TIỂU LUẬN CUỐI KỲ PDF

Title TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Author My Tường
Course Erp-scm
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 26
File Size 1.7 MB
File Type PDF
Total Downloads 159
Total Views 278

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬNBỘ MÔN ERP (SCM)VÕ NGỌC TƯỜNG MYTP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2021ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬNMôn học: ERP (SCM)Giảng viên: Phạm Thị Trúc Ly Mã lớp học phần: 21C1BUS Sinh viên: ...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN BỘ MÔN ERP (SCM) VÕ NGỌC TƯỜNG MY

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2021

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN Môn học: ERP (SCM)

Giảng viên: Phạm Thị Trúc Ly Mã lớp học phần: 21C1BUS50313101 Sinh viên: Võ Ngọc Tường My Khóa – Lớp: K46 – MRC02 MSSV: 31201020562

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2021

CAM KẾT Em xin cam đoan bài tiểu luận này do một mình em xây dựng và xử lý dưới sự hướng dẫn của giảng viên Phạm Thị Trúc Ly, không sao chép từ bất cứ bài viết của bất cứ tổ chức và cá nhân nào khác. Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Đồng thời, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến cô vì đã tận tình giảng dạy và giúp chúng em có nhiều kiến thức hơn trong lĩnh vực thú vị như thế này. Em xin chúc cô nhiều sức khỏe và may mắn để gặt hái được nhiều thành công trên con đường giảng dạy của mình ạ. Trân trọng, Võ Ngọc Tường My

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

MỤC LỤC CAM KẾT NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẦN 1: BÀI TOÁN VẬN TẢI .................................................................................................................. 1 1.1 Bối cảnh tình huống .................................................................................................................................. 1 1.2 Ứng dụng thực tiễn ................................................................................................................................... 2 1.2.1

Kế hoạch vận tải hiện tại .............................................................................................................. 2

1.2.2

Vấn đề bài toán vận tải cần giải quyết .......................................................................................... 2

1.2.3

Thiết lập bảng số liệu chi phí vận tải............................................................................................ 2

1.2.4

Mô hình trên Excel Solver và QM for Windows.......................................................................... 3

1.2.5

Kết quả/Giải pháp tối ưu của mô hình từ Excel Solver và QM for Windows .............................. 6

PHẦN 2: BÀI TOÁN TỒN KHO ................................................................................................................ 8 2.1 Bối cảnh tình huống .................................................................................................................................. 8 2.2 Ứng dụng thực tiễn ................................................................................................................................... 9 2.2.1

Mô hình EOQ cơ bản (Basic EOQ Model) .................................................................................. 9 2.2.1.1 Giới thiệu mô hình EOQ cơ bản trong bài toán tồn kho................................................... 9 2.2.1.2 Xác định vấn đề cần giải quyết của bài toán .................................................................... 9 2.2.1.3 Vẽ đồ thị biểu diễn mức tồn kho qua thời gian của mô hình.......................................... 10 2.2.1.4 Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows ........................................... 10 2.2.1.5 Trình bày và giải thích kết quả/giải pháp tối ưu của mô hình (có đồ thị) ...................... 13

2.2.2

Mô hình EOQ có thiếu hụt (EOQ Model with Planned shortages) ............................................ 14 2.2.2.1 Giới thiệu mô hình EOQ có thiếu hụt trong bài toán tồn kho ........................................ 14 2.2.2.2 Xác định vấn đề cần giải quyết của bài toán .................................................................. 15 2.2.2.3 Vẽ đồ thị biểu diễn mức tồn kho qua thời gian của mô hình.......................................... 15 2.2.2.4 Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows ........................................... 16 2.2.2.5 Trình bày và giải thích kết quả/giải pháp tối ưu của mô hình (có đồ thị) ...................... 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 20

