Tiểu luận cuối kỳ tctt - Tiểu luận tài chính tiền tệ cực hay hihihi PDF

Title Tiểu luận cuối kỳ tctt - Tiểu luận tài chính tiền tệ cực hay hihihi
Course Kế toán Tài chính 2
Institution Học viện Tài chính
Pages 15
File Size 318.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 443
Total Views 645

Summary

Họ và tên : Nguyễn Ngọc Linh Mã sinh viên: 2073402011261Khóa/Lớp : (tín chỉ) 58/15 (Niên chế): 15.STT : 21 ID phòng thi: 5820581210Ngày thi: 18/12/2021 Giờ thi: 9hBÀI THI MÔN: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆHình thức thi: Tiểu luận Mã đề: 15/2021 Thời gian thi: 2 ngàyBÀI LÀMMỤC LỤCMỞ ĐẦU ..........................


Description

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Linh

Mã sinh viên: 2073402011261

Khóa/Lớp: (tín chỉ) 58/15.2LT1

(Niên chế): 15.03

STT: 21

ID phòng thi: 5820581210

Ngày thi: 18/12/2021

Giờ thi: 9h15 BÀI THI MÔN: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề: 15/2021

Thời gian thi: 2 ngày

BÀI LÀM

MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT..1 1.1. Khái quát về tiền chuyển khoản..................................................................1 1.1.1. Tiền tệ là gì?.......................................................................................1 1.1.2. Tiền chuyển khoản là gì?....................................................................2 1.1.3. Đặc điểm của tiền chuyển khoản........................................................2 1.2. Ưu điểm của tiền chuyển khoản..................................................................3 1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt...............................................3 1.3.1. Đối với nền kinh tế.............................................................................3 1.3.2. Đối với ngân hàng thương mại...........................................................3 1.3.3. Đối với Ngân hàng trung ương...........................................................4 1.3.4. Đối với cơ quan tài chính....................................................................4 PHẦN 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM................................................................................................................... 5 2.1. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam..........................5 2.2. Ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.......................7 2.3. Hạn chế và thách thức của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. 8 2.4. Nhận định cá nhân và đề xuất giải pháp.....................................................9 KẾT LUẬN................................................................................................................. 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................11

MỞ ĐẦU Cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng không ngừng phát triển, nó đã và đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường. Để bắt kịp nhịp độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới, tất cả các ngành nghề đều phải không ngừng vận động để tồn tại và phát triển. Việc trao đổi mua bán trong kinh doanh ngày càng phát triển, nhu cầu về thanh toán là rất lớn, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). TTKDTM đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Đó là một trong những cơ hội kinh doanh tốt cho ngân hàng. TTKDTM không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TTKDTM trong những năm gần đây đã đạt được những tiến bộ vượt bậc từng bước hòa nhập với quốc tế. Việc thanh toán được thực hiện qua hệ thống máy vi tính đã giải quyết tốt ba yêu cầu của công tác thanh toán là nhanh chóng, chính xác, an toàn. Doanh số TTKDTM ngày một tăng, nạn khan hiếm tiền mặt được đẩy lùi. Tuy nhiên công tác TTKDTM ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu, đòi hỏi phải có sự quan tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ, phải có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn. Xuất phát từ những lý do trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”. Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tiểu luận được chia thành 2 phần: Phần 1: Lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặt Phần 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1.1. Khái quát về tiền chuyển khoản 1.1.1. Tiền tệ là gì? Căn cứ vào quá trình phát triển của các quan hệ trao đổi, các hình thái giá trị và tư duy logic về bản chất của tiền tệ, tiền được định nghĩa theo hai quan điểm: - Theo quan điểm của C.Mác: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đó giá trị của các hàng hóa khác và là phương tiện thực hiện quan hệ trao đổi.

