Tiểu luận Cơ sở TNXH nhóm 8 PDF

Title Tiểu luận Cơ sở TNXH nhóm 8
Author Thùy Giang Nguyễn
Course Công tác xã hội trong nhà trường
Institution Đại học Sư phạm Hà Nội
Pages 27
File Size 531.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 106
Total Views 275

Summary

Download Tiểu luận Cơ sở TNXH nhóm 8 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON.

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1 Nhóm sinh viên: NGÔ THỊ QUỲNH ANH PHẠM THỊ NHÀN LƯU THỊ BÍCH DỊU PHAN HỒNG NHUNG Lớp: DHGDTH1-K21.

Chủ đề: Tìm hiểu chủ đề thiên nhiên và các hoạt động kinh tế, xã hội của con người ở các vùng đồng bằng Việt Nam. Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THỊ ÁNH HỒNG

Hải phòng, tháng 7 năm 2021.

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON.

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1 Nhóm sinh viên: NGÔ THỊ QUỲNH ANH PHẠM THỊ NHÀN LƯU THỊ BÍCH DỊU PHAN HỒNG NHUNG Lớp: DHGDTH1-K21.

Chủ đề: Tìm hiểu chủ đề thiên nhiên và các hoạt động kinh tế, xã hội của con người ở các vùng đồng bằng Việt Nam. Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THỊ ÁNH HỒNG

Hải phòng, tháng 7 năm 2021.

2

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU. PHẦN 1: Khái quát mục tiêu, nội dung chủ đề. 1.1: Khái quát mục tiêu. 1.2: Nội dung chủ đề. 1.2.1: Đồng bằng Bắc Bộ. 1.2.2: Đồng bằng Nam Bộ. 1.2.3: Đồng bằng duyên hải miền Trung. PHẦN 2: Thống kê bài học trong chương trình tiểu học có liên quan đến chủ đề. PHẦN 3: Xây dựng kế hoạch dạy học một số bài có nội dung liên quan đến chủ đề. 3.1: Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ. 3.2: Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ. 3.3: Bài 24: Đồng bằng duyên hải miền Trung. KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

3

LỜI NÓI ĐẦU: Cơ sở tự nhiên và xã hội 1 là một học phần quan trọng và cần thiết để sinh viên sau khi ra trường có thể giảng dạy tốt các bộ môn: Tự nhiên – Xã hội, Khoa Học, Lịch sử và Địa lý ở bậc tiểu học. Học phần này cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về sinh học: khái quát về giới thực vật, động vật; về con người và sức khỏe; về vật chất và năng lượng; về Địa lý (Địa lý đại cương, châu lục và Việt Nam); về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (các sự kiện Lịch sử, nhân vật lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chính của Lịch sử Việt Nam).Đồng thời, giúp sinh viên bước đầu có thể tiếp cận, tìm hiểu, phân tích nội dung chương trình và cấu trúc sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học có liên quan. Hòa cùng công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, Môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Sử dụng lược đồ hay đồ dùng trực quan là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và đặc biệt là đối với học sinh ở giai đoạn đầu cấp. Sử dụng lược đồ giúp học sinh dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật - hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống. Phần 1: Mở đầu: 1. Khái quát. * Mục đích nghiên cứu: - Phục vụ cho mục đích học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả của học phần của sinh viên. - Xem xét, tổng hợp kiến thức về chủ đề thiên nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của con người ở các vùng đồng bằng Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu chủ đề thiên nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người ở các vùng đồng bằng Việt Nam. - Tìm hiểu thiên nhiên và hoạt động kinh tế, xã hội ở 3 vùng đồng bằng lớn của Việt Nam: đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung và đồng bằng Nam Bộ. - Đưa ra nhận xét, tổng kết ưu điểm và nhược điểm để phát triển của từng vùng. 2. Nội dung nghiên cứu: Lãnh thổ Việt Nam có 3 vùng đồng bằng lớn, phân bố từ Bắc xuống Nam: Đồng bằng Bắc bộ (Đồng bằng sông Hồng), Đồng bằng duyên hải miền Trung, Đồng bằng Nam bộ (Đồng bằng sông Cửu Long hay là đồng bằng sông Mê Kông). Dựa vào nhiệm vụ nghiên cứu, ta chia nội dung ra 3 phần, ứng với từng vùng đồng bằng. 2.1: VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. 2.1.1: Thiên nhiên. *Vị trí, phạm vi, diện tích: 4

Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ Bắc Bộ) là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Bao gồm 10 tỉnh thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích trên 20.973 km², tỷ lệ khoảng 7% tổng diện tích cả nước. Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. *Địa hình, địa chất: Địa hình lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình có hướng dốc chung từ tây bắc xuống đông nam, địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, ... Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Dọc theo các sông ở đồng bằng đều có đê chia cắt đồng bằng thành những ô tương đối độc lập. Có một số ít núi thấp, núi sót ở khu vực Ba Vì, Tam Đảo, Hoà Bình. Toàn bộ miền đồng bằng sông Hồng nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại nền đá vùng Đông Bắc. Cách đây 200 triệu năm, vào cuối đại Cổ sinh, lớp đá này bị sụt xuống. Vào thời đó, biển lên đến quá Việt Trì ngày nay, tiến sát các vùng đồi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Nho Quan. Cửa sông Hồng lúc đó ở Việt Trì. Chế độ biển kéo dài trên 170 triệu năm. Các trầm tích Neogen lắng xuống làm cho vịnh biển thu hẹp lại. Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000 mét. Trên cùng là lớp phù sa Holocen dày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, và càng xa trung tâm thì càng mỏng dần. Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan. Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ. Tài nguyên khoáng sản: Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Tài nguyên biển: Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ. Ngoài ra còn một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà,… Tài nguyên đất đai: Đồng bằng sông Hồng có đặc thổ nhưỡng đa dạng với đất feralit trên đồi núi sót, nhiều nơi bị đá ong hoá; đất phù sa được bồi hàng năm ở vùng 5

ngoài đê; đất phù sa trung tính ít chua trong đê; đất glây hoá, lầy thụt ở các vùng trũng do trồng lúa nước; đất ngập mặn ven biển; đất phèn tại các vùng cửa sông. Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước. Đất đai của vùng thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha. Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”. Tài nguyên sinh vật, rừng: Diện tích rừng ở Đồng bằng Bắc bộ không còn nhiều nhưng có giá trị bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học. Một số tỉnh có độ che phủ rừng lớn hơn cả là Vĩnh Phúc, Ninh Bình. Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dày đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thuỷ, Tam Đảo,… Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm với một mùa đông không lạnh. Nhiệt độ trung bình nằm trên 23°C, lượng mưa trung bình năm 1.600 – 1.800mm. Đồng bằng Bắc Bộ thường có những biến động về thời tiết gắn với không khí lạnh tràn về vào mùa đông và những đợt gió Tây khô nóng vào mùa hạ, bão vào mùa thu. Tài nguyên nước (sông, hồ, nước ngầm,…): Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, 2 hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình, lượng nước dồi dào cung cấp phù sa, nước cho nông nghiệp, mở rộng diện tích. Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn. Đồng bằng sông Hồng cũng có các hồ, mạch nước ngầm có kích thước khác nhau tuỳ thuộc vào mùa: hồ tây, đất ngập nước Xuân Thuỷ, Tiền Hải, … 2.1.2: Hoạt động kinh tế - xã hội. Dân số: Đồng bằng Bắc Bộ chiếm 22,8% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình là 971 người/km², gấp gần 3,6 lần mật độ dân số trung bình cả nước. Đồng bằng Bắc Bộ luôn giữ vị trí là vùng tập trung đông dân cư với mật độ dân số cao nhất cả nước. 99,6% dân số là người Kinh, một số dân tộc ít người sống rải rác trong vùng là Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, người Mường ở Hòa Bình và Hà Tây cũ. Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng xuất cư trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Đồng bằng Bắc Bộ là vùng lãnh thổ có mật độ đô thị dày nhất cả nước. Trong vùng có hai đô thị cấp quốc gia là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng; 8 thành phố trực thuộc tỉnh. 6

