Tiểu luận abcdxyzz PDF

Title Tiểu luận abcdxyzz
Author Phan Yến
Course Quản trị kinh doanh, Quản trị học
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 26
File Size 760.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 470
Total Views 861

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ    - - - BÀI LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊĐỀ TÀI : NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - TRƯỜNG HỢP CỦA VINFASTGiảng viên dạy : NGUYỄN TUẤN HÙNG Nhóm thực hiện : Nhóm 04 Lớp : PLT08AHà Nội, ngày 18 tháng 12...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ --- ---

BÀI LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI : NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRƯỜNG HỢP CỦA VINFAST

Giảng viên dạy Nhóm thực hiện Lớp

:

NGUYỄN TUẤN HÙNG

: :

Nhóm 04 PLT08A02

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2021

1

Bảng thành viên nhóm STT

Tên Thành Viên

Mã Sinh Viên

1

Nguyễn Thị Thanh Xuân (leader)

23A4040159

2

Đỗ Hiền Anh

23A4040002

3

Đinh Thị Diệu Linh

23A4040065

4

Bùi Thuỳ Linh

23A4040064

5

Nguyễn Thị Kiều

23A4040061

6

Lê Thị Hoài Phương

23A4040116

7

Hoàng Thị Nhi

23A4040106

8

Nguyễn Trung Hiếu

23A4040041

9

Lê Thị Bảo Thi

23A4040132

10

Nguyễn Như Quỳnh

23A4040121

11

Trần Thị Ngọc Lan

23A4040063

12

Lê Minh Quang

23A4040163

13

Trần Tấn Minh

23A4040089

14

Thái Đức Tuấn

23A4040151

2

Mục lục A.MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 4 B.NỘI DUNG ................................................................................................................... 6 CHƯƠNG I. Những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ....................................................... 6 1.1 Những vấn đề lý luận về cạnh tranh. ...................................................................... 6 1.1.1. Cạnh tranh ....................................................................................................... 6 1.2. Những vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế ................................................... 7 1.3. Tác động của cạnh tranh trong điều kiện hội nhập KTQT...................................... 9 CHƯƠNG II. Thực trạng cạnh tranh của Vinfast trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................................................................ 11 2.1. Lịch sử ngành ôtô Việt Nam ................................................................................. 11 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinfast .......................................................... 11 2.2.1. Cạnh tranh của Vinfast ở thị trường trong nước .............................................. 11 2.2.2. Cạnh tranh của Vinfast ở thị trường quốc tế ................................................... 14 2.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của Vinfast trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................................................. 15 2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................................... 15 2.3.2. Khó khăn ....................................................................................................... 16 2.3.3. Nguyên nhân .................................................................................................. 18 CHƯƠNG III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinfast trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................ 21 3.1. Bối cảnh của thị trường ôtô trong nước và quốc tế ................................................ 21 3.2. Các giải pháp từ doanh nghiệp .............................................................................. 22 3.3. Các giải pháp từ nhà nước ..................................................................................... 23 3.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp ..................................................................... 23 3.5. Định hướng phát triển ........................................................................................... 25 C. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 26

3

A.MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề bài Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã đánh dấu bước hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế. Trong một thị trường mở có sự cạnh tranh bình đẳng quyết liệt từ những đối thủ lớn trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã bộc lộ không ít những yếu kém của mình. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành ô tô của Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngày nay với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nhu cầu về phương tiện ô tô của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Vì thế vào năm 2017 thương hiệu ô tô VinFast được ra mắt (thuộc tập đoàn VinGroup) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Có thể thấy từ khi ra mắt đến thời điểm hiện nay, thương hiệu ô tô VinFast đã từng bước giành thế tự chủ và chủ động về công nghiệp ôtô, đem lại một lợi thế không nhỏ. Song song đó, cũng còn nhiều thách thức và rủi ro với thực tế là lần đầu tiên tham gia ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam nên việc Công ty VinFast cần có một chiến lược quản trị rủi ro hợp lý. Để tồn tại và phát triển trước những đối thủ cạnh tranh lớn, doanh nghiệp ô tô VinFast không thể dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước nữa, mà phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Đây là một nhu cầu cấp thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp ô tô VinFast mà còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn chung của toàn ngành. Do vậy, doanh nghiệp đã coi nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụ chiến lược. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn VinGroup không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với riêng công ty, mà ít nhiều còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành ô tô Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên,nhóm chúng em đã lựa chọn vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”: Trường hợp cụ thể là kinh doanh ô tô VinFast để làm đề tài thảo luận. 2. Mục đích nghiên cứu Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ô tô. Nghiên cứu và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành ô tô VinFast ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ô tô VinFast của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3.Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; phương pháp thống kê và đánh giá số liệu, phương pháp trích dẫn… 4.Kết cấu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung của bài thảo luận chia làm 3 chương: +Chương 1: Những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. +Chương 2: Thực trạng cạnh tranh của Vinfast trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4

+Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinfast trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Ý nghĩa nghiên cứu: Đề tài "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của oto VinFast trong quá trình hội nhập " được thực hiện là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn giúp cung cấp những kiến thức nhất định về năng lực cạnh tranh của Vinfast trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

5

B.NỘI DUNG CHƯƠNG I. Những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.1 Những vấn đề lý luận về cạnh tranh. 1.1.1. Cạnh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh quyết liệt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để thu được lợi nhuận cao nhất. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh -

Năng lực cạnh tranh là cách thức các nước tạo điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển kinh tế. Nó những thứ như chính sách, thể chế và các yếu tố quyết định năng suất. Nó theo dõi những yếu tố quan trọng giúp một nền kinh tế có năng suất cao và so sánh thành quả của mỗi quốc gia với chuẩn mực quốc tế.

1.1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh -

Danh tiếng, thương hiệu  Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được phản ánh chủ yếu ở văn hóa doanh nghiệp, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch…  Danh tiếng và thương hiệu chính là những giá trị vô hình của doanh nghiệp. Giá trị vô hình này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp được xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước biết đến  Danh tiếng và thương hiệu là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng đầu, đặc biệt đối với phần lớn khách hàng không hiểu nhiều về thành phần hay thông số kỹ thuật của sản phẩm.

-

Thị phần khả năng chiếm lĩnh thị trường.  Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh. Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển.

 Thị phần càng lớn càng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh cao nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường  Là một tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh được nhiều người quan tâm, đặc biệt đối với đối tác. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Bao gồm năng suất lao động của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm 6

 Năng suất lao động của một doanh nghiệp càng cao bao nhiêu thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu với các doanh nghiệp cùng loại. Có năng suất cao là nhờ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng tối ưu các nguồn lực, giảm tối đa các chi phí. Vì vậy, năng suất là tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.  Doanh nghiệp nào có cùng sản phẩm đạt mức chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất. -

Trách nhiệm xã hội.

Đây là vấn đề nóng hổi, cấp bách và mang tính toàn cầu. Thế giới đánh giá cao tiêu chí này đối với các doanh nghiệp. Để có năng lực cạnh tranh cao, sản phẩm làm ra không được gây ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm sự yên tĩnh 1.2. Những vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) -

Theo nghĩa hẹp: sự tham gia của các quốc gia vào các tổ chức KTQT và khu vực

-

Theo nghĩa rộng: là quá trình mở cửa nền kinh tế và gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế. Theo nghĩa chung nhất: là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh tế của các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ nguồn lực và lợi ích trên cơ sở tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các chế định hoặc tổ chức quốc tế

-

1.2.2. Tính tất yếu Sự phát triển của phân công lao động quốc tế: Làm cho nền kinh tế của các nước ngày càng gắn chặt vào nền kinh tế toàn cầu, hình thành các mối quan hệ vưà lệ thuộc vừa tương tác lẫn nhau trong một chỉnh thể khiến cho hội nhập KTQT trở thành một xu thế chung của thế giới. 

Hội nhập KTQT là đòi hỏi khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế : Toàn cầu hóa kinh tế : Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới nền kinh tế thống nhất



Khu vực hóa: diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dưới nhiều hình

-

thức nhằm mục đích hợp tác hỗ trợ cùng phát triển , từng bước xóa bỏ những cản trở trong việc di chuyển vốn, lực lượng lao động , hàng hóa dịch vụ … tiến tới tự do hóa hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu vực. → Vì vậy hội nhập KTQT để các nước tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước; giải quyết các vấn đề toàn cầu; tận dụng được CMCN biến nó thành động lực cho sự phát triển.

