Thảm khảo tiểu luận TCDN4 PDF

Title Thảm khảo tiểu luận TCDN4
Course Tài chính doanh nghiêp
Institution Học viện Tài chính
Pages 20
File Size 912.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 3
Total Views 374

Summary

HỌC VIỆN TÀI CHÍNHKHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPBỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPHọ và tên: Mã Sinh viên:Khóa/Lớp tín chỉ: Lớp niên chế:STT: ID phòng thi:Ngày thi: Giờ thi:BÀI THI MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4Hình thức thi: Tiểu luậnThời gian thi: 3 ngàyNăm 20211ính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Na...


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Họ và tên:

Mã Sinh viên:

Khóa/Lớp tín chỉ:

Lớp niên chế:

STT:

ID phòng thi:

Ngày thi:

Giờ thi:

BÀI THI MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày

Năm 2021

1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Theo đó, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được mở rộng, tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn và đang phải vật lộn với rất nhiều khó khăn, đòi hỏi cần phải có một sự thay đổi mới. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên không chỉ từ sự khó khăn của nền kinh tế mà còn bởi sự yếu kém nội tại của các doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến sự bất hợp lý trong cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp nông nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế như thế, cần xác định những đặc trưng cơ bản trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, xem xét lại mức độ hiệu quả trong cấu trúc tài chính đã đang có, tạo tiền đề để hoạch định một cấu trúc tài chính mới phù hợp hơn, tạo ra sự thay đổi căn bản cho các doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra việc phân tích cấu trúc tài chính còn giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ của tài sản, biết được các nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Những thông tin này sẽ là những căn cứ quan trọng để các nhà quản trị ra các quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanh nghiệp có được một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả, tránh được các rủi ro trong kinh doanh. Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận cũng như tình hình thực tế của công ty, em nhận ra được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc phân tích cấu trúc tài chính đối với mỗi công ty và đã thực hiện bài tiểu luận của mình với đề tài: “Cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp – Nghiên cứu tại CTCP Phân Bón Bình Điền (BFC)”. 2. Mục đích nghiên cứu vấn đề tái CTTC DN: Hiểu được khái niệm, nội dung, sự cần thiết, phương hướng và biện pháp thực hiện tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp; sau đó vận dụng vào nhận diện, đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính, cũng như đề xuất các khuyến nghị giải pháp nhằm thực hiện tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu cấu trúc tài chính doanh nghiệp thông qua nghiên cứu tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp từ đó đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: cấu trúc tài chính trong Công ty Cổ phần Phân Bón Bình Điền (BFC) giai đoạn 2019-2020. 4. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được chia thành 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Khái quát về tái câu trúc tài chính của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính CTCP Phân Bón Bình Điền Chương 3: Một số kiến nghị với CTCP Phân Bón Bình Điền 2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁI CÂU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1. Khái niệm về cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Cấu trúc tài chính được hiểu là cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình. Cấu trúc tài chính được đo lường thông qua các chỉ tiêu như tỉ suất nợ (Nợ phải trả trên tổng tài sản), tỉ suất tự tài trợ (Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) hay tỉ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. (Nguồn: PGS.TS Lê Công Hoa, TS. Nguyễn Thành Hiếu (2012), Giáo trình Nghiên cứu kinh doanh, Tr.6-7 ) Về lý thuyết, cấu trúc tài chính hiện đại dựa trên những giả định lần đầu tiên được đưa ra bởi Modigliani và Miller (1958). Từ đó, một số lý thuyết về cấu trúc tài chính giải thích cho sự khác biệt trong việc lựa chọn cấu trúc tài chính của doanh nghiệp được phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là 2 lý thuyết lý giải thích mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và giá trị doanh nghiệp, bao gồm: lý thuyết tĩnh về đánh đổi (static trade-off theory (DeAngelo và Masulis, 1980)) và lý thuyết về trật tự phân hạng (the pecking order theory (Myers và Majluf, 1984)). Về thực nghiệm, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: lợi nhuận, tăng trưởng của doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, qui mô của doanh nghiệp… Tuy nhiên, chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc tài chính là không hoàn toàn giống nhau trong các nghiên cứu trước đây. Trong phần tiếp theo, tác giả khái quát một số nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp a) Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return on Assets ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu). Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất cân xứng về thông tin này dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn. Vì thế, nhà quản trị có xu hướng ưu tiên dùng các nguồn vốn nội tại trước, rồi mới đến các nguồn vốn vay mượn bên ngoài. Theo các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy cấu trúc tài chính có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh. Ở các nước đang phát triển nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng về thông tin càng trầm trọng, vì thế các nhà quản lý có xu hướng giữ lại lợi nhuận để đầu tư hơn là đi vay nợ bên ngoài. b) Sự tăng trưởng của doanh nghiệp Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường thông qua tốc độ tăng tài sản hay doanh thu. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. c) Qui mô của doanh nghiệp 3

