Tieu luan Tam ly hoc truyen thong PDF

Title Tieu luan Tam ly hoc truyen thong
Author Bình Lê Vũ
Course Quốc tế học
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 14
File Size 245.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 69
Total Views 329

Summary

UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại Học Sài Gòn TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG INTERNET ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÂM LÝ VÀ NHẬN THỨC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM Ở ĐỘ TUỔI TỪ 2 ĐẾN 13 Khoa: Văn Hóa Du l...


Description

UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại Học Sài Gòn ‘

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG INTERNET ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÂM LÝ VÀ NHẬN THỨC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM Ở ĐỘ TUỔI TỪ 2 ĐẾN 13

Khoa: Văn Hóa – Du lịch Giảng viên: Từ Thế Khang Họ và tên sinh viên: Lê Vũ Bình Lớp DQT1181

1

Nhận xét và cho điểm của giảng viên NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN. Họ và tên giảng viên:............................................................................................... Đánh giá thái độ và sự cố gắng của sinh viên trong quá trình làm tiểu luận: ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

Đánh giá chung về nội dung của tiểu luận :................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

2

................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

Chấm điểm của giảng viên Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày...... tháng năm Giáo viên hướng dẫn

3

MỤC LỤC NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN.........................................1 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU...........................................................................4 1. Lý do chọn đề tài:.......................................................................4 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu......................5 Phương pháp nghiên cứu:.............................................................5 Chương II: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 2- 13 TUỔI............................................................................5 Nghiên cứu tâm lý và hành vi của đối tượng mục tiêu:...................5 Đối tượng nghiên cứu:...................................................................5 Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ đến trẻ em................................................6 Tình trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng tiêu cực của việc trẻ em lạm dụng mạng Internet..................................................................6 Nghiện Internet:............................................................................6 Nghiện game online......................................................................7 Theo đuổi các trào lưu, thực hiện các thử thách nguy hiểm.........7 Nguy cơ bị xâm hại tình dục qua mạng internet...........................8 3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc thiết lập các kế hoạch giáo dục hiệu quả:...........................................................................9 Các hoạt động hỗ trợ từ UNICEF:...................................................9 Dự án Chương trình Em an toàn hơn cùng Google – Be Internet Awesome.......................................................................................9 Phía gia đình nhà trường và chính quyền địa phương;..................9 Gia đình:........................................................................................9 Nhà trường:.................................................................................10 Chính quyền các cấp...................................................................10 Chương III: Tổng kết.........................................................................11 4. . Kết luận:..................................................................................11 PHỤ LỤC:........................................................................................12 Tài liệu tham khảo:......................................................................12

4

5

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài:

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mạng internet và các thiết bị công nghệ thông tin không còn là gì xa lại với mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Chỉ với một đợt truy cập mạng trên máy vi tính hay các thiết bị di động thông minh, các em nhỏ đã có thể mở rộng vốn hiểu biết, chủ động hơn trong việc học tập,dễ dàng hơn trong việc kết nối và giao lưu với bạn bè. Việc các em thích nghi với việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin từ bé sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc học và thực hành các môn học mới theo tiêu chuẩn quốc tế và dễ tiện lợi hơn trong công việc sau này. Sự phát triển này còn mang lại lợi ích cho trẻ em vùng xâu vùng xa, giờ đây đã có thể tham gia các buổi học trực tuyến mà không phải lặn lội đường xa đến trường. Tuy nhiên, đi cùng với các lợi ích đó là sự tiêu cực cần phải được chẩn chỉnh. Hiện tượng trẻ em trong độ tuổi từ 2- 13 tuổi nghiện các thiết bị công nghệ từ bé dẫn tới việc gặp khó khăn trong giao tiếp và chậm phát triển trí tuệ và xa cách khỏi gia đình và xã hội là một thực trạng đáng quan ngại. Hiện tượng nghiện sử dụng mạng Internet và truy cập mạng xã hội, nghiện trò chơi điện tử trực tuyến dẫn tới các rối loạn về tâm lý cho trẻ em và thanh thiếu niên đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc vẫn còn hiện hữu và cần sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và các nhà chức trách để ngăn chặn và thay đổi. Ngoài ra, sự phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần của trẻ em cũng đang bị đe dọa trên không gian mạng, cần sự giúp đỡ của nhiều phía để bảo vệ sự phát triển tâm lý khỏe mạnh và quá trình hình thành nhận thức của trẻ em trong độ tuổi này Tiểu luận này sẽ đề cập những vấn đề còn bất cập trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ và internet tại Việt Nam bằng những số liệu thống kê và đề xuất những giải pháp cho các vấn đề còn nhức nhối trong trong việc quản lý và giáo dục trẻ em vì sự phát triển tâm sinh lý lành mạnh của trẻ. Giới hạn đề tài: Giới hạn nội dung Đề tài sẽ nhắm vào phân tích những số liệu thu thập được từ các nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế và các viện nghiên cứu khoa học ở Việt Nam về thói quen sử dụng Internet và các thiết bị công nghệ của trẻ em và một vài trường hợp đáng tiếc có liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ, mạng xã hội và Internet Giới hạn không gian: Các nghiên cứu sẽ được thực hiện trên khắp các tỉnh thành trên cả nước Giới hạn thời gian Các nghiên cứu được thực hiện trong các mốc thời gian khác nhau từ năm 2015 2020.

