Tiểu luận chuỗi cung ứng PDF

Title Tiểu luận chuỗi cung ứng
Author Tài Đức
Course Accounting and Auditing
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 28
File Size 343.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 35
Total Views 965

Summary

Download Tiểu luận chuỗi cung ứng PDF


Description

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯNG ĐI HC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

BÀI TIỂU LUẬN GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA COLA

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thành Luân Sinh viên thực hiện: Lớp: QC21 Khóa: 2021-2022

MỞ ĐẦU Trong thế kỷ 21 – kỹ nguyên của hiện đại. Thế giới đang phát triển phẳng hơn so với một thế kỷ trước, các quốc gia đang tìm cách hội nhập phải đối mặt vớivô số cơ hội và thách thức. Vì thương mại quốc tế đã trở thành một thành phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Chuỗi cung ứng là một hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước, chuỗi cung ứng là vũ khí sắc bén trong việc giúp doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Ngày nay, thu nhập kinh tế của mỗi người đều tăng cao, vì vậy nhu cầu của họ cũng tăng theo, không chỉ “ăn no, mặc ấm” mà nhu cầu của con người bây giờ là “ăn ngon, mặc đẹp”. Vì vậy, không chỉ yêu cầu về mặt thức ăn tăng cao mà nhu cầu về các loại nước uống cũng được quan tâm. Không chỉ về vấn đề nước lọc sạch, mát mà những loại nước giải khát khác cũng được ra đời tạo thuận lợi trong việc lựa chọn cho người tiêu dùng, ví dụ như các loại nước ngọt, nước có ga…. Trong đó, nhãn hàng Coca Cola nổi lên như một doanh nghiệp vững mạnh phát triển ở lĩnh vực đồ uống, và luôn giữ vững vị thế đứng đầu trong lĩnh vực này. Để có được thành công lớn như vậy, chuỗi cung ứng của Coca Cola đã đóng góp một phần không nhỏ. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm em muốn tìm hiểu sâu hơn về chuỗi cung ứng của công ty Coca Cola và cũng giúp mọi người có thêm hiểu biết về cách thức hoạt động và những điều đặc biệt trong chuỗi cung ứng của công ty Coca Cola, những mối liên kết trong chuỗi cung ứng và đưa ra những giải pháp để góp phần công ty hoàn thiện hơn nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng và hài lòng nhất.

Chương 1. Thực trạng chuỗi cung ứng của Coca Cola: 1.1) Thực trạng nhà cung cấp 1.1.1) Cung cấp nguyên liệu:

cấ - Nguyên vật liệu đầu vào là một khâu quan trọng trong việc sản xuất ra một sản phẩm. Chỉ khi kiểm soát được các nhà cung cấp đầu vào thì ta có thể đảm bảo được quá trình sản xuất đảm bảo. - Nước: nước là nguyên liệu căn bản nhất để sản xuất, thường là nước tinh khiết (purewater) được tinh lọc với nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo công nghệ và thiết bị xử lý nước. Nếu không đảm bảo, sản phẩm sẽ vẩn đục, lắng cặn, nhiễm vi sinh… - Đường hoặc chất tạo ngọt (sweeteners): thường thì các sản phẩm nước uống đóng chai sử dụng chất tạo ngọt là Aspartame, Sucralose.. là những loại đường hóa học được phép sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất đồ uống. Hoàn toàn không phải là chất cấm Saccharin. - Hương liệu (flavor): hầu hết các loại nước ngọt đều có gia hương liệu nhân tạo với nhiều mức độ khác nhau để tạo mùi thơm giống tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu. Có 2 cấp độ hương liệu: cấp độ dùng cho sản xuất công nghiệp ví dụ như bột giặt hương hoa oải hương. Cấp độ hương liệu dùng cho chế biến thực phẩm. Hương liệu dùng trong công nghiệp thường có tạp chất, và không thể sử dụng để sản xuất thực phẩm. - Màu thực phẩm (food grade): là một điều bắt buộc đối với các nhà sản xuất nước ngọt. - Chất bảo quản (preservatives): Vì nước ngọt do có chứa đường và một số chất dinh dưỡng có khả năng gây hư thối. Chất bảo quản sẽ kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Với quy trình sản xuất thực phẩm. Lượng chất bảo quản thường có tỉ lệ rất thấp. - Nước bão hòa CO2: Nước uống giải khát coca cola là loại nước uống có gas, tức là nó có chứa CO2, CO2 có chứa trong coca cola là yếu tố tạo nên sự đặc trưng của sản phẩm, không chỉ ảnh hưởng đến giá trị cảm quan mà còn góp phần làm tăng độ bền sinh học của chúng.