MỤC LỤC HÌNH PHẦN 1: BÀI TOÁN VẬN TẢI Hình 1.2.1 Dữ liệu chi phí vận chuyển nhập vào Excel.................................................................. 4 Hình 1.2.2 Solver Parameters và hàm điều kiện ............................................................................. 4 Hình 1.2.3 Kết quả bài toán trên Excel ........................................................................................... 5 Hình 1.2.4 Thiết lập module Transportation trên QM .................................................................... 5 Hình 1.2.5 Nhập dữ liệu vào QM .................................................................................................... 5 Hình 1.2.6 Kết quả bài toán trên QM .............................................................................................. 6 Hình 1.2.7 Đồ thị mạng lưới vận tải của bài toán ........................................................................... 7 PHẦN 2: BÀI TOÁN TỒN KHO Mô hình EOQ cơ bản (Basic EOQ Model) Hình 2.2.1.1 Đồ thị biểu diễn mức tồn kho của đại lý Huỳnh Phát .............................................. 10 Hình 2.2.1.2 Dữ liệu bài toán nhập vào Excel .............................................................................. 10 Hình 2.2.1.3 Nhập dữ liệu vào Solver Parameters ........................................................................ 11 Hình 2.2.1.4 Kết quả bài toán trên Excel ...................................................................................... 11 Hình 2.2.1.5 Thiết lập module Inventory trên QM ....................................................................... 12 Hình 2.2.1.6 Nhập dữ liệu vào QM............................................................................................... 12 Hình 2.2.1.7 Kết quả bài toán trên QM ......................................................................................... 12 Hình 2.2.1.8 Đồ thị đường cong chi phí của bài toán ................................................................... 14 Mô hình EOQ có thiếu hụt (EOQ Model with Planned Shortages) Hình 2.2.2.1 Đồ thị biểu diễn mức tồn kho khi có sự thiếu hụt hàng hóa .................................... 15 Hình 2.2.2.2 Dữ liệu bài toán nhập vào Excel .............................................................................. 16

Hình 2.2.2.3 Nhập dữ liệu vào Solver Parameters ........................................................................ 16 Hình 2.2.2.4 Kết quả bài toán trên Excel ...................................................................................... 17 Hình 2.2.2.5 Tạo dữ liệu cho module trên QM ............................................................................. 17 Hình 2.2.2.6 Nhập dữ liệu vào module ......................................................................................... 17 Hình 2.2.2.7 Kết quả bài toán trên QM ......................................................................................... 17 Hình 2.2.2.8 Đồ thị đường cong chi phí của bài toán ................................................................... 19

MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.2.1 Kế hoạch vận tải hiện hành........................................................................................... 2 Bảng 1.2.2 Lượng cung của các nhà máy ....................................................................................... 3 Bảng 1.2.3 Lượng cầu của các nhà phân phối ................................................................................ 3 Bảng 1.2.4 Chi phí vận chuyển ....................................................................................................... 3 Bảng 1.2.5 Mô hình đại số của bài toán .......................................................................................... 3 Bảng 1.2.6 Ma trận công thức của bài toán..................................................................................... 4

PHẦN 1 BÀI TOÁN VẬN TẢI Phần

Nội dung Bài toán vận tải (5 điểm)

1 1.1

Bối cảnh tình huống (2 điểm) Dựa vào tình huống P&T Co. đã học, bạn hãy xây dựng 1 tình huống tương tự với các thông tin về lĩnh vực hoạt động, kết quả kinh doanh mới nhất và đặc biệt là bài toán vận tải mà doanh nghiệp của bạn phải giải quyết. •

Khái quát tình huống: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) Nestlé Việt Nam được thành lập năm

1995, là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A. – là tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới hiện có mặt tại 191 nước với 328.000 nhân viên trên toàn cầu, có trụ sở đặt tại Vevey – Thụy Sĩ. Nestlé cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Với cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam, trong những năm qua tập đoàn Nestlé đã không ngừng đầu tư xây mới, mở rộng dây chuyền sản xuất tại các nhà máy và đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu về thực phẩm, dinh dưỡng và sống vui khỏe cho người tiêu dùng Việt Nam. Các nhãn hiệu của Nestlé có thể kể đến là: bánh kẹo, ngũ cốc, cà phê, kem, sữa nước, sữa chua, thực phẩm, nước uống đóng chai, ... Theo báo cáo, lợi nhuận ròng của Nestle đạt 13,5 tỷ USD trong năm 2020. Giám đốc điều hành (CEO) của Nestlé, ông Mark Schneider cho rằng hãng có thể tăng trưởng vượt 4% trong năm nay, song vẫn tỏ ra thận trọng và viện dẫn những bất ổn hiện thời. Nestlé dự kiến biên lợi nhuận hoạt động cơ bản trong năm nay sẽ tiếp tục tăng sau khi tập đoàn cải thiện tỷ suất lợi nhuận lên 17,7% vào năm ngoái, thuộc phạm vi mục tiêu trung hạn là 17,5 - 18,5% đã đạt được một năm trước đó. •

Bài toán vận tải: Công ty TNHH Nestlé Việt Nam chịu trách nhiệm sản xuất nước khoáng LaVie

và phân phối đến các nhà phân phối (theo đơn vị bình 19 lít) để bán ra cho khách hàng.

