toàn chính xác vị những nhân tố như: thời tiết xấu trong ngày bầu cử, những người tham dự chiến dịch bầu cử có thể bóp méo kết quả hầu cử. 2.3.Nghiên cứu DLXH và công tác quản lý xã hội: 2.3.1.

Điều tra

Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, nhất là của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, địa phương và của mỗi cán bộ, đảng viên Điều tra và sử dụng kết quả NC DLXH trong đời sống chính trị xã hội sẽ thúc đẩy quá trình dân chủ trong xã hội. Giúp ích cho hoạt động của Đảng, Chính phủ, Quốc hội đưa ra nhưng quyết định sáng suốt và phù hợp. Tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào việc quyết định những vấn đề lớn của Đất nước: hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp luật,… Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra dư luận xã hội. Nội dung điều tra dư luận xã hội phải bám sát những vấn đề, sự kiện mà nhân dân quan tâm, nhất là đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các chủ trương của địa phương; về thực thi công vụ, đạo đức, lối sống, phong cách công tác, quan hệ với nhân dân của cán bộ, đảng viên; về công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp Ví dụ: trong Quốc hội Việt nam hoạt động và chức năng của cơ quan lập pháp, cơ quan giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Để có thể thực hiện được 3 chức năng này thì thông tin thu được từ những cuộc điều tra DLXH có ý nghĩa vô cùng lớn đối với quốc hội và đại biểu quốc hội, cũng như các cơ quan chuyên trách trong quốc hội trong việc nâng cao chất lượng hoạt động. Họ dựa và đó để biết người dân đang thực thi luật pháp như

thế nào, trong xã hội ngày càng đổi mới và phát triển cần ban hành hay sửa đổi luật để có thể phù hợp nhất với đời sống nhân dân và ổn định trật tự xã hội 2.3.2.

Kiểm soát

dư luận xã hội còn có khả năng kiểm soát thông qua sự phán xét, đánh giá có tác dụng giám sát hoạt động của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước có phù hợp với lợi ích xã hội hay không. Mọi hoạt động của con người trong xã hội có sự đánh giá giám sát của xã hội cho nên buộc mọi người phải tuân theo chuẩn mực xã hộ Ví dụ: Ban hành văn bản chỉ định về việc đối phó dịch bệnh Covid. 2.3.3.

Đánh giá:

Sau một quá trình hoạt động và ban hành các văn bản chính sách thì cuối cùng sẽ là quá trình đánh giá vè sự điều h...


Similar Free PDFs