TIỂU LUẬN CSTM Final converted PDF

Title TIỂU LUẬN CSTM Final converted
Author Thùy Linh Đặng
Course Chính sách thương mại quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 26
File Size 682.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 118
Total Views 374

Summary

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ =====000=====TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCHTHƯƠNG MẠI QUỐC TẾ“Áp dụng mô hình khối kim cương của M đánhgiá năng lực cạnh tranh của mặt hàng đồ gỗ củaViệt Nam”Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hiền Hương – 1915510065 Phạm Thị Thu Hương – 1915510067 Lê Duy Quốc ...


Description

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ =====000=====

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ “Áp dụng mô hình khối kim cương của M.Porter đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hiền Hương – 1915510065 Phạm Thị Thu Hương – 1915510067 Lê Duy Quốc Khánh – 1915510079 Hoàng Thị Gia Linh – 1716610056 Thiều Thị Ngọc Lâm – 1915510083 Đặng Thị Thùy Linh - 1915510085 Lớp tín chỉ: TMA301.1 Hà Nội, tháng 10 năm 2020

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ..................................................................................... LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH KHỐI KIM CƯƠNG CỦ A M. PORTER VÀ T ỔNG QUAN MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM. .................. 2 1.1 Mô hình khối kim cương của M. Porter. .................................................................... 2 1.2 Tổng quan về mặt hàng đồ gỗ Việt Nam. ................................................................... 3 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM ................................................................................................................ 5 2.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất ................................................................................. 5 2.1.1. Ví trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên .................................................................... 5 2.1.2. Nguồn vốn .................................................................................................................. 6 2.1.3. Công nghệ .................................................................................................................. 6 2.2. Điều kiện về cầu ........................................................................................................... 6 2.2.1. Điều kiện về cầu nội địa ........................................................................................... 6 2.2.2. Điều kiện về cầu quốc tế ........................................................................................... 7 2.3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành liên quan ...................................................... 8 2.4. Chiến lược, cơ cấu, các yếu tố cạnh tranh trong ngành ........................................... 9 2.4.1. Chiến lược phát triển ngành .................................................................................... 9 2.4.2. Cơ cấu thị trường theo loại hình sản phẩm ........................................................... 9 2.4.3. Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: .................................... 10

2.5. Vai trò của Chính phủ và các cơ hội cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam .................................................................................................................................... 11 2.5.1 Chính sách của Nhà nước cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ......... 11 2.5.2. Cơ hội cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ......................................... 11 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG ĐỒ GỖ VIỆT NAM ............................................................................................. 13 3.1 Giải pháp về các yếu tố đầu vào ................................................................................ 13 3.1.1 Tận dụng lợi thế tự nhiên........................................................................................ 13 3.1.2 Thu hút nguồn vốn .................................................................................................. 13 3.1.3 Áp dụng mạnh mẽ khoa học- kĩ thuật ................................................................... 13 3.2 Giải pháp về đẩy mạnh nhu cầu trong nước và quốc tế ........................................ 14 3.2.1. Giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa ......................................................... 14 3.2.2. Giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu ra các thị trường ngoại ....................... 15 3.3. Giải pháp cho các ngành CNHT liên quan ............................................................. 15 3.4 Giải pháp về cơ cấu, chiến lược ................................................................................. 16 3.5 Giải pháp của Chính phủ .......................................................................................... 17 IV. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 18 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 19

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung

DN

Doanh nghiệp

CNHT

Công nghiệp hỗ trợ

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ, hình vẽ

Trang

Hình 1.1: Mô hình Kim cương (Michale Porter – Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia)

3

LỜI MỞ ĐẦU Ngành Chế biến và Xuất khẩu gỗ Việt Nam đã đạt được những tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, năm 2019, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt con số 11 tỷ USD. Trong quý I năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,576 tỷ USD, tăng 13,9% so với quý I năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu vẫn đang tăng. Để có kết quả này, đầu tiên phải kể đến nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp (DN) trong việc tìm kiếm cơ hội, đáp ứng với các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và không ngừng vươn lên. Kết quả này cũng một phần cũng là do một số cơ chế chính sách thông thoáng của Chính phủ trong xuất, nhập khẩu gỗ nguyên liệu và các sản phẩm gỗ. Bên cạnh đó là thuận lợi về thị trường quốc tế, bao gồm thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ của Việt Nam và các quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Phát triển của ngành đã có một vai trò hết sức quan trọng về kinh tế và xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và trực tiếp góp phần nâng cao GDP cho quốc gia. Một số quan điểm cho rằng ngành Chế biến và Xuất khẩu gỗ hiện nay còn nhiều dư địa để mở rộng. Cũng theo luồng quan điểm này, dư địa phát triển của ngành lớn bởi ngành hiện đang có nhiều lợi thế, trong đó bao gồm giá nhân công thấp và nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào sẵn có. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nhân công giá rẻ và nguyên liệu gỗ đầu vào tương đối được coi là các lợi thế tạo động lực phát triển cho ngành, trong tương lai các yếu tố này có thể sẽ không còn là lợi thế. Khi các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng các lợi thế về ‘chi phí thấp’, bao gồm nguyên liệu đầu vào và nhân công giá rẻ là lợi thế lớn cho các DN ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Trong tương lai, các lợi thế này sẽ không tồn tại. Do vậy, cần có một cái nhìn đúng và tổng thể về hiện trạng ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện nay, đồng thời xác định rõ những nhân tố có ảnh hưởng và tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành là điều cần thiết. Bài viết vận dụng mô hình Kim cương của M. Porter để phân tích, đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp chế biến gỗ của nước ta.