1

Nước khoáng được sản xuất ở 3 nhà máy (Đồng Nai, Trị An và Long An) và được giao bằng xe tải tới các đại lý phân phối ở TPHCM (Q. Tân Bình, Q. Gò Vấp, Q. Tân Phú và Q. Bình Tân). Mỗi đại lý phân phối sẽ được cung cấp số lượng lốc nước khoáng LaVie bởi 2 nhà máy. Bởi vì nhà máy Long An xa nhất nên sẽ vận chuyển chính cho Q. Bình Tân (do gần nhất), phần còn lại sẽ vận chuyển qua nhà phân phối Q. Tân Phú và Q. Tân Bình. Nước khoáng từ nhà máy Trị An sẽ được ship tới nhà phân phối gần nhất là Q. Gò Vấp, số còn lại cho Q. Tân Bình. Còn nhà máy Đồng Nai nằm ở giữa Long An và Trị An nên sẽ phân phối phần bù còn lại cho Q. Tân Phú, Bình Tân và Gò Vấp. Mục tiêu của bài toán là phải làm sao cho chi phí vận chuyển giảm xuống mức tối thiểu để tiết kiệm chi phí cho công ty Nestlé Việt Nam, đồng thời thiết kế được lộ trình và số lượng vận chuyển mới từ mỗi nhà máy đến mỗi nhà phân phối. 1.2

Ứng dụng thực tiễn (3 điểm) 1. Giới thiệu kế hoạch vận tải hiện tại (current shipping plan) trong tình huống bài toán vận tải mà bạn xây dựng. Bảng 1.2.1 Kế hoạch vận tải hiện hành Từ/Đến Nhà phân phối nước khoáng Nhà máy Q. Tân Bình Q. Gò Vấp Q. Tân Phú Q. Bình Tân Đồng Nai

0

60

70

60

Trị An

90

100

0

0

Long An

30

0

50

80

2. Xác định vấn đề cần giải quyết của bài toán vận tải. Mục tiêu của bài toán là phải tối thiểu hóa chi phí vận chuyển cho công ty, đồng thời thiết kế được lộ trình và số lượng vận chuyển mới từ mỗi nhà máy đến mỗi nhà phân phối. 3. Thiết lập bảng số liệu chi phí vận tải cho tình huống. Bảng 1.2.2 Lượng cung của các nhà máy 2

Nhà máy Lượng cung Đồng Nai

190

Trị An

190

Long An

160

Bảng 1.2.3 Lượng cầu của các nhà phân phối Nhà phân phối Lượng cầu Q. Tân Bình

120

Q. Gò Vấp

160

Q. Tân Phú

120

Q. Bình Tân

140

Bảng 1.2.4 Chi phí vận chuyển (đơn vị tính: xe 1,25 tấn) Từ/Đến

Nhà phân phối nước khoáng

Nhà máy Q. Tân Bình Q. Gò Vấp Q. Tân Phú Q. Bình Tân Đồng Nai

720000

480000

560000

688000

Trị An

592000

544000

640000

752000

Long An

800000

896000

752000

768000

Vậy chi phí vận chuyển mà công ty Nestlé Việt Nam phải trả với kế hoạch vận chuyển hiện hành là: 60x480000 + 70x560000 + 90x592000 + 100x544000 + 50x752000 + 80x768000 = 340.000.000 (đồng) 4. Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows (chụp màn hình phần nhập dữ liệu, hàm điều kiện và kết quả) Bảng 1.2.5 Mô hình đại số của bài toán Từ/Đến

