TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PDF

Title TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Author Hồng Gấm Nguyễn Thị
Course Phap luat dai cuong
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 373.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 158
Total Views 1,013

Summary

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH--------------------Nhóm sinh viên : Tiêu Gia BảoHuỳnh Hữu ĐạtNguyễn Thị Hồng GấmCao Thùy Thu HươngNgô Thùy LinhGiảng viên hướng dẫn : Lê Văn HợpLớp : KT21CLCATIỂU LUẬN PHÁP LUẬN ĐẠI CƯƠNG010400500414ĐỀ TÀITÀI SẢN R...


Description

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬN ĐẠI CƯƠNG 010400500414 ĐỀ TÀI TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Nhóm sinh viên

Giảng viên hướng dẫn Lớp

: Tiêu Gia Bảo Huỳnh Hữu Đạt Nguyễn Thị Hồng Gấm Cao Thùy Thu Hương Ngô Thùy Linh : Lê Văn Hợp : KT21CLCA

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

----------

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............ ................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. 1.1. Khái niệm tài sản ....................... ..................................................................... 4 1.2. Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ..................................... 1.2.1. Khái niệm tài sản riêng của vợ chồng ............................................................... 4 1.2.2. Xác định tài sản riêng ................... ..................................................................... 5 1.2.3. Quyền của vợ chồng đối với tài sản riêng .......................................................... 6 1.2.4. Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng ...................................................... 7 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN, VIỆC HÌNH THÀNH VÀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. 2.1. Việc hình thành và xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hiện nay theo luật hôn nhân và gia đình .................................................................................. 8 2.2. Thực tiễn việc thực hiện chia tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện nay ........................................................................................................................ 11 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

1

LỜI MỞ ĐẦU 1.

Lí do chọn đề tài:

Ông bà xưa có câu “Trai lớn dựng vợ gái lớn gả chồng”, đây là quy luật tự nhiên của con người từ bao đời nay. Hôn nhân và gia đình vốn luôn là vấn đề hệ trọng của mỗi người. Và hôn nhân được xem là bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành, khẳng định trách nhiệm của mỗi con người. Còn gia đình cũng là một nhân tố quan trọng, được xem như cái nôi của xã hội. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững và sự thịnh vượng chung của xã hội nói riêng cũng như của một đất nước nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của gia đình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và giữ gìn gia đình êm ấm, hòa thuận, minh chứng cho điều đó được phản ánh rõ nét qua các văn bản pháp luật về Hôn nhân và gia đình đã được nhà nước ta ban hành. Cùng với sự giao lưu, phát triển thịnh vượng của nước ta không chỉ về kinh tế mà còn cả ở lĩnh vực ngoại giao đã khiến việc du nhập của những giá trị văn hóa khác nhau đã không còn xa lạ. Cũng chính từ đó mà các mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình ở Việt Nam cũng có những biến đổi đa dạng, phong phú. Đời sống vật chất và tinh thần của vợ chồng và gia đình được cải thiện đáng kể. Song, kèm theo đó là những tranh chấp có liên quan đến tài sản của vợ chồng diễn ra ngày một phức tạp và gay gắt hơn xưa. Điều này dẫn đến các vấn đề về tải sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và đây cũng là vấn đề không thể thiếu trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Với những lý do nêu trên nhóm tôi quyết định chọn đề tài “Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Lý luận và thực tiễn”. Đây được xem như một vấn đề luôn có tính thời sự cao trong điều kiện nước ta hiện nay cũng như các quy định pháp luật liên quan đến tài sản có ý nghĩa này. 2.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài

a. Đối tượng nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa vợ chồng và vấn đề về chế độ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Thông qua văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo các bản án, quyết định của Tòa án

2

b. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng em đã bám sát Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình”. Đồng thời bài tiểu luận còn so sánh, phân tích, tổng hợp và tham khảo một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả về vấn đề chia tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Mục đích của đề tài Nhóm chúng em nghiên cứu đề tài này mục đích là để làm rõ quy trình, cơ sở pháp lý để từ đó xác định tài sản riêng và chia tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Và cung cấp những kiến thức về luật trong hôn nhân để người đọc có thể hiểu 3.