Qui mô của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng tài sản, hay tổng doanh thu. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết có qui mô lớn thường là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước. d) Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh thường được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. e) Cấu trúc tài sản Cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ lệ TSCĐ trên tổng tài sản. Về mặt lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay mượn mà không cần phải cung cấp nhiều bằng chứng thế chấp. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong điều kiện của Việt Nam. 1.2. Khái niệm, nội dung tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp: Tái cấu trúc tài chính là quá trình tổ chức,cơ cấu lại cấu trúc tài sản và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp một cách tối ưu, đồng thời đảm bảo phù hợp giữa cơ cấu tài sản và nguồn tài trợ. 1.2.2. Nội dung tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp Tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp bao gồm tái cấu trúc tài sản và tái cấu trúc nguồn vốn. - Về tái cấu trúc tài sản: doanh nghiệp cần phân bổ các tài sản dài hạn và ngắn hạn hợ lý nhằm đảm bảo năng lực sản xuất, sử dụng một các hiệu quả vốn kinh doanh cũng như đảm bảo khả năng thanh toán. - Về tái cấu trúc nguồn vốn: là quá trình tổ chức, sắp xếp lại các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn và thực hiện các quyết định tài trợ của doanh nghiệp nhằm đạt được một cấu trúc hợp lý thích ứng với từng giai đoạn phát triển và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra. 1.3. Lý do phải thực hiện tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp Tái cấu trúc tài chính là một nội dung quan trọng trong chiến lược sát nhập doanh nghiệp. Sau khi công ty nhận sát nhập hoàn thành xong việc sát nhập thường rà soát lại toàn bộ tài sản và những phần nhận được từ công ty được sát nhập phải phù hợp với kế hoạch phát triển của công ty trong tương lai. Nếu có sự không phù hợp, công ty nhậ sát nhập có thể bán hoặc loại bỏ phần không phù hợp của công ty được sát nhập. Khi đó công ty nhận sát nhập đang thục hiện tái cấu trúc. Tuy nhiên, không chỉ được xem xét trong trường hợp sát nhập hoặc hợp nhất công ty mà tái cấu trúc tài chính còn được xem xét ở một công ty có thể tự loại bỏ một phần tài sản 4