1

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH KHỐI KIM CƯƠNG CỦ A M. PORTER VÀ T ỔNG QUAN MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM. 1.1 Mô hình khối kim cương của M. Porter. Mô hình kim cương là một mô hình phân tích kinh tế, được phát triển bởi giáo sư Michael Porter của Trường kinh doanh Harvard. Mô hình nhằm giúp cho một quốc gia hay một ngành công nghiệp (trong quốc gia đó) có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cũng như lợi thế hay bất lợi trong cạnh tranh. Mô hình này là một sơ đồ gồm 4 yếu tố chính: - Điều kiện các yếu tố đầu vào (Factor conditions) - Điều kiện về nhu cầu (Demand conditions) - Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty (Firm strategy, structure and rivalry) - Các ngành hỗ trợ có liên quan (Related and supporting industries) Bốn yếu tố này rất quan trọng trong việc phân tích lợi thế so sánh cạnh tranh của một quốc gia về một ngành hay lĩnh vực nào đó. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và đều bị tác động bởi những Cơ hội (chance) và bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của chính sách chính phủ đưa ra (government). Điều này được mô phỏng trong hình dưới:

Hình 1.1. Mô hình Kim cương (Michale Porter – Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia) Nguồn: Internet

2

Theo mô hình trên, từng yếu tố được phân tích như sau: - Điều kiện về các yếu tố đầu vào: là những yếu tố đóng góp vào quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ như: con người, nguyên liệu thô, đất đai và vốn. Điều kiện về các yếu tố sản xuất này liên quan tới sự “có sẵn” hoặc “không có sẵn” của chúng ở một quốc gia cụ thể. Khi yếu tố đầu vào sản xuất thiểu hụt, quốc gia cần phải đổi mới để vượt qua thách thức và sự đổi mới này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Phân tích các yếu tố đầu vào sản xuất, giúp ta phân biệt được quốc gia này với các quốc gia cạnh tranh khác. - Điều kiện về nhu cầu: là mức độ nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ từ chính nội tại quốc gia chủ nhà của DN Nếu người dân ở chính quốc gia đó yêu cầu rất nhiều sản phẩm/ dịch vụ, điều đó đem lại lợi thế mạnh mẽ hơn các đối thủ cạnh tranh ở quốc gia khác. - Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của các công ty nội địa: đây là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh trong nước. Quy mô của các công ty, cách họ quản lý và cách họ cạnh tranh, là những yếu tố giúp các công ty thành công hoặc thất bại trên toàn cầu - Các ngành liên quan và hỗ trợ: là sự hiện diện của các tổ chức hỗ trợ, cung ứng dịch vụ và các ngành liên quan khác. Yếu tố này liên quan đến khả năng cạnh tranh của các ngành khác trong nước. - Chính sách của nhà nước: Bao gồm các cơ chế, chính sách tác động đến yếu tố đầu vào, cầu tiêu thụ sản phẩm; các chính sách tác động đến các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành liên quan; các chính sách tác động trực tiếp đến việc hình thành, vận hành và quản lý của công ty... - Cơ hội: Những thay đổi lớn về công nghệ, tình hình kinh tế vĩ mô, chính trị… có thể dẫn đến những thay đổi về ngành, từ đó làm thay đổi những yếu tố cạnh tranh. Phân tích một ngành hay lĩnh vực nào đó theo mô hình kim cương M.Porter sẽ cho ta thấy được tổng quát nhất về thực trạng, năng lực cạnh tranh của ngành đó.

1.2 Tổng quan về mặt hàng đồ gỗ Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành gỗ đã có dấu hiệu hồi phục sau dịch Covid -19 khi giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 6 tháng tăng 4% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên dự báo giá trị xuất khẩu của toàn ngành trong năm 2020 là điều khó nói, trong khi dịch Covid -19 đã bùng phát trở lại.