- Caffein: Trước kia loại đồ uống này chứa caffein lấy từ hạt cola, ngày nay cola thường được pha với caffein nhân tạo, hoặc cũng dùng caffein tự nhiên, như là từ hạt cà phê. Trong cocacola có chứa 1 lượng caffeine khoảng 30 – 60 mg/500ml. - Lá côca: Lá côca đã được dùng như một loại trà thảo mộc, rất giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Nó còn được coi là một tác nhân kích thích và là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. - Các thành phần khác: Bột Samurai DEFGH, bột Samurai 1A, bột chanh sunfill lime và bột cam sunfill orange. Lô bột cam sunfill orange. Một số hóa chất là: tricalcium phosphate, xanthan gum, hóa chất mono calcium phosphate. 1.1.2) Cung cấp bao bì: - Cung cấp vỏ chai: Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast Packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho Coca Cola. - Nguyên liệu sản xuất chai: từ các chất thải nhựa từ các bãi biển. Gần 300 mẫu chai được sản xuất bằng cách sử dụng 25% nhựa tái chế. - Cung cấp thùng đóng gói: Công ty cổ phần Biên Hòa cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca Cola Việt Nam. - Mỗi một nhà cung ứng cho Coca Cola Việt Nam đều được tuyển trọn một cách kỹ càng cẩn thận về mọi mặt: chất lượng sản phẩm, phương thức hoạt động của công ty, tình trạng công ty, mức độ hài lòng của khách hàng,... Các công ty được lọt vào tầm ngắm của Coca Cola Việt Nam sẽ được tập tập huấn, cố vấn chuyên sâu từ công ty và VCCI, USABOC. Để đảm bảo các thành viên trong chuỗi hoạt động khớp nhau và đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng. - Coca Cola Việt Nam hợp tác với khoảng hơn 300 nhà cung cấp trên toàn quốc. Tháng 10/2017, Coca Cola Việt Nam mới công bố 8 công ty lọt vào chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca Cola, đó là: Công ty Á Đông ADG, M&H, Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), Nam Phương, Tam Phú Hưng, Mai Anh Đồng Tháp và Hoàng Thiên Phúc. Đa số công ty có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh và hoạt động trong các ngành như logistics, đóng lon, bao bì, marketing, phân phố... 8 công ty này sẽ trở thành những đối tác bán hàng (vendor partner) cho Coca-Cola Việt Nam. Khi hãng có dự án, kế hoạch cần đến đối tác tham gia vào,

