Tài liệu tổng hợp Kinh tế chính trị Mác LêNin PDF

Title Tài liệu tổng hợp Kinh tế chính trị Mác LêNin
Author Thắm Phùng
Course Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 63
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 85
Total Views 170

Summary

Tài liệu tổng hợp môn Kinh tế Chính trị Mác Leenin 2020-2021 dành cho sinh viên các ngành khối không chuyên....


Description

CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN Câu 2. Làm rõ đối tượng nghiên cứu, chức năng của Kinh tế chính trị Mác-Lenin? Trả lời - Đối tượng nghiên cứu: + Thời kỳ trước Mác: Thời kì đầu, chủ nghĩa trọng thương xác định lưu thông là đối tượng nghiên cứu, tiếp theo là chủ nghĩa trọng nông coi nông nghiệp là đối tượng nghiên cứu. . Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh thì xác định nguồn gốc của của cải và sự giàu có của các dân tộc là đối tượng nghiên cứu. + Quan điểm của C.Mác và Ph.Anghen: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định. - Chức năng: (Giáo trình) Câu 3. Quy luật kinh tế là gì? Quy luật kinh tế có đặc điểm gì chung và khác với quy luật tự nhiên? Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế? Trả lời - Quy luật kinh tế: là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. - Sự giống và khác nhau giữa quy luật kinh tế và quy luật tự nhiên: + Giống nhau: đều mang tính khách quan và đều do con người nghiên cứu, vận dụng. + Khác nhau: quy luật kinh tế mang tính lịch sử, không tồn tại vĩnh viễn như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế chỉ tồn tại thông qua các hoạt động kinh tế của con người. - Phân biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh tế: + Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình. Khi vận dụng không phù hợp, con người phải thay đổi hành vi của mình chứ không thay đổi được quy luật. + Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của con người được hình thành trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế. Chính sách kinh tế vì thế có thể phù hợp, hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Khi chính sách không phù hợp, chủ thể ban hành chính sách có thể ban hành chính sách khác để thay thế. -> Mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế: chính sách kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế. Câu 4. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu Kinh tế chính trị Mác-Lenin trong quá trình lao động và quản trị quốc gia? Trả lời - Ý nghĩa của nghiên cứu Kinh tế chính trị Mác – Lenin: - Kinh tế chính trị Mác-Lenin có vai trò quan trọng trong đời sống lao động, xã hội và quản trị của quốc gia: + Kinh tế chính trị Mác – Lenin giúp con người hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi phí sự vận động và phát triển kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực tế. Quá trình vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan thông qua điều chỉnh hành vi cá nhân hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. + Kinh tế chính trị Mác – Lenin cung cấp cho các luận cứ khoa học làm cơ sở để hình thành các chính sách kinh tế, các đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kì nhất định. + Kinh tế chính trị Mác – Lenin giúp con người hiểu được các chính sách, đường lối kinh tế của Nhà nước, tạo niềm tin sâu sắc vào con đường chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo động lực để thúc đẩy từng các nhân và toàn xã hội không ngừng sáng tạo, từ đó cải thiện không ngừng đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.

CHƯƠNG II. HÀNG HOÁ, THỊ TRƯỜNG Câu 1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá , đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cung tự cấp? Ý nghĩa nghiên cứu? Trả lời * Khái niệm: - Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm sản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân người sản xuất. - Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm sản xuất ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường. * Hai điều kiện ra đời và tồn tại sản xuất hàng hóa: - Điều kiện thứ nhất, phân công lao động xã hội: Là sự chuyên môn hóa người sản xuất vào những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhưng nhu cầu của họ lại cần nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu người ta phải trao đổi sản phẩm cho nhau. Trong lịch sử đã co 3 cuộc phân công lao động xã hội lớn + Lần thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt + Lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp + Lần thứ ba: Xuất hiện ngành thương nghiệp - Điều kiện thứ hai, sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa: Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, là cho họ độc lập với nhau, sản phẩm họ sản xuất ra là quyền thuộc sở hữu của họ. Mặt khác, phân công lao động xã hội lại kéo con người ta xích lại gần nhau, phục vụ lẫn nhau. Từ đó dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hóa Thiếu một trong hai điều kiện nói trên thì không thể xuất hiện sản xuất hàng hóa. * Đặc trưng của sản xuất hàng hoá: Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây: + Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì trong lịch sử loài người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp (tự túc, tự cấp) và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến... Trong khi đó, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. + Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất

hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa. + Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng. * Ưu thế của sản xuất hàng hoá: Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt cản bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa có những đặc trưng và ưu thế cơ bản sau đây: - Sản xuất hàng hóa là sản xuất cho người khác, cho xã hội, sản xuất để bán, vì mục tiêu lợi nhuận, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Còn sản xuất tự cung tự cấp với mục đích sản xuất ra những giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất, nên không tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. - Sản xuất hàng hóa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Trong sản xuất tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí thấp nên không có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả. - Sản xuất hàng hóa với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt và khối lượng ngày càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị trường được mở rộng, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương và quốc tế phát triển, tạo điều kiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao cũng như sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội. Ngược lại với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất kém phát triển, mang tính khép kín, sản phẩm sản xuất ra không đủ tiêu dùng vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp, không có điều kiện để mở rộng hoạt động giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng miền... Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hoá cũng có những mặt trái của nó như phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá, tiềm ẩn những khả năng khủng hoàng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái, V.V.. * Ý nghĩa nghiên cứu sự ra đời của sản xuất hàng hoá: Câu 2. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hóa, mối liên hệ giữa chúng? Ý nghĩa nghiên cứu? Trả lời * Khái niệm hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người. Nó được sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Hàng hóa có thể là những sản phẩm hữu hình như nhà cửa, thuốc men cũng có thể là những sản phẩm vô hình như dịch vụ, các phát minh khoa học... * Hai thuộc tính của hàng hóa:

Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng: Một là: Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm, nó thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Nhu cầu cho sản xuất: Máy móc, nguyên vật liệu Nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân: Lương thực, thực phẩm.... Đặc điểm của giá trị sử dụng: - Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định. (Do tính chất hóa học của than mà nó có thể dùng làm nhiên liệu, chất đốt, do tinh chất tự nhiên của gạo mà nó dùng để làm lương thực nuôi sống con người....) Khoa học càng phát triển ngươì ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính tự nhiên của vật cũng như giá trị sử dụng của nó. ( Có thể lấy thêm một số ví dụ để minh họa) - Giá trị sử dụng được thể hiện ra trong khi tiêu dùng. - Giá trị sử dụng được xác định về mặt chất và mặt lượng. Mặt chất do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định còn mặt lượng nó được đo bằng các đơn vi đo lường khác nhau như lít, mét, kilogam... - Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của của cải xã hội. - Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Trong nền kinh tế hàng hóa giá trị sử dụng đồng thời là cái mang giá trị trao đổi. Hai là: Giá trị hàng hóa Giá trị hàng hóa là một phạm trù trừu tượng nhưng được biểu hiện ra ở giá trị trao đổi, bởi vậy để nhận biết giá trị ta phân tích từ giá trị trao đổi. (Đây là phương pháp trừu tượng hóa khoa học) Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ trao đổi giữa giá trị sử dụng này lấy giá trị sử dụng khác. Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc Nhìn vào phương trình trao đổi trên ta thấy Tại sao vải và thóc lại có thể so sánh ngang bằng nhau? Tại sao 2 giá trị sử dụng khác nhau lại có thể đổi được với nhau? Đổi được cho nhau tức là nếu so sánh với nhau về lượng thì giữa chúng phải có một cơ sở chung. Cơ sở chung đó không phải là giá trị sử dụng vì nếu giá trị sử dụng mà giống nhau thì người ta không phải trao đổi cho nhau. Sở dĩ hai hàng hóa có thể trao đổi được cho nhau là vì trước hết chúng đều là sản phẩm của lao động. Nếu ta gạt bỏ các hình thức cụ thể của lao động cũng như các yếu tố vật chất để sản xuất ra sản phẩm thì cái còn lại của sản phẩm chỉ là sự hao phí lao động nói chung của con người, (Chúng đều là những vật kết tinh đồng nhất cái hao phí lao động nói chung của con người). Đó chính là giá trị hàng hóa. Như vậy: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đặc điểm của giá trị hàng hóa:

