TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM - NHÓM 1 PDF

Title TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM - NHÓM 1
Course Kinh tế Vĩ Mô
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 29
File Size 645.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 595
Total Views 1,028

Summary

Download TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM - NHÓM 1 PDF


Description

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ……..***……..

TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hiền Lớp: KTE203(GD1-HK1-2122)K60.1 – Nhóm 1 Sinh viên thực hiện: Hoàng Thu Trang

2111110280

Phạm Thanh Giang

2111110066

Nguyễn Thị Thu Hà

2111110076

Triệu Diễm Hằng

2111110090

Nguyễn Thị Ngọc Minh

2111110185

Đỗ Nhật Khánh

2111110138

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2021 1

2021

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5 5. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH ....................................... 6 I. Khái niệm .................................................................................................................... 6 1. Tăng trưởng xanh ..................................................................................................... 6 2. Phát triển bền vững ................................................................................................... 6 3. Yếu tố đánh giá tăng trưởng xanh ............................................................................ 7 II. Các cơ hội thương mại từ thực hiện tăng trưởng xanh. ....................................... 8 1. Nông nghiệp ............................................................................................................. 8 2. Sản xuất công nghiệp ............................................................................................... 9 3. Du lịch ...................................................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC ............ 10 I. Lịch sử phát triển của kinh tế Hàn Quốc............................................................... 10 1. Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh và chính sách kinh tế độc tài khắc khổ .............................................................................................................................. 10 2. Tăng trưởng nhanh từ 1960 đến 1980 .................................................................... 10 II. Các chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc ................................................ 11 1. Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc .......................................................... 11 2. Tăng trưởng Xanh với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (2009–2013) ........................ 15 3. Luật tăng trưởng xanh. ........................................................................................... 17 III. Những kết quả đã đạt được từ chiến lược tăng trưởng xanh. .......................... 18 1. Những đánh giá chung............................................................................................ 18 2. Kết quả ở một số lĩnh vực ...................................................................................... 18 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ................................. 23 VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH ...................................................................................... 23 2

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

I. Những thách thức khi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ........................... 23 1. Khó khăn trong việc cắt giảm khí thải. .................................................................. 23 2. Địa phương còn phụ thuộc vào ngân sách trung ương ........................................... 23 3. “Lối sống xanh” chưa được phát huy tối đa trong dân cư ...................................... 23 II. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................ 24 1. Chính phủ cần đặt mục tiêu giảm phát thải ........................................................... 24 2. Tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ ........................................................... 25 3. Nỗ lực thúc đẩy lối sống xanh ................................................................................ 25 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 27 DANH MỤC THAM KHẢO .......................................................................................... 28

3

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kinh tế thế giới đã từng phải đối mặt với 3 cú sốc lớn làm thay đổi cơ bản về mặt cơ cấu như: khủng hoảng tài chính ngân hàng, khủng hoảng lương thực và khủng hoảng về nhiên liệu, đặc biệt phải kể đến năng lượng. Tình trạng nghèo đói không được cải thiện đi kèm với sự bất bình đẳng trong xã hội ngày một gia tăng. Không chỉ vậy, tài nguyên thiên nhiên, điển hình như nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt, môi trường càng ngày càng ô nhiễm. Chính vì vậy, một trong những thách thức nghiêm trọng của nhân loại trong thế kỉ XXI là biến đổi khí hậu trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng cao. Thiên tai và khí hậu cực đoan diễn ra khốc liệt ở rất nhiều nơi. Vấn đề cấp bách được đặt ra cho các quốc gia là làm thế nào để phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường? Do đó, Tăng trưởng xanh và Nền kinh t ế xanh được coi như là một mô hình phát triển mới với mục tiêu đặt ra là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong những minh chứng tiêu biểu chính là kế hoạch Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, tính đến thời điểm hiện tại Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về Tăng trưởng xanh. Hệ thống chính sách về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc được xây dựng từ chiến lược vĩ mô đến các chính sách theo từng ngành, từng giai đoạn 5 năm với các nội dung nhất quán, cụ thể và khả thi. Chiến lược này được Hàn Quốc thực hiện với mục tiêu trở thành nền kinh tế tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới về năng lượng xanh vào năm 2050. Vì vậy việc nghiên cứu chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc không chỉ giúp củng cố cho kế hoạch Tăng trưởng xanh về mặt cơ sở lý luận mà còn là gợi ý cho Việt Nam trong quá trình triển khai Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng từ những hạn chế, thành tựu của nước bạn.