3

Đối với khâu xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng G & SPG của Việt Nam đạt khoảng 4,9 tỉ USD, chủ yếu là tại 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và EU và nhóm các mặt hàng xuất khẩu truyền thống (đồ gỗ, ghế, dăm, gỗ ghép, viên nén). Giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu 2020 tăng 4% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2019. Bất chấp sự hoành hành của đại dịch, kim ngạch xuất khẩu vào trường Mỹ và Trung Quốc đều tiếp tục tăng trưởng, ở các mức tương ứng là 18% và 12%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản, Hàn Quốc và EU (27 quốc gia) đều giảm, ở các mức 4%, 5% và 11%. Hiện đã xuất hiện tín hiệu cho thấy một số rủi ro về gian lận thương mại đối với mặt hàng tủ bếp, bộ phận tủ bếp và ghế bọc đệm được xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Các tín hiệu này bao gồm (i) xuất khẩu các mặt hàng này vào Mỹ tăng rất nhanh, kể cả trong giai đoạn đại dịch, (ii) nhập khẩu các mặt hàng này, hầu hết là từ Trung Quốc tăng nhanh, và (iii) giá nhập khẩu khai báo của các mặt hàng này rất thấp, thậm chí thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất tại Việt Nam. Đối với khâu nhập khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu G & SPG của Việt Nam trong 6 tháng đầu 2020 đạt khoảng 1,1 tỉ USD, giảm 12% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2019. Gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván và gỗ dán là các mặt hàng nhập khẩu truyền thống, có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn. Trong số các nhóm mặt hàng này, kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ 6 tháng đầu 2020 so với cùng kỳ năm 2019 giảm ở các mức tương ứng là 23% và gần 14%, trong khi kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng ván và gỗ dán tăng. Rủi ro về gian lận thương mại cũng đến với một số mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng bộ phận tủ bếp làm từ gỗ dán và gỗ dán đã cắt thành hình để làm ghế sofa. Cụ thể trong 6 tháng đầu 2020, trong khi hầu hết các mặt hàng nhập khẩu có giá trị kim ngạch giảm, mặt hàng bộ phận đồ gỗ có giá trị nhập khẩu tăng gần 170% so với kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong cùng kỳ năm 2019. Hầu hết (83%) kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là từ Trung Quốc. Đối với mặt hàng gỗ đã cắt thành hình làm ghế sofa, 100% mặt hàng này được nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh kể từ tháng 3 năm 2020. Lượng và kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tháng 6 năm 2020 tăng lần lượt là gần 50 lần và 80 lần so với lượng và kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này một tháng trước đó.

4

Sự bùng phát lại của đại dịch COVID -19 như hiện nay sẽ khiến khó dự đoán sự thay đổi của thị trường trong nửa cuối năm 2020. Nhiều tín hiệu cho thấy các chỉ số tăng trưởng về xuất nhập khẩu của ngành cho năm 2020 được Chính phủ đề ra vào cuối 2019 sẽ khó có thể đạt được. Các DN cần tiếp tục duy trì các hoạt động giảm thiểu tác động của đại dịch. Các cơ quan quản lý và cộng đồng DN cần gấp rút đưa ra các biện pháp kiểm tra, giám sát, cơ chế phòng vệ thương mại, nhằm giảm gian lận thương mại đối với một số mặt hàng có tín hiện rủi ro. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM 2.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất 2.1.1. Ví trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên * Vị trí địa lý Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. *Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp nên diện tích đất chủ yếu dành để phát triển nông nghiệp, trong đó có trồng rừng và khai thác rừng.Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 32,9 triệu ha, rừng chiếm 10,9 triệu ha, trong đó 1,5 triệu ha là rừng trồng.Tây Nguyên có diện tích rừng lớn nhất cả nước với 2,37 triệu ha. Do đất nước ta trải dài từ Bắc xuống Nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn... với nhiều sản phẩm gỗ được khai thác đạt chất lượng cao. Đặc biệt Việt Nam còn được mệnh danh là rừng vàng biển bạc Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được 20-30% nhu cầu, đồng thời Chính phủ cũng giới hạn sản lượng khai thác gỗ hàng năm trong khoảng 150.000 - 200.000 m3/năm, đó là thách thức lớn đối với ngành gỗ từ nay đến năm 2010.Bởi lẽ phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu làm cho lợi thế cạnh tranh về giá càng giảm,từ đó giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