- Giá trị hàng hóa là do lao động tạo ra, vật gì không do lao động tạo ra thì không phải là hàng hóa tuy rằng có giá trị sử dụng (nước tự nhiên, không khí....) - Giá trị hàng hóa được thể hiện ra trong khi trao đổi. Giá trị hàng hóa là nội dung là cơ sở của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị. Khi giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo. C.Mác nghiên cứu giá trị hàng hóa bắt đầu từ giá trị trao đổi tức là từ hình thức (trực quan) đến bản chất (trừu tượng). - Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử (chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa). - Giá trị hàng hóa biểu hiện là quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất vì: Giá trị hàng hóa là một phạm trù trừu tượng nhưng được biểu hiện ra trong khi trao đổi, thực chất của hoạt động trao đổi chính là trao đổi lao động cho nhau. * Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa Hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn với nhau: Một mặt: Chúng thống nhất với nhau vì hàng hóa phải có hai thuộc tính, thiếu một trong hai thuộc tính, sản phẩm không phải là hàng hóa. Ví dụ, nước trong tự nhiên có giá trị sử dụng nhưng không có giá trị vì không do lao động tạo ra nên không phải là hàng hóa. Một quả dưa hấu hỏng có giá trị vì nó do lao động tạo ra nhưng không có giá trị sử dụng nên không trở thành hàng hóa.... Mặt khác: Chúng mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ: - Người sản xuất hàng hóa trong tay có giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng mục đích của họ là giá trị của hàng hóa. - Người mua trong tay có giá trị của hàng hóa (Tiền) nhưng mục đích lại là giá trị sử dụng của hàng hóa. Khi nào hàng hóa bán được trên thị trường, người bán thực hiện được giá trị còn người mua thực hiện được giá trị sử dụng thì mâu thuẫn được giải quyết, nếu không mâu thuẫn vẫn tồn tại. Mâu thuẫn này thể hiện rõ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế của CNTB. Các nhà tư bản chạy theo lợi nhuận ra sức sản xuất (sản xuất vô hạn độ) trong khi đó giai cấp công nhân bị thất nghiệp, bần cùng dẫn đến thu nhập giảm sút, không có tiền để mua hàng. Như vậy hàng hóa sản xuất ra không bán được, giai cấp tư sản không thực hiện được giá trị hàng hóa còn giai cấp công nhân thì không thực hiện được giá trị sử dụng của hàng hóa. Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. * Ý nghĩa nghiên cứu hai thuộc tính của hàng hoá đối với việc phát triển KTTT nước ta hiện nay