4

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của tiểu luận là trình bày, đánh giá tổng quan về chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, song song với đó chỉ ra được những thành tựu, hạn chế của Hàn Quốc trong quá trình thực hiện chiến lược. Từ đó, tiểu luận đặt ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam dựa trên điều kiện thực tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của tiểu luận là chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập đề cập đến giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Với lý do là vào năm 2008, Hàn Quốc thực hiện mô hình Tăng trưởng xanh và khẳng định đó là tầm nhìn, là triển vọng tương lai của đất nước, vì vậy đây được coi là mốc thời gian khởi đầu cho những thay đổi của Hàn Quốc để hướng tới Tăng trưởng xanh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp thống kê, so sánh. - Kết hợp tài liệu tham khảo. 5. Ý nghĩa nghiên cứu - Ý nghĩa lý luận: Do đây là vấn đề chính sách của một quốc gia nên khi nghiên cứu chúng ta cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc tổng quan để thấy được đặc trưng cơ bản, hướng phát triển của kế hoạch. - Ý nghĩa thực tiễn: Tăng trưởng xanh vấn đề cấp thiết theo tầm vĩ mô, chính vì vậy đề tài giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của k ế hoạch. Đồng thời đưa ra các bài học, biện pháp khắc phục những hạn chế, phát huy hết khả năng để tiến tới Nền kinh t ế xanh.

5

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH I. Khái niệm 1. Tăng trưởng xanh Tăng trưởng xanh đã được nhiều tổ chức và quốc gia định nghĩa, một vài ví dụ như: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Tăng trưởng xanh có nghĩa là thúc đẩy tăng trưởng đi kèm với phát triển kinh tế đồng thời cũng đảm bảo cho các tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trườ ng cho nền t ảng của chúng ta dựa vào đó mà chúng ta có được. Điều này đòi hỏi phải thúc đẩy đổi mới và đầu tư tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững cũng như tạo ra các cơ hội kinh tế mới.” Hàn Quốc: “ Tăng trưởng xanh là tăng trưởng có được từ cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên cùng với năng lượng hiệu quả để hạn chế biến đổi khí hậu và mức gây hại tới môi trường, bên cạnh đó các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, nhiều cơ hội việc làm được tạo ra và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường.” Như vậy, Tăng trưởng xanh bác bỏ quan niệm truyền thống đó là tăng trưởng kinh t ế trước, làm sạch sau và không khuyến khích các quyết định đầu tư mang đến các mối nguy về ô nhiễm và thải nhiều khí thải cacbon, thay vào đó, là tìm kiếm các giải pháp để khuyến khích đầu tư vào các sáng kiến để sử dụng đầu vào hiệu quả hơn và bền vững hơ n cho tăng trưởng và phát triển (UNESCAP 2012). 2. Phát triển bền vững Bên cạnh khái niệm về Tăng trưởng xanh, chúng ta còn bắt gặp thuật ngữ “ phát triển bền vững”. Vậy như thế nào là phát triển bền vững? Năm 1987 Ủy ban Môi trườ ng và Phát triển Thế giới có ghi: “ Phát triển bền vững là sự phát triển với mục đích thỏa mãn những yêu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.” Hay Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB) định nghĩa: "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, bên cạnh đó là quá trình sản xuất đi kèm với bảo tồn tài nguyên 6

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững vừa phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại đồng thời không phương hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai". Tóm lại, phát triển bền vững xoay quanh 3 yếu tố chủ yếu sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. 3. Yếu tố đánh giá tăng trưởng xanh 3.1. Chỉ tiêu đánh giá ở các tổ chức quốc tế Hiện nay, nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng thế giới (WB), N ền tảng Tri thức Tăng trưởng xanh của Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc - UNEP (GGKP) và Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI)… đã nghiên cứu và đề xuất các bộ tiêu chí/chỉ số đo lường tăng trưởng xanh làm công cụ đo lường, đánh giá mức độ “xanh” cũng như cơ sở để đầu tư, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Sau đây là một vài ví dụ tham khảo về các bộ chỉ tiêu đánh giá trên: Nhóm chỉ số của OECD (2011): khung giám sát thực hiện tăng trưởng xanh gồm 4 nhóm chỉ số chính và một nhóm chỉ tiêu về bối cảnh kinh tế - xã hội. Mỗi nhóm chỉ tiêu cũng bao gồm các nội dung bao hàm và các chỉ s ố cụ thể:  Nhóm 1: Hiệu suất sử dụng năng lượng, năng suất nguyên tố tổng hợp  Nhóm 2: Môi trường tự nhiên  Nhóm 3: Chất lượng môi trường sống  Nhóm 4: Cơ hội kinh tế và sự phù hợp chính sách  Nhóm 5: Bối cảnh kinh tế xã hội và đặc điểm của tăng trưởng Theo báo cáo của OECD, đã có 28 quốc gia bao gồm các nền kinh t ế mới nổi và đang phát triển đã dựa vào khung đo lường tăng trưởng xanh của OECD để phát triển bộ chỉ số của riêng họ. Các tổ chức quốc tế, bao gồm Cục thống kê Liên Hiệp quốc (UNSD) và những người tham gia. Nền tảng kiến thức tăng trưởng xanh thường xuyên dựa trên khung đo bộ chỉ số mới nhất năm 2017 cho thấy, các quốc gia thuộc OECD đã có sự tiến bộ đáng kể, nhiều nước đã có dấu hiệu tăng trưởng xanh. Những nước dn đầu thay đổi ty theo các chỉ số. Sự đa 7

