Tiểu luận cuối kì ô nhiễm nguồn nước PDF

Title Tiểu luận cuối kì ô nhiễm nguồn nước
Author Nguyen Maria
Course Xác suất thống kê
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 25
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 103
Total Views 604

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTIỂU LUẬNMÔN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGĐỀ TÀI:HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XHCN TRONG LỊCH SỬ VÀSỰ LIÊN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCNVIỆT NAMSinh viên thực hiện Mã lớp Chuyên Ngành Mã số sinh viên Giảng viên hướng dẫnMỤC LỤC2 Vai trò chung...........................................


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TIỂU LUẬN MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ĐỀ TÀI: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XHCN TRONG LỊCH SỬ VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện Mã lớp Chuyên Ngành Mã số sinh viên Giảng viên hướng dẫn

DANH MỤC BẢNG. BIỂU STT

TÊN BẢNG, BIỂU

TRANG

1

Bảng 3.6

9

2

Biểu đồ 3.7

10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1

Hình 1.1

2

2

Hình 1.2

2

3

Hình 2.1

4

4

Hình 2.2

5

5

Hình 2.3

5

6

Hình 3.1

6

7

Hình 3.2

6

8

Hình 3.3

7

9

Hình 3.4

8

10

Hình 3.5

8

MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2.Mục đích nghiên cứu............................................................................................1 3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................................1 4.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................1 5.Kết cấu của đề tài.................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG.....................................2 1.1 Khái niệm..........................................................................................................2 1.2 Phân loại............................................................................................................ 2 1.2.1 Các kiểu rừng trên thế giới.............................................................................3 1.2.2 Các kiểu rừng chính ở Việt Nam....................................................................3 vai trò CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI BÌNH DƯƠNG.....................................................................................................4 2.1 Vai trò chung.....................................................................................................4 2.1 Vai trò riêng của từng loại rừng.........................................................................4 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG....................................................6 3.1 Thực trạng tài nguyên rừng hiện tại...................................................................7 3.1.1 Trên thế giới...................................................................................................7 3.1.2 Việt Nam........................................................................................................9 CHƯƠNG 4: NGUYÊN NHÂN CỦA Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI BÌNH DƯƠNG.................................................................................................................11 4.1 Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.................................................................11 4.2 Ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống con người......................................................12 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI BÌNH DƯƠNG.................................................................................................................14 5.1 Nguyên nhân khách quan..................................................................................14 5.2 Nguyên nhân chủ quan......................................................................................14 KẾT LUẬN

15

1

MỞ ĐẦU 1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Ô nhiễm nguồn nước là một trong những vấn đề nghiệm trọng nhất tại các khu đô thị, dân cư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển thì đây là một vấn đề cấp thiết. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang từng bước phát triển thành nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, khu đô thị, nhà máy được hình thành ở các thành phố lớn. Ở đây người dân cũng tập trung sinh sống rất đông đúc để giải quyết vấn đề việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thế nhưng ít người nhận ra chất lượng môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng đã phải chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Đặc biệt là các chất thải trong đô thị từ khu công nghiệp, giao thông hay sinh hoạt có thể làm suy giảm chất lượng của nguồn nước. Vấn đề này càng trầm trọng sẽ đe dọa trực tiếp tới sự phát triển kinh tế, làm giảm sút chất lượng cuộc sống con người và động, thực vật. Mà để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Vì thế việc tìm hiểu sự ô nhiễm được đề ra là bức thiết để hiểu rõ mức độ ô nhiễm nguồn nước để đề ra giải pháp hợp lí, giúp môi trường sống được cải thiện và đất nước phát triển bền vững. Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam, lượng dân cư trên địa bàn và những vùng lân cận tập trung sinh sống và làm việc với mật độ cao. Đi kèm theo đó là một áp lực lớn về sự ô nhiễm môi trường sống nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng. Các cấp lãnh đạo cần có một sự quản lý chặc chẽ và các chương trình, chính sách phù hợp nhằm cải tạo môi trường sống cho dân cư tại địa bàn, cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi xâm phạm nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân thành phố và làm mất mỹ quan đô thị. Là một người công dân đang sinh sống tại Bình Dương, thiết nghĩ bản thân cũng cần có một động thái nhằm phần nào giúp đỡ cải thiện môi trường sống xung quanh mình. Vì vậy đề tài: “Hiện trạng và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở Bình Dương” đã được sinh viên thực hiện. Để mọi người hiểu rõ hơn về ô nhiễm nguồn nước và những hậu quả sẽ đến với trái đất khi nguồn nước ngày một bị ô nhiễm rất nặng nề và đặc biệt nhằm tổng kết các vấn đề về môi trường nước mà mọi người đáng quan tâm. 2. Mục đích nghiên cứu: Cung cấp nguồn thông tin tổng hợp, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, từ đó góp phần đưa đến cho mọi người những nhận thức và hành động đúng đắn cũng như đưa ra giải pháp khắc phục cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Bình Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn Bình Dương. 4. Phương pháp nghiên cứu:

