Tiểu luận đàm phán về KKR và VHM PDF

Title Tiểu luận đàm phán về KKR và VHM
Author Anh Nguyễn Hồng
Course Hanyu Shuiping Kouyu Kaoshi (HSKK)
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 34
File Size 470 KB
File Type PDF
Total Downloads 20
Total Views 132

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ000TIỂU LUẬNĐề tài: Mô hình Hofstede về lý thuyết các chiều văn hóa và ứngdụng trong thương vụ đầu tư giữa KKR và VinHomesTrình bày: Nhóm 6Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Bích NgọcHà Nội, tháng 2 năm 2022Tên thành viên Mã sinh viên % hoàn t...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ 000

TIỂU LUẬN Đề tài: Mô hình Hofstede về lý thuyết các chiều văn hóa và ứng dụng trong thương vụ đầu tư giữa KKR và VinHomes

Trình bày:

Nhóm 6

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Bích Ngọc

Hà Nội, tháng 2 năm 2022

Danh sách thành viên nhóm 6 Tên thành viên Nguyễn Thị Hà (Nhóm trưởng) Nguyễn Phương Quỳnh Nguyễn Thị Hải Dương Triệu Thị Hải Yến Nguyễn Hồng Anh Trần Thị Duyên Nguyễn Khánh Chi

Mã sinh viên 1911120032 1911120103 2014110060 1815510147 1911120005 1911120027 1911120014

% hoàn thành công việc

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 2 Chương 1. 1.1.

Lý thuyết về mô hình 5 chiều văn hóa của Hofstede.......................2

Tổng quan về văn hóa..................................................................................2

1.1.1. Khái niệm văn hóa.......................................................................................2 1.1.2. Các yếu tố cấu thành....................................................................................2 1.1.3. Vai trò của văn hóa trong đàm phán thương mại quốc tế...........................4 1.2.

Mô hình Hofstede về lý thuyết năm chiều văn hóa.....................................5

1.2.1. Lịch sử hình thành Lý thuyết chiều văn hóa...............................................5 1.2.1.1.

Vài nét về Hofstede..................................................................................5

1.2.1.2.

Lịch sử hình thành học thuyết................................................................5

1.2.2. Mô hình năm chiều văn hóa của Hofstede..................................................6 1.2.3. Ứng dụng của mô hình Hofstede.................................................................8 1.2.4. Giới hạn của mô hình Hofstede.................................................................10 Chương 2.

Ứng dụng mô hình 5 chiều văn hóa của Hofstede trong thương vụ

đầu tư giữa KKR và Vinhomes...............................................................................11 2.1.

Tổng quan thương vụ.................................................................................11

2.1.1. Diễn biến:...................................................................................................11 2.1.2. Kết quả:...................................................................................................... 12 2.2.

Phân tích mô hình 5 chiều văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ.......................12

2.2.1. Mô hình 5 chiều văn hóa ở Việt Nam........................................................12 2.2.2. Mô hình 5 chiều văn hóa ở Mỹ..................................................................16 2.3.

Tác động của các yếu tố văn hóa đến thương vụ......................................20

2.3.1. Chủ nghĩa cá nhân – Identity dimensions (IDV)......................................20 2.3.2. Chỉ số khoảng cách quyền lực – Power distance index (PDI)..................21

2.3.3. Giới (Gender) – Chỉ số nam tính (MAS)....................................................22 2.3.4. Chỉ số phòng tránh rủi ro – Uncertainty Avoidance Index (UAI).............23 2.3.5. Định hướng dài hạn – Long term Orientation (LTO)...............................23 Chương 3.

