Tin tốt cho Nông nghiệp là tin không vui cho nông dân Việt Nam PDF

Title Tin tốt cho Nông nghiệp là tin không vui cho nông dân Việt Nam
Course Kinh tế vi mô
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 7
File Size 459.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 13
Total Views 159

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA TÀI CHÍNHTIỂU LUẬNMôn học: KINH TẾ VI MÔGiảng viên: Nguyễn Hữu Lộc Mã lớp học phần: 21C1ECO Sinh viên: Nguyễn Anh Quý Khóa – Lớp: K47 – FNC MSSV: 31211023081Đông Hà, ngày 01 tháng 12 năm 2021A. LỜI MỞ ĐẦUKinh tế vi mô là một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý ...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN Môn học: KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Nguyễn Hữu Lộc Mã lớp học phần: 21C1ECO50100162 Sinh viên: Nguyễn Anh Quý Khóa – Lớp: K47 – FNC04 MSSV: 31211023081

Đông Hà, ngày 01 tháng 12 năm 2021

1

A. LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế vi mô là một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp kinh tế cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong các ngành kinh tế nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Với chủ đề “Tin tốt cho Nông nghiệp là tin không vui cho nông dân Việt Nam”, tôi chọn sự kiện bất ổn định giá của khoai lang Vĩnh Long trong năm 2021 để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất nông sản trong dài hạn. B. NỘI DUNG 1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Cầu Lượng cầu: là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua. Quy luật cầu: lượng cầu của một loại hàng hóa giảm khi giá của nó tăng lên và ngược lại. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu: - Thu nhập người tiêu dùng; - Giá cả của các hàng hóa liên quan; - Thị hiếu; - Kỳ vọng; - Số lượng người mua.

Giá D3

Đường cầu:

D1

D2 Cầầu tăng

- Cho thấy giá cả ảnh hưởng như thế nào đến lượng cầu - Nếu một trong những yếu tố trên thay

Cầầu giảm

đổi, đường cầu dịch chuyển. 0 Lượng 2

1.2. Cung Lượng cung: Là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán. Quy luật cung: lượng cung của một loại hàng hóa tăng khi giá của nó tăng lên và ngược lại. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: - Giá đầu vào; - Công nghệ; - Số lượng người bán; Giá

- Kỳ vọng.

S3

S1

S2

Cung tăng

Đường cung - Biểu diễn giá ảnh hưởng như thế Cung giảm

nào đến lượng cung. - Nếu một trong những yếu tố trên thay đổi, đường cung dịch chuyển.

0

Lượng

1.3. Phương pháp “Ba bước phân tích sự thay đổi của trạng thái cân bằng” Bước 1: Xác định sự kiện tác động tới đường cung hay đường cầu hoặc cả hai. Bước 2: Xem đường cung, cầu dịch chuyển sang phải hay sang trái. Bước 3: Dùng đồ thị cung, cầu xem sự dịch chuyển tác động tới mức giá và sản lượng cân bằng như thế nào.

3

2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 2.1. Thực trạng

Nguồn: Khoai lang ở Vĩnh Long rớt giá - Báo Nhân Dân (nhandan.vn) Khoai lang là một đặc sản của tỉnh Vĩnh Long, với đặc điểm dễ trồng và nhiều chất dinh dưỡng, hàng năm khoai lang Vĩnh Long đem lại một nguồn lợi to lớn cho người dân nơi đây nhờ vào các sản phẩm độc đáo từ khoai lang được bán ở các thị trường trong nước và ngoài nước (đặc biệt là thị trường Trung Quốc). Với những đặc điểm đó, tỉnh Vĩnh Long đã xác định cây khoai lang là một trong ba cây trồng chủ lực của tỉnh, với diện tích canh tác hàng năm khoảng 13.000 ha, sản lượng ước tính hơn 39.000 tấn. Nhằm mục đích tìm đầu ra ổn định cho khoai lang, huyện Bình Tân (một trong những địa phương có diện tích trồng khoai lang lớn) đã tập trung xây dựng nhân giống 20 ha khoai lang tím Nhật, với 0,5 ha khoai lang đạt tiêu chuẩn về IMP. Năm 2019, giá khoai lang tím giống Nhật chỉ đạt 350.00 đồng/tạ. Đến cuối tháng 2/2020, giá khoai bất ngờ tăng lên mức trên 650.000 đồng/tạ. Cuối tháng 10/2020, giá bán khoai lang tại huyện Bình Tân đã tiếp tục tăng lên mức 900.000 – 950.000 đồng/tạ (cao hơn 300.000 – 350.000 đồng/tạ so với cùng kỳ năm trước).