Nhà phân phối nước khoáng

Nhà máy Q. Tân Bình Q. Gò Vấp Q. Tân Phú Q. Bình Tân Đồng Nai

X11

X12

X13

X14

Trị An

X21

X22

X23

X24

Long An

X31

X32

X33

X34

3

Bảng 1.2.6 Ma trận công thức của bài toán 720000X11 + 480000X12 + 560000X13 + 688000X14 + Tối thiểu hóa chi phí 592000X21 + 544000X22 + 640000X23 + 752000X24 + (Minimize cost) = 800000X31 + 896000X32 + 752000X33 + 768000X34 X11 + X12 + X13 + X14 = 190 X21 + X22 + X23 + X24 = 190 X31 + X32 + X33 + X34 + 160 Giới hạn (Subject to X11 + X21 + X31 = 120 the constraints) X12 + X22 + X32 = 160 X13 + X23 + X33 = 120 X14 + X24 + X34 = 140 •

Excel Solver: Hình 1.2.1 Dữ liệu chi phí vận chuyển nhập vào Excel

Hình 1.2.2 Solver Parameters và hàm điều kiện

4

Hình 1.2.3 Kết quả bài toán trên Excel



QM for Windows:

Hình 1.2.4 Thiết lập module Transportation trên QM

Hình 1.2.5 Nhập dữ liệu vào QM

Hình 1.2.6 Kết quả bài toán trên QM

5

5. Trình bày và giải thích kết quả/giải pháp tối ưu của mô hình từ Excel Solver và QM for Windows. Trình bày kết quả bằng đồ thị (The network representation of transportation problem) •

Excel Solver: Bước 1: Nhập bảng dữ liệu chi phí vận chuyển vào Excel như hình 1.2.1 Bước 2: Tạo bảng số lượng vận chuyển + Tạo hàm Sum vào các ô Tổng số lượng nhận và Tổng số lượng giao + Nhập giới hạn Lượng cung và Lượng cầu + Tạo hàm Sumproduct để tính tổng chi phí vận chuyển Bước 3: Sử dụng Solver để giải bài toán + Đặt mục tiêu (Set objective) là ô tổng chi phí + Mục tiêu của bài toán là tối thiểu hóa chi phí → chọn To: Min + Đặt By changing variable cells là phần số liệu số lượng vận chuyển + Thêm các giới hạn (Constraints): Tổng số lượng giao = Lượng cung, Tổng số lượng nhận = Lượng cầu Bước 4: Bấm Solve → kết quả là 33.880.000 đồng và kế hoạch vận chuyển được tối ưu hóa như hình 1.2.3



QM for Windows: Bước 1: Chọn Module → chọn Transportation Bước 2: Nhập bộ dữ liệu cho module như hình 1.2.4 + Số lượng nguồn (Number of Sources) = Số lượng nhà máy (đề cho là 3) + Số lượng điểm đến (Number of Destinations) = Số lượng nhà phân phối (đề cho là 4) 6

+ Mục tiêu bài toán (Objective) là tối thiểu hóa chi phí → chọn Minimize → chọn OK Bước 3: Nhập dữ liệu vào bảng như hình 1.2.5 + Đổi tên Source1, Source2, Source3 thành tên các nhà máy (Đồng Nai, Trị An, Long An) + Đổi tên Destination1, Destination2, Destination3, Destination4 thành tên các nhà phân phối (Q. Gò Vấp, Q. Tân Bình, Q. Tân Phú, Q. Bình Tân) + Nhập số liệu Lượng cung (Supply) và Lượng cầu (Demand), còn lại nhập chi phí vận chuyển tương ứng vào các ô + Thiết lập phương pháp giải (solving method) là Simplex LP Bước 4: Bấm Solve → kết quả là 33.880.000 đồng và kế hoạch vận chuyển được tối ưu hóa như hình 1.2.6 Ta thấy kết quả của cả hai phương pháp giải là 330.880.000 đồng, có nghĩa là kế hoạch vận chuyển đã được tối ưu hóa giúp cho công ty giảm được 9.120.000 đồng so với kế hoạch vận chuyển trước đây. Và đồng thời cũng có sự thay đổi về số lượng vận chuyển từ các nhà máy tới các nhà phân phối, cụ thể như đồ thị bên dưới. Hình 1.2.7 Đồ thị mạng lưới vận tải của bài toán