5

2.1.2. Nguồn vốn Mặc dù gặp khó khăn trong việc cho vay dài hạn từ các ngân hàng nhưng các công ty sản xuất gỗ vẫn được vay vốn trung và ngắn hạn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Điển hình như ngân hàng Techcombank trong đại hội cổ đông mới đây đã vạch ra chương trình thành lập một công ty bất động sản để hỗ trợ các DN, chủ yếu là các DN hoạt động trong lĩnh vực gỗ, vốn được cung ứng được cho các hoạt động đầu tư công nghệ, di dời nhà xưởng... Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì mạnh dạn mở rộng sản xuất với quy mô lớn. 2.1.3. Công nghệ Theo Tổng cục Lâm nghiệp (B ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chỉ có các DN FDI, liên doanh và một số DN trong nước có khả năng đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến có khả năng tự sản xuất theo thiết kế và có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng. Còn lại, phần lớn các cơ sở chế biến gỗ có công nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức về các công đoạn như sấy gỗ, hoàn thiện bề mặt sản phẩm... 2.2. Điều kiện về cầu 2.2.1. Điều kiện về cầu nội địa Với dân số gần 100 triệu dân, quy mô thị trường Việt Nam tương đương với 5 – 7 nước châu Âu gộp lại. Kim ngạch tiêu dùng nội thất trong nước ước tính trị giá khoảng 5 tỷ USD, gần bằng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đang là mảnh đất màu mỡ mà nhiều DN nước ngoài nhắm đến. Bằng chứng là ngay trong đại dịch Covid-19 xảy ra từ đầu năm, thị trường đồ gỗ nội địa đã giúp không ít các DN chống chịu lại với khủng hoảng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo dòng tiền luân chuyển trong khi thị trường xuất khẩu đang đóng băng. Tuy nhiên, không ít DN chế biến gỗ, sản xuất nội thất của Việt Nam hiện nay vì mải mê tập trung cho xuất khẩu mà bỏ ngỏ lượng lớn khách hàng ngay tại sân nhà. Ngành sản xuất gỗ từ trước đến nay có một nghịch lý là hầu hết các công ty có quy mô lớn một chút đều sản xuất cho nước ngoài, còn người dân thì chưa thực sự được hưởng những sản phẩm tốt, giá tốt. DN xuất khẩu ồ ạt sản phẩm sang các thị trường quốc tế trong khi người dân vẫn phải mua hàng nhập khẩu với giá cao. Kinh tế Việt Nam đang duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, kéo theo đó là sự phát triển mạnh của thị trường bất động sản khiến nhu cầu tiêu dùng đồ nội thất tăng cao. Người Việt Nam đang bắt đầu chú trọng đến việc đầu tư cho tổ ấm và sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho

6

đồ nội thất để sở hữu một không gian sống hoàn hảo. Theo khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), bình quân mỗi hộ gia đình ở Việt Nam cần mua sắm đồ gỗ với giá khoảng 6 triệu đồng/hộ/năm. Tuy nhiên, các sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa lại chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng nên lượng nhập khẩu còn rất lớn. Thị trường đồ gỗ trong nước hầu như phó mặc cho làng nghề, các DN nhỏ và vừa tập trung vào phân khúc đồ gỗ nội thất, mỹ nghệ và xây dựng nhưng chất lượng sản phẩm đầu ra của khối DN này lại không đồng đều, mẫu mã hạn chế khiến sản phẩm gỗ nội địa chưa thu hút được người tiêu dùng. Chính vì vậy, mục tiêu của ngành chế biến gỗ Việt Nam trong thời gian tới là không chỉ tận dụng các hiệp định thương mại tự do để mở rộng xuất khẩu mà còn phải giữ vững thị phần tiêu thụ sản phẩm trong nước, hướng đến tăng trưởng và phát triển ổn định, bền vững, không rơi vào tình trạng lao đao khi nền kinh tế thế giới có sự biến động 2.2.2. Điều kiện về cầu quốc tế * Về kim ngạch xuất khẩu Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2019 đạt 10,647 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2018. Đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng/nhóm mặt hàng trong năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,783 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 73,67% so với tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của toàn ngành – tỷ trọng này năm 2018 là 70,75%. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2019 đã vượt mức kỳ vọng tốc độ tăng trưởng 15%/năm được dự báo trước đó. Cùng với đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục tăng nhẹ. Quý I và quý II năm 2020 chứng kiến ảnh hưởng đến từ hai làn sóng dịch COVID-19 tác động mạnh tại một số quốc gia là thị trường chính của ngành gỗ như Hoa Kỳ, các quốc gia Châu Âu (EU), Úc, Canada hạn chế hoặc ngừng nhập hàng hóa dẫn đến giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản sụt giảm mạnh. Các phái đoàn thương mại quốc tế cũng không thể tiếp cận đến Việt Nam do các quy định về hạn chế di chuyển giữa...


Similar Free PDFs