Thủ đô Hà Nội với dân số gần 7 triệu người (tháng 01/2013) đang phát triển nhanh thành một chùm đô thị hiện đại, là đô thị trung tâm cấp quốc gia và là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong vùng ảnh hưởng có bán kính 30 – 50km, Thủ đô Hà Nội có hàng loạt đô thị vệ tinh tạo nên sự liên kết đô thị chặt chẽ. Thành phố hải Phòng cũng là một đô thị trung tâm cấp quốc gia với chức năng chính là đô thị cảng biển, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ. Kinh tế: Đồng bằng Bắc Bộ có cơ cấu GDP với tỉ trọng cao nhất là dịch vụ rồi đến công nghiệp – xây dựng, tỉ trọng nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản ngày càng giảm. *Nông nghiệp: Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp chiếm 57,7% diện tích vùng (2002) là liên tục trong xu hướng bị thu hẹp trong 10 năm trở lại đây khi thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác nhau như giao thông vận tải, xây dựng các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nhà ở,... Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều thuận lợi trong đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm, tập trung vào thâm canh tăng vụ, sản xuất theo hướng hàng hóa phục nhu cầu của thị trường lớn ngay trong vùng. Vùng có tiềm năng phát triển vụ đông, trồng các loại rau quả có giá trị hướng đến xuất khẩu. Năng suất lúa của vùng hiện nay dẫn đầu cả nước, sánh ngang với năng suất lúa của cả nước tiên tiến trên thế giới với mức phổ biến 10 -12 tấn/ha. *Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi chiếm 30,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng (năm 2003). Đây là vùng chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước. *Công nghiệp: Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp. Đây là vùng đại diện khi hóa tốt nhất nước ta, gần như 100% các làng xã có điện. Công nghiệp cơ khí chế tạo, điện – điện tử là một thế mạnh truyền thống của vùng với cơ cấu sản phẩm khá đa dạng. Các trung tâm công nghiệp cơ khí lớn Hà Nội, Hải Phòng. Công nghiệp hóa chất rất đa dạng. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng phát triển với các nhà máy xi măng lớn. Công nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng có sản phẩm khá đa dạng như sứ vệ tinh, gạch granit nhân tạo, gạch ceramic nhân tạo...Công nghiệp dệt may, da giày dựa trên thế mạnh nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, khéo tay được phát triển ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm hiện phát triển chủ yếu ở 3 tỉnh, thành phố trọng điểm của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. Ngoài ra còn có công nghiệp chế biến thực phẩm, khai thác khí dầu, khai thác đá vôi, khai thác cao lanh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỷ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% cả nước. Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh. Tính đến cuối năm 2009, vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng KCN và 23% về diện tích đất tự nhiên các KCN. *Dịch vụ, hạ tầng: Giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ đặc biệt phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ, đây cũng là vùng có hệ thống giao thông nông thôn phát triển nhất cả nước. Về giao thông đường biển, cảng Hải Phòng là cảng lớn nhất miền Bắc. Trong vùng có sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Cát Bi đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và

7

hàng hóa đến các khu vực trong nước và nhiều nơi trên thế giới nhanh chóng thuận tiện. Dịch vụ: Đồng bằng Bắc Bộ giàu tiềm năng du lịch. Trước hết, đây là vùng văn hóa rất đặc sắc, mặc dù trải qua nhiều biến cố lịch sử song hiện vẫn giữ được nhiều công trình kiến trúc – lịch sử, kiến trúc – tôn giáo có giá trị. Hạ tầng: Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh: Hệ thống đường cao tốc có đường cao tốc Bắc – Nam; đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và đang xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh. Hệ thống đường quốc lộ có quốc lộ 1A xuyên Việt, đường liên tỉnh Hà Nội Hưng Yên hay còn gọi là đường 39B, quốc lộ 5A nối Hà Nội tới Hải Phòng đi qua các tỉnh, Thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng; Đường cao tốc mới 5B Hà Nội - Hải Phòng đi qua các tỉnh, Thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng; quốc lộ 10 nối từ Ninh Bình đi Hải Phòng; quốc lộ 18 nối Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương; Quốc lộ 39 từ phố Nối Hưng Yên tới cảng Diêm Điền; quốc lộ 21B nối Hà Nội - Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình; các quốc lộ khác như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Quốc lộ 35, Quốc lộ 17... Tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng. Các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Diêm Điền, cảng Ninh Cơ... Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến… Khu vực có nhiều tuyến đường sông quốc gia được đưa vào danh sách Hệ thống đường sông Việt Nam như: Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Luộc, Sông Đáy, Sông Hoàng Long, Sông Nam Định, Sông Ninh Cơ, Kênh Quần Liêu, Sông Thái Bình, Sông Kinh Thầy, Sông Kinh Môn, Sông Cấm, Sông Lạch Tray, Sông Văn Úc,. 2.2: VÙNG ĐỒNG BẰNG NAM BỘ. 2.2.1: Thiên Nhiên. Vùng đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam ở đất nước ta bao gồm khu vực Đông Nam Bộ (với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu) và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (với 13 tỉnh gồm Đòng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Long An Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) . Đây là vùng đồng bằng có diện tích lớn nhất cả nước do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. *Vị trí địa lý: + Phía Tây bắc của vùng giáp với Tây Nguyên. + Phía Đông Bắc giáp duyên hải Nam Trung Bộ. + Phía Tây giáp Campuchia. + Phía Đong Nam và Tây Nam giáp Biển Đông. *Ý nghĩa của vị trí địa lý: - Đây là một điểu kiện rất thuận lợi để vùng đẩy mạnh mối quan hệ về kinh tế xã hội trên đất liền cũng như trên biển. - Mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. 8

