TIỂU LUẬN CUỐI KỲ 123-126 PDF

Title TIỂU LUẬN CUỐI KỲ 123-126
Course Luat hinh su
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 340.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 649
Total Views 909

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬTTIỂU LUẬNMÔN LUẬT HÌNH SỰPhân biệt: ‘‘ Tội giết người với tội giết người do vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng’’(§123 với §126 BLHS)Giảng viên hướng dẫn : Cô Trần Thị Minh ĐứcSinh viên thực hiện : Trần Thị Hồng LợtMã số sinh viên : HCMV...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Phân biệt: ‘‘ Tội giết người với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng’’ (§123 với §126 BLHS)

Giảng viên hướng dẫn

: Cô Trần Thị Minh Đức

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Hồng Lợt

Mã số sinh viên

: HCMVB2B0202014

Lớp học phần : 21DCRI41103101 Email: [email protected]

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng chân thành, tri ân và biết ơn sâu săc đến cô Trần Thị Minh Đức, giảng viên môn Luật Hình Sự, cùng với các bạn sinh viên học cùng môn học này, những người đã truyền cảm hứng, động viên, trực tiếp hướng dẫn, góp ý giúp đỡ em trong việc nghiên cứu và hoàn thành Tiểu luận này.

TÁC GIẢ TIỂU LUẬN Trần Thị Hồng Lợt

Từ ngữ viết tắt 1. BLHS: Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 2. TNHS: Trách nhiệm hình sự 3. GNDVQGHPVCĐ: Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 5. THHV: Thực hiện hành vi 6. HVPT: hành vi phạm tội 7. BLHS: Bộ hình sự năm 2015

Lời mở đầu Tính mạng con người là vốn quý, vô giá, bất khả xâm phạm là đối tượng hàng đầu luôn được pháp luật che chở và bảo vệ. Quyền được sống, tôn trọng là quyền cơ bản của con người. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tự do của con người đó là điều vô cùng to lớn và quan trọng. Bài tiểu luận cuối kỳ này, em xin mô tả dấu hiệu tội phạm với chủ đề Chế định pháp lý về 2 tội danh tại §123 và §126 BLHS, để rút ra một số lưu ý trong hoạt động định tội danh và tuân thủ pháp luật. Phần 1 NỘI DUNG VỤ VIỆC 1.1. Tóm tắt vụ việc Thông có trang trại Bưởi ở tỉnh Y. Thông thường xuyên bị mất trộm bưởi nên đã ngủ lại để trông coi. Khoảng 23h40p ngày 24/10/2017, Thông phát hiện thấy Bình lấy và vác một bao tải bưởi trong vườn nhà mình nên nghĩ là “kẻ trộm” Thông điện thoại Cảnh (chủ vườn ở gần) để phụ bắt trộm. Đồng thời Thông nằm mai phục sẵn ở góc vườn đợi Bình tới rồi chặn lại và hô to: “Đ. mẹ mày, bắt được mày rồi nhá, bao nhiêu năm nay mày ăn trộm bưởi nhà bố” và cầm đoạn kim loại có gắn dao nhọn đâm một nhát vào vành tai phải Bình, sau đó Bình lao vào vật lộn với Thông, Thông kêu to “Cảnh ơi, bắt được trộm rồi”. Lúc này, Thông bị Bình ngồi lên bụng và bị bóp cổ. Trên đường phụ bắt trộm, Cảnh nhặt một đoạn kim loại có gắn vật nhọn. Đến nơi, thấy Bình ngồi đè lên người và bóp cổ Thông, Cảnh nói: “Đ.mẹ mày, ông không đến kịp thì mày giết anh ông à ”, Cảnh liền dùng đoạn kim loại vụt liên tiếp nhiều nhát vào đầu, chân, tay và người Bình. Bình nói: “em xin anh”; Thông can ngăn “thôi không đánh nó nữa” Cảnh dừng lại. Cảnh báo Công an và kể lại mọi việc, Bình được đưa cấp cứu nhưng đã chết trước khi tới bệnh viện. Bản giám định pháp y của Bình, kết luận: “Rách đỉnh đầu thái dương, rạn xương hộp sọ, chấn thương sọ não, gẫy lòi xương cẳng chân, cẳng tay..”; Nguyên nhân chết là “Đa chấn thương, vỡ hộp sọ”.