4

Tuy nhiên trong năm 2021, vì tình hình dịch bệnh Covid 19 nên khoai lang Vĩnh Long bị tồn động rớt giá, gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ. So với các năm trước, giá khoai lang tím Nhật ở huyện Bình Tân thấp nhất là 180.000 đồng/tạ. Thế nhưng, kể từ tháng 4/2021, giá khoai lang tím Nhật không ngừng lao dốc, đỉnh điểm là tháng 5/2021, gia khoai lang tại địa phương chỉ còn ở mức 35.000 – 40.000 đồng/tạ. Tính đến ngày 20/08/2021, diện tích trồng khoai lang tại địa phương còn khoảng 2.820 ha, trong đó, có 900 ha khoai lang đến thời điểm thu hoạch, ước sản lượng khoảng 27.000 tấn.

Nguồn: Giá khoai lang Vĩnh Long xuống chạm đáy, nông dân lỗ trắng (vov.vn) 2.2. Nguyên nhân Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao giá cả của khoai lang Vĩnh Long lại bấp bênh và không ổn định như vậy? Giai đoạn 2019 – 2020: Sau nhiều vụ mùa thô lỗ, nông dân Vĩnh Long đã chuyển đổi diện tích trồng khoai lang sang các cây trồng khác có nhiều lợi nhuận hơn, dẫn đến diện tích và sản lượng khoai lang tím tại Vĩnh Long giảm xuống. Đến cuối tháng 2/2020, nguồn cung khoai lang bị giảm sút, điều này dẫn tới việc thiếu hụt trong lượng cung khi thị trường đang hút hàng, nên giá bán khoai lang dần được tăng lên.

5

Giai đoạn 2020 – 2021: Vì vụ mùa trước được giá nhưng nguồn cung lại không đủ nên người nông dân bắt đầu quay lại với việc trồng khoai lang tím giống Nhật. Tuy nhiên, đến tháng 4/2021, tình hình dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam trở nên căng thẳng, chính phủ áp dụng các chính sách hạn chế và các biện pháp phòng ngừa, cách ly dẫn đến lượng cầu của thị trường trong nước giảm sút. Hơn thế nữa, thị trường xuất khẩu lớn nhất của khoai lang Vĩnh Long là Trung Quốc, trong thời gian này cũng tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật lên hàng nông sản nhập khẩu cùng các nước xuất khẩu khác như Nhật Bản cũng áp dụng các biện pháp hạn chế biên giới khiến cho thị trường xuất khẩu dần hẹp lại. Tuy nguồn cung đã được tăng lên nhưng lượng cầu của thị trường ở Việt Nam và cả các nước xuất khẩu (đặc biệt là Trung Quốc) hẹp lại khiến một lượng cung lớn bị dư thừa dẫn tới việc giá khoai lang bị rớt nghiêm trọng. 3. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1. Chủ động tìm đầu ra cho khoai lang Việc xuất khẩu khoai lang của tỉnh Vĩnh Long chủ yếu dựa vào thị trường Trung Quốc, trong khi các thị trường khác như Nhật Bản, Malaysia, Lào…lại chưa được chú trọng. Điều này dẫn đến việc khoai lang mất giá một khi cánh cửa của thị trường Trung Quốc khép lại. Ngoài xuất khẩu, thì thị trường trong nước cũng là một thị trường đáng cân nhắc cho những nhà sản xuất khoai lang. Để đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, người sản xuất có thể sử dụng các phương tiện điện tử, các kênh mua sắm để quảng cáo, PR cho khoai lang và các sản phẩm khác được chế biến từ khoai lang. 3.2. Áp dụng biện pháp luân canh Các nông dân trồng khoai của huyện Bình Tân chủ yếu áp dụng độc canh khoai lang dẫn đến việc thừa cung mỗi khi đến mùa thu hoạch, hay bị thiếu cung khi thị trường đang khan hiếm hàng hóa. Vì vậy, người dân hãy áp dụng phương pháp luân canh, xây dựng lịch thời vụ phù hợp. 3.3. Làm phong phú những sản phẩm được chế biến từ khoai lang Khoai lang Vĩnh Long nổi tiếng với chất lượng tốt, có nhiều giá trị dinh dưỡng như chất xơ, vitamin A, B, E, protein, tinh bột…Nhưng ngoài việc chỉ bán và sản xuất khoai lang các nhà sản

6

xuất có thể tăng nguồn thu nhập bằng cách chế biến nhiều thành phẩm từ khoai lang chẳng hạn như bánh phồng khoai lang, mứt khoai lang, khoai lang sấy hay bánh mỳ khoai lang… Nguồn: Bánh mì khoai lang tím “siêu thực” sốt trên chợ mạng, ngày làm 500 chiếc cũng không đủ bán (danviet.vn) C. TÀI LIỆU THAM KHẢO Khoai lang ở Vĩnh Long rớt giá - Báo Nhân Dân (nhandan.vn) 27.000 tấn khoai lang tím ở Vĩnh Long cần hỗ trợ tiêu thụ (moit.gov.vn) Khoai lang Vĩnh Long "tắc đường" xuất sang Trung Quốc (danviet.vn) Giá khoai lang Vĩnh Long xuống chạm đáy, nông dân lỗ trắng (vov.vn) Cổng thông tin điện tử Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn tỉnh Vĩnh Long (vinhlong.gov.vn)

7...


Similar Free PDFs