do thay đổi chiến lược tổng thể. Một công ty ngoài việc tái cấu trúc tài sản còn có thể tái cấu trúc nguồn vốn. Những lý do cơ bản khiến doanh nghiệp xem xét tới tái cấu trúc tài chính thường là: - Doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tình trạng thua lỗ kéo dài thậm chí có thể dẫn tới phá sản do mất khả năng thanh toán. - Thiếu khả năng quản lý trong việc đầu tư vốn và hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Đói với các công ty trong giai đoạn bão hòa, dòng tiền vào lớn nhưng lại ít cơ hội tốt để tái đầu tư, việc bán một phần công ty đem lại thu nhập cao hơn cho các nhà đầu tư. - Khi công ty cơ cấu lại nguồn lực cho một chiến dịch marketing hay trong trường hợp công ty triẻn khai sản xuất một dòng sản phẩm mới. Việc tái cấu trúc giúp đảm bảo tình hình tài chính công ty ổn định, các kế hoạch dài hạn cho sự phát triển mở rọng trong tương lai. - Khi có sự dư thừa quá mức nguồn vốn tín dụng để tài trợ cho doanh nghiệp. Việc tài trợ vốn phần lớn từ nguồn vốn vay của ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu bổng làm tăng khản nợ và đòn bảy tài chính trong công ty có thể dân đến mức rủi ro cao cho công ty. - Khi công ty thực hiện các thuơng vụ sát nhập, hợp nhất. Sau khi sát nhập, hợp nhất sẽ khiến cơ cấu vốn của công ty sẽ hoàn toan khác biệt so với cơ cấu vốn ban đầu. Ngoài ra việc sát nhập, hợp nhất đòi hỏi công ty phải điều chỉnh lại cơ cấu tài sản và nguồn vốn để phù hợp với chiến luọc kinh doanh sau sát nhập, hợp nhất. Sát nhập, hợp nhât đôi khi cũng được sử dụng như một hình thức của tái cấu trúc. 1.4. Phương hướng và biện pháp thực hiện tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.4.1. Phương hướng và biện pháp thực hiện tái cấu trúc nguồn vốn Tái cấu trúc các khoản nợ Tái cấu trúc nợ là quá trình sắp xếp lại cơ cấu và quy mô các khoản nợ của công ty. Việc tái cấu trúc các khoản nợ như: cắt giảm nợ, thay đổi thời hạn các khoản nợ giúp các công ty cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tái cấu trúc nợ thường được thực hiện khi công ty gặp khó khăn về tài chính dẫn đến thiếu khả năng thanh toán các khoản nợ. Khi đó, công ty sẽ thương lượng lại với chủ nợ để cắt giảm các khoản nợ, từ đó chủ nợ sẽ xem xét có thể thanh đổi điều khoản thanh toán như giảm lãi suất hay gia hạn nợ. Tái cấu trúc nợ không chỉ là công cụ mà các công ty sử dụng trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính mà còn đối với các công ty đang hoạt động tốt lựa chọn nếu như nó đem lại lợi ích cho công ty. Tái cấu trúc vốn chủ sở hữu Khái niệm: Là quá trình tổ chức lại cơ cấu và quy mô của vốn chủ sở hữu. Qúa trình này bao gồm cơ cấu lại vốn đầu tư của chủ sở hữu và các khoản lợi nhuận giữ lại. Tái cấu trúc VCSH và vốn cổ phần ưu đãi là 1 quá trình phức tạp thường dẫn đến việc thay đổi các quy định có liên quan trong công ty. Công ty có thể thay đổi cấu trúc VCSH có thể được thực hiện dưới hình thức: Mua lại cổ phần thanh toán bằng tiền mặt, chuyển đổi vốn cổ phần thành Cổ phần ưu đãi hoặc nợ vay, ghi giảm vốn cổ phần của cổ đông. 5

