Thảo luận chương 2 - Dân cư và con người Hà Nội PDF

Title Thảo luận chương 2 - Dân cư và con người Hà Nội
Author Khánh Linh
Course Hà Nội học
Institution Đại học Hà Nội
Pages 19
File Size 355.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 3
Total Views 135

Summary

Thảo luận chương 2 - Dân cư và con người Hà Nội...


Description

NỘI DUNG THẢO LUẬN BUỔI 2 NHÓM 1: Ca dao, tục ngữ về người Hà Nội Biết nhà cô ở đâu đây, Hỡi trăng Tô Lịch, hỡi mây Tây Hồ Mình đi có nhớ kinh đô, Nhớ trăng Tô Lịch, nhớ Hồ Gươm trong. Nhắc đến con người Hà Nội, người ta thường sẽ nghĩ đến sự thanh lịch hiếm có thể tìm thấy ở bất kì một vùng đất nào trên dải đất Việt Nam hình chữ S này. Vẻ đẹp thanh lịch ấy đã ghi dấu trong nhiều câu ca dao và cả trong những bài thơ, ca, nhạc, họa. Nét đẹp đậm chất kinh kỳ cửa người dân Hà Thành được khái quát đầy đủ qua những cái “nhất” của câu ca dao: Nhất cao là núi Ba Vì, Nhất lịch, nhất sắc, kinh kỳ Thăng Long. Những cái “nhất” được khái quát ngắn gọn nhưng lại vô cùng đầy đủ. Người Hà Nội thanh lịch mấy ai bằng, con gái Hà Nội nổi danh sắc nước nghiêng trời. Người Hà Nội mang một vẻ đẹp với dáng dấp của những con người kinh đô kiêu sa nhưng cũng vô cùng gần gũi, lịch thiệp. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An Thanh lịch là một trong những nét đặc trưng nhất của người Hà Nội. Trong câu ca dao trên, sự thanh lịch của người Tràng An được ví với bông hoa nhài, một loài mộc mạc, giản dị với hương thơm dìu dịu nhưng tạo dấu ấn đặc biệt trong lòng những ai từng thấy chúng. Và nét thanh lịch cũng vậy, đó là một nét rất riêng mà chỉ có con người ở chốn Hà Thành mới có được. Ta có thể khẳng định rằng, “sành ăn, sành mặc” và biết “ăn ngon, mặc đẹp” là nét đặc trưng và đã trở thành một “thói lề riêng” của cư dân nơi đây. Đối với người Hà Nội, ăn uống không chỉ đơn giản là cung cấp nguồn năng lượng để duy trì sự sống mà nó đã trở thành một phong cách nghệ thuật riêng. Bàn tay khéo léo, tinh tế và tài hoa của người Hà Thành đã tạo nên những món ăn vừa ngon, vừa đẹp lại mang trong mình hương vị riêng khiến cho ai đã ăn một lần thì cứ mãi nhớ nhung. Sự đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại, hương vị đậm đà của các món ăn Hà Nội đã tạo nên nét độc đáo, đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của chốn phồn hoa đô hội: Mễ Trì thơm gạo tám xoan Dự hương, dé cánh thóc vàng như tơ Không chỉ cung cách ăn uống người Hà Nội còn rất chú trọng đến ăn mặc. Điều này được thể hiện khá rõ nét qua bài ca dao: Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Kẻ Bưởi với anh thì về Làng anh có ruộng tứ bề Có hồ tắm mát có nghề quay tơ Đã có một thời chiếc áo dài màu sắc trang nhã, chiếc nón ba tầm và đôi guốc mộc đã tôn lên vẻ đẹp lịch lãm, duyên dáng của người phụ nữ Tràng An: Nón này em sắm đáng trăm Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa Nón này che nắng che mưa

