Thông lệ trong hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam PDF

Title Thông lệ trong hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam
Author PHUC LE HOANG
Course Thông lệ trong kinh tế
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 541.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 419
Total Views 879

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGšššššTIỂU LUẬN CUỐI KÌMÔN THÔNG LỆ TRONG THƯƠNG MẠIQUỐC TẾGiảng viên giảng dạy: GS Võ Thanh ThuSinh viên: Lê Hoàng PhúcLớp học phần: 21D1BUS50301503 (Chiều thứ 4)Ngành: Kinh Doanh Quốc TếMã sinh viên...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING 

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN THÔNG LỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên giảng dạy: Sinh viên:

GS.TS Võ Thanh Thu Lê Hoàng Phúc

Lớp học phần: Ngành: Mã sinh viên: Khóa/ Hệ:

21D1BUS50301503 (Chiều thứ 4) Kinh Doanh Quốc Tế 31191025878 K45/ Đại học chính quy

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2021

1

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa và đẩy mạnh thương mại quốc tế hiện nay, Việt Nam đang đi trên con đường trở thành nền kinh tế hiện đại, mở rộng thị trường thông qua những nỗ lực như trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, xúc tiến các hiệp định thương mại song phương, khu vực... Mặc dù tác động của toàn cầu hóa vẫn đang là đề tài gây tranh cãi nhưng lợi ích mà nó đã mang lại cho Việt Nam được thể hiện rõ nhất qua sự tăng trưởng về xuất khẩu, đặc biệt là ngành xuất khẩu dệt may- một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn. Đầu tiên có thể kể đến là Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kì vào tháng 12 năm 2001, FTA-ASEAN Nhật Bản vào năm 2008, CPTPP vào năm 2019 và gần đây nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực vào năm 2020. Tiểu luận này sơ lược khái niệm và tác động của FTA mới được chính phủ Việt Nam và Hội đồng Liên minh Châu Âu phê duyệt gần đây – EVFTA. Đồng thời là tập quán quốc tế, điều kiện CIF - Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) của Incoterms 2020 cùng với thông tư số 11/2020/TTBCT của Bộ Công Thương về những quy định điều kiện khai báo mẫu và xuất đơn EVFTA đóng vai trò là 2 công cụ xúc tiến thương mại cho hiệp định. Từ đó mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng quát và sơ bộ về những lợi thế và bất lợi mà ngành dệt may đang đối mặt cũng như là tài liệu tham khảo cho các nhà doanh nghiệp để tìm ra một hướng đi cho ngành dệt may trong bối cảnh phía trước.

2

TÓM LƯỢC Khái niệm và vai trò của Thông lệ quốc tế, luật Quốc gia và Điều ước quốc tế đóng vai trò là nguồn luật thương mại quốc tế kiểm soát các hoạt động thương mại. Đồng thời tổng hợp các quy phạm, quy tắc và luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc hình thành một hệ thống các chế định pháp luật để điều chỉnh hoạt động thương mại đã trở thành một nhu cầu và một thực tiễn sinh động của pháp luật quốc tế trong xu hướng phát triển của thương mại quốc tế hiện đại, EVFTA là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có quy mô lớn nhất từ trước tới nay về mặt lợi ích kinh tế đối với Việt Nam. EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên đây vẫn còn là một thị trường bị bỏ ngỏ do những rào cản về thuế quan cũng như chất lượng, xuất xứ. Hiệp định này ra đời nhằm khắc phục những hạn chế cũng như thúc đẩy quan hệ thương mại song phương. Dự kiến với sự xuất hiện của EVFTA, trong vòng 10 năm tới khối lượng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam sẽ tăng 2,4% và có thể lên tới 3,2% nếu kết hợp với CPTPP, khối lượng xuất khẩu tăng 12% và giúp 1 triệu người thoát nghèo. Ngoài những lợi ích thì Hiệp định cũng đánh trúng vào điểm yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam, đó chính là những yêu cầu bắt buộc về nguồn gốc nguyên vật liệu của quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi”. Do đó, các doanh nghiệp cần phải kịp thời phối hợp với nhà nước để có thể đáp ứng được những yêu cầu hiệp định để có thể tối đa hóa lợi ích mà EVFTA mang lại. Quy tắc CIF - Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) của Incoterms 2020 là một điều kiện giao hàng đáng được các nhà xuất khẩu ngành dệt may cân nhắc trước bối cảnh hiện nay. Đa số các nhà xuất khẩu trước đây đều chọn điều kiện FOB để xuất hàng nhằm chuyển giao quyền lựa chọn nhà vận tải cho đối tác, dẫn đến hậu quả là phải bán hàng với mức giá thấp hơn và mất đi mức hưởng chênh lệch từ chi phí vận tải. Qua những khái niệm cũng như những lợi ích và bất lợi mà CIF mang lại, các nhà xuất khẩu sẽ có thể chủ động trước nhiều lựa chọn vận tải hơn phù hợp với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp. Để có thể bắt kịp xu thế khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngày 15/6/2020, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT về những quy định điều kiện khai báo mẫu và xuất đơn EVFTA. Cho thấy được quyết tâm và nỗ lực của nhà nước trong quá trình cải cách và xây dựng pháp lý nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tránh khỏi những khó hiểu, rườm rà. Xúc tiến quá trình hội nhập sâu vào thương mại toàn cầu, giúp Việt Nam trở thành một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn và tái cơ cấu theo hướng nền kinh tế thị trường. Nắm rõ tình hình của ngành dệt may hiện tại cũng như những tác động mà Hiệp định EVFTA, điều kiện CIF và thông tư số 11/2020/TT-BCT mang lại đối với nền kinh tế Việt Nam nhằm đề ra những giải pháp và trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời vạch ra hướng đi cho ngành dệt may trong tương lai, cụ thể là tái cơ cấu chuỗi giá trị xuất khẩu như từ sản xuất thiết bị gốc (OEM) sang thiết kế sản phẩm gốc (ODM), áp dụng quy tắc CIF trong xuất khẩu hàng dệt may, nắm rõ các quy định pháp lý về cấp mẫu C/O form EUR.1, nâng cao trình độ chuyên môn ngành logistic, kiến thức về chất liệu vải, tìm nguồn nguyen vật liệu xuất khẩu