6

2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Cơ sở lý thuyết: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hưng phấn , giảm đau và thúc đẩy con người tiếp tục tham gia các hoạt động. Việc sử dụng mạng xã hội và các thiết bị công nghệ thông tin cũng không nằm ngoài quy luật này. Việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin ở trẻ em để tìm tòi và học hỏi sẽ kích thích não độ các em sản sinh ra dopamine để duy trì thói quen này. Việc thể hiện sự đồng cảm và quan tâm đến người khác trên mạng xã hội hay chia sẻ cảm xúc của mình cũng giúp giải phóng Dopamine, giúp giảm đau, giảm các yếu tố căng thẳng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin và mạng xã hội thiếu kiểm soát cũng để lại các hậu quả nghiêm trọng. từ năm 1996, nhà tâm lý học Kimberly S.Young tại Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên và đưa ra khái niệm ‘nghiện internet’ (Internet Addiction). Theo bà đề xuất, tình trạng ‘nghiện internet’ có thể được xác định dựa trên các tiêu chí về thời gian và tần suất sử dụng; những cảm xúc như bồn chồn ủ rũ khi không được dùng Internet và việc sử dụng mạng Internet để lảng tránh khó khăn trong cuộc sống. Thông qua chụp cộng hưởng từ MRI, các nhà khoa học khám phá ra rằng khi con người nói tự về bản thân mình, não bộ cũng có cảm giác hài lòng và tạo ra những trải nghiệm thú vị. Trẻ em từ 9 tháng tuổi đã có những hành động để cố gắng thu hút sự chú ý từ người thân trong gia đình, mạng xã hội và các thiết bị công nghệ là phương tiện để các em làm điều này. Ngoài ra áp lực đồng đẳng (peer pressure) thúc đẩy các trẻ em vị thành niên tham gia trò chơi, mạng xã hội để gia nhập vào các hội, nhóm bạn và tham gia tương tác, thảo luận cùng nhau.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp phân tích – tổng hợp để tìm hiểu nguyên nhân, nắm bắt rõ các vấn đề liên quan đến việc trẻ em sử dụng internet, từ đó nếu lên những hậu quả tiêu cực của việc lạm dụng các thiết bị công nghệ và mạng Internet. từ đó có thể đưa ra các giải pháp để xử lý vấn đề. Chương II: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 2- 13 TUỔI Nghiên cứu tâm lý và hành vi của đối tượng mục tiêu: Đối tượng nghiên cứu: các nhóm trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 13 tuổi trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.