Nón này để đội cho vừa đôi ta Bên cạnh đó, người Hà Nội họ còn rất coi trọng việc thiết đãi khách khi đến nhà: Ba gian nhà khách. Chiếu sạch, giường cao. Mời các thầy vào, Muốn sao được thế. Mắm Nghệ lòng giòn, Rượu ngon cơm trắng. Các thầy dù chẳng sá vào, Hãy dừng chân lại em chào cái nao. Đêm qua em mới chiêm bao, Có năm ông cử mới vào nhà em. Cau non bổ, trầu cay têm, Đựng trong đĩa sứ em đem ra mời… Người Hà Nội vốn thanh lịch, con gái Hà Nội lại nức tiếng thanh tú chẳng kém gì. Điều này ta một lần nữa được chiêm nghiệm qua câu ca dao: Đất Ngọc Hà tốt tươi phong cảnh Gái Ngọc Hà vừa đảm vừa xinh Ơi người gánh nước giếng đình! Còn chăng hay đã trao tình cho ai? Người thiếu nữ Hà Thành không chỉ đi vào trong ca dao vì những nét duyên dáng của mình mà cái duyên ấy còn đi cả vào thơ ca. Nhà thơ Quang Dũng trong tác phẩm “Tây Tiến” đã từng viết: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Có thể thấy nét thanh lịch và cung cách của người Hà Nội đã in đậm không chỉ qua văn hóa dân gian mà còn đi vào cả thơ ca nhạc họa. Dù là bất kỳ khoảng thời gian nào, ở bất cứ đâu, người Hà Nội vẫn mang trong mình một dấu ấn vô cùng đậm nét để chỉ cần từ ánh nhìn đầu tiên là ta đã có thể phát hiện ra đấy chính là người Thăng Long giống như câu hát “Dòng máu tiên rồng thắm đượm tình người Thăng Long”. Dù khi kháng chiến, ta vẫn “Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng/Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà”, hay buổi bình yên ta vẫn nhớ về Hà Nội như là kinh đô ngàn năm văn hiến, nhớ về người Hà Nội như những bông hoa tô điểm cho thủ đô muôn đời. NHÓM 2: DANH NHÂN ĐẤT HÀ NỘI 1. Nhà Lý: a. Lý Thường Kiệt (1019 – 1105): Quê quán: Thái Hòa, thành Thăng Long - Hà Nội Chức nghiệp: nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng, một hoạn quan đời nhà Lý. Ông cũng là vị tướng nổi tiếng nằm trong số 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam. Công trạng: ông có công to lớn trong việc đánh bại hoàn toàn quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077. Ông được cho là người đầu tiên viết ra tác phẩm khẳng định chủ quyền dân tộc (Nam Quốc Sơn Hà).  Thiên sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116): Từ Lộ là tên thật, còn pháp danh của ông là Từ Đạo Hạnh, là nhà văn, thiền sư nổi tiếng thời Lý. Chưa thấy tài liệu nào ghi về ngày sinh của Từ Lộ, chỉ biết ông sống vào thời Lý Nhân Tông (1072-1128) và qua đời năm