Địa hình của vùng thoải dần từ bắc xuống nam. Phía Bắc của vùng là một miền đất cao có độ cao trung bình từ vài chục mét đến 200m. Phía Nam của vùng là một đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng đất đai màu mỡ, cao không quá 5m so với mực nước biển. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long không có đê, mùa lũ nước tràn bờ, bồi đắp phù sa gần như khắp cả đồng bằng. Các loại đất chính của vùng đồng bằng Nam Bộ là đất badan ở khu vực giáp Tây Nguyên, đất xám (diện tích 795000 ha) phân bố ở phía tây của vùng. Đất phù sa có diện tích rất lớn ở đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,7 lần đồng bằng sông Hồng). Vùng hạ lưu các con sông giáp với biển chủ yếu là đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khí hậu của vùng đồng bằng Nam bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo. Đây là vùng nắng nhiều, nhiệt độ cao quanh năm. Lượng mưa trung bình phổ biến từ 1600 – 2000mm. Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng lũ sau đó bước vào mùa khô gay gắt. Đặc điểm đáng chú ý là khu vực này rất ít có bão và không có hiên tượng thời tiết gió Tây khô nóng. Đồng bằng Nam bộ là lưu vực của các con sông lớn như sông Mê Công, sông Đồng Nai - Vàm Cỏ. Ở vùng hạ lưu các con sông, chế độ thủy văn chịu tác động mạnh của thủy triều. Những ngày triều cường, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư. Riêng ở đông bằng sông Cửu Long, lũ cũng được coi là một loại tài nguyên, nhờ lũ mà đồng bằng bồi đắp phù sa hằng năm, đồng ruộng được vệ sinh cung cấp nguồn và giống thủy sản nước ngọt từ thượng nguồn đổ về, bổ sung nước ngầm và độ ẩm cho mùa khô đồng thời tẩy mặn. Khu vực này còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt vừa có tác dụng tưới tiêu đồng thời tạo nên một hình thức di chuyển vận tải độc đáo trên ghe, thuyền giữa các khu vực khác nhau trong vùng .Ở khu vực Đông Nam Bộ, nhiều hồ lớn được xây dựng để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An. Mạng lưới sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ nhiều, chằng chịt, cung cấp nước dồi dào cho cả vùng Nam Bộ. Tài nguyên rừng ở vùng đồng bằng Nam Bộ tương đối phát triển. Trong vùng có các loại rừng phổ biến như rừng rậm nội chí tuyến gió mùa, rừng rụng lá, rừng ngập mặn. Tài nguyên khoáng sản thế mạnh của vùng là các dầu mỏ, khí trên thềm lục địa. Tài nguyên du lịch của vùng đồng bằng Nam Bộ rất phong phú với các loại hình du lịch tìm hiểu tự nhiên,nhiều di tích lịch sử, văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm,… 2.2.2: Hoạt động sản xuất của con người. Năm 2013, dân số của đồng bằng Nam Bộ là gần 33 triệu người, chiếm 36,7% dân số của cả nước. Mật độ dân số trung bình là 513 người/km², gần gấp đôi mức trung bình của cả nước. Dân cư trong vùng phân bố rất không đồng đều, tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa,… Dân tộc Kinh chiếm trên 90% còn lại là dân tộc thiểu số như Hoa, Xtieng, Khome, Chăm… Đồng bằng Nam bộ có nét nổi bật là các dòng chuyển dân cư đến chiếm ưu thế. Đặc điểm quần cư và đô thị hóa của vùng có sự khác biệt rõ rệt giữa Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long . Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước và tốc độ đô thị hóa nhanh. Cơ cấu GDP cho thấy tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ của vùng đang chiếm ưu thế. Kết quả này được chủ yếu là nhờ việc khai thác và sản xuất khẩu dầu mỏ đem lại lượng ngoại tệ lớn. Vùng có thế mạnh trồng lúa, được mệnh danh là vựa lúa của nước. 9

Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tục cung cấp hơn một nửa sản lượng lúa gạo của cả nước, góp phần quyết định vào việc Việt Nam tự túc được lương thực và trở thành một trong những nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới với 3- 4 triệu tấn/năm. Nông nghiệp của vùng khá phát triển với cơ cấu ngành toàn diện. Đông Nam Bộ trồng nhiều cây c...


Similar Free PDFs