7

Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ đến trẻ em Chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này ở Việt Nam nhưng theo các bài viết từ các trang web uy tín về giáo dục và nuôi dạy trẻ ở Việt Nam thì việc sử dụng các thiết bị công nghệ từ khi còn bé có tác động tích cực như: làm tiền đề cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn cho trẻ trong quá trình học tập. Điều này đặc biệt quan trọng khi các em theo học chương trình giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, and Mathematics) dạy về toán, khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Các em làm quen với các thiết bị công nghệ từ bé, sẽ dễ dàng hơn trong việc ứng dụng vào các bài tập thuyết trình và dự án khoa học có sự trình chiếu đồ họa ba chiều. Không chỉ có ở các chương tình giáo dục mới, Bộ giáo dục cũng đang áp dụng việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin vào việc giảng dạy và kích thích các em nhỏ trong độ tuổi tiểu học tư duy độc lập và tạo hứng thú trong việc học Ngoài các mặt tích cực, việc sử dụng các thiết bị công nghệ từ bé cũng tìm ẩm các mặt tiêu cực. Nếu thiếu sự giám sát của phụ huynh trẻ có thể trở nên thụ động trong việc tư duy vì giờ đây mọi đáp án cho các câu hỏi của trẻ đều có trên công cụ tìm kiếm Google. Trẻ có thể nghiện việc chơi các trò chơi điện tử trên các thiết bị thông minh mà không còn quan tâm đến đời thật. Việc này lấy đi của trẻ thời gian và sự bổ ích từ các hoạt động khác như học tập, tập thể dục, hoặc các hoạt động đội nhóm để nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội. Các thiết bị công nghệ còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình. Ngày nay, các bậc phụ huynh đi bận bịu với công việc và thường dùng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng để dỗ dành trẻ em. Khi họ trở về từ công sở thường sẽ chỉ thấy cảnh trẻ chỉ tập trung chú ý vào các thiết bị thông minh mà bỏ mặc sự quan tâm của bố mẹ. Trẻ có nguy cơ truy cập các trang web đen và tiêu thụ các nội dung không phù hợp với lứa tuổi trên các nền tảng như Youtube và Facebook.Dần dần, trẻ sẽ coi Coi những hành vi tình dục không an toàn, lạm dụng chất kích thích là bình thường. Khả năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ bị giảm vì thường xuyên sử dụng các ứng dụng như Zalo, Messenger và Viber để nói chuyện với bạn bè. Ở trường lớp, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc kết bạn và dễ dẫn tới chứng trầm cảm, xảy ra những trường hợp đáng tiếc như tự làm đau bản thân hay thậm chí là tự tử. Tình trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng tiêu cực của việc trẻ em lạm dụng mạng Internet Nghiện Internet: Tại Hội thảo “Phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục” do Đoàn giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”, Viện nghiên cứu thanh niên chia sẻ rằng trẻ em càng lạm dụng mạng xã hội thì càng có nguy cơ cao bị trầm cảm. Theo số liệu báo cáo Digital Việt Nam 2020 tính đến tháng 1 năm 2020, trung bình hằng ngày một người ở nước ta dành 6 giờ 30 phút (tức hơn ¼ ngày) để sử dụng hoặc truy cập Internet. Trong đó, khoảng 2 giờ 22 phút cho việc sử dụng các trang mạng xã hội, 2 giờ 09 phút cho việc xem truyền hình, 1 giờ 01 phút cho việc nghe nhạc và các dịch vụ trực tiếp và 1 giờ cho

8

việc chơi điện tử . Điểm đáng chú ý là 70,1% người dùng các trang mạng xã hội ở nước ta có độ tuổi từ 13 đến 34. Ta thấy được rằng trẻ em cũng đang nằm trong số những nhóm người có tần suất nghiện mạng xã hội cao . Theo một nghiên cứu của tổ chức WHO trên sáu nghìn trẻ em ở ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy hội chứng nghiện mạng xã hội là có thật. Nhiều người trong số này sẽ bị rơi vào trạng tháy lệ thuộc vào mạng xã hội, không có Facebook hay các nền tảng mạng xã hội khác sẽ khó mà sinh hoạt bình thường được dẫn tới tình trạng mất ăn, mất ăn mất ngủ. Nghiên cứu này cũng cho thấy sự khác biệt giữa mức độ phụ thuộc vào mạng xã hội của trẻ thành thị và trẻ nông thôn. Theo đó, trẻ em ở thành thị có mức độ phụ thuộc vào Internet và mạng xã hội nhiều hơn trẻ ở Nông thôn.

Lý do cho tình trạng này là vì trẻ ở thành thị thường có lịch học dày đặc, ít có cơ hội hoạt động thể chất. Theo một nghiên cứu của bộ y tế khoảng 46% học sinh trung học cơ sở và 39% học sinh tiểu học ở Hà Nội và TP HCM không hoạt động thể chất đủ theo tiêu chuẩn. Việc trẻ thường xuyên sử dụng internet và nghiện mạng xã hội có thể xem là hệ quả tất yếu của việc này. Nghiện game online Trong khảo sát của PGS.TS Trần Thành Nam phục vụ nghiên cứu "Vấn đề hành vi trên lớp của học sinh, hệ lụy từ việc chơi game" từ 266 học sinh thường xuyên chơi game (sàng lọc trong số 500 học sinh lớp 7,8,9 các trường THCS ở Hà Nội), kết quả có đến 41,4% học sinh trong mẫu nghiên cứu chơi game từ lúc 8 tuổi hoặc sớm hơn và có đến 92,5% số học sinh trong mẫu nghiên cứu bắt đầu chơi game từ 10 tuổi hoặc sớm hơn. Về thời gian, có tới 76,7% học sinh trong diện khảo sát chơi game bất kể khi nào rảnh, chơi trước và sau giờ ăn cơm là 36,8% và 34,6%. Có khoảng 3,8% số học sinh chơi trong giờ học (trốn học đi chơi). Khảo sát cũng thấy có một tỉ lệ học sinh không nhỏ chơi game không đúng lứa tuổi (chiếm 14,3-21,8%). Trong đó có những học sinh chơi game mã M có cảnh bạo lực máu me cấp độ cao, ngôn ngữ tục tĩu… Có rất nhiều nguyên do để giải thích cho hiện tượng ngày. Thứ nhất, là do việc thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc từ các bậc phụ huynh. Phụ huynh vẫn thường giao việc quan tâm con cái cho các thiết bị thông minh như máy tính bảng, tivi thông minh và laptop, máy vi tính; Thứ hai, các bậc cha mẹ vãn đang trao trách nhiệm giáo dục con cái hoàn toàn cho phía nhà trường mà thiếu sự chủ động. Thứ ba, nhiều bậc cha mẹ thiếu phương pháp giáo dục con cái khoa học, đa phần họ sẽ nghiêng về một trong hai thái cực là cấm đoán hoàn toàn việc trẻ em sử dụng internet và các thiết bị thông minh hoặc nuông chiều, để mặc cho trẻ sử dụng lúc nào cũng được. Theo đuổi các trào lưu, thực hiện các thử thách nguy hiểm Tại Hội thảo “Phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục” do Đoàn giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống

9

xâm hại trẻ em”, các đại biểu có phát biểu về việc trẻ em khi tham gia sử dụng mạng internet, dễ dàng bị tiêm nhiễm thực hiện các trào lưu thử thách có hại cho bản thân. theo chia sẻ của báo Tuoitre.VN, một cậu bé 8 tuổi (học sinh lớp 3 một trường tiểu học tại TPHCM) thường xuyên tập ăn ớt, có lúc bé ăn cay đến nỗi lưỡi rộp, môi sưng phồng, nước mắt nước mũi tèm lem nhưng vẫn cố ăn thêm vì theo đuổi một trào lưu cho rằng việc này sẽ giúp các bề rèn luyện bản thân, vượt qua chính mình. Ngoài trao lưu này ra, khi tìm kiếm trên youtube, ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy các trào lưu khác như “Một ngày sống trong quan tài, “Một ngày làm chó”, “thử thách đi trên keo dính”, nhưng nguy hiểm nhất phải kể đến “thử thách quái vật Momo” hay thử thách Cá voi xanh”. Khi tham gia các thử thách này, các bé sẽ phải làm các hành động điên rồ như tự cứa vào tay. Một học sinh THCS chia rẻ rằng sức hút của các thử thách này nằm ở chỗ chúng nói đúng những bất ổn tâm lý mà em muốn được giải tỏa. Ngoài những nội dung độc hại trên các nền tảng video trên internet, cũng có trường hợp các bé tự thực hiện những thử thách do mình nghĩ ra. Vào năm 2016, một nữ sinh 13 tuổi ở trường Nguyễn Tri Phương, tỉnh Khánh Hòa thực hiện lời hứa nếu dòng trạng của mình trên trang cá nhân đạt một ngàn like, sẽ thực hiện việc đốt trường. vào ngày 9 tháng 10 năm 2016, nữ sinh này đã đến phòng Y tế trường THCS Phạm Ngũ Lão (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) tưới xăng xung quanh, châm lửa đốt.Đám cháy bùng lên khiến nữ sinh bị bỏng hai chân. Nguy cơ bị xâm hại tình dục qua mạng internet Một thực trạng đáng lo ngại nữa liên quan đến việc trẻ em lạm dụng Internet là việc các bé sẽ có nguy cơ phải đối mặt với việc bị xâm hại tình dục. Sổ tuổi của các bé có nguy cơ bị xâm hại lại ngày một trẻ hóa. Theo báo của tổ chức cứu trợ nhi đồng quốc tế Save the children, Trong năm 2018, Việt Nam có 706.435 vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong ASEAN, sau Indonesia. Theo bà Lê Hồng Loan Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình Bảo vệ trẻ em (UNICEF Việt Nam) chia sẻ rằng Những kẻ xấu sẽ tán tỉnh rồi lôi kéo trẻ em vào các quan hệ tình dục hoặc yêu cầu trẻ em phô bày các bộ phận kín trên cơ thể rồi phát livestream. Có trường hợp lưu hành hình ảnh đó để tổng tiền hoặc phát tán vào các ấn phẩm khiêu dâm trên mạng. Theo một điều tra của Bộ Công an cho thấy, từ năm 2015-2018 và 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc có 8.091 trẻ em bị xâm hại, trong đó, xâm hại trên mạng được một số nghiên cứu chỉ ra hơn 13% buộc phải tiếp xúc với tài liệu khiêu dâm; gần 16% trẻ gặp hành vi dụ dỗ tình dục qua mạng. Theo VTV đưa tin vào ngày 09/11/2020, một bé gái học cấp 2 đã bị một thầy giáo nhắn tin qua mạng xã hội và bị đưa 2 lần đến khách sạn để thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Những con số và trường hợp trên thật đáng quan ngại. Trẻ bị xâm hại tình dục sẽ để lại hậu quả lâu dài và nặng nề về tâm sinh lý. Trẻ có thể mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương, trầm cảm hoặc dễ bị kích động, có khả năng dẫn tới các lệch lạc về suy nghĩ sau này.

10

3. Ứng dụng kết quả nghi...


Similar Free PDFs