Nước ta là 1 nc có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tức là nền kinh tế nhiều tphan, sản xuất đa dạng các loại HH nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và trao đổi, mua bán trên thị trường thế giới. Hàng hóa là sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay, vì vậy nắm rõ các thuộc tính cơ bản và bản chất của hàng hóa là nội dung quan trọng, đặt ra sự hiệu quả trong quá trình trao đổi thúc đẩy sản xuất. + Đẩy mạnh phan công lao động để phát triển kinh tế hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của xã hội. + Phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hoá để không ngừng cải tiến mẫu mã, nõng cao chất lượng, hạ giá thành. Câu 3. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá? Ý nghĩa nghiên cứu? Trả lời Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị là bởi vì lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. (C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Nhờ có phát minh này C.Mác đã làm một cuộc cách mạng trong khoa kinh tế chính trị) * Lao động cụ thể: Khái niệm Lao động cụ thể là lao động có ích, biểu hiện dưới hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có một mục địch riêng, đối tượng lao động riêng, phương tiện lao động riêng và kết quả riêng. Ví dụ: Lao động cụ thể của người thợ xây có mục đích là những ngôi nhà, đối tượng lao động là gạch, xi măng, cát..., phương tiện lao động là bay, các loại thước, kết quả là những ngôi nhà. Lao động cụ thể của người nông dân có mục đích là sản xuất lúa gạo, đối tượng lao động là đất đai, hạt giống, phân bón.... phương tiện lao động là cuốc xẻng, liềm hái... kết quả là thóc. Đặc trưng của lao động cụ thể: - Các lao động cụ thể khác nhau về chất. Mỗi lao động cụ thể có một mục đích riêng, dối tượng lao động riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng. Tập hợp các lao động cụ thể hình thành nên hệ thống phân công lao động xã hội. - Khoa học càng phát triển thì lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. - Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. (Ví dụ nếu ta mang một tấm da thú đến người thợ may, ta sẽ được một chiếc áo có giá trị sử dụng để giữ ấm cơ thể. Nhưng nếu ta mang tấm da thú đó đến người thợ khâu giày chúng ta sẽ có đôi giày cóa giá trị sử dụng để đi lại, giữ ấm đôi chân...) - Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, nó là điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào.

* Lao động trừu tượng: Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó, đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Ví dụ: Trao đổi 1m vải = 5 kg thóc Nếu xét lao động cụ thể thì lao động của người nông dân và lao động của người thợ dệt khác nhau về chất (phương pháp, đối tượng, mục đích) Nhưng khi hai hàng hóa trao đổi với nhau thì đằng sau sự khác nhau đó còn ẩn chứa một điều chung. Nếu ta gạt bỏ hình thức cụ thể của lao động thì lao động làm ra vải và lao động làm ra thóc đều là sự hao phí sức lao động nói chung của con người (Sức cơ bắp,sức thần kinh). Sự hao phí đó gọi là lao động trừu tượng. Đặc trưng của lao động trừu tượng: - Là lao động đồng nhất. - Tạo ra giá trị của hàng hóa, là cơ sở cho so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau. - Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử (Chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa). Như vậy, lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của cùng một lao động. Nếu xét trên phương diện sản xuất giá trị sử dụng thì gọi là lao động cụ thể. Nếu xét trên phương diện sản xuất ra giá trị thì gọi là lao động trừu tượng. Hai mặt của lao động thống nhất với nhau và cũng mâu thuẫn với nhau, biểu hiện thành mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. * Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. - Đó là mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội cuả lao động: - Trang 25, 26 giáo trình. Nếu trên thị trường hàng hóa của người sản xuất hàng hóa tư nhân bán được tức là được xã hội chấp nhận thì lao động tư nhân biến thành lao động xã hội, mâu thuẫn được giải quyết và ngược lại, nếu hàng hóa không bán được thì mâu thuẫn vẫn tồn tại. Mâu thuẫn này biểu hiện: - Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội. - Hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận. -> Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng sản xuất thừa. * Ý nghĩa nghiên cứu:

Ý nghĩa của việc phát hiện đối với lý luận giá trị. Phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá tạo nên sự thành công trong việc xaay dựng lý luận giá trị. + Xác định được chất của giá trị là do lao động trau tượng kết tinh, biểu hiện quan hệ xã hội và là một phạm trự lịch sử. + Xác định được lượng của giá trị là lượng lao động trung bình hay thời gian lao động xã hội cần thiết. Xác định được hình thỏi biểu hiện của giá trị phát triển từ thấp tới cao, từ hình thỏi giản đơn đến hình thỏi mở rộng, hình thỏi chung và cuối Cùng là hình thỏi tiền. + Xác định được quy luật giá trị- quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá. Quy luật này đũi hỏi người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải đảm bảo thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 4. Lượng giá trị hàng hóa, yếu tố cấu thành lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? Ý nghĩa nghiên cứu? Trả lời * Thước đo lượng giá trị hàng hóa: Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng. Về mặt chất, giá trị hàng hóa là lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất hàng ...


Similar Free PDFs