4.

Bố cục của đề tài Gồm 2 mục: I. CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về tài sản riêng của vợ và chồng trong thời kì hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình. II. CHƯƠNG 2: Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện, việc hình thành và xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình.

3

CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN 1.1.

Khái niệm tài sản

Tài sản là bất cứ thứ gì có giá trị mà có thể chuyển đổi được thành tiền mặt. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Ví dụ về các tải sản bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền - chứng chỉ tiền gửi, kiểm tra và các tài khoản tiết kiệm, tài khoản thị trường tiền tệ, tiền mặt vật lý, tín phiếu kho bạc, bất động sản - đất và bất kỳ thiết bị cơ sở hạ tầng gắn liền với nó. Tải sản thường được chia thành hai loại lớn: tài sản lưu động và các tài sản có tính thanh khoản. Tài sản lưu động là một trong những thủ có thể được chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng với ít hoặc không ảnh hưởng đến giá nhận. Ví dụ, cổ phiếu, thị trường tiền tệ và trái phiếu chính phủ là tài sản lưu động. Tài sản có tính thanh khoản, mặt khác, là những tài sản mà không thể được chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng mà không mất mát đáng kể về giá trị. Ví dụ về các tài sản có tính thanh khoản gồm: nhà ở đồ có và đồ sưu tầm khác. Khi cá nhân đăng ký kết hôn hợp pháp sẽ hình thành những khái niệm tải sản khác gồm tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ chồng. 1.2.

Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân

1.2.1. Khái niệm tài sản riêng của vợ chồng Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ chồng có thể có tài sản chung và tài sản riêng. Tuy nhiên, hiện không có định nghĩa cụ thể về tài sản riêng vợ, chồng mà chỉ có quy định về các loại tài sản được coi là tài sản riêng vợ, chồng. Điều 43 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau: 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình.

4

1.2.2. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng • Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có từ trước khi kết hôn Việc ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng đã bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng về tài sản. Luận văn nêu nguồn gốc tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà mỗi bên đã có từ trước khi kết hôn. Những tài sản này thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên và được pháp luật thừa nhận, bảo hộ; Những tài sản này không phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động bởi tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân và lợi ích chung của gia đình. • Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân Những tài sản này không do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mà được định đoạt bởi ý chí của chủ sở hữu. Quy định này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về chuyển dịch tài sản của mình cho bên vợ, chồng được hưởng. • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân Luận văn khẳng định việc pháp luật quy định những đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng là cần thiết và phù hợp với thực tế cuộc sống. Đây là một trong những điểm mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã kế thừa của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định này đảm bảo được quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ chồng. Tuy nhiên, cần có văn bản giải thích và hướng dẫn cụ thể trường hợp này để việc giải quyết được thống nhất, đáp ứng quyền lợi hợp pháp của những người tham gia tố tụng. • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà vợ, chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã dự liệu về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ, chồng được chia, kể cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản riêng được chia, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng. 1.2.3. Quyền của vợ chồng đối với tài sản riêng Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đối với tài sản riêng, vợ chồng có quyền: 5

• Quyền chiếm hữu: Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Trong việc quản lý tài sản riêng của vợ, chồng mình, người chồng, vợ có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn các tài sản đó như tài sản của mình, nếu làm hư hại, thất thoát mà không có lý do chính đáng thì có nghĩa vụ bồi thường (khi có yêu cầu). Trường hợp một bên đã tự ý định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng mình khi tham gia các giao dịch dân sự thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. • Quyền sử dụng: Vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản riêng của mình để đáp ứng các nhu cầu cá nhân hoặc thỏa thuận cùng sử dụng tài sản riêng của mỗi bên nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình. Vì lợi ích chung của gia đình, pháp luật quy định trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đảm bảo đời sống chung của gia đình thì người có tài sản riêng phải có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình để phục vụ nhu cầu chung của gia đình. Những tài sản đã chi dùng cho gia đình thì người có tài sản không được quyền đòi lại. (Tại Khoản 2 Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). • Quyền định đoạt: Về nguyên tắc, vợ, chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản riêng mà không phụ thuộc vào ý chí của người kia. Tuy nhiên, tại Khoản 4 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đưa ra quy định hạn chế về quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì muốn định đoạt tài sản đó phải có sự thoả thuận của cả vợ và chồng. Quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ nên trong những trường hợp cần chia tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của ai thuộc về người đó. Nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được tài sản riêng đó là của mình, việc chứng minh có thể được thể hiện bằng sự công nhận của bên kia. Ngoài ra, pháp luật còn quy định về tài sản riêng của vợ, chồng dùng để thanh toán nghĩa vụ của mỗi người. Quy định vấn đề này có thể đảm bảo cho vợ, chồng thực hiện các nghĩa vụ về tài sản độc lập, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba là người có quyền.