1

- Theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền là bất cứ một phương tiện nào được xã hội chấp nhận làm phương tiện trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế. 1.1.2. Tiền chuyển khoản là gì? Tiền chuyển khoản (tiền khoản tại ngân hàng) là số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng mở tại một ngân hàng thương mại (NHTM). Hình thức tiền tệ này được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của ngân hàng và khách hàng (còn gọi là bút tệ hay tiền ghi sổ). Sự ra đời của tiền chuyển khoản: tiền chuyển khoản xuất hiện lần đầu tiên tại nước Anh vào giữa thế kỉ XIX. Lúc này do để tránh những quy định chặt chẽ trong việc phát hành giấy bạc ngân hàng. Nhà nước quy định: để phát hành 1 GBP giấy, phải có 1 GBP vàng dự trữ tại Ngân hàng trung ương. Trong khi đó dự trữ vàng của các ngân hàng có hạn, do đó dẫn đến tình trạng trong lưu thông thiếu tiền. Từ đó, các ngân hàng Anh đã phát minh ra hệ thống thanh toán trong sổ sách ngân hàng, tiền chuyển khoản đã xuất hiện. 1.1.3. Đặc điểm của tiền chuyển khoản - Hình thức tồn tại: do tiền chuyển khoản thực chất chỉ là những con số ghi trên tài khoản tại ngân hàng, cho nên có thể nói tiền chuyển khoản là đồng tiền phi vật chất và nó cũng là loại tiền mang dấu hiệu giá trị như tiền giấy. Để sử dụng tiền chuyển khoản, những người chủ sở hữu phải sử dụng các lệnh thanh toán để ra lệnh cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản thanh toán hộ mình và phải thông qua các công cụ thanh toán sau đây: Giấy tờ thanh toán (Séc, UNC, NPTT …) -> Thẻ thanh toán (ghi nợ, ký quỹ, tín dụng…) -> Thanh toán tức thời (qua hệ thống máy vi tính đã nối mạng) - Chủ thể phát hành: NHTM phát hành các chứng chỉ ghi nhận giá trị. - Phạm vi sử dụng: chỉ sử dụng cho hệ thống ngân hàng và các chủ thể tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. - Cơ sở lưu thông dựa trên tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhu cầu thanh toán tại ngân hàng. - Chi phí phát hành tốn ít do tiền chuyển khoản chỉ là những con số nên dễ dàng thay đổi. - Chi phí lưu thông: khi sử dụng tốn một khoản phí dịch vụ cho ngân hàng nhưng không tốn chi phí bảo quản, vận chuyển. - Tính chất giao dịch: phù hợp với các giao dịch lớn khoảng cách xa vì chuyển khoản dễ dàng, nhanh chóng, an toàn

2

- Quá trình huy động vốn: nhanh và dễ dàng vì tiền nằm ngay trong hệ thống các ngân hàng - Tốc độ thanh toán nhanh gọn và an toàn - Yêu cầu người sử dụng phải có trình độ về khoa học kỹ thuật, dân trí 1.2. Ưu điểm của tiền chuyển khoản - Không bị làm giả - Tiết kiệm chi phí lưu thông, chi phí tạo tiền, chi phí bảo quản - Rủi ro thấp - Lưu thông tiền chuyển khoản giúp giảm bớt rủi ro lạm phát - Dễ dàng trong giao dịch, thanh toán - Nhà nước dễ quản lí khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế - Huy động vốn nhanh - Tránh hao mòn về mặt giá trị Và đây cũng là những ưu điểm khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. 1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 1.3.1. Đối với nền kinh tế TTKDTM góp phần giảm tỉ trọng tiền mặt lưu thông, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông như in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển…Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hoá và lưu thông tiền tệ. TTKDTM tạo điều kiện tập trung nguồn vốn lớn cho xã hội vào ngân hàng để tái đầu tư cho nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của Nhà nước vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, góp phần ngăn chặn lạm phát. 1.3.2. Đối với ngân hàng thương mại TTKDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. TTKDTM không những làm giảm được chi phí lưu thông mà còn bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của các tổ chức và cá nhân. Như vậy, ngân hàng sẽ luôn có một lượng tiền nhất định tạm thời nhàn rỗi trên các tài khoản này với chi phí thấp. Khi sử dụng nguồn vốn này, ngân hàng không chỉ kiếm được lợi nhuận, giành thắng lợi trong cạnh tranh mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. TTKDTM còn thúc đẩy quá trình cho vay. Nhờ có nguồn vốn tiền gửi không kì hạn, ngân hàng còn có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế. Ngân hàng thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp nên trên cơ sở đó hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn ngân hàng để đầu