Coca-Cola sẽ ưu tiên giao cho 8 đơn vị này. - Tuy nhiên, việc gia nhập vào chuỗi này không phải mặc định là mãi mãi. Khi một công ty, mắt xích nhà cung cấp bị chệch sẽ bị công ty Coca Cola Việt Nam loại bỏ và được thay thế bằng một nhà cung dự bị. 1.2) Thực trạng nhà sản xuất 1.2.1) Quy trình sản xuất đồ uống của Coca Cola: hiện tại Coca Cola đã áp dụng việc thực hiện dây chuyền tự động sản xuất công nghệ cao và dễ dàng vận hành. - Để thực hiện mục tiêu này, dây chuyền sản xuất tân tiến tại 3 nhà máy Coca-Cola tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng cùng quy trình khép kín từ khâu thu thập nguyên liệu đến sản xuất tại nhà máy phải đáp ứng những tiêu chuẩn gắt gao về quản lý trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. - Các vỏ chai được vận chuyển bởi băng chuyền từ giá kê đến nhà máy, tại đây các chai được tháo ra và phân loại dựa vào tuổi thọ và loại nước chứa bên trong sau này. Sau khi được mở nắp và “quan sát”, chai sẽ được gửi đến máy rửa. Thiết bị “quan sát” này sẽ kiểm tra chất độc trong chai sử dùng thiết bị đo lường độ dẫn xuất, màu sắc điều khiển bằng laser, hồng ngoại. Một chu trình được tiến hành nhằm kiểm tra độ vệ sinh tuyệt đối của chai. Sau khi được làm sạch, “bộ phận kiểm tra” kiểm tra chúng có đúng kích cỡ, độ biến dạng, rò rỉ, hỏng ren, màu sắc và các hỏng hóc khác. -Sau khi khử khuẩn sạch sẽ vỏ chai, tiếp tục đến bước dán nhãn keo nóng với các dữ liệu sản xuất để hoàn thành bước bao bì. - Tiếp theo là đến bước chiết, rót: Quá trình này được thực hiện bởi hệ thống máy Carbonated, máy được thiết kế thành một khối Cabin liền mạch bao gồm đảo ngược chai chiết rót, và đóng nắp. - Chất lượng nước rất quan trọng cho sự thành công của một loại nước giải khát. Các tạp chất, chẳng hạn như các hạt lơ lửng, chất hữu cơ, vi khuẩn, có thể làm suy giảm hương vị và màu sắc sản phẩm. Những tạp chất này được loại bỏ qua quá trình làm đông, lọc và khử trùng bằng clo. - Sau đó, nước được đổ qua một bộ lọc cát để loại bỏ các tạp chất còn lại. Khâu khử trùng nước rất cần thiết để diệt mọi loại vi khuẩn và hợp chất hữu cơ có thể làm hỏng màu sắc hoặc mùi vị của nước. Nước được bơm vào một bể chứa và được bổ sung một lượng nhỏ clo. Nước clo được lưu trữ trong bể khoảng 2 giờ cho đến khi phản ứng hoàn tất.

- Tiếp theo, bộ lọc than hoạt tính sẽ khử clo trong nước và loại bỏ các chất hữu cơ còn lại, giống như bộ lọc cát. - Đường hòa tan và hương vị đậm đặc được bơm theo đúng liều lượng tùy theo độ tương thích của chúng. Các thành phần dùng để sản xuất nước ngọt được đưa vào bồn, ở đó chúng sẽ được hòa trộn cẩn thận. Xi-rô có thể được tiệt trùng ngay trong bể chứa, bằng tia cực tím hoặc đèn flash thanh trùng, quá trình này liên quan đến việc làm nóng và lạnh hỗn hợp hòa trộn này. Xi-rô hoa quả thường phải được tiệt trùng kỹ. - Nước và xi-rô được kết hợp với nhau một cách cẩn thận bằng các loại máy tinh vi, được gọi là proportioners, trong đó quy định tỷ lệ lưu lượng và tỷ lệ các chất lỏng. - Cacbonat thường được cho vào thành phẩm, mặc dù người ta có thể trộn lẫn cacbonat vào nước ở giai đoạn trước đó. Nhiệt độ của chất lỏng phải được kiểm soát cẩn thận vì độ hòa tan của carbon dioxide tăng lên khi giảm nhiệt độ chất lỏng. Số lượng carbon dioxide được sử dụng phụ thuộc vào từng loại nước giải khát. Ví dụ, nước trái cây cần ít cacbonat hơn. - Cuối cùng là bước đóng gói và hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm cuối cùng được đưa vào trong chai hoặc lon. Các container được ngay lập tức niêm phong chặt chẽ. Do nước ngọt thường được làm mát trong quá trình sản xuất, chúng phải được đưa về nhiệt độ phòng trước khi ghi nhãn để ngăn chặn sự ngưng tụ gây hư hỏng nhãn. Điều này thường được thực hiện bằng cách phun nước ấm lên container và làm khô chúng. Nhãn sau đó được gắn lên với chai, cung cấp các thông tin về thương hiệu, thành phần, thời hạn sử dụng, và cách sử dụng an toàn sản phẩm. Hầu hết nhãn được làm bằng giấy mặc dù một số nhãn được làm bằng phim nhựa. Cuối cùng, các chai, lon nước ngọt sẽ được đóng gói vào thùng carton hoặc khay và sau đó được vận chuyển đến các nhà phân phối. 1.2.2) Tổ chức sản xuất: - Tổ chức sản xuất là khẩu trung tâm của chuỗi. Công ty Coca Cola Việt Nam được cấu tạo gồm 2 bộ phận: + TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca Cola cho các nhà máy, chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu. TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P là Price, Product, Promotion. + TCB (The Coca Cola Bottler): chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân

phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola. Điều đó có nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về chữ P thứ 3 - Place và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. - Theo Coca Cola Jouner, năm 2017, Công ty Coca Cola Việt Nam có khoảng 2.500 nhân viên, trong đó hơn 99% là người Việt Nam. - Nhà sản xuất: có 3 nhà máy lớn đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Do hiện nay công ty Coca Cola Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà máy lớn tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nång, Hà Nội hiện tại đều hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty. Nên đây được xem là mắt xích cố định không thể thay thế của chuỗi cung ứng Coca Cola Việt Nam. Mỗi nhà máy có công suất đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường các khu vực tương ứng miền Bắc, Trung và Nam. 1.3) Thực trạng về sản phẩm: 1.3.1) Bao bì sản phẩm: - Ngay từ những ngày đầu bước vào con đường kinh doanh, màu đỏ đã trở thành màu sắc đặc trưng và đại diện cho nhãn hàng Coca Cola. Với màu sắc đặc biệt nó làm cho sản phẩm của Coca Cola trở nên đặc biệt với khách hàng gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên và cũng góp phần giúp các sản phẩm được nhận dạng nhanh trên kệ giữa rất nhiều sản phẩm mang tính chất tương đồng, dễ dàng tìm kiếm… Mặc dù về sau, Coca Cola ngày càng phát triển nhiều dòng sản phẩm khác nhau nhưng vẫn không thay đổi màu đỏ đặc trưng đã làm nên thương hiệu ngay từ những ngày đầu tiên, chính vì sự tin tưởng đó đã giúp khách hàng luôn nhận diện được các sản phẩm đến từ Coca Cola và phân biệt trong vô vàn sản phẩm mới của hãng. - Ví dụ: Màu đỏ của Coca Cola truyền thống, màu trắng của Diet Coke, màu xanh Sprite, màu cam Fanta…. Bảng màu nhận diện là những tông màu cơ bản nhưng quen thuộc và nổi bật nên khách hàng dễ dàng nhận ra các sản phẩm của Coca Cola, thậm chí không cần đọc kỹ các thông tin được in trên bao bì sản phẩm. - Màu sắc không chỉ tác động tới hành vi tiêu dùng của khách hàng mà còn là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các cửa hàng bán lẻ của Coca Cola, giúp người bán có thể nhận diện được sản phẩm của các nhãn hàng khác nhau, để việc hỗ trợ khách hàng được diễn ra

