Tcdn tiểu luận - Grade: 8,5 PDF

Title Tcdn tiểu luận - Grade: 8,5
Author Linh Le
Course Corporate Finance
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 25
File Size 1.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 290
Total Views 825

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đề tài: Phân tích các chỉ số tài chính và quyết định đầu tư đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đỗ Quyên Lớp tín chỉ: TCH321(1-1819).2_LT Sinh viên thực hiện: Lê Th...


Description

!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đề tài:Phân tích các chỉ số tài chính và quyết định đầu tư đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đỗ Quyên Lớp tín chỉ: TCH321(1-1819).2_LT Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thuỳ Linh

MSSV: 1613330061

Nguyễn Thị Trinh MSSV: 1613330122 Nguyễn Thị Thuỳ Linh MSSV: 1613330067

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2018

!

!

MỤC LỤC

Lời nói đầu ..................................................................................................................... 3 I.! Tổng quan về công ty.............................................................................................. 4! 1.! Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................. 4! 2.! Lĩnh vực kinh doanh................................................................................................. 4! 3.! Đối thủ cạnh tranh lớn - VHC và HVG.................................................................... 5! II.! Phân tích tài chính của công ty qua các chỉ số ................................................... 5! 1.! 2.! 3.! 4.! 5.!

Nhóm chỉ số thanh khoản (Liquidity Ratios)............................................................ 6! Nhóm tỷ số về cơ cấu vốn ( capital structure ratios) ............................................... 9! Nhóm chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản (Asset Management/ Turnover Ratios)..... 12! Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi (Profitability Ratios)............................................... 16! Nhóm chỉ số Giá trị thị trường (Market Value Ratios) .......................................... 19!

III.! Quyết định đầu tư đối với cổ phiếu MPC ........................................................ 21! 1.! Tầm nhìn của chủ tịch HĐQT và triển vọng của MPC .......................................... 21! 2.! Đánh giá về giá cổ phiếu trên thị trường ............................................................... 23! Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 25

!

2

!

LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường , sự cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường, các chủ thể kinh tế, các nhà kinh doanh , các nhà đầu tư, cần phải có những quyết định kinh tế đúng đắn, kịp thời, và tất yếu họ phải sử dụng những nguồn thông tin đa dạng và có độ tin cậy cao, trong đó các Báo cáo tài chính, Phân tích công ty được xem trọng hơn cả. Bài phân tích tài chính tốt sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin hữu ích và cũng giúp họ đưa ra lựa chọn đầu tư sao cho hợp lí và kịp thời hơn so với việc tự đi tìm kiếm tư liệu. Như chúng ta đã thấy, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy, hải sản nhưng rõ ràng trong những năm gần đây, ngành thủy sản của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn , sức mua trên thị trường nước ngoài giảm và người nông dân cũng gặp phải nhiều bất cập với việc xuất khẩu thủy, hải sản. Nhận thấy đây là một đề tài khá hay và hữu ích, chúng tôi lựa chọn phân tích Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - một trong những công ty thành công nhất trong ngành thủy sản Việt Nam trong những năm qua và cho đến năm 2018, Minh Phú vẫn khẳng định mình là doanh nghiệp chiếm thị phần xuất khẩu thủy sản lớn nhất trong tất cả các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản. Bài phân tích dựa theo những Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của công ty, cũng như những phân tích, báo cáo của ngành thủy sản để đánh giá tình hình tìa chính, triển vọng phát triển, cơ hội cũng như những thách thức mà Minh Phú đã, đang và sẽ gặp phải để khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trong ngành thủy sản Việt Nam và trên thế giới. Đây là bài phân tích đầu tiên của nhóm chúng tôi nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến nhận xét và đánh giá của cô giáo để bài phân tích được hoàn thiện.

!

3

!