1117. Ông người hương Yên Lãng, tục gọi làng Láng, một làng rất cổ ở ven Thành Thăng Long xưa. Thời Lê sơ, Yên Lãng thuộc huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên, Kinh thành Thăng Long, ngày nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Sách “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên (đời Trần) cho biết, đời Lý Thánh Tông (l054-1072) ở hương Yên Lãng có người con gái là Tằng Thị Loan lấy đạo sĩ Từ Vinh, sinh ra Từ Đạo Hạnh. Ngôi chùa Láng của hương Yên Lãng đẹp và cổ kính giữa vườn rừng thâm nghiêm, có cây thông già gần ngàn năm tuổi, từ xưa đã nổi tiếng là đệ nhất tùng lâm ở cố đô Thăng Long. Chùa được lập từ đời Lý Thần Tông (l128-l138), trên nền cũ nhà ông bà Từ Vinh, Tằng Thị Loan. Đặc biệt, trong chùa có pho tượng Từ Đạo Hạnh, không tạc bằng gỗ hay đá, mà đan bằng mây, bên ngoài bó sơn ta, thật đẹp và hiếm thấy trong các chùa khác ở xứ Bắc... Truyền thuyết xuất thân và sự thực của gia thế họ Từ ở Yên Lãng nhiều khi được truyền tụng trong đời sống rất lạ lùng. Nhất là những chuyện truyền tụng về Tăng quan đô án Từ Vinh bị pháp sư Đại Điên giết chết và con trai ông là Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu luyện đạo pháp trả thù cho cha. Điều đó không lấy làm lạ, vì thời nhà Lý người ta rất chuộng đạo Phật. Các vua Lý đều chăm việc làm chùa, đúc chuông, tô tượng; nhiều nhà tăng sư được cử làm chức Quốc sư, được ra vào chốn triều đường, thamg dự các việc triều chính. Vương triều Lý còn mở khoa thi Bạch liên hoa để kén chọn những vị sư hay các tín đồ có đạo học cao để bổ dụng. Từ Vinh là người đỗ khoa thi ấy và được bổ chức Tăng quan đô án ở Kinh thành. Sau, ông lấy bà Tằng Thị Loan ở làng Láng, về sống ở đó và sinh được Từ Lộ. Từ Lộ thông minh, khi còn bé đã có chí khác thường, ban ngày thì cùng bạn chơi trò đá cầu, múa kiếm, tối đến đóng chặt cửa phòng, chong đèn nghiên cứu sách vở suốt đêm. Từ Lộ có bản tính hào hiệp, nghĩ sâu các lẽ, những hành động, lời nói thì không ai đoán trước được. Loại trừ lớp áo truyền thuyết về Từ Vinh hay dùng tà thuật làm việc không hay, bị pháp sư Đại Điên dùng pháp thuật giết chết, rồi Từ Lộ tu luyện thành đạo về báo thù… ta thấy có một Từ Lộ với pháp danh là Từ Đạo Hạnh tu ờ chùa Thiên Phúc, trên núi Phật Tích (ở Quốc Oai, Hà Nội ngày nay). Loại trừ những truyền tụng về phép tu của Từ Đạo Hạnh gần với phái Mật Tông, tinh thông đạo pháp để rửa thù báo oán, rồi hoá Thánh… ta biết ông là thiền sư thuộc thế hệ thứ 12 của dòng Thiền Nam Phương. Học giả Phan Huy Chú có viết trong sách: “Lịch triều hiến chương loại chí”: “Chùa Phật Tích ở xã Thụy Khuê, huyện Yên Sơn, có tên nữa là Sài Sơn, lại gọi là Cổ Sài, cảnh núi rất đẹp. Chân núi có hồ, trên núi có hang sâu, là chỗ Từ Đạo trút xác ở đây. Tại vách đá còn có dấu vết đầu và gót chân. Trong núi có viện Bồ Đà, am Hương Hải đều là Từ Đạo Hạnh làm ra. Nay là chùa Phật Tích”. để lại những dấu ấn như vậy ở một ngôi chùa nơi vùng núi Sài Sơn, chứng tỏ Từ Đạo Hạnh phải chuyên sâu việc thiền đạo đến ngần nào. Và, Từ Lộ cũng là một văn nhân danh tiếng của thời đại ông, còn để lại cho đời 4 bài thơ, “đều là những tác phẩm giải bày những triết lý đạo Thiền” (Từ điển văn học Việt Nam, tập II, NXB Khoa học xã hội - 1984). Đó là các bài Vấn Kiều Trí Huyền (Hỏi Kiều Trí Huyền), Thất châu (Mất hạt châu), Hữu không (Có và không) và Thị tịch cáo đại chúng (Sắp mất hỏi mọi người). Tham khảo thêm: Trên tiến trình văn học nước ta, giai đoạn văn học thời Lý là giai đoạn rất đặc biệt, bởi đó là thời xuất hiện rất nhiều các văn nhân là những nhà sư và nhà chính trị. Vậy nên, những tác phẩm văn chương thời Lý còn lại với hậu thế cũng phản ánh khá rõ tâm hồn và ý thức xã hội đương thời. Xin đơn cử một đặc điểm mà chúng tôi mạnh