2

Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp kết hợp với phân loại về hệ thống hoá các lý thuyết kèm dẫn chứng, số liệu thực tế. 5. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu. Phần nội dung chính và chi tiết. Phần kết luận.

3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1.1. Khái niệm Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ, ...), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm, …) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. 1.2. Phân loại Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. (Xem hình 1.2)

4

Hình 1.2. Ô nhiễm môi trường nước

5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở BÌNH DƯƠNG 2.1 . Vai trò chung Trong lịch sử: Người da đỏ quý rừng vì rừng như da như thịt của họ “Bức thư của tù trưởng người da đỏ” của Xi-át-tơn. Rừng là người chiến hữu người đồng đội “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù” trong “Việt Bắc” của Tố Hữu. Trong tự nhiên: Khả năng giữ nước của rừng có người đã từng nói là “trên núi trồng nhiều cây thì tựa như xây hồ chứa nước” hạn chế tổn thất hạn hán và lũ lụt mang lại cho con người. Điều hòa không khí, tăng độ ẩm thúc đẩy lượng mưa dồi dào và tạo ô-xi qua quá trình quan hợp. Mái nhà chung của muôn loài từ những động thực vật phổ biến đến những loài quý hiếm. Trong đời sống sản xuất: Nguồn cung cấp gỗ củi, nhiều loại gỗ mang lại giá trị kinh tế cao (gỗ Sưa có giá giao động trung bình từ 30 - 40 triệu/kg, Bắc Ninh có phiên đấu giá cây Sưa lên đến 24,5 tỉ đồng). Địa điểm du lịch nổi tiếng như vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), rừng U Minh (Cà Mau) thu hút giới trẻ và những người yêu thiên nhiên. 2.1 . Vai trò riêng của từng loại rừng Rừng mưa nhiệt đới: Là “kho thuốc lớn nhất thế giới” bởi vì một phần tư các loại thuốc tự nhiên đều được tìm thấy tại đây. (Xem hình 2.1)

Hình 2.1.

6

7

Rừng lá kim ôn đới: Các khu rừng lá kim rộng lớn ở bắc bán cầu là nơi lọc khí các-bon giúp điều hòa khí hậu và lưu lượng sông ngòi. Cung cấp một phần chính gỗ cho xây dựng, vén áp... nhiều loài gỗ quý còn cho công dụng đặc biệt như đóng tàu, làm đồ mỹ nghệ. Loài cây được dùng trồng rừng nhiều nhất thế giới là thông pinus radia-ta, được dùng trong y học (điều trị ung thư, HIV, …). Ngoài ra còn đóng vai trò quan trong trong các nền văn hóa ở phương Đông và phương Tây (dân tộc Xen-tơ và Bắc Âu thờ cây thông đỏ taxus baccata như một biểu tượng của cuộc sống vĩnh hằng).