nhanh chóng và thuận tiện. - Sự thay đổi đầu tiên về bao bì của Coca-Cola không phải cho mục đích bán hàng mà là để chống lại sự giả mạo, sao chép. Năm 1960, Coke bắt đầu sử dụng thiết kế lon. Vào năm 1977, Coke cuối cùng cũng đăng ký nhãn hiệu kiểu dáng chai và cái tên “CokeCola và Coke”. Năm 1977 cũng đánh dấu sự ra đời của loại chai 2 lít. Kể từ đó, CocaCola đã cho ra đời rất nhiều mẫu thiết kế bao bì cho thương hiệu của mình. Trong nhiều dự án quảng cáo, concept chính là hình ảnh thiết kế bao bì Coca-Cola. - Coca Cola luôn thay đổi thiết kế bao bì của sản phẩm và đã sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau như: thủy tinh, thiếc, nhựa… Và hiện tại công ty vẫn không ngừng tìm kiếm những chất liệu mới để thuận lợi trong việc sản xuất và đặc biệt là thân thiện hơn với môi trường để mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm Coca Cola hoàn hảo nhất, an toàn nhất. Họ cũng đem đến những mẫu sản phẩm mang vẻ ngoài độc đáo để đánh dấu những ngày và sự kiện đặc biệt. - Những cải tiến mang tính đặc biệt trong bao bì sản phẩm của Coca Cola đều nhằm mục đích mang đến tay người tiêu dùng cảm giác mới mẻ, độc đáo và thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng tung ra các mẫu mã sản phẩm mang tính xu thế mang đến cảm giác thích thú cho người tiêu dùng. - Để tránh cảm giác nhàm chán và thu hút sự chú ý của khách hàng Coca Cola đã, đang và sẽ thay đổi thiết kế sản phẩm. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết mang đến sự thành công cho Coca Cola - Ví dụ: Tại Việt Nam, chiến dịch “Share a coke" có tên “Trao Coca-Cola,kết nối bạn bè" bắt đầu từ ngày 09/06/2014 và gây được tiếng vang rất lớn. Những chai Coca-Cola in tên người dùng đã trở thành cơn sốt, trở thành hiện tượng được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội. 1.3.2) Hương vị sản phẩm: - Ngoài những thiết kế độc đáo về bao bì, Coca Cola cũng rất chăm chỉ tìm kiếm và đưa ra nhiều hương vị khác nhau đến người tiêu dùng. - Coca Cola trung thành với hương vị vanilla trong suốt hơn 10 năm qua không chỉ bởi vì nó được yêu thích bởi khách hàng ở đa dạng độ tuổi và là hương liệu quen thuộc với đại đa số người tiêu dùng, mà còn vì những mục đích khác như tạo ra sản phẩm signature của

hãng, tăng tính cạnh tranh với nhiều hãng sản xuất nước ngọt khác, hay giữ vững vị thế của mình trên thị trường F&B. - Bên cạnh hương Vanilla, Coca Cola vị quả anh đào là một trong những hương vị làm nên tên tuổi của dòng thức uống Coca Cola nổi tiếng. Sản phẩm Coca Cola hương vị anh đào được lên kệ lần đầu tiên vào năm 1985, với những phản ứng tích cực từ phía người tiêu dùng. Những dòng thức uống phiên bản của hương vị này sau đó có Cherry Vanilla, Diet Coke Feisty Cherry, Cherry Zero... - Coca Cola vị quả anh đào có vị ngọt dịu của trái cây tươi,với độ ga vừa phải giúp hô trợ tiêu hoá, giảm đầy hơi, đặc biệt có lợi khi dùng sau lúc ăn. Coca Cola quả anh đào là một trong những hương vị Coca Cola lâu đời nhất, cũng là một trong những hương vị coke lưu trữ hương trái cây tươi mới và ngon nhất. Vào thời kỳ đinh cao, nó đã có mặt tại 36 quốc gia; và được yêu thích nhiều đến nỗi đã từng xuất hiện tin đồn rằng nước tăng lực Coca Cola hương vị anh đào sẽ được sản xuất và có mặt tại Mỹ vào năm 2020. - Sau khi ra đời dòng Coca Cola hương chanh vào năm 2001 và nhận được phân hồi tích cực từ người tiêu dùng, với đến 40%doanh số đến từ khách hàng mới; Coca Cola đã quyết định phát triển thêm dòng sản phẩm hương cam vào năm 2007. Sản phẩm gây được tiếng vang lớn dù chi ra mắt và bày bán tại thị trường Gibraltar. Sau đó, Coca Cola tiến hành sản xuất thêm nhiều dòng thức uống vị cam mới như cam vanilla, cam vanilla không đường...Hương cam là hương vị trái cây kinh điển của Coca Cola. - Đến tháng 02/2019, nước ngọt hương vani cam được trình làng tại Mỹ đã vô cùng thành công bởi hương cam gắn liền với tuổi thơ của đại đa số người dùng tại thị trường nơi đây. Ngoài ra, sản phẩm này còn xuất hiện tại nhiều thị trường khác như Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và được so sánh với thức uống Cola cam nổi tiếng Mezzo Mix được bán trên khắp thị trường châu Âu. - Không chỉ được sử dụng như một hương liệu làm bánh, hương quế còn là một dòng hương rất nổi tiếng của ông lớn ngành giải khát. Năm 2019, Coca Cola đã phát hành một loại soda cổ điển trong kỳ nghi giáng sinh và nhanh chóng nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng. Hương vị của Coke vị quê mang đặc trưng của mùa lễ hội đến nỗi được miêu tả là “gói cả giáng sinh trong một lon Coke".