1.4.2. Phương hướng và biện pháp thực hiện tái cấu trúc tài sản Bán bớt tài sản Tài sản (thường là của công ty con, chi nhánh hay bộ phận) được bán cho một công ty khác. Tách công ty con Công ty tách một phần hoạt động của mình thành lập công ty con mới độc lập. Tuy nhiên, quyền sở hưu công ty là không thay đổi vì cổ phiếu công ty con vẫn được nắm giữ bởi công ty mẹ. Tách công ty con và bán cổ phần Công ty tách một phần họt động của mình để thành lập công ty mới và bán cổ phần công ty mới ra công chúng. Hoạt động này chỉ xảy ra khi cong ty mẹ tien hành bán ra công chúng lần đầu một lượng nhỏ ( thường dưới 20%) cổ phần của công ty con mà nó toàn quyền sở hữu. Cách làm này không chỉ giúp công ty mẹ huy động được lượng vốn cần thiết mà còn giúp họ giữ lại quyền kiểm soát với công ty con. Tái cấu trúc tài chính là một bộ phận rất quan trọng ong cần đặt trong một sự tổng hòa với tái cấu trúc hoạt động và tái cấu trúc quản trị trong công ty nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CTCP PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN 2.1. Giới thiệu khái quát về CTCP phân bón Bình Điền ( BFC): Công ty được hình thành từ những năm 1973, với tên gọi là Thành Tài Phân bón Công ty (Thataco). Sau giải phóng Miền Nam 1975, Thataco được chuyển cho Nhà nước và năm 1976 được đổi tên thành Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II, trực thuộc Công ty Phân bón Miền Nam. Bằng sự phát triển lớn mạnh của mình, đến ngày 6/5/2003 Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Công ty Phân bón Bình Điền, trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) và đến năm 2011, Công ty được cổ phần hóa và có tên gọi Công ty cổ phần phân bón Bình Điền. Công Ty Cổ Phần Phân Bón Bình Điền sở hữu hệ thống gồm 4 công ty con, 1 nhà máy đặt tại các tỉnh Long An, Lâm Đồng, Quảng Trị và Ninh Bình, mỗi năm Bình Điền có khả năng sản xuất và cung ứng gần 1 triệu tấn phân bón NPK, NPK + TE, TE + A-A, chuyên dùng, hữu cơ, bón lá, thuốc bảo vệ thực vật, v.v.. mang thương hiệu Đầu Trâu. Hiện nay, sản phẩm của công ty có mặt rộng khắp trên toàn quốc và một số nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar. a) Thông tin chung về công ty: - Năm thành lập: 1973 - Nhóm ngành: + Phân Bón - Công Ty Phân Bón, Sản Xuất và Bán Buôn + Phân Vi Sinh, Phân Bón Vi Sinh - Vốn điều lệ: 571,679,930,000 đồng - Mã số thuế : 0302975517 - KL CP đang niêm yết: 57,167,993 cp - KL CP đang lưu hành: 57,167,993 cp - Địa chỉ trụ sở chính: C12/21 Quốc lộ 1A, xã Tân Kiên, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: 028 37560110 − Số fax: 028 37560799 - Email: [email protected] / [email protected] - Website: http://binhdien.com/ b) Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, kinh doanh các loại phân bón vô cơ, hữu cơ, vi sinh, vi lượng các chất điều hòa tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi. Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phân bón (Không sản xuất tại trụ sở doanh nghiệp) - Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón, các thiết bị và công nghệ sản xuất phân bón, công cụ máy nông nghiệp, giống cây trồng và các loại nông sản. - Kinh doanh bất động sản, địa ốc... 7

2.2. Cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính của CTCT Phân Bón Bình Điền (BFC) 2.2.1. Thực trạng cấu trúc tài sản và tái cấu trúc tài sản Biểu đồ 2.1: so sánh cấu trúc tài sản của CTCP Phân Bón Bình Điền (2019-2020) 80.00%

1,400,000 72.09%

70.55% 70.00%

1,200,000

60.00% 1,000,000

Triệu đồng

50.00% 800,000 40.00% 600,000

29.45%

27.91% 400,000

30.00% 20.00%

200,000

10.00% 0.00%

2019

2020

(Nguồn: Bảng CĐKT của Công ty năm 2019-2020)

Dựa trên biểu đồ trên có thể dễ nhận thấy rằng doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào TSNH hơn, cụ thể tại thời điểm năm 2019 số tiền đầu tư vào TSNH là 1,297,909 triệu đồng trong khi số tiền đầu tư vào TSDH chỉ có 502,585 triệu đồng, vào năm 2020, tuy tỷ suất đầu tư vào TSNH có sự giảm nhẹ từ 72.09% xuống 70.55% và tỷ suất đầu tư vào TSDH tăng từ 27.91% lên 29,45%, nhưng mức đầu tư vào TSNH vẫn chiếm nhiều hơn so với TSDN tới 41%. Việc tập trung đầu tư vào TSNH là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với đặc tính của ngành nghề doanh nghiệp. Tuy nghiên việc hạn chế đầu tư vào TSDH cũng đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng của công ty trong dài hạn. Bảng 2.1: Đòn bẩy kinh doanh của DN trong giai đoạn 2019-2020 Năm Năm %(2019%(2020Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2018) 2019) 1.Doanh thu thuần (trđ) 3,480,561 3,332,749 3,028,454 -4.25% -9.13% 2.EBIT (trđ) 269,141 157,546 179,479 -41.46% 13.92% 3. Đòn bẩy kinh doanh 9.76 (1.52) (DOL) (Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2019-2020)