6

1.2.4. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng (Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình):Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này; Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng. Theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Nghĩa vụ tài sản riêng của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”. Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng(còn gọi là nợ riêng của vợ, chồng)phát sinh từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác ,sử dụng vào mục đích cá nhân mà không vì mục đích của gia đình hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định (nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con mà vợ chồng phải thực hiện). Như vậy theo quy định của pháp luật, vợ, chồng phải bằng tài sản riêng của mình để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ sau đây: Một là, nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình. Hai là, nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình. Ba là, nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng không thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó vẫn thuộc tài sản riêng của mỗi người. Bốn là, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản(khoản 3 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP).Trong trường hợp này những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và có quyền yêu cầu chia di sản; Người vợ, chồng mà còn sống mà quản lý di sản đó có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật. Năm là, Các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình (trừ trường hợp theo quy định tại Điều 34,36,37,38, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) hoặc các chi phí cho 7

người mà vợ, chồng là người giám hộ của người đó theo quy định của Luật Dân sự và luật Hôn nhân và gia đình. Sáu là, nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới với các thành viên trong gia đình theo quy định tại chương V(quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại, giữa anh chị em và các thành viên trong gia đình) và chương VI(cấp dưỡng) của luật Hôn nhân và gia đình năm 2005. Bảy là, nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích (khoản 4 Điều 18 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). Tám là, nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình (vi phạm khoản 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình). Chín là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ, chồng.Về nguyên tắc đối với các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh trên đây, vợ, chồng có nghĩa vụ phải thanh toán, bồi thường bằng tài sản riêng của mình; nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ thì trích chia phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng (sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân) để thực hiện nghĩa vụ. Những quy định này là cơ sở pháp lý cho việc xác định nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng hoặc theo thỏa thuận trong thực tiễn.

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN, VIỆC HÌNH THÀNH VÀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. 2.1. Việc hình thành và xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hiện nay theo luật hôn nhân và gia đình Qua nghiên cứu lý luận và quan sát thực tiễn, theo tôi chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân gia đình hiện hành. Trên thực tế, tất cả các tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân (tức là sau khi việc đăng ký kết hôn được xác lập) thì đều được xem là tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định như sau: “Tài sản 8

chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”1 Đối với các tài sản riêng của vợ chồng trước khi kết hôn, các trường hợp có thể xác định như sau: 2.1.1 Tài sản riêng của vợ chồng mà theo quy định pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu: Tất cả các tài sản sản mà mỗi người có trước khi kết hôn mà không phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật, bao gồm tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng nếu không chứng minh được thuộc quyền sở hữu và là tài sản riêng của mỗi người thì khi có tranh chấp xảy ra, đều được xem là tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ như đối với chiếc xe đạp điện của vợ hoặc chồng mua trước khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi người. Tuy nhiên nếu không giữ được hóa đơn mua xe và chứng minh được việc mình là người mua xe, thì chiếc xe đạp này được xem là tài sản chung của vợ chồng. Nhìn chung, về mặt lý thuyết các tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, bao gồm tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đều là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Tuy nhiên thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện nay, nếu không chứng minh được thuộc quyền sở hữu và là tài sản riêng của mỗi người thì đây đều được xem là khối tài sản chung của vợ chồng. 2.1.2 Tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân: Tài sản của vợ chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung vợ chồng. Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”2

1 2

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

9

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Đối với hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau: • Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này; ...


Similar Free PDFs