- Nước giải khát có ga không đường Coca-Cola Zero giữ được hương vị thơm ngon, sảng khoái của cola nguyên bản, đồng thời không chứa calo giúp bạn tự tin thưởng thức, thổi bùng mọi cuộc vui. - Ngoài những hương vị ngọt và có gas, Coca-Cola nhận thấy rằng qua thời gian, nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng. Họ quan tâm nhiều hơn đến thông tin dinh dưỡng, đặt nhiều kỳ vọng vào sự cải tiến tích cực từ những sản phẩm giải khát tiêu thụ hằng ngày. Do vậy, trong chiến lược kinh doanh dài hạn, cùng với mục tiêu trở thành tập đoàn chuyên về nước giải khát, Coca-Cola luôn đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng nhằm đáp ứng được sự thay đổi về khẩu vị và nhu cầu của họ. - Cụ thể, Coca-Cola đã nghiên cứu và cân nhắc giảm lượng đường hợp lý trên danh mục các sản phẩm hiện có. Theo thống kê, đến nay có hơn 1.100 sản phẩm của Coca-Cola sản xuất được giảm đường hoặc không đường. Đáng chú ý, trong năm 2017, Coca-Cola đã giảm đường cho hơn 500 sản phẩm của mình. 1.4) Thực trạng phân phối trong chuỗi cung ứng Coca Cola: - Các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy đóng chai đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Năm 2001, Chính Phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sáp nhập theo cơ câu quân lý tập trung, trong đó, nhà máy đóng chai Coca-Cola Việt Nam (CCBV) ở Thành Phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý. - Hai nhà máy đóng chai ở Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam ở khu phía Bắc và miền Trung. Với 3 nhà máy sản xuất ở 3 miền Bắc, Trung, Nam tạo điều kiện cho công ty có thể mở rộng mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lí ở 3 khu vực này. - Đặc thù là ngành hàng tiêu dùng nhanh nên sự phân bố các đại lý phân phối, bán buôn của Coca Cola khá dày với khối lượng hàng dự trữ tương đối lớn. - Các kênh phân phối của Coca Cola đến tay người tiêu dùng: tại cấu trúc phân phối này được cấu thành từ nhiều phần khác nhau. Trong đó có 3 trung tâm phân phối cốt lõi thuộc quyền sở hữu của Coca Cola Việt Nam. Tiếp đến chính là các nhà phân phối, các đại lý

lớn của Coca Cola. Các thành phần này có sự góp mặt chính của các doanh nghiệp Việt Nam do sự thông hiểu về thị trường địa phương, mối quan hệ rộng về các nhà bán lẻ, đảm bảo sản phẩm Coca Cola có thể được phân phối đến mọi nơi của đất nước. Coca Cola có 3 trung tâm phân phối chính được đặt gần 3 nhà máy sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà nội, 3 nhà máy tại khu vực lớn ở các miền Bắc – Trung – Nam để đảm bảo sản phẩm được lưu thông rộng rãi và liên tục. 1.4.1) Coca Cola phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng: - Xuất phát điểm từ những ngày đầu của Coca Cola là từ một quán đồ uống nhỏ, với hình thức kinh doanh chính là bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Sau đó chính vì chất lượng của sản phẩm mà lượng khách hàng biết đến CoCa Cola đã ngày một nhiều, doanh thu và quy mô của công ty cũng từ đó mà ngày một tăng. - Từ đó, các chi nhánh của Coca Cola bắt đầu được xây dựng và mở rộng. Với mục tiêu chính là cung cấp nhanh chóng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, Coca Cola sau này mới có các chiến lược phân phối qua các hình thức như: siêu thị, đại lý, doanh nghiệp bán buôn,… - Dẫu các hình thức phân phối khác đã mở rộng và chiếm lĩnh phần lớn trong việc phân ...


Similar Free PDFs