1

1.2. Sơ đồ vụ việc

1.3. Quan điểm về tội danh bị cáo Thông bị truy tố về tội “Giết người” theo điểm p khoản 1 Điều 123 BLHS; Cảnh bị truy tố về tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 123 BLHS. Thông có đơn kháng cáo nội dung không phạm tội “Giết người” mà chỉ phạm tội “GNDVQGHPV” để xin giảm hình phạt và được chấp nhận một phần kháng cáo và sửa bán án hình sự sơ thẩm của Thông. Tuyên bố Thông phạm tội “Giết người” và hình phạt tù Áp dụng điểm p khoản 1 Điều 123; điểm b, e, v, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; khoản 2 Điều 54; Điều 58 BLHS. Từ ‘08 năm tù còn 06 năm tù’. Cảnh phạm tội “Giết người” và hình phạt tù không thay đổi ‘06 năm tù’. Phần 2 PHÂN BIỆT TRƯỜNG HỢP §123 VỚI § 126 BLHS

2.1. Tội giết người quy định tại §123 BLHS Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi ấy được hiểu là có khả năng gây ra cái chết, chấm dứt sự sống của người khác. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu

2

quả chết người. Tội giết người chỉ được coi là tội phạm khi có hậu quả chết người xảy ra. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội không được coi là tội giết người. Khách thể của tội phạm Khách thể tội giết người là quyền được sống, tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Người bị giết, phải là người còn sống, vì tội giết người là tội xâm phạm đến tính mạng con người. Mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm gây ra cái chết (chấm dứt sự sống) của người khác. Có thể là hành động như: đấm đá, bẻ cổ, bóp cổ, bịt mũi… hoặc dùng vũ khí, chất độc tác động lên người khác (đâm, bắn, bỏ độc…). Việc tước bỏ tính mạng của người khác đó phải trái pháp luật, trong những trường hợp bị pháp luật cấm, có những trường hợp đặt biệt, pháp luật cho phép thì không bị coi là tội phạm (thi hành án tử hình…) Hậu quả của tội phạm giết người là cái chết của nạn nhân. Dấu hiệu hậu quả là định tội, tuy nhiên còn phải tùy thuộc vào hình thức lỗi của người phạm tội mà ý nghĩa khác nhau theo từng dấu hiệu hậu quả. Mặt chủ quan của tội phạm Người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý: Giết người với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp một người nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức hậu quả chết người sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. Giết người với lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp một người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và có năng lực TNHS đều có thể trở thể của tội giết người. Theo §12 BLHS, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực TNHS

3

về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu TNHS về mọi tội phạm.

2.2. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng §126 BLHS Tội GNDVQGHPVCĐ là người có năng lực trách nhiệm thực hiện với lỗi cố ý xâm hại đến quyền sống của con người bằng hành vi cố ý tước đoạt tánh mạng của người đang có hành vi xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích của nhà nước,

của

tổ

chức,

lợi

ích chính

đáng của

mình

hay

của người khác một cách không cần thiết, làm trái pháp luật trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Khách thể của tội phạm Tội GNDVQGHPVCĐ đã xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Quyền sống của con người từ khi sinh ra. Mọi người có quyền sống và cần được pháp luật bảo vệ. Mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của tội GNDVQGHPVCĐ thể hiện ở hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nạn nhân chính là người có hành vi tấn công, xâm hại những lợi ích hợp pháp cần bảo vệ, phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng, có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội, đang gây thiệt hại hoặc đe dọa cho những lợi ích cần bảo vệ. Người THHV phòng vệ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, bảo vệ và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác đang bị xâm hại. Hành vi giết người là người phạm tội lựa chọn thực hiện để ngăn chặn hành vi tấn công, người phạm tội phòng vệ chính đáng và trong quá trình thực hiện đã phòng vệ bằng cách chống trả lại quá mức cần thiết. Không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là chết người (chấm dứt sự sống). Tội GNDVQGHPVCĐ là tội nghiêm trọng, có quy định về mức hình phạt thấp hơn tội giết người bởi ở đây đã có sự xem xét đến yếu tố lỗi của nạn nhân. Mặt chủ quan của tội phạm