8

Triệu đồng

Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh giảm đi do doanh nghiệp sử dụng ít TSDH hơn TSNH. Từ bảng trên ta thấy tại giai đoạn 2019-2020 DTT giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, hàng hóa không thể xuất khẩu, các thương lái không mua hàng và đây cũng là một trong những lý do khiến giá bán phân bón giảm theo. Bên cạnh đó EBIT của doanh nghiệp tăng nhờ vào sự điều chỉnh kịp thời kế hoạch kinh doanh so với số liệu đặt ra hồi đầu năm, trong đó điều chỉnh kế hoạch doanh thu giảm, đồng thời tăng chỉ tiêu LNTT. 2.2.2. Thực trạng cấu trúc nguồn vốn và tái cấu trúc nguồn vốn Biểu đồ 2.2: so sánh cấu trúc nguồn của CTCP Phân Bón Bình Điền (2019-2020) 1,200,000

0.60

1,000,000

0.50

800,000

0.40

600,000

0.30

400,000

0.20

200,000

0.10

NPT VCSH H ệsốố nợ H ệsốố VCSH

-

31/12/2019

31/12/2020

(Nguồn: Bảng CĐKT của Công ty năm 2019-2020)

Từ biểu đồ trên cho thấy DN đang có xu hướng độc lập về tài chính vì tại năm 2020 huy động số vốn chủ nhiều hơn vốn nợ. Cụ thể ở bảng tính toán chênh lệch các chỉ tiêu, % tăng của VCSH lớn hơn của số vốn nợ (0.51% > 0.49%). Tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn và hầu như tất cả tài sản đều được tài trợ bằng nguồn vốn an toàn đó là nguồn vốn chủ sở hữu, công ty không phải chịu áp lực về khả năng thanh toán do có nguồn vốn chủ sở hữu. Thể hiện tình hình tài chính của công ty rất lành mạnh tuy nhiên việc hệ số nợ và hệ số VCSH gần như đồng đều đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Bảng 2.2: Đòn bẩy tài chính của DN trong giai đoạn 2019-2020 Năm Năm Năm %(2019%(2020Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2018) 2019) 3.04 1.16 2.1 -61.84% 81.03% 1.EPS (đồng) 157,54 2.EBIT (trđ) 269,141 179,479 -41.46% 13.92% 6 3. Đòn bẩy tài chính (DFL) 1.49 5.82 (Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2019-2020)

9

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tăng mạnh tại năm 2020 so với năm 2019. Chỉ tiêu EPS và EBIT đều tăng cho ta thấy việc sử dụng ĐBTC của DN đang phát huy hiệu quả. Qua đánh giá Cơ cấu tài sản và Cơ cấu nguồn vốn, ta có nhận xét về mô hình tài trợ của công ty như sau:

Bảng 2.3: Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp năm 2019-2020 (Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu 1. TS ngắn hạn 2. Nợ ngắn hạn 3. Nguồn VLĐ thường xuyên

31/12/202 0 1,173,143 821,057 352,085

31/12/2019 1,297,909 1,007,727 290,181

Chênh lệch (124,766) (186,670) 61,904

% (9.61) (18.52) 21.33

(Nguồn: Bảng CĐKT của Công ty năm 2019-2020)

Nguồn vốn lưu động thường xuyên đã đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được tiến hành bình thường, liên tục. Để có được đánh giá chính xác về tính hợp lý trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp năm vừa qua, ta cần xét đến các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.3. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Bảng 2.4: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2019-2020 Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020 1.Khả năng thanh toán hiện thời 1.2880 1.4288 2.Khả năng thanh toán nhanh

0.7282

0.8313

3.Khả năng thanh toán tức thời

0.2859

0.3637

4.Khả năng thanh toán lãi vay

3.0627

5.0142

(Nguồn: Bảng CĐKT của Công ty năm 2019-2020)

Chỉ tiêu KNTTN năm 2020 cao hơn so với năm 2019 do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu KNTTTT thấp nhất chứng tỏ TSNH nhiều nhưng DN không có KNT...


Similar Free PDFs