3

PHỤ LỤC WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

FTA

Hiệp định thương mại tự do

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu

EVIPA

Hiệp định Bảo hộ đầu tư

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

ICC

Phòng Thương mại Quốc tế

INCOTERMS

Bộ các quy tắc thương mại quốc tế

CIF

Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí

FOB

Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi

EU

Liên minh châu Âu

OEM

Nhà sản xuất thiết bị gốc

ODM

Nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng

OBM

Nhà sản xuất thương hiệu gốc

L/C

Tín dụng thư

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ

IPP

Chỉ số sản xuất công nghiệp

GSP

Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập

MFN

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

LMA/IUA

Các Điều kiện bảo hiểm hàng hóa chuẩn

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

4

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................1 TÓM LƯỢC......................................................................................................................................................2 PHỤ LỤC...........................................................................................................................................................3 PHẦN 1: NỘI DUNG CHÍNH.........................................................................................................................6 Chương 1: Tóm lược lại lý thuyết về các khái niêm x và vai trò của: Thông lê ,xluâtxQuốc gia và các điều ước Quốc tế đối với hoạt đông x thương mại Quốc tế nói chung............................................................6 1.

Khái niệm và vai trò của Thông lệ Quốc tế trong hoạt động thương mại quốc tế............................6

2.

Khái niệm và vai trò của Điều ước quốc tế trong hoạt động thương mại quốc tế............................6

3.

Khái niệm và vai trò của Luật Quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế.................................6

Chương 2: Phân tích các yêu cầu pháp lý trong triển khai hoạt động xuất/nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam....................................................................................................................................................7 1.

Tổng quan................................................................................................................................................7

2. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (“EVFTA- EU- VietNam Free Trade Agreement”)...................................................................................................................................7 a.

Khái niệm và lịch sử hình thành........................................................................................................7

b.

Nội dung cơ bản...................................................................................................................................7

c.

“Cam kết thuế nhập khẩu của EU đối với hàng dệt may của Việt Nam........................................7

d.

Quy tắc xuất xứ “Từ vải trở đi”.........................................................................................................8

3.

Điều khoản thương mại quốc tế INCOTERMS...................................................................................8

a.

Khái niệm và lịch sử hình thành........................................................................................................8

b.

Nghĩa vụ của người bán và người mua trong quy tắc CIF Incoterms 2020...................................9

c. Quy trình xuất khẩu hàng dệt may theo điều kiện CIF INCOTERMS 2020 (thanh toán bằng L/C)...........................................................................................................................................................9 d.

Một số trường hợp không nên cố gắng giành quyền vận tải.........................................................10

e.

Những căn cứ để người bán mua bảo hiểm trong quy tắc CIF Incoterms 2020..........................10

f.

Những quy định hợp đồng bảo hiểm trong CIF Incoterms 2020..................................................10

4. Thông tư số 11/2020/TT-BCT Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.............................11 Chương 3: Lý giải tầm quan trọng của việc nắm vững thông lê,xluâtxlê xvà điều ước QT trên gi‰p các doanh nhân nâng cao hiêux quả thương mại Quốc tế...................................................................................12 1.