Hình 2.2. Nguồn: wallhere.com Rừng rụng lá ôn đới: Cung cấp một dịch vụ hệ sinh thái quan trọng tại địa phương và toàn cầu, là rừng có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông được biểu hiện rõ rệt mang giá trị du lịch cao. Giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chu trình thủy văn, ni-tơ, các-bon, giảm xói mòn cây cối và ổn định đất. (Hình 2.6)

Hình 2.3. Nguồn: dauchantunhien.com

8

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA RỪNG Mặc dù chưa chiếm 1/3 bề mặt Trái đất, rừng chính là nhà của hơn 80% các loài động vật, thực vật và côn trùng trên cạn. Là nguồn sinh kế cho hơn ¼ dân số thế giới, cung cấp dược liệu và hấp thụ CO2. (Xem hình 3.1)

Hình 3.1. Rừng chiếm khoảng 30% bề mặt Trái Đất. Hình 3.2 và 3.3 cho thấy tình trạng của rừng lúc còn ban sơ, chưa có nhiều tác động của con người.

Hình 3.2

9

Hình 3.3 3.1 . Thực trạng tài nguyên rừng hiện tại 3.1.1. Trên thế giới Ngày 13/1, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) công bố số liệu: chỉ tính riêng trong một thập kỷ qua, hơn 43 triệu ha rừng đã biến mất. Đáng quan ngại hơn hết, đây chỉ là số được ghi nhận tại một số khu vực bị chặt phá rừng lớn trên thế giới. WWF chỉ ra 29 điểm nóng tại Nam Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á đã chiếm hơn 50% tổng diện tích rừng bị tàn phá trên toàn cầu. Trong đó, các vùng rừng Amazon, rừng ở các nước Paraguay, Argentina thuộc Nam Mỹ, Madagascar, hay rừng ở Indonesia và Malaysia là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn phá rừng. Trong đó, khu vực Cerrado thuộc Brazil, vốn là ngôi nhà của 5% thực vật và động vật trên hành tinh, thì đất đai đã bị phá hủy nhanh chóng để trồng đậu nành và chăn nuôi gia súc, dẫn đến hậu quả là đã khiến 32,8% diện tích rừng bị mất trong giai đoạn 2004-2017. Một nghiên cứu của Viện Tài nguyên thế giới, tính trung bình cứ 6 giây, một diện tích rừng trên thế giới tương đương một sân bóng đá bị biến mất. Thống kê chung: Châu Phi có tỷ lệ mất rừng ròng hàng năm lớn nhất trong giai đoạn 2010– 2020, ở mức 3,9 triệu ha. Tỷ lệ mất rừng ròng đã tăng lên ở Châu Phi trong mỗi ba thập kỷ kể từ năm 1990. (Xem hình 3.4)

10

Hình 3.4 Hàng năm Nam Mỹ bị mất rừng ròng là 2,6 triệu ha trong giai đoạn 2010– 2020. Tỷ lệ mất rừng thực đã giảm đáng kể ở Nam Mỹ, xuống còn khoảng một nửa tỷ lệ trong giai đoạn 2010–2020 so với 2000–2010. Châu Á có diện tích rừng tăng ròng cao nhất trong giai đoạn 2010–2020. Khoảng 98 triệu ha rừng bị ảnh hưởng bởi cháy trong năm 2015, chủ yếu là ở miền nhiệt đới, lửa đã thiêu rụi khoảng 4% tổng diện tích rừng trong năm. Hơn 2/3 tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng là ở Châu Phi và Nam Mỹ. (Hình 3.5)

Hình 3.5. Tình hình cháy rừng trên thế giới năm 2015 Côn trùng, dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã làm thiệt hại khoảng 40 triệu ha rừng trong năm 2015, chủ yếu ở các vùng ôn đới và miền núi.