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

dạng này nhấn mạnh việc cần thiết phải đánh giá tiến độ hướng tới tăng trưởng xanh thông qua một bộ các chỉ số và xếp hạng trong bối cảnh tăng trưởng rộng hơn, chẳng hạn như GDP bình quân đầu người và bất bình đẳng thu nhập. Nhóm chỉ số của UNEMG:  Nguyên liệu sử dụng/GDP  Chất thải được tạo ra/ GDP  Đất sử dụng/ GDP  Sự thay đổi sinh thái/ GDP  Chất thải độc hại/ GDP 3.2. Chỉ số đánh giá ở cấp quốc gia  cấp độ quốc gia, các chỉ số Tăng trưởng xanh tập trung vào hiệu quả và năng suất tài nguyên: Hà Lan sử dụng các chỉ số về cường độ sử dụng nước, khí thải nhà kính trong tiêu dùng, Trung Quốc xây dựng bộ chỉ số thực thi tài nguyên và môi trường và chỉ số về hiệu quả năng lượng và tài nguyên, Hàn Quốc thì dựa trên các chỉ số tăng trưởng xanh của OECD, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc đã lựa chọn 23 chỉ số tăng trưởng xanh áp dụng cho Hàn Quốc trong số các chỉ số tăng trưởng xanh do OECD đề xuất. Tại Việt Nam hiện nay, trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, ngoài những chỉ tiêu đã hình thành sẵn như: GDP xanh, tỷ lệ các đô thị xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn, ta có thể lấy số liệu từ các danh mục để xây dựng, tính toán các chỉ tiêu mới: chi cho hoạt động khoa học và công nghệ; chi đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp,… II. Các cơ hội thương mại từ thực hiện tăng trưởng xanh. Việc thực hiện k ế hoạch tăng trưởng xanh đem lại cơ hội thương mại cho tất cả các lĩnh vực trong các nền kinh tế. Tuy nhiên, những lĩnh vực có sự hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu sẽ có những tác động lớn hơn. 1. Nông nghiệp Các phương pháp canh tác bền vững có thể giúp tăng năng suất, tạo điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng được nhu cầu đang tăng lên của thế giới đối với s ản phẩm hữu cơ và bền vững. Nhiều công ty đa quốc gia lớn đã đưa ra những cam kết về phát 8

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

triển bền vững, những cam kết này sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn đối tác tầm cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, thị trường thực phẩm và đồ uống hữu cơ thế giới dự kiến sẽ đạt mức 105 t ỷ USD vào năm 2015 so với tổng giá trị 62.9 t ỷ USD năm 2011. Điển hình với việc sản xuất chè theo các tiêu chuẩn bền vững đã tăng 2000% từ năm 2005 đến 2009. 2. Sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp là ngành cần nhiều tài nguyên và năng lượng. Đặc biệt, lĩnh vực này chiếm 35% lượng điện sử dụng toàn thế giới, 20% lượng khí thải CO2 toàn cầu và hơn ¼ lượng khai thác các tài nguyên cơ bản. Nếu không có các biện pháp để chấm dứt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường, các cách thức để tăng tính bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu thì ảnh hưởng tiêu cực do quá trình s ản xuất công nghiệp gây ra càng nghiêm trọng hơn. Điều này càng trở nên cấp thiết khi hiện nay hoạt động thương mại giữa các nước trở nên phổ biến. 3. Du lịch Du l ịch là một ngành xuất khẩu trọng điểm, có tiềm năng lớn để khai thác các cơ hội mới nhờ việc chủ động giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội. Du lịch sinh thái mà tập trung vào các hoạt động trong môi trường tự nhiên trở thành nhánh phát triển nhanh nhất của du lịch bền vững. Bên cạnh đó, các chứng nhận trong lĩnh vực du lịch đang có xu hướng tăng, bởi nhiều điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch đã nhận ra những chứng nhận này có thể giúp tăng sức hấp dn và đẩy cao giá trị tiềm năng của điểm du lịch.