3

tư, phát triển sản xuất, kinh doanh có lãi. Mặt khác, thông qua TTKDTM, ngân hàng có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân hàng an toàn trong kinh doanh, góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. TTKDTM giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Trong thực tế nếu thanh toán bằng tiền mặt, thì sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏi ngân hàng, số tiền đó không còn nằm trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng. Nhưng nếu TTKDTM thì ngân hàng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của người phải trả sang cho người thụ hưởng hoặc bù trừ giữa các tài khoản của các NHTM với nhau. Như vậy, thực chất của cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng là tổ chức thanh toán qua ngân hàng và cho vay bằng chuyển khoản. Vì vậy, khi TTKDTM càng phát triển thì khả năng tạo tiền càng lớn, tạo cho ngân hàng lợi nhuận đáng kể. TTKDTM góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán. TTKDTM tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm được thời gian, chi phí. Trên cơ sở đó tạo niềm tin cho công chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng, thu hút người dân và doanh nghiệp tham gia thanh toán qua ngân hàng. Như vậy, TTKDTM giúp ngân hàng thực hiện việc mở rộng đối tuợng thanh toán, phạm vi thanh toán (trong và ngoài nước) và tăng doanh số thanh toán, làm tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. 1.3.3. Đối với Ngân hàng trung ương TTKDTM tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các nguồn vốn khách nhau, tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế. Qua đó, tạo tiền đề cho việc tính toán lưọng tiền cung ứng và điều hành thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả. 1.3.4. Đối với cơ quan tài chính Tăng tỉ trọng TTKDTM không chỉ có ý nghĩa tiết kiệm chi phí lưu thông mà còn giúp cho công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp được tốt hơn. Nếu các giao dịch trong nền kinh tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản thì tiền chỉ chuyển từ tài khoản người này sang tài khoản người khác, từ tài khoản của doanh nghiệp này sang tài khoản của doanh nghiệp khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác nên tiền tệ vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng. Do đó, tổn thất tài sản Nhà nước và tổn thất tài sản của người dân sẽ được hạn chế. Như vậy, trên cơ sở tài khoản tiền gửi và các tài khoản thanh toán qua ngân hàng đã giúp cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý như bộ chủ quản, cơ quan thuế…có điều

4

kiện để kiểm tra, theo dõi doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh chính xác. Do đó giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động “kinh tế ngầm”, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sác kinh tế tài chính quốc gia, góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế – xã hội. PHẦN 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020, TTKDTM ngày càng có xu hướng tăng dần với giá trị giao dịch lớn. Tổng phương tiện thanh toán tăng dần theo tỷ lệ từ 86% ở năm 2016 lên đến 88,95% vào năm 2020. Điểm nổi bật là thanh toán bằng thẻ ngân hàng đang là một trong những phương tiện thanh toán nội địa chủ yếu cho khu vực dân cư. Tỷ trọng thanh toán bằng thẻ trong tổng phương tiện thanh toán tăng lên cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch, số thẻ được phát hành cho người dân đã có sự tăng trưởng khá nhanh; nếu như năm 2016, toàn thị trường mới có khoảng 111 triệu thẻ thì đến cuối năm 2018, con số này đã lên tới hơn 153 triệu thẻ, tăng gần 38%. Đến nay, đã có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet banking và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động, với số lượng giao dịch lên đến vài trăm triệu tỷ đồng… Dịch vụ internet banking, mobile banking phát triển nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng khá, gắn liền với quá trình phát triển của các hoạt động thương mại điện tử và các dịch vụ ăn uống, giải trí, du lịch, giao thông vận tải. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các NHTM nói chung và trên địa bàn các thành phố lớn nói riêng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại ứng dụng trên nền tảng công nghệ số, trên môi trường mạng; máy tính và điện thoại thông minh. Theo đó, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tăng trưởng nhanh qua từng năm. Số liệu đến cuối tháng 8/2020, số lượng giao dịch thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng đến 980,9%, đạt 682,3 triệu món với tổng giá trị đạt 7,2 triệu tỷ đồng, tăng 793,6%. Thanh toán qua kênh Internet tăng 262,5% đạt 282,4 triệu món giao dịch với tổng giá trị giao dịch 17,4 triệu tỷ đồng, tăng 353,1%. Trong đó, doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua internet bình quân tăng khoảng 11,58%/năm, cá nhân tăng 11,04%/năm, khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua Mobile bình quân tăng 10,5%/năm. Bảng 1: Giao dịch thanh toán nội địa qua Internet Banking tại Việt Nam giai đoạn Quý 3/2021- Quý 1/2020