I. Tổng quan về công ty 1. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1992, Doanh nghiệp tư nhân cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng. Ngày 27/12/2006, Minh Phú trở thành công ty đại chúng , đến tháng 5/2007 công ty tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng lên 700 tỷ. Vào tháng 7/2010 , Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú. Địa chỉ hiện tại của Minh Phú : Khu công nghiệp, phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Hiện nay, Minh Phú là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Từ những năm 2000, Minh Phú đã vươn lên đứng đầu và luôn giữ vị trí này. Đặc biệt từ khi nhà máy Minh Phú - Hậu Giang đi vào hoạt động, kim ngạch của công ty đã bỏ xa các doanh nghiệp khác. Nếu xét riêng về ngành tôm, kim ngạch của Minh Phú bằng Ba doanh nghiệp đứng sau cộng lại và chiếm khoảng 17% tổng giá trị xuất khẩu Tôm của Việt Nam. 2. Lĩnh vực kinh doanh Tập đoàn hoạt động một số lĩnh vực như: Chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản; nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu, kinh doanh thức ăn thủy sản và vật tư máy móc, thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản, Kinh doanh bất động sản; kinh doanh tòa nhà cao ốc, văn phòng cho thuê. Đầu tư kinh doanh c ơ sở hạ tầng; thi công, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; kinh doanh giống thủy sản; nuôi trồng thủy; Nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất xuất khẩu; kinh doanh nguyên vật liệu, phụ liệu chế biến hàng xuất khẩu; cho thuê đầu kéo container; vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Sản phẩm – Dịch vụ: Sản phẩm chính của Công ty là tôm sú được xuất khẩu dướ i dạng tôm tươi, tôm đã qua chế biến và các mặt hàng giá trị gia tăng từ tôm. Doanh thu từ mặt hàng tôm tươi đông lạnh chiếm 2/3 sản lượng xuất khẩu, phần còn lại là các mặt hàng giá trị gia tăng và hàng cao cấp.

!

4

!

Thị trường tiêu thụ: Hệ thống khách hàng của Công ty đều là các nhà phân phối thực phẩm lớn. Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu quan trọng. Tổ chức hoạt động: Minh Phú hiện đang hoạt động dưới mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Minh Phú là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát tại 3 công ty chế biến thủy sản Minh Phát, Minh Quí và Minh Phú (H ậu Giang). Còn 4 công ty con khác có vai trò hỗ trợ cho hoạt động phát triển giống, nuôi trồng và khâu phân phối. 3. Đối thủ cạnh tranh lớn - VHC và HVG Chọn hướng đi khác nhau, chọn nhóm sản phẩm thủy sản khác nhau, cũng như phải đối mặt với những biến động từ thị trường nước ngoài song 3 cái tên : Vĩnh Hoàn Corp (VHC), Minh Phú Seafood Corp ( MPC) và Hùng Vương (HVG) vẫn là tâm điểm chú ý của ngành thủy sản Việt Nam. Trong khi Vĩnh Hoàn chọn cá tra, cá basa fillet, Hùng Vương chọn cá da trơn là sản phẩm chính thì Tôm Sú ( Black Tiger) và Tôm thẻ chân trắng ( White Vannamei) chính là hai sản phẩm chủ lực tạo nên danh tiếng của tập đoàn thủy sản Minh Phú. Theo thống kê của Hải Quan Việt Nam, trong năm 2017, 3 tháng đầu năm xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam đi các thị trường đạt gần 1,52 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng tăng 10,6%, tôm sú giảm 21%, cá tra tăng 1,6%; cá ngừ tăng 23,1% so với 3 tháng đầu năm 2016. Những doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu thủy sản bao gồm có công ty Minh PhúHậu Giang, công ty Minh Phú (công ty mẹ) và Thủy sản Vĩnh Hoàn. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động cũng như lợi thế cạnh tranh trong ngành của công ty, chúng ta sẽ đi vào chi tiết thông qua các chỉ số tài chính.

II. Phân tích tài chính của công ty qua các chỉ số Sử dụng thông tin trong Báo cáo kết quả tài chính hợp nhất (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (năm 20152017), Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và Công ty Cổ phần Hùng Vương (năm 2017), chúng tôi đã tổng kết được các chỉ số tài chính như dưới đây. Sự so sánh giữa các công ty của chúng tôi sau đây chỉ mang tính thời gian vào năm 2017.

!

5

!

1. Nhóm chỉ số thanh khoản (Liquidity Ratios) Doanh nghiệp

Minh Phú

Chỉ số Thanh toán hiện hành Thanh toán nhanh Thanh toán bằng tiền mặt Vốn lưu động trên tổng tài sản Interval measure

Năm !à#$%ả'$'(ắ'$ℎạ' 100 ∗ =$ ,ợ$'(ắ'$ℎạ' 310 3à4$5ả6$67ắ6$8ạ69:à 67$;ồ6$=8> ?ợ$67ắ6$8ạ6

=

@AA9@BA C@A

!#ề'$Eà$Fươ'($đươ'($F#ề' 110 = ,ợ$'(ắ'$ℎạ' 310

Jố'$LưM$độ'($ 100 − 310 = !ổ'($Fà#$%ả' 270 100 !à#$%ả'$'(ắ'$ℎạ' = Sℎ#$Tℎí$Eậ'$ℎà'ℎ$Wì'ℎ$YMâ' 10: 365

Vĩnh Hoàn

Hùng Vương

2015

2016

2017

2017

2017

2,47

2,82

1,82

0,92

1,80

1,00

1,45

0,9

0,65

1,08

0,29

0,65

0,40

0,02

0,03

0,47

0,52

0,38

-0,06

0,26

236,43 ngày

220,29 ngày

212,42 ngày

249,53 ngày

157,1 ngày

*Mã số của số tài khoản trong Báo cáo tài chính Trong đó: chi phí vận hành bình quân được tính bằng Giá vốn hàng bán chia 365

!