4

Tội GNDVQGHPVCĐ được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả chết người, mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra. Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội GNDVQGHPVCĐ là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS và không đang trong tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. 2.3. Điểm tương đồng §123 và §126 BLHS - Hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. - Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là làm cho nạn nhân chết và chấm dứt sự sống. 2.4. Điểm bất tương đồng §123 và §126 BLHS Về động cơ và mục đích phạm tội: + Tội 123: Người phạm tội THHV nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Nạn nhân là người khác (bất kỳ người nào); + Tội 126: Người phạm tội thực THHV chỉ Hành vi nhằm mục đích phòng vệ chính đáng, ngăn chặn hành vi tấn công của nạn nhân; Nạn nhân đã có hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác; Yếu tố lỗi: + Tội 123: Người phạm tội thực THHV trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào; Có thể có sự chuẩn bị phạm tội trước. + Tội 126: Người phạm tội phòng vệ chính đáng và trong quá trình thực hiện đã phòng vệ; Không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Phần 3: PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH TỘI DANH BỊ CÁO Tội danh giết người và tội danh GNDVQGHPVCĐ được quy định tại §123 và §126 BLHS, nếu như vận dụng các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội

5

phạm hoặc xem xét một cách không phân tích đa chiều các tình tiết thực tế vụ án thì có thể kết luận định tội danh phạm tội. Diễn biến đa dạng của các tình tiết phạm tội, bởi dấu hiệu tâm lý, động cơ, mục đích ẩn bên trong của mỗi chủ thể đã phạm tội thì đâu dễ gì để xác định chính xác và tuyệt đối, trong khi việc xác định dấu hiệu đó đối với một số hành vi phạm tội cụ thể lại là dấu hiệu quyết định buộc tội chủ thể của hành vi đó phạm vào tội danh nào nêu trên. Việc xác định hai tội danh trên trong thực tế rất mong manh, tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm và cách giải quyết khác nhau và cũng xuất phát từ nhiều vụ án oan sai liên quan đến việc phân định hai loại tội danh này mà đã có không ít những quan tâm nghiên cứu phân tích đánh giá các vấn đề cần làm rõ trong hai tội phạm thuộc quy định tại §123 và §126 BLHS. Trong hoạt động điều tra, xét xử vụ án đòi hỏi những người thực hiện, khả năng nhạy bén, phải đầu tư đúng mức mọi mặt, ngoài yêu cầu về am hiểu sâu sắc pháp luật, đạo đức hành nghề của bản thân họ để có thể xác định đúng được bản chất của sự việc. Biện pháp, phương pháp phân biệt tội danh giết người và tội danh GNDVQGHPVCĐ hoặc làm chết người, có những nhận định và xét về mức độ, cường độ và vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân và cuối cùng là việc xét kỹ các tình tiết quan trọng của vụ án, gồm: Thông cầm đoạn kim loại có gắn dao nhọn đâm một nhát vào vành tai phải Bình; Bình lao vào vật lộn với Thông, Thông bị Bình ngồi lên bụng, bóp cổ. Cảnh dùng đoạn bằng kim loại có gắn vật nhọn vụt liên tiếp vụt nhiều nhát vào đầu, chân, tay và người Bình; Thông can ngăn. Tuy Bình được đưa cấp cứu, nhưng đã chết trước khi đến bệnh viện. Bởi lẽ, dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm các tội danh quy định tại §123 và §126 BLHS, các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm tội danh quy định trong BLHS với tình tiết thực tế đã xảy ra. “Bình bị tấn công với mức độ, cường độ tấn công nhanh, mạnh và liên tục”.