5

Quý Số lượng giao dịch (Món) Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) 3/2021 167.313.020 8.444.405 2/2021 169.191.030 8.949.905 1/2021 156.217.294 8.117.173 2/2020 533.334 54.345 1/2020 94.833 55.533 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Vụ Thanh toán – NHNN Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam có 9 hệ thống TTKDTM chính gồm: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS); hệ thống thanh toán bù trừ; hệ thống thanh toán nội bộ của từng NHTM; các hệ thống thanh toán song phương; hệ thống thanh toán ngoại tệ VCB – Money; hệ thống thanh toán chứng khoán do BIDV quản lý, vận hành; hệ thống thanh toán thẻ; hệ thống thanh toán qua internet và điện thoại di động và hệ thống SWIFT. Các công nghệ mới, hiện đại trong thanh toán như việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code - Quick Response), mã hóa thông tin thẻ, thanh toán phi tiếp xúc,... được các ngân hàng nghiên cứu, hợp tác và ứng dụng, đặc biệt là việc thanh toán bằng QR Code gắn với đẩy mạnh thanh toán qua điện thoại di động cho phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới và hành vi người tiêu dùng. Ngoài ra, NHNN còn cấp phép hoạt động cho các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; trong đó, tập trung những tính năng nạp tiền điện thoại, thanh toán qua mã QR, thanh toán hóa đơn dịch vụ cước điện thoại di động, hóa đơn điện nước, internet, các khoản vay tài chính… NHNN cấp phép hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó, tập trung những tính năng nạp tiền điện thoại, thanh toán qua mã QR, thanh toán hóa đơn dịch vụ cước điện thoại di động, hóa đơn điện nước, internet, các khoản vay tài chính… Hệ thống ATM, POS tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng. Tính đến nay, trên toàn quốc có khoảng 20.058 ATM và 297.995 máy POS, tăng tương ứng 3,89%; 57,34% so với cùng kỳ năm 2020)