9

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC I. Lịch sử phát triển của kinh tế Hàn Quốc 1. Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh và chính sách kinh tế độc tài khắc khổ Khi Tướng Park Chung-hee lên nắm chính quyền vào năm 1961, Hàn Quốc có mức thu nhập bình quân đầu người ít hơn 80 USD mỗi năm. Trong khoảng thời gian này, Hàn Quốc chưa có nền công nghiệp nặng, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn và nền kinh tế chỉ có thể phát triển được chủ yếu là nhờ vào viện trợ nước ngoài, đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ. Trong giai đoạn từ 1960 đến 1970 k ế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu nhờ giá thành thấp. Chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng, chi phí s ản xuất được cố tình hạ thấp đến mức tối thiểu bằng cách toàn dân phải cam chịu gian khổ, bất kể T ổng thống, quan chức hay dân thường, tiêu dùng hết sức tiết kiệm đồng thời ưu tiên sử dụng hàng hóa nội địa. (Chính sách độc tài khắc khổ) Các nguồn tài chính có được nhờ chính sách tiết kiệm đến mức tối đa, nguồn vốn không những không bị 'chảy' ra nước ngoài mà lại còn được tái đầu tư vào sản xuất. Phong trào cộng đồng cư dân mới (Saemaul) chính phủ đề ra tập trung vào phát triển nông thôn bằng việc động viên người dân đi lao động công ích, thêm vào đó là tiến hành cải tạo, xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng bị tàn phá do chiến tranh mà không cần phải được trả lương. Mặc dù gặp phải nhiều ý kiến cho là áp đặt nặng tay song chính sách quyết đoán này đem lại là sự phát huy một cách hiệu quả của lao động giá rẻ. Đây được coi như một chất xúc tác giúp nền kinh t ế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn khó khăn này. 2. Tăng trưởng nhanh từ 1960 đến 1980 Trước hết, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc gia của Hàn Quốc bình quân hàng năm là 10%, từ 3,3 t ỷ USD vào năm 1962 đến 204 t ỷ USD vào năm 1989, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 87 USD vào năm 1962 lên 4.830 USD vào năm 1989. Khu vực chế tạo trong GNP trong thời gian này thay đổi từ 14,3% (1962) lên 30,3% (1987), t ổng khối lượng hàng hoá trao đổi vào năm 1962 từ 480 triệu USD đã tăng lên 127,9 tỷ USD vào năm 1990. Trong những năm từ 1970 đến 1980, công nghiệp nặng và sản xuất xe hơi trở thành đối tượng mà kinh tế Hàn Quốc chuyển hướng tập trung chủ yếu. Tuy nhiên, những hạn chế từ kế hoạch tăng 10

Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2021

trưởng nhờ xuất khẩu và công nghiệp chế tạo của nước này đã bộc lộ khi tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh t ế chậm. Do vậy, một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới cần được nghiên cứu và triển khai nhằm đáp ứng sự thay đổi toàn cầu. II. Các chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc 1. Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh là một nỗ lực để khuyến khích sự tham gia đồng bộ của các bên liên quan trong lập kế hoạch tăng trưởng xanh. Mục tiêu hướng tới của chiến lược này là: dựa vào phương pháp tái cấu trúc nền kinh tế, xanh hóa các ngành công nghiệp và áp dụng lối sống xanh trong cuộc sống hằng ngày để đạt sự tăng trưởng bền vững. Hàn Quốc đã thiết lập 10 điểm then chốt của chiến lược tăng trưởng xanh: (1) Phát thải nhà kính được giảm thiểu, mức độ tăng trưởng của cacbon thấp; (2) Ngành công nghiệp xanh và công nghệ xanh trở thành động lực tăng trưởng mới trong cơ cấu kinh tế; (3) Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Hàn Quốc như: sinh học, công nghệ thông tin… là điểm tựa để công nghệ xanh phát triển đồng thời là nền tảng để sản xuất và xuất khẩu nhiều sản phẩm xanh; (4) Thông qua công nghệ xanh để mở rộng cơ hội việc làm; (5) K ỹ thuật xanh là bàn đạp để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về môi trường; (6) Tái cơ cấu đất nước theo hướng tăng trưởng xanh, các bon thấp; (7) Sinh hoạt và tiêu dng được thay đổi theo hướng của cách mạng xanh; (8) Trên phương diện đạo đức, văn hóa và xã hội, mọi ng...


Similar Free PDFs