dạn cho là duy nhất có thời Lý: Về thơ, chủ yếu là thơ thiền (như thơ của Định Hương, Thiền Lão, Mãn Giác...); còn về văn, chủ yếu ghi lại những việc lớn trong đời sống, xã hội của đất nước hay của một vùng quê (như văn của Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Lý Nhân Tông...). Thơ của Từ Lộ cũng là thơ thiền của thời Lý. Bài ''Hỏi Kiều Trí Huyền'', có lẽ ông viết khi chưa đắc đạo, nên lời thơ bộc lộ nỗi băn khoăn đau khổ cùng lòng mong mỏi của một người đi kiếm tìm chân lý, bài Hỏi Kiều Trí Huyền (dịch nghĩa): Lăn lóc giữa cõi trần mà chưa nhận rõ vàng (thau), Chẳng biết chốn nào là chân tâm. Mong người rủ lòng chỉ cho biết cách Thấy, rõ chân tâm đỡ khổ công tìm. (Theo sách Thơ văn đời Lý, NXB Văn hóa thông tin-1998). Qua bài thơ, biết Từ Lộ đã phải trăn trở, day dứt nhiều ngày ''giữa cõi trần'', để tìm tới chân lý ở cõi người. Và đến bài ''Mất hạt châu'', thì ông đã nhận biết được chân lý. Nhưng, ông lại thấy buồn cho người đời không mấy ai đạt tới cái chân lý ngay giữa đời. Bài ''Mất hạt châu'' (dịch nghĩa): “Mặt trời mặt trăng kế nhau mọc nơi đầu núi Cõi đời này người người đều đánh mất ngọc của mình, Như anh nhà giàu có con ngựa quý Lại không cưỡi, mà chỉ đi chân không.” Có một nhà nghiên cứu đã đưara những con số thống kê rằng, từcác học giả xưa như Lê Quý Đôn (1726-1784), tiếp nữa là rất nhiều nhà sưu tầm nghiên cứu các đời sau, cho đến nay mới tìm thấy được 126 bài thơ hoặc văn đời Lý. Từ Lộ để lại 4 bài thơ đến hôm nay là rất quý hiếm. Hơn thế, trong số đó, bài ''Có và không'' là một bài thơ thật hay trong kho tàng thơ ca dân tộc ta (phiên âm): “Tác hữu trần sa hữu, Vì không nhất thiết không. Hữu, không như thủy nguyệt, Vật trước hữu không không.” Bài ''Có và không'' của Từ Lộ viết chín trăm năm trước, là thơ thiền, nhưng rất trữ tình, hình tượng lớn lao, xúc cảm sâu xa lạ thường. Đã không ít người dịch ''Có và không'' ra quốc văn, ở đây chúng tôi dùng bản dịch ra thể lục bát tương truyền là của Huyền Quang (1254-1334), Thiền sư, cũng là nhà thơ danh tiếng đời Trần: “Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũngkhông. Vầng trăng vằng vặc in sông, Chắc gì có có, không không mơ màng.” Còn có truyền thuyết, khi trút bỏ xác trần, Từ Lộ đầu thai thành vua Lý Thần Tông. Có lẽ vì thế mà ở chùa Láng thờ cả Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông, là hai kiếp sống tại thế của Từ Lộ? Lại có chuyện lưu truyền trong dân gian vùng Sài Sơn, Thiền sư Từ Đạo Hạnh do có những hiểu biết uyên bác về nho, y, lý, số nên thường làm thuốc trị bệnh cứu người. Ông còn thích múa, hát và thường dạy dân diễn trò múa rối, nên dân chúng gọi ông là ''Thầy''. Rồi ngôi chùa cùng ngọn núi mà Từ Lộ tu trì, tĩnh tọa cũng có tên là chùa Thầy, núi Thầy. Từ Lộ sống giữa cuộc đời, giữa những con người trong dân gian, đó là lẽ đời thực giản dị. Từ Lộ đã lăn lóc giữa trần đời, như ông viết trong