Cơ hội và thách thức đối với ngành xuất khẩu dệt may trước hiệp định EVFTA..........................12

a.

Cơ hội..................................................................................................................................................12

b.

Thử thách...........................................................................................................................................12

c.

Hướng đi trong tương lai..................................................................................................................13

2.

Quy tắc vận tải CIF- Cost, Insurance and Freight............................................................................13

3. Thông tư số 11/2020/TT-BCT Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu............................................................................................................................14 5

PHẦN 2: KẾT LUẬN.....................................................................................................................................15 I.Kết luận.........................................................................................................................................................15 II. Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................................................16

6

PHẦN 1: NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Tóm lược lại lý thuyết về các khái niêm x và vai trò của: Thông lê ,xluâtxQuốc gia và các điều ước Quốc tế đối với hoạt đông x thương mại Quốc tế nói chung 1. Khái niệm và vai trò của Thông lệ Quốc tế trong hoạt động thương mại quốc tế a. Khái niệm Thông lệ quốc tế là những thói quen xử xự hình thành lâu đời hình thành từ nghị quyết của các tổ chức quốc tế, phán quyết của tòa án quốc tế, điều ước quốc tế. Thông lệ quốc tế có nội dung cụ thể, rõ ràng và được đưa vào áp dụng trong thực tiễn thương mại. Được các chủ thể trong thương mại quốc tế chấp nhận rộng rãi. b. Vai trò - Thông lệ quốc tế làm cơ sở hình thành điều ước quốc tế thông qua quá trình pháp điển hóa. Lịch sử của Luật quốc tế đã cho thấy nhiều quy phạm điều ước quốc tế có nguồn gốc từ thông lệ quốc tế. Ngoài ra, thông lệ quốc tế còn góp phần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, học thuyết pháp lý và lẽ công bằng, thúc đẩy sự phát triển của tiền lệ pháp. - Thông lệ quốc tế không những không loại bỏ giá trị của những nội dung tương đương trong điều ước quốc tế mà còn song song tồn tại và có giá trị pháp lý ngang nhau. - Giúp giải thích và thực hiện những điều khoản trong hợp đồng đồng thời bổ sung những điều khoản mà các bên chưa quy định. - Đóng vai trò như một nguồn luật độc lập bên cạnh những nguồn luật khác như điều ước quốc tế, luật quốc gia, án lệ… 2. Khái niệm và vai trò của Điều ước quốc tế trong hoạt động thương mại quốc tế a. Khái niệm Điều ước quốc tế về thương mại là văn bản pháp lí được các quốc gia kí kết hoặc tham gia trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện nhằm điều chỉnh những quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại quốc tế và có thể thể hiện dưới bất kỳ tên gọi nào. b. Vai trò -Một công cụ hiệu quả để các nước thiết lập quan hệ quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay -Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luật quốc tế để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển -Là công cụ, phương tiện quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế -Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại, cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa luật quốc tế 3. Khái niệm và vai trò của Luật Quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế a. Khái niệm Pháp luật quốc gia với tư cách là nguồn của luật thương mại quốc tế là hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật do quốc gia ban hành điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. b. Vai trò - “Pháp luật quốc gia phải chuyển hóa các quy định mang tính nguyên tắc của pháp luật quốc tế vào nội dung các quy định của pháp luật quốc gia; những quốc gia áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước quốc tế thì pháp luật quốc tế sẽ trở thành nguồn của pháp luật quốc gia. Ngược lại, một số nguyên tắc, 7

quy tắc trong pháp luật quốc gia được đa số các quốc gia thừa nhận, sử dụng nhiều lần dần trở thành tập quán quốc tế và đưa vào Điều ước quốc tế, trở thành nguồn của pháp luật quốc tế.” => Trong một số trường hợp nhất định, “pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế có thể chuyển hóa cho nhau, trở thành nguồn của nhau”

1.

2. a.

b.

c.