7

PHẦN 2 BÀI TOÁN TỒN KHO 2 2.1

Bài toán tồn kho (5 điểm) Bối cảnh tình huống (1 điểm) -

Dựa vào tình huống ACT Co. đã học, bạn hãy xây dựng 1 tình huống tương tự với các thông tin về lĩnh vực hoạt động, kết quả kinh doanh mới nhất và đặc biệt là bài toán tồn kho mà doanh nghiệp của bạn phải giải quyết. Đại lý phân phối nước khoáng LaVie Huỳnh Phát là đại lý cung cấp và giao nước

khoáng cho các hộ dân lớn nhất trong khu vực quận Bình Tân. Vì nước khoáng là nhu cầu thiết yếu của con người, số lượng đơn đặt hàng đến rất nhiều và thường xuyên nên đại lý Huỳnh Phát có một kho để lưu trữ một số lượng bình nước khoáng LaVie 19 lít để đáp ứng đủ nhu cầu của mọi người. Khi số lượng dự trữ trong kho gần hết, đại lý Huỳnh Phát sẽ liên hệ với nhà máy sản xuất nước khoáng LaVie Long An thuộc công ty TNHH Nestlé Việt Nam để tiến hành đặt hàng. Nhà máy sau đó sẽ vận chuyển số lượng đặt hàng tới kho của đại lý Huỳnh Phát trong vòng 10 ngày tính từ ngày đặt hàng. Trung bình, đại lý Huỳnh Phát bán ra khoảng 2000 bình nước LaVie loại 19 lít mỗi tháng. Do đó, đại lý sẽ liên hệ đặt hàng với bên nhà máy 4000 bình nước sau 2 tháng. Các đơn đặt hàng được đặt đúng lúc để giao hàng đến khi hết hàng tồn kho. Bài toán được đặt ra ở đây là: Liệu mức tồn kho 4000 có hợp lý hay không? Vì vậy đại lý Huỳnh Phát phải xem xét lại các chi phí liên quan để đưa ra kế hoạch tồn kho mới tối ưu nhất. Biết rằng khi đại lý đặt hàng, có một số chi phí phát sinh phải trả cho nhân viên đặt hàng. Tiền lương lao động dành cho nhân viên cho việc đặt hàng (tính trung bình là 4 tiếng) là 120.000 đồng. Cộng thêm các chi phí liên quan tới việc giám sát và quản lý đơn hàng là 45.000 đồng. Như vậy tổng các chi phí phát sinh trong quá trình thiết lập đơn hàng là 165.000 đồng. Chi phí tồn kho cho một bình nước 19 lít mỗi năm là 84.000 đồng (bao gồm chi phí thuê mặt bằng kho, chi phí bảo hiểm chống mất mát hàng tồn kho, chi phí nhân sự giám sát và thuế của mặt hàng tồn kho). Và nhân viên của đại lý Huỳnh

8

Phát trong một năm sẽ làm việc 360 ngày (do nước khoáng là nhu cầu thiết yếu nên sẽ phải làm việc thường xuyên) Tuy nhiên trong 1 năm, đặc biệt là khoảng thời gian dịch COVID hoành hành như 2 năm vừa qua thì quá trình hoạt động của đại lý Huỳnh Phát có thể sinh ra thêm một loại chi phí nữa đó là chi phí thiếu hụt hàng hóa do sự giao hàng chậm trễ của nhà cung ứng hoặc số lượng các đơn đặt hàng lớn hơn bình thường trong khi đơn hàng đang được vận chuyển. Tình trạng thiếu hụt có thể gây ra các hậu quả như: sự không hài lòng của khách hàng, dẫn đến mất thiện chí và mất doanh số trong tương lai; sự giảm giá hàng bán để làm xoa dịu khách hàng; Chấp nhận việc thanh toán chậm do s ự giao hàng trễ dẫn đến doanh thu trễ,… Chi phí thiếu hụt hằng năm được ước tính rơi vào khoảng 12.000 đồng nhân với số lượng thiếu hụt. 2.2

Ứng dụng thực tiễn (4 điểm)

2.2.1 Mô hình Basic EOQ (2 điểm) 1. Giới thiệu mô hình Basic EOQ trong tình huống bài toán tồn kho mà bạn xây dựng. -

Chi phí mua hàng: c = 63.000 VNĐ/bình 19 lít


Similar Free PDFs