6

!

Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng: Trong giai đoạn 2015- 2017, năm 2016 là năm Minh Phú có các chỉ số thanh khoản tốt nhất đặc biệt tại năm 2016, chỉ số thanh khoản hiện hành là 2,82xx cao nhất trong 3 năm. Và đến năm 2017, rõ ràng các chỉ số thanh toán đều thấp hơn năm 2016 tuy nhiên thì lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền vẫn tăng lên ( từ khoảng 1,5 nghìn tỉ lên 1,78 nghìn tỉ), các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho cũng tăng lên trong khi các khoản phải thu dài hạn giảm đi một phần nhỏ . Xét về các chỉ số thanh khoản, ta thấy rằng đã có sự giảm xút từ năm 2015 đến năm 2017 và nhưng trên thực tế , Minh Phú đã quản lí khá ổn các tài sản ngắn hạn của mình. Lượng tiền mặt luôn tăng trong 4 năm từ 2014- 2017, điển hình là từ năm 2014- 2015 tăng lên gấp gần 10 lần và từ 20152016 là tăng gần gấp đôi, các khoản phải thu ngắn hạn cũng dao động đều đặn và các khoản đầu tư ngắn hạn thì liên tục giảm xuống. Doanh thu cũng tăng nhanh cho thấy khả năng bán hàng của doanh nghiệp là rất ổn định. Các khoản phải thu dài hạn từ năm 2015 đến năm 2017 giảm từ hơn 240 tỷ xuống còn hơn 14 tỷ đồng cho thấy hiệu quả của việc thu hồi nợ dài hạn và các các khoản đầu tư dài hạn cũng vậy. Nếu năm 2014 đầu tư dài hạn vào khoảng hơn 13 tỷ đồng thì đến năm 2017, số tiền đầu tư dài hạn đã lên tới hơn 121 tỷ đồng, Minh Phú đã coi trọng hơn việc đầu tư sinh lời dài hạn và thực tế cũng đã cho thấy là việc đầu tư này đem lại hiệu quả khi doanh thu từ hoạt động tài chính đều đăn qua các năm và ở năm 2015, con số này là hơn 270 tỷ đồng, mặc dù trong năm 2017 có bị lỗ nhỏ do công ty liên doanh, liên kết. So với hai đối thủ lớn là Hùng Vương và Vĩnh Hoàn , Minh Phú có sự vượt bậc hơn về hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng thanh khoản. Hùng Vương trong năm 2017 các chỉ số thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành thấp đồng thời khả năng thanh toán tiền mặt lại rất kém (0,02%) và đặc biệt vốn lưu động âm, các tài sản ngắn hạn không đủ để chi trả các khoản nợ ngắn hạn, đây là bước thụt lùi của Hùng Vương so với giai đoạn trước, các khoản tiền và tương đương tiền liên tục giảm và nợ kéo dài. Các khoản phải thu ngắn hạn ở năm 2017 của HVG thậm chí còn gấp 5 lần so với khoản phải thu của MPC cho thấy lượng khách hàng mua chịu ngắn hạn rất lớn và điều này có thể là lí do làm cho lượng tiền mặt của doanh nghiệp cứ giảm đi trong khi doanh thu vẫn !

7

!