7

-

Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển chủ yếu và phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.  Là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài, ổn định kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển.  Là con đường có thể giúp tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, khắc phục nguy cơ tụt hậu, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.  Yêu cầu: có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp để hạn chế mặt tiêu cực của hội nhập như: Gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngoài;bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch

1.2.3 Đặc điểm: - Quá trình hội nhập kinh tế phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu,có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp. -

Thực hiện đa dạng hóa các hình thức,các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế như ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ,hợp tác về sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ.

1.2.4 Vai trò: - Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu như:  Đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan; Đàm phán cắt giảm các hàng rào phi thuế quan  Giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc tế; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động dĩ chuyển sức lao động quốc tế  Điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác. 1.2.5 Tác động: - Tích cực:  Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả, từ đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước, cải thiện được môi trường đầu tư, thu hút công nghệ hiện đại và đầu tư nước ngoài.  Nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực học công nghệ khoa học công nghệ quốc gia thông qua hợp tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.  Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, Nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ, phương thức quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế  Cải thiện tiêu dùng trong nước, Người dân được hưởng thụ các sản phẩm hàng hóa, đa dạng, chất lượng và giá cạnh tranh. 8

 Các Nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, Từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phù hợp.  Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, bổ xung những giá trị và tiến bộ văn hoá, văn minh của thế giới.  Tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN  Duy trì hòa bình ổn định ở khu vực và quốc tế. -

Tiêu cực:  Cạnh tranh gay gắt hơn.  Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia dẫn đến nền kinh tế dễ bị tổn thương.  Phân phối không công bằng, tăng khoảng cách giàu nghèo.  Nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên, bắt lợi, tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, sức lao động, giá trị gia tăng thấp, thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên hủy, hoại môi trường.  Thách thức với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia.  Nguy cơ xói mòn truyền thống văn hóa dân tộc  Tăng nguy cơ khủng bố quốc tế và các vấn đề toàn cầu.

1.3. Tác động của cạnh tranh trong điều kiện hội nhập KTQT 





Tác động tích cực

Đối với xuất khẩu: Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam → Cơ hội lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn. Đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký 9

kết Hiệp định thương mại tự do( FTA) như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… 

Môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn nhờ việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới về dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, bảo hộ đầu tư công bằng, không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính,... → Thu hút được nhiều vốn đầu tư



.Đối với thu ngân sách nhà nước (NSNN): Lộ trình cắt giảm thuế trong các FTA sẽ dẫn tới giảm nguồn thu NSNN đối với hàng hóa nhập khẩu Tác động tiêu cực: Việt Nam có 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ → áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập quốc tế là rất lớn: -





Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu: Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, tuy nhiên việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam.



Sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập.



Đối với sản xuất trong nước: Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước TPP, EU vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nước.



Khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước.

10

CHƯƠNG II. Thực trạng cạnh tranh của Vinfast trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2.1. Lịch sử ngành ôtô Việt Nam

. Tháng 10/2018, VinFast đã đưa hai xe mẫu Sedan Lux A 2.0 và SUV Lux SA 2.0 tham gia triển lãm quốc tế Paris Motor Show, một trong những sự kiện ô tô lớn nhất toàn cầu và nhận được sự đón nhận nhiệt tình của công chúng quốc tế. → Kể từ khi ra đời vào năm 2017, VinFast đã liên tục tạo được tiếng vang lớn trên thị trường ô tô – xe máy nội địa lẫn quốc tế. Cho đến nay, tuy mới chỉ trải qua chưa đầy 3 năm, hoạt động nhưng VinFast đã có được những bước đi táo bạo và dứt khoát, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.Vinfast có doanh thu bán xe kỉ lục, vượt cả những ông lớn như Toyota, Honda,.. và đang dần dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinfast 2.2.1. Cạnh tranh của Vinfast ở thị trường trong nước -

Tính đến cuối năm 2021, Vinfast đã triển khai 2 dòng sản phẩm chính tại Việt Nam: xe chạy bằng điện và ô tô chạy xăn...


Similar Free PDFs