thơ, đó là lẽ đời thường tình. Và cuối cùng, tới cõi, ông cũng có bài thơ ''Sắp mất bảo mọi người'' (dịch nghĩa): “Mùa thu về không báo chim nhạn cùng về, Đáng cười người đời cứ nảy sinh buồn thương trước cái chết Khuyên các môn đồ chớ vì ta mà quyến luyến Thầy xưa đã bao lần hóa thân thành thầy nay.” Bài thơ ''Sắp mất bảo mọi người'' là một sự thực cuộc đời Từ Lộ, đã được ông viết thành thơ. Thơ của một người sắp từ giã mọi người, ngoái lại nhìn cõi thế, nên thơ ấy điềm nhiên, bình thản và cũng sâu sắc vô cùng. Chính bởi vậy, ngót ngàn năm qua, thơ thiền của Từ Lộ vẫn sống trong đời sống tinh thần người Việt Nam ta! 2. Nhà Trần a. Chu Văn An (1292-1370) Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安 ), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn ( 樵隱 ), tên chữ là Linh Triệt ( 靈 徹 ), là một nhà giáo, thầy thuốc, quan viên Đại Việt cuối thời Trần. Sau khi mất, ông được vua Trần truy phong tước Văn Trinh công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh. Ông được Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá là ông tổ của các nhà nho nước Việt. Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Ông được coi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay. Quan niệm về người thầy: là tấm gương sáng về đạo đức, uy tín và tài năng. Chu Văn An là một nhà giáo uy tín mẫu mực với chính thực học và tài đạo đức, để lại sức ảnh hưởng tới nền giáo dục đương thời Về nguyên tắc giáo dục:ông không phân biệt đối xử đối tượng, vì vậy được mọi người mến mộ Về nội dung giáo dục: hướng con người đến lễ nghĩa, nhân hậu và thanh cao Về phương pháo giáo dục: đề cao sự nghiêm khắc, nghiêm trang, mẫu mực, là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Một số tác phẩm tiêu biểu: Thất trảm sớ, Tiều ẩn thi tập, Tiều ẩn quốc ngữ thi tập, Tứ thư thuyết ước, Giang đình tác, Linh sơn tạp hứng, Miết trì, Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính, Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân, Xuân đán,… Hiện nay còn lăng mộ và đền thờ của ông nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hóa và danh thắng, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998.

Tên ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như: thị xã Quảng Yên (từ đường Vận tải Bạch Đằng đến phố 12 Tháng 9), thành phố Uông Bí (từ đường Bạch Đằng đến giáp đường sắt Hà Lạng), v.v. b. Trần Khát Chân (1370-1399) Danh tướng đời Trần. Ông thuộc dòng dõi Bảo Nghĩa Vương (Trần Bình Trọng). Khi Chiêm Thành đánh Thăng Long (1389), vua Trần Thánh Tông sai ông đem quân đi đánh giặc. Ông giết được vua Chiêm Chế Bồng Nga và được phong Long Tiệp Bổng thần Nội vệ Thượng tướng. Khi nhà Hồ lên ngôi, ông bị giết cùng với 370 tôn thất nhà Trần (hưởng dương 29 tuổi) c. Trần Hưng Đạo (1228-1300) Tên húy: Trần Quốc Tuấn, còn được gọi là Hưng Đạo Vương. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất thời trần. 3 lần đánh bại quân mông-nguyên. tác giả của bình thư yếu lược, hịch tướng sĩ, ... ông được xếp vào 1 trong 10 vị tướng vĩ đại nhất lịch sự thế giới. d. Hoàng Tăng Bí (1883-1939) Ông sinh 1883-1939, quê ở Đông Ngạc , Từ Liêm. Ông đỗ phó bảng, không ra làm quan, tham gia mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục tuyên truyền yêu nước. Lập công ty Đông Thành Xương ở Hàng Gai cạnh tranh với Hoa kiều. Sau vụ Hà Thành đầu độc, ông bị bắt rồi đưa đi an trí ở Huế. Ông còn viết báo Trung Bắc tân văn, dịch một số tiểu thuyết của Pháp và Trung Quốc. Tác phẩm chính là 03 vở tuồng: Thù chồng nợ nước, Nghĩa nặng tình sâu, Hoa tiên ký 3. Nhà Hậu Lê a. Đặng Trần Côn - Quê quán: làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Niên đại: Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng. - Chức nghiệp: Danh sỹ, huấn đạo trường phủ; Tri Huyện Thanh Oai, Hà Nội; Ngự sử đài đại phu. Công trạng: Ông là người thông minh, hiếu học, là ông là tác giả của bản "Chinh phụ ngâm" kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam. b. Phùng Khắc Hoan (1528 – 1613) - Tên húy, tên gọi khác: Tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, Mai Nham Tử, dân gian gọi là Trạng Bùng. - Quê quán: Làng Bùng, xã Phùng Xá, Thạch Thất (nay thuộc Hà Nội) - Chức nghiệp: Danh sĩ đời Lê Trung Hưng Công trạng: Năm 1580, ông thi đỗ Hoàng Giáp dưới thời Lê Thế Tông được thăng làm Đô cấp sự. Năm 1585, ông được phong làm Thị lang Bộ công. - Năm 1592, Lê Trung Hưng đánh đuổi được Nhà Mạc ông được phong làm Tả thị lang Bộ Lại. Ông được coi là ông tổ của nghề dệt lụa Phùng Xá, ông mất năm 1613, thọ 85 tuổi, được phong chức Thái phó. c. Nguyễn Quý Đức (1648-1720) Ông nổi tiếng là “kỳ đồng”, năm 1676, đỗ Thám hoa, năm 1690 được sung chức Chánh sứ sang Trung Quốc. Khi về nước, ông làm Tả thị lang Bộ Lễ, rồi được thăng làm Bồi tụng trong phủ chúa Trịnh, tước Liêm Đường bá. Năm 1708, được thăng Thượng thư Bộ Binh, được phong Tá lý công thần. Năm 1714, ông được thăng Thiếu