Chương 2: Phân tích các yêu cầu pháp lý trong triển khai hoạt động xuất/nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam Tổng quan Cùng với công cuộc Đổi mới, Đảng ta chủ trương theo đuổi chính sách phát triển đất nước theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, khi thị trường thế giới trải qua những giai đoạn khủng hoảng trầm trọng thì nền kinh tế nước nhà cũng sẽ hứng chịu những tổn thất không thể tránh khỏi. Điền hình là trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) của ngành dệt trong 11 tháng đầu năm 2020 đã giảm 0.4% so với cùng kỳ năm ngoái do tác động mạnh của Covid-19, trong đó IIP tháng 4 giảm 16%; tháng 5 giảm 12%; tháng 6 giảm 9,6%; tháng 7 giảm 6,2%; tháng 8 giảm 3%; tháng 9 giảm 6,3%; tháng 10 giảm 5%. Tháng 11 đã cho thấy sự phục hồi với IPP dương 1.3%, tương tự với ngành trang phục với tốc độ tăng 3.6%. Điều này là kết quả của sự chuyển đổi kịp thời trong bối cảnh covid-19 của các doanh nghiệp từ mặt hàng truyền thống sang mặt hàng đang có nhu cầu cao như đồ bảo hộ y tế, máy móc thiết bị phục vụ ngành y tế để ứng phó với dịch Covid-19. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tính đến tháng 11 năm 2020 đạt 26,7 tỷ USD, tương 10,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Dù nhỏ hơn 10,5% so với cùng kì năm trước nhưng với bối cảnh Covid-19 hiện nay thì con số này vẫn là một nỗ lực đáng ghi nhận của ngành dệt may so với mức sụt giảm 25% trong tổng cầu dệt may của toàn thế giới. Tuy thị trường chưa thể hồi phục hoàn toàn nhưng các doanh nghiệp có thể mong chờ vào một tương lai tươi sáng phía trước khi các Hiệp định thương mại tự do mang tính chiến lược sẽ được kí kết và có hiệu lực vào quý III của năm 2020 chẳng hạn như Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) và không thể không kể đến Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA). Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (“EVFTA- EU- VietNam Free Trade Agreement”) Khái niệm và lịch sử hình thành - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU là một FTA thế hệ mới dược kí kết bởi Việt Nam và 28 nước thành viên EU và là một trong những FTA có mức độ cam kết cao nhất cũng như phạm vi cam kết rộng nhất từ trước đến nay. Ngày 1/12/2015, hiệp định kết thúc đàm phán và được công bố vào ngày 1/2/2016. Tiếp theo đó vào ngày 26/6/2018, EVFTA được tách làm 2 hiệp định riêng biệt là Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) - Ngày 30/6/2019, hai hiệp định được ký kết và được phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu vào ngày 12/2/2020. Sau khi được Hội đồng Châu Âu thông qua vào ngày 30/3/2020 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 thì mới đây hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Nội dung cơ bản Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng dệt may sẽ được EU xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm. Nhóm sản phẩm dệt may được EU cam kết loại bỏ thuế ngay là các sản phẩm mà Việt Nam ít gia công (sản phẩm may mặc) hoặc ít xuất khẩu vào EU (ví dụ nguyên liệu dệt may) với 42,5% dòng sản phẩm hàng dệt may sẽ hưởng thuế nhập khẩu về 0% ngay lập tức. Những mặt hàng còn lại gồm phần lớn sản phẩm may mặc mà Việt Nam đang xuất khẩu sang EU sẽ được cam kết loại bỏ theo lộ trình giảm dần về 0% trong 8 năm tiếp theo. Hiện tại hàng dệt may sẽ được hưởng mức thuế suất trung bình 9% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong 2 năm từ khi EVFTA có hiệu lực. Sau đó EVFTA sẽ áp dụng mức thuế suất cơ bản là 12% theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và giảm dần về 0% theo lộ trình 4 năm, 6 năm, 8 năm lần lượt đối với mặt hàng nhóm B3, B5, B7. “Cam kết thuế nhập khẩu của EU đối với hàng dệt may của Việt Nam  Tra cứu tại Tiểu phụ lục 2-A-1 của HĐ EVFTA 8

 Thuế suất cơ sở 8-12% (chủ yếu là 12%)  Về cơ bản chia làm 2 nhóm:  Nhóm B5: Xóa bỏ thuế nhập khẩu dần đều trong vòng 6 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực  Nhóm B7: Xóa bỏ thuế nhập khẩu dần đều trong vòng 8 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực  Trong 5 năm EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% và trong 7 năm sẽ xóa bỏ 22,7% kim ngạch xuất khẩu còn lại của VN sang EU “ Lưu ý: Hàng dệt may xuất xứ Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ “ 2 công đoạn” (từ vải trở đi)

d. Quy tắc xuất xứ “Từ vải trở đi” Quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” (from fabric forwards) của EVFTA yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải sử dụng vải có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc các quốc gia trong khối liên minh EU và các công đoạn cắt may phải được thực hiện tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi từ hiệp định. Lưu ý rằng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong khuôn khổ EVFTA được thể hiện dưới dạng “quy trình sản xuất cụ thể”, chứ không phải quy tắc chuyển đổi mã CTC như CPTPP và các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã ký kết. Ngoài ra, nguyên tắc cộng gộp (cumulative principle) cho phép doanh nghiệp hàng dệt may Việt Nam...


Similar Free PDFs