6

Hình 1: Giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC – Giá trị giao dịch từ Quý 4/2020 đến Quý 3/2021 Nguồn: Vụ Thanh toán - NHNN Việt Nam Từ đầu năm đến nay, số lượng giao dịch thanh toán qua máy POS đạt 1,3 triệu món, với tổng giá trị giao dịch đạt 3.528 tỷ đồng; tổng giao dịch thanh toán qua thẻ tín dụng ATM đạt 11,7 triệu giao dịch, tương ứng số tiền gần 27.000 tỷ đồng, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân giảm là do thời gian qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt từ đầu tháng 5 đến nay, với việc giãn cách, cách ly xã hội và thực hiện các quy định nghiêm ngặt về phòng, chống dịch bệnh ở nhiều địa phương trong tỉnh kéo theo số lượng và giá trị giao dịch ATM/POS trên địa bàn giảm, trong đó có hoạt động chi trả lương qua tài khoản (do nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, người lao động nhận mức lương thấp hơn trước). Hiện có đến 80 công ty Fintech đang hoạt động tại Việt Nam và 47% trong số đó là công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, các công ty Fintech ở Việt Nam hiện nay có quy mô còn nhỏ, các chính sách của Chính phủ quy định dành cho những công ty này cũng còn hạn hẹp về đối tượng áp dụng và hạn chế về nghiệp vụ và độ phủ sóng do chi phí ban đầu cho hạ tầng công nghệ còn quá cao. 2.2. Ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam Rõ ràng, TTKDTM ngày càng chiếm ưu thế vì những ưu điểm như: Độ an toàn cao, nếu bị mất thẻ tín dụng, chủ thẻ chỉ cần báo khóa thẻ là thẻ sẽ không thực hiện được giao dịch, còn tiền mặt thì điều này rất bất lợi. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành như hiện nay, phương thức TTKDTM có thể được xem là một phương thức an toàn xét ở khía cạnh bảo vệ sức khỏe, giúp người sử dụng quản lý chi tiêu dễ dàng. Khủng hoảng từ đại dịch đồng thời cũng tạo nên đòn bẩy giúp tỷ lệ TTKDTM gia tăng. Từ đó tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán cũng giảm theo trong những tháng bùng dịch bệnh được thể hiện rõ qua sơ đồ thống kê của NHNN dưới đây, nhờ vậy có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông như in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hoá và lưu thông tiền tệ.

7

Hình 2: Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương diện thanh toán giai đoạn tháng 10/2019 – tháng 9/2020 Nguồn: NHNN Việt Nam Hiện tại, tất cả các ngân hàng đều có ứng dụng để khách hàng có thể truy cập và theo dõi các khoản thu chi bất cứ lúc nào; để mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng, ngày càng có nhiều điểm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ chấp nhận phương thức thanh toán trên. Khách hàng còn có thể tận dụng được các chương trình khuyến mãi, tích điểm. Các ưu đãi này được các đơn vị chấp nhận thanh toán triển khai với chủ trương kích cầu tiêu dùng, đẩy nhanh tiến độ phủ sóng của phương thức TTKDTM. Ngoài ra, TTKDTM cũng nhanh hơn, chính xác hơn so với việc sử dụng tiền mặt trong việc kiểm, đếm, chống lại các giao dịch chui, không minh bạch, qua đó chống thất thu thuế và kiểm soát được nạn rửa tiền, tiền giả. Với lí do đó, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã luôn chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị triển khai và phát triển hệ thống TTKDTM đối với các dịch vụ công như thu ngân sách nhà nước (NSNN). Kết quả, từ năm 2019 đến năm 2020, thu chi bằng tiền mặt qua KBNN chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2019, số thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 0,47% tổng thu qua KBNN (giảm 14% so với năm 2018); số chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 2,96% tổng chi qua KBNN (giảm 43% so với năm 2018). Năm 2020, số thu NSNN bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN chiếm 0,71% so với tổng thu qua KBNN (giảm 0,1% so với cuối năm 2019); số chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 1,1% so với tổng chi qua KBNN (giảm 1,42% so với cuối năm 2019). Hoạt động TTKDTM không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Nếu nó được thực hiện tốt thì sẽ góp phần mở rộng các dịch vụ tín dụng, dịch vụ kinh doanh. Đặc biệt, đây còn là nguồn huy động vốn tối ưu cho nhiều ngân hàng, bởi khi huy động nguồn vốn này, ngân hàng không trả hoặc trả lãi rất thấp cho việc khai thác nguồn vốn, trong khi đó, nguồn vốn này được sử dụng và thu lợi nhuận tương đối cao.

8

2.3. Hạn chế và thách thức của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế vẫn còn đối mặt với không ít hạn chế, thách thức, cụ thể là: Thứ nhất, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến trong các giao dịch dân sự của người dân, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; thanh toán điện tử trong thương mại điện tử còn thấp. Theo thống kê của NHNN, hiện nay mớ...


Similar Free PDFs