11

Nạn phá rừng vẫn tiếp diễn nhưng với tốc độ thấp hơn. Ước tính khoảng 420 triệu ha rừng đã bị mất trên toàn thế giới do phá rừng kể từ năm 1990, nhưng tỷ lệ mất rừng đã giảm đáng kể. Trong giai đoạn 2015–2020, tỷ lệ mất rừng hàng năm ước tính là 10 triệu ha, giảm so với 12 triệu ha trong giai đoạn 2010–2015. Thống kê theo tình trạng phá rừng: Rừng Amazon của Brazil là khu vực chịu áp lực rất lớn trong những thập kỷ qua khi phát triển nông nghiệp bùng nổ. Sau Amazon, các đảo Đông Nam Á, phần lớn thuộc Indonesia, đứng thứ hai về tình trạng tàn phá rừng kể từ năm 2002, với phần lớn diện tích khu rừng bị chặt phá để làm đồn điền dầu cọ. Trung Phi đứng thứ ba, với phần lớn diện tích bị tàn phá tập trung xung quanh lưu vực sông Congo, do khai thác gỗ và chăn nuôi truyền thống và nuôi thương mại. 3.1.2. Việt Nam Việt Nam từng là nước có tỷ lệ đất rừng và trữ lượng gỗ bình quân đầu người thấp nhất trên toàn cầu. Trong giai đoạn 1943-1990, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ che phủ rừng giảm từ 43,8% xuống còn 27,8%. (Xem bảng 3.6) Bảng 3.6

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Năm 1990 Việt nam chỉ có 9 triệu ha rừng, hệ số che phủ lúc đó chỉ đạt 27%. Sau 30 năm quyết tâm xây dựng nền kinh tế bền vững, phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, đến nay Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu ha, hệ số che phủ đạt 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%)”.

12

Từ năm 2001 đến 2017, Global Forest Watch (GFW) thống kê 10 vùng trên cả nước chịu trách nhiệm cho 29% diện tích rừng đã mất, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng lại, trong đó tỉnh Bình Dương là tỉnh có tỷ lệ che phủ cây tương đối giảm nhiều nhất, ở mức 59% so với tỷ lệ bình quân cả nước là 13%. Từ 2001 đến 2012, Việt Nam cũng đã tăng diện tích che phủ cây lên 564.000 ha tương đương 0,7% trên toàn cầu. Diện tích rừng năm 2016 chiếm 47,6% tổng diện tích đất toàn Việt Nam, trong đó bao gồm 10 triệu ha rừng tự nhiên từ năm 2006, chiếm 70% tổng diện tích rừng trên cả nước. Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Biểu đồ 3.7, cho thấy tổng diện tích rừng 2015 là 14.1 ngàn ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.1 ngàn ha và diện tích rừng trồng lại là 3,9 ngàn ha. Diện tích rừng bị tàn phá giảm 70% trong giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn 2005-2010. Nhờ đó tỷ lệ che phủ rừng đã đạt mức 41,2% vào năm 2016 và gần bằng tỷ lệ của năm 1943. Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực sông Mekong đã và đang báo cáo tăng trưởng liên tục trong độ tàn che trong ba thập kỷ vừa qua Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 ổn định đất rừng tự nhiên ở mức tương đương với diện tích đạt được ở năm 2020 và tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 45%. Biểu đồ 3.7

Tuy nhiên: Ở khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung các cộng đồng người dân tộc thiểu số có sinh kế phụ thuộc vào rừng, diện tích rừng giảm 312.416 ha, độ tàn che giảm 5,8% và trữ lượng rừng giảm 25,5 triệu m3, tương đương gần 8% tổng dự trữ rừng quốc gia.