6

“Bình bị tấn công bằng tuýp kim loại có gắn vật nhọn vào nhiều vị trí trên cơ thể: đầu, chân, tay và người,”. Đặc biệt là Bình bị tấn công bất ngờ và liên tục nên không có cơ hội chống trả hay phòng vệ chính đáng. Dấu hiệu đặc biệt cuối cùng là mối quan hệ nhân quả của hành vi phạm tội. Sau khi Bình xin tha và được sự can ngăn của Thông, tuy Bình được đi cấp cứu nhưng do vết nặng nên đã chết trước khi đến bệnh viện. Theo lời khai của Thông và Cảnh, người làm chứng, biên bản giám định pháp y và biên bản thực nghiệm điều tra. Khi nhìn vào tình tiết và phân tích bản án như sau: Mục đích của Thông là bắt trộm chứ không có ý định giết Bình. Nhưng hành vi của Thông là người chủ động, khởi xướng, phát động đồng thời cũng là người tấn công trước và dùng hung khí đoạn kim loại có gắn dao nhọn đâm Bình là rất nguy hiểm; Thông điện thoại cho Cảnh chỉ là nhờ phụ bắt trộm chứ không có tính toán trước. Cảnh tiếp nhận ý chí của Thông và đánh Bình tích cực, hành vi phạm tội của Cảnh là rất nguy hiểm là nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến cái chết của Bình, tuy nhiên lúc Cảnh đánh Bình thì Thông ở tư thế bị tấn công vì Bình đang ngồi trên người và bóp cổ. Tình thế của Thông là rất cấp thiết, có thể nguy cấp đến tính mạng nhưng Thông không có hành vi cổ vũ hoặc tiếp sức với Cảnh để đánh đập Bình, mà còn khuyên can Cảnh đừng đánh Bình nữa; nguyên nhân, hậu quả và vai trò của Thông về cái chết của Bình là thứ yếu. Trong trường hợp này, hành vi của Thông bị thu hút vào tội danh của Cảnh; do Thông đã tái phạm vào tội ‘‘đánh bạc’’ chưa được xóa án nên phạm tội lần này là tái phạm nguy hiểm; chính vì vậy Thông không thể bị truy tố phạm tội ‘‘giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng’’ mà là tuyên bố phạm tội ‘‘Giết người’’ theo điểm p khoản 1 Điều 123 BLHS.

7

Với những tình tiết, phân tích nêu trên, tác giả đồng tình với tội danh như tuyên bố nêu tại Bản án 142/2019/HSPT ngày 21/3/2019 về “ tội giết người” của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Lời kết

Trong đời sống xã hội có nhiều người có hành vi gây nguy hại cho xã hội, nhưng không phải tất cả các hành vi gây nguy hại cho xã hội đều là tội phạm. Mỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hội tụ đủ các yếu tố về khách thể; chủ thể; mặt khách quan; mặt chủ quan của tội phạm thì đủ yếu tố cấu thành một tội phạm. Nếu các hành vi nguy hiểm cho xã hội đó đan xen, nối tiếp nhau trong một vụ án hình sự thì có thể cấu thành một tội phạm hay các tội phạm độc lập tương ứng với hành vi nguy hiểm mà người phạm tội đã gây ra. Với việc xác nhận tầm quan trọng và ý nghĩa đối với hoạt động định tội danh, ngoài những yếu tố bản năng của người thực hiện định tội như đạo đức hành nghề, tố chất, khả năng linh hoạt, nhạy bén. Hoạt động này là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, loại trừ việc truy cứu trách nhiệm hình sự oan, sai, mà lý tưởng nhất là không để xảy ra án oan, án sai; từ đó, xác lập cho được sự phù hợp chính xác tình tiết thực tế của HVPT đã xảy ra trên thực tế với các Dấu hiệu pháp lý để xác định tội danh cụ thể cho HVPT thực tế xảy ra đó.

8

Danh mục Tài liệu tham khảo Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 Tài liệu ôn tập môn Luật hình sự, TS. Vũ Thị Thuý Luật hình sự Việt Nam, TS.Trần Thị Quang Vinh và TS.Vũ Thị Thuý http://vnexpress.net/ https://thuvienphapluat.vn/ https://luatvietnam.vn Theo Bản án số: 142/2019/HSPT ngày 21/3/2019 về “ tội giết người” của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

9...


Similar Free PDFs