d.

-

-

-

e. f.

g. -

phó, năm 1717 về hưu, được gia phong Thái phó, Quốc lão. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm. Dân gian có câu đồng dao ngợi khen ông "Tể tướng Quý Đức, thiên hạ hưu tức" (Tể tướng Quý Đức làm thiên hạ yên vui). Lúc đi sứ (1690) ông soạn bộ Hoa Châu tập. Ông hợp tác với Lê Hy xem xét và sửa chữa bộ sử cũ, rồi viết nối từ đời Lê Huyền Tông đến Gia Tôn (1663-1675) bổ sung bộ Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, rợ mấy nhà.* Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Bà nổi tiếng là một nữ sĩ học rộng, tài cao, từng được vua Tự Đức (có thuyết là vua Minh Mạng) mời vào làm “Cung trung giáo tập” dạy học cho các cung phi và công chúa. Năm 1847, sau khi chồng mất, bà xin phép về quê nghỉ hưu và đưa bốn con nhỏ từ Huế về sống tại quê nội ở làng Nghi Tàm ở như vậy cho đến hết đời. Bà đã để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước như: Qua đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc,... Qua những bài thơ chạnh lòng thương tiếc trước cảnh bể dâu với quá khứ vàng son của triều nhà Lê đã đi qua này, nhiều nhà phê bình văn học đã xếp thơ của bà vào khuynh hướng hoài cổ. Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ nổi tiếng; thơ của bà điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật nhưng cũng hàm súc và giàu nhạc điệu. Sở trường của bà là thơ Nôm với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thơ của bà thể hiện lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự. Trong sự nghiệp thi ca, bà sáng tác không nhiều, một số bài thơ như: Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Cảnh đền Trấn Võ, Cảnh Hương sơn,… Nguyễn Du (1765-1820) Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại Kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Ông từng giữ chức vụ như: Đông Các đại học sĩ, Cần Chánh Đại học sĩ (trong thời gian này ông được cử đi sứ Trung Quốc), Hữu Tam Tri Bộ Lễ...Không chỉ là một “ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du còn được cả thế giới biết đến và công nhận. Tác phẩm “Truyện Kiều” của ông đã trở thành một tài sản văn học chung của thế giới. Ngô Sỹ Liên Quê quán: Làng Chúc Lý, Chương Đức (nay thuộc Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) Niên đại: TK XV Chức nghiệp Công trạng: Nhà Sử học thời Lê Sơ Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.

-

-

-

Tháng 3/1442, Ngô Sĩ Liên đỗ tiến sĩ xuất thân. Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông, Lễ bộ Thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp kiểm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông. Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được hoàn tất biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. 4. Nhà Nguyễn Vũ Tông Phan + TS Vũ Tông Phan không chỉ là một danh nhân văn hóa, mà còn là nhà giáo tiêu biểu của Thăng Long –...


Similar Free PDFs