13

CHƯƠNG 4: HẬU QUẢ KHI RỪNG BỊ TÀN PHÁ VÀ DẦN MẤT ĐI 4.1. Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên: Không khí: Tình trạng tài nguyên rừng dần bị mất đi đang làm thay đổi khí hậu và địa lý. Suy thoái tài nguyên rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của Trái Đất, và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ozon gây ô nhiễm khí quyển, bầu không khí và những tài nguyên quý giá khác của thiên nhiên. Sự nóng lên của Trái Đất chủ yếu là do việc giảm sự bay hơi. Sau khi rừng bị tàn phá, việc sử dụng năng lượng mặt trời để làm bay hơi nước tích tụ gần bề mặt trái đất của rừng nhiệt đới sẽ giảm, điều này khiến bầu không khí ấm lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Một phần nhiệt lượng được đại dương hấp thụ khiến các lớp nước trên mặt biển nóng hơn, băng tan. Đại dương ấm khiến những cơn bão có khuynh hướng mạnh hơn, lớn, gây mưa nhiều hơn. Hệ sinh thái: Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95% là rừng tự nhiên và 5% rừng trồng. Rừng tự nhiên đang ngày càng bị giảm mạnh, gây ảnh hưởng và làm một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ mất hoặc tuyệt chủng (cây thông đỏ, dẻ tùng, sam đá vôi, cử sa pa, …). Sự suy thoái và mất rừng đang đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật và làm giảm sự đa dạng sinh học.Việc phá rừng làm thay đổi môi trường quá nhanh, các loài thực vật và động vật không kịp thích nghi với môi trường mới, có nghĩa là nhiều loài trong số chúng không tồn tại. Nếu nạn phá rừng, khai thác trái phép xảy ra nghiêm trọng, một số loài động thực vật có thể bị tuyệt chủng. Sự mất mát này được gọi là mất đa dạng sinh học. Mất đa dạng sinh học ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Ví dụ, nếu một loài ếch nhỏ bị tuyệt chủng, nó có thể ảnh hưởng đến quần thể động vật ăn thịt như chim sống dựa vào ếch để kiếm thức ăn. Một số loài thực vật có thể dựa vào chim để truyền hạt và cũng sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Bởi vì mỗi phần của một hệ sinh thái đều có nhiệm vụ riêng, sự mất mát của một loài có thể gây ra những hậu quả sâu rộng cho các loài khác. Mất đa dạng sinh học là hậu quả tồi tệ nhất của nạn phá rừng, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và kỳ quan của thế giới. Những khu rừng hoang dã là những nơi đáng kinh ngạc, tràn ngập sự sống. Hàng năm, ở những nơi như Amazon thường phát hiện các loài động thực vật mới. Những điều này sẽ không xảy ra, nếu chúng ta không nỗ lực ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép.

14

Nước: Vòng tuần hoàn của nước là quá trình phân phối nước trên trái đất. Nước từ các đại dương trên Trái đất cũng như từ bề mặt của các khối nước ngọt bốc hơi và ngưng tụ thành mây. Cây cối và các loài thực vật khác cũng hút nước ngầm và thải nước đó vào khí quyển trong quá trình quang hợp. Mây sau đó tạo ra mưa, trở thành cả nước ngầm và cuối cùng nước trở lại đại dương. Tuy nhiên, khi số lượng lớn cây bị chặt lượng nước được tích trữ và thải vào khí quyển không còn nữa. Điều này có nghĩa là những khu rừng đã bị chặt phá, từng có đất ẩm, màu mỡ sẽ dần trở nên cằn cỗi và khô hạn. Loại thay đổi khí hậu này được gọi là sa mạc hóa. Điều kiện khô hạn như vậy có thể làm tăng nguy cơ cháy trên đất than bùn và gây thiệt hại lớn cho các loài động thực vật sống trong rừng. Bên cạnh đó,các cuộc nghiên cứu và điều tra nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu. Mất rừng ngập mặn sẽ đẩy mạnh sự xâm nhập nước mặn vào đất liền, thúc đẩy quá trình xói lở, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. 4.2. Ảnh hưởng tới nền kinh tế, đời sống con người: Thiệt hại về rừng và các yếu tố khác của tự nhiên có thể làm tồi tệ thêm mức sống của người nghèo trên thế giới và làm giảm 7% GDP của thế giới tới năm 2050, đây là một báo cáo tổng kết trong Hội nghị về Đa dạng Sinh học tại Bonn.Trong lịch sử, việc sử dụng gỗ đóng vai trò then chốt trong xã hội loài người, vai trò của ...


Similar Free PDFs