ngang bằng với Tập đoàn Minh Phú và quy mô tài sản thì lớn hơn cả Minh Phú.Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của HVG, vào giai đoạn 2014- 2017, ta thấy rằng năm 2015 lượng đầu tư ngắn hạn tăng đội xuất từ 40 tỷ nên 151 tỷ và những năm sau dao động trong khoảng 40 tỷ , đồng thời bản báo cáo kết quả kinh doanh lại cho thấy trong năm 2015 thì doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm rất mạnh, điều này cho thấy HVG đã đầu tư không hiệu quả và làm tính thanh khoản của doanh nghiệp đi nhiều. Thực tế cho thấy đến nay, 2018, Vua cá” Hùng Vương sau một thời gian điêu đứng vì nợ vay, nhờ việc mạnh tay bán công ty con, bán tài sản thì đến 30/9 đã giảm được nợ vay từ gần 7.750 tỷ về 3.260 tỷ đồng. Đối với Vĩnh Hoàn, trong năm 2017, chỉ số thanh khoản hiện hành cao và thanh khoản nhanh thì khá ổn nhưng chỉ số thanh toán bằng tiền mặt lại rất thấp(0,03%) cho thấy lượng tiền mặt trong tài sản của VHC là rất thấp. Từ năm 2016 đến năm 2017, lượng tiền và tương đương tiền giảm đi gần 4 lần và ở mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây.Quy mô tài sản của Vĩnh Hoàn nhỏ hơn nhiều HVG và MPC, nên có thể thấy rằng quản lí chi phí và tài sản ngắn hạn của VHC là chưa tốt trong giai đoạn 2014- 2017 và một phần lí do khiến cho lợi nhuận của Vĩnh hoàn trong năm 2017 giảm là do việc giá vốn của cá tra tăng lên so với cùng kì mặc dù doanh thu thuần có tăng. Đã có giai đoạn Vĩnh Hoàn đứng đầu trong ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam xong có thể do sự biến động của giá cá tra , các fillet mạnh và chi phí quản lí chưa được duy trì đều đặn nên Minh Phú đã vươn lên đứng đầu và giữ vị thế đến tận bây giờ.Nhưng Vĩnh Hoàn rõ ràng xét về tính thanh khoản vẫn cao hơn Hùng V ương và hiện tại đã có bước chuyển rõ rệt mặc dù gặp khó khăn về nguyên liệu. Sự thiếu hụt tính thanh khoản là một trong những vấn đề trọng yếu của mọi doanh nghiệp, doanh nghiệp nào quản lí và sử dụng tài sản hiệu quả hơn tốt hơn thì tất yếu tính thanh khoản sẽ được cải thiện hơn. Tập đoàn Minh Phú đã phân bổ tài sản có hiệu quả và chiến lược lâu dài hơn so với Vĩnh Hoàn và Hùng Vương , đây là một nhân tố làm cho Minh Phú trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành Thủy sản Việt Nam.

!

8

!

2. Nhóm tỷ số về cơ cấu vốn ( capital structure ratios) Doanh nghiệp Chỉ số Nợ trên tổng tài sản

Năm !ổ#$ %&à(%)ả#+,ố#%.)/

123+433

=

!ổ#$%&à(%)ả#

123

Minh Phú

Vĩnh Hoàn

Hùng Vương

2015 2016 2017

2017

2017

0.76

0.72

0.69

0.82

0.42

Nợ trên vốn chủ sở hữu

%5ổ67%6ợ %300 = 9ố6%:;ℎ%% 400

3.11

2.57

2.18

4.55

0.71

Số nhân vốn chủ sở hữu

5ổ67%@àA%;ả6 270 =% 400 9ố6%:;ℎ

4.11

3.57

3.12

5.55

1.71

0.64

0.61

0.41

0.14

0.13

1.06

1.46

5.38

-0.37

11.12

1.06

1.46

538

-0.37

11.12

Nợ dài hạn Khả năng chi trả lãi vay Khả năng chi trả lãi vay bằng tiền mặt

Dợ%Eà(%/ạ# Dợ%Eà(%/ạ#GHố#%.)/ JKL! Mã(%,OP

=

=%

Q3G1I 1I

II3

II3G433

(*)

RST5 + VℎấX%ℎYZ 50 + 23 = 23 [ãA%\Y]

(*) Trong đó, EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, được tính băng tổng lợi nhuận trước thuế cộng với lãi vay)

!

9

!

Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng: Trong 3 năm từ 2015- 2017, tỷ trọng của khoản nợ phải trả trong số tồng nguồn vốn của Minh Phú là khá lớn, và có giảm đi từ năm 2015 đến năm 2017( từ 76% xuống 69%) đồng nghĩa với việc tỷ trọng của vốn chủ sở hữu tăng lên và số nhân vốn chủ sở hữu giảm xuống. Tỉ trọng của nợ dài hạn trong số nguồn vốn của Minh Phú giảm xuống cho thấy công ty giải quyết tốt vấn đề quản lí nợ và trả nợ dài hạn. Nợ dài hạn, nợ khó đòi chiếm tỉ trong thấp làm cho công ty không chịu quá nhiều áp lực trả nợ và thu nợ, tăng động lực kinh doanh sản xuất. Báo cáo tài chính quý IV/2017 cho thấy, đến 31/12/2017, doanh nghiệp này có tổng nguồn vốn kinh doanh gần 9.500 tỷ đồng. Trong đó, các khoản nợ phải trả đang chiếm phần lớn với 6.500 tỷ đồng. Đặc biệt là khoản nợ vay phải trả lãi tổng cộng 5.500 tỷ đồng. Trong những năm qua, chi phí tài chính của Minh Phú chiếm rất lớn trong tổng chi phí. Đây là ẩn số lớn khiến cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường không thuận lợi. So với Vĩnh Hoàn và Hùng Vương: Ta thấy có sự khác nhau rõ rệt trong cơ cấu vốn của 3 doanh nghiệp. Đối với Hùng Vương, tỷ trọng của vốn nợ là rất lớn ( 82%) trong 2017, lượng vốn nợ còn gấp 4,55 lần vốn chủ sở hữu đồng thời khả năng chi trả lãi vay là rất kém, nhỏ hơn 0%, đây là một điều không hề ổn cho sự phát triển của công ty. Trong khi đó, cơ cấu vốn của Vĩnh Hoàn thì ngược lại, vốn nợ ít hơn vốn chủ sở hữu ( chiếm 42% tổng tài sản) và khả năng trả lãi là rất lớn 11,12xx. Thực tế cho đến thời điểm hiện tại cho thấy rằng: Năm 2017, theo số liệu từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, VASEP,kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,79 tỉ đô la Mỹ, trong đó Vĩnh Hoàn đứng đầu với 270 triệu đô la Mỹ. Hùng Vương là doanh nghiệp đứng thứ hai với kim ngạch đạt 121 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, khác với Vĩnh Hoàn, phần lớn doanh thu trong năm của Hùng Vương không đến từ xuất khẩu cá tra. Với hoạt động đa ngành, kết quả kinh doanh của Hùng Vương năm tài chính 2017 (từ 1.10.2017 đến 30.9.2018) thua lỗ gần 700 tỉ đồng, là kết quả kinh doanh thấp nhất của công ty kể từ khi thành lập. Như vậy, có thể thấy rằng, cơ c ấu vốn thể hiện phần nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với công ty Hùng Vương, dòng tiền từ hoạt động tài chính , hoạt động đa ngành làm cho HVG mất nhiều chi phí lớn, các khoản nợ lớn đặc !

10

!

biệt là chi phí tài chính, chi phí lãi vay tăng liên tục qua các năm.Trong cơ cấu vốn của Hùng Vương cũng chiếm nhiều nhất là các khoản nợ,điều này cho thấy sự yếu kém và sử dụng vốn không hiệu quả của doanh nghiệp, quy mô tài sản rất lớn trong khi lợi nhuận âm và tỷ trọng các khoản nợ trong nguồn vốn là chiếm tỷ trọng chủ yếu. ‘Vua cá tra’ Hùng Vương đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ việc sử dụng đòn bẫy tài chính quá lớn vẫn còn đó. Công ty Vĩnh Hoàn thì có cơ cấu sử dụng vốn có hiệu quả hơn khi tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu là xấp xỉ nhau.Nợ dài hạn tăng gần 7 lần từ năm 2014-2015 và giảm ổn định từ 2016, 2017 là hơn 400 tỷ đồng, chiếm phần nhỏ hơn trong số nợ phải trả của doanh nghiệp. Quy mô tài chính nhỏ hơn có thể giúp cho Vĩnh Hoàn tiện hơn trong việc quản lí và kiểu soát chi phí, đảm báo yếu đố đầu vào.Và thực tế hiện nay, Vĩnh Hoàn đang làm rất tốt và lợi nhuận của công ty tăng nhanh do bán hàng và chất lượng cao. Có thể nói cơ cấu vốn hợp lí là bước đệm cho sự phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Trong cơ chế thị trường và thời kì hội nhập, càng nhiều vốn càng tốt song vốn càng tốt, song điều quan trọng hơn là với số vốn đó doanh nghiệp phân bổ vào các khâu nào với tỷ trọng là bao nhiêu cho hợp lý và phát huy hiệu quả. Nói cách khác, là nếu doanh nghiệp có vốn thì chưa đủ, điều quan trọng là sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu quả của đồng vốn. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu vốn hợp lý thì không phải chỉ quyết định sử dụng vốn có hiệu quả mà còn tiết kiệm được vốn trong quá trình SXKD. Qua việc phân tích cơ cấu vốn của 3 doanh nghiệp , chúng tôi nhận thấy rằng cơ cấu vốn nợ của Tập đoàn Minh Phú là khá hợp lí và toàn diện, chính điều này giúp cho Minh Phú luôn đứng top những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tốt nhất Việt Nam và cũng nhờ có sự điều chỉnh...


Similar Free PDFs