Đề xuất các giải pháp đối với khác biệt văn hóa trong đàm phán

thương mại quốc tế................................................................................................25 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................30

PHẦN MỞ ĐẦU Đàm phán, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, là một khâu vô cùng quan trọng, là tiền đề thiết yếu để tổ chức và triển khai các hoạt động kinh doanh, là yếu tố quyết định cho thành công của các doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường quốc tế. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại, đàm phán đã cho thấy sự phức tạp của nó. Đây là một quá trình đòi hỏi không chỉ kiến thức, kinh nghiệm lâu năm trong nghề mà còn là sự khéo léo, tinh tế của các bên tham gia. Khi nhắc tới những yếu tố ảnh hưởng tới đàm phán, văn hóa dường như chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau, hình thành nên những phong cách, quy tắc đàm phán khác nhau. Tuy vậy chìa khóa giúp một nhà đàm phán thành công đó là phải hiểu thấu đối tác đàm phán của mình trước khi ngồi vào bàn đàm phán. Vậy làm như thế nào để có thể hiểu thấu được những con người từ những quốc gia, thậm chí là lục địa khác chúng ta trước khi đàm phán với họ? Liêuk có nguy cơ xảy ra hiểu lầm hoặc cư xm sai lêch k về văn hóa gây ra nhầm lẫn? Những câu hỏi trên đã được nhà tâm lý học Geert Hofstede đề ra và giải đáp qua một bộ quy chuẩn về các chiều văn hóa. Nhận thức được tính thực tiễn ứng dụng của nghiên cứu này, nhóm chúng em quyết định thực hiê nk đề tài: “Mô hình Hofstede về lý thuyết các chiều văn hóa và ứng dụng trong thương vụ đầu tư giữa KKR và VinHomes”. Đề tài chia thành 3 nội dung chính: Chương 1: Lý thuyết về mô hình 5 chiều văn hóa của Hofstede Chương 2: Ứng dụng của mô hình 5 chiều văn hóa của Hofstede trong thương vụ đầu tư giữa KKR và VinHomes Chương 3: Đề xuất các giải pháp đối với khác biệt văn hóa Do sự hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu, bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong nhận được sự giúp đỡ của cô để đề tài này được hoàn thiê nk một cách xuất sắc nhất. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1

PHẦN NỘI DUNG Chương 1. 1.1.

Lý thuyết về mô hình 5 chiều văn hóa của Hofstede

Tổng quan về văn hóa

1.1.1. Khái niệm văn hóa Các học giả chưa bao giờ có thể thống nhất một định nghĩa đơn giản về văn hóa. Theo quan điểm của Hofstede, Namenwirth và Weber, văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được chia sẻ giữa một nhóm người và khi tập hợp lại thì tạo nên khuôn mẫu cho cuộc sống. Văn hóa là của con người, vì lợi ích của con người và do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa được con người giữ gìn, sm dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đàm phán quốc tế, mỗi chủ thể tham gia sống trong những hoàn cảnh địa lý và lịch sm khác nhau, từng nhóm dân cư khác nhau đã tạo nên những giá trị văn hóa riêng biệt, in đậm dấu ấn của họ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vậy, văn hóa đàm phán là tất cả những giá trị, chuẩn mực, hành vi, thái độ các bên phải chú ý trong quá trình đàm phán. Văn hóa đàm phán có thể biểu hiện ra ngoài mà cũng có thể không biểu hiện ra ngoài. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành Như chúng ta đã biết, văn hóa có phạm vi vô cùng rộng, chính vì vậy có rất nhiều yếu tố cấu thành nên nó, như: cấu trúc xã hội, hệ thống tôn giáo và đạo đức, giáo dục, ngôn ngữ, triết lý về kinh tế, triết lý chính trị, .... Trong giới hạn cho phép của bài tiểu luận, chúng em xin nêu ra 4 yếu tố cấu thành nên văn hóa trong đàm phán thương mại quốc tế như sau: -

Hành vi (Behavior) Hành vi là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện

ở suy nghĩ và cách ứng xm của con người đối với những người xung quanh trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Mỗi nhóm người ở nền văn hóa khác nhau có những hành vi tương đối tương đồng dựa trên những chuẩn mực và giá trị 2

của nền văn hóa đó, từ đó góp phần hình thành nên một phần tính cách trong họ. Thực tế, việc nhận diện hoặc đánh giá về tính cách của con người qua chỉ vài lần tiếp xúc là điều không đơn giản. Tuy nhiên qua việc quan sát hình dáng, tướng mạo, quan sát phòng làm việc, nghe ngóng cách nói chuyện, cách đặt câu hỏi trong quá trình đàm phán, chúng ta cũng có thể có được những hiểu biết ban đầu về đối tác của mình. Để xác định phong cách hành vi của đối tác có thể kết hợp các cách sau: Quan sát tổng thể qua cách ăn mặc, tác phong đi đứng, vật dụng xung quanh,...; Lắng nghe cách nói chuyện, đặt vấn đề trực tiếp hay gián tiếp; Đặt nhiều câu hỏi và lắng nghe câu trả lời cả họ. -

Thái độ (Attitude) Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận hành xm theo

một hướng xác định đối với một đối tượng. Trong giao tiếp liên văn hóa mỗi cá nhân mang trong mình những nét riêng biệt về thái độ, nó có thể là yếu tố mang tính cá nhân nhưng nó cũng có thể là đặc trưng cho văn hóa của một vùng văn hóa. Những nét khác biệt luôn làm chúng ta khó khăn trong giao tiếp vì mỗi cá nhân ở vùng văn hóa khác nhau mang trong mình những thước đo và chuẩn mực về thái độ khác nhau. Ví dụ như nền văn hóa Nhật đã dựng lên một bức tường vô hình, thường là không thể vượt qua để chống lại người nước ngoài. Rất nhiều quan chức và các công ty của Nhật cho rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước. Tương tự như vậy, những công ty nước ngoài tại Nhật thường gặp khó khăn trong việc thuê nhân viên do ý thức chống đối ông chủ nước ngoài của những người này. Trong đàm phán, cần chú ý và tìm hiểu thái độ của đối tác thông qua nghiên cứu, thảo luận. -

Chuẩn mực (Norms) Chuẩn mực là những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ứng xm

phù hợp và đúng mực trong những tình huống cụ thể. Chuẩn mực có thể chia thành hai nhóm chính: lề thói và tập tục. Lề thói là những quy ước xã hội liên quan đến những thứ như cách ăn mặc thích hợp trong từng trường hợp cụ thể, hành xm đúng mực, cách ăn uống với dụng cụ phù hợp,... Tập tục là những chuẩn mực được xem là tâm điểm vận hành xã hội và các hoạt động xã hội, nó có ý nghĩa và quan trọng hơn nhiều so với lề thói. Trong nhiều xã hội tập tục được ban hành thành luật. Cả lề

3

thói và tập tục đều có nhiều khác biệt giữa các nền văn hóa. Ví dụ như tại Mỹ và các nước Bắc Âu, đúng giờ là rất quan trọng nhưng đối với các nước Châu Phi, thời gian có tính co giãn cao hơn và giữ đúng lịch trình được coi là ít quan trọng. -

Giá trị (Values) Giá trị là những quan niệm mang tính trừu tượng về những thứ mà một cộng

đồng tin là tốt, là đúng, và mong muốn thực hiện hoặc có được. Nói cách khác, giá trị là căn cứ để con người đánh giá đúng sai, tốt xấu. Giá trị là yếu tố quan trọng hình thành nền tảng của văn hóa. Đó là ngữ cảnh theo đó hình thành và điều chỉnh chuẩn mực xã hội. Giá trị không chỉ là những khái niệm về lý thuyết mà còn bao gồm cảm xúc. Con người tranh luận, chiến đấu, thậm chí hy sinh vì những giá trị như sự tự do. 1.1.3. Vai trò của văn hóa trong đàm phán thương mại quốc tế Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đàm phán thương mại quốc tế. Văn hóa quyết định cách thức giao tiếp trong đàm phán. Mọi người dựa vào văn hóa để dịch ra ý nghĩa của các câu nói và hành động của đối tác. Mỗi chủ thể sinh sống ở hoàn cảnh khác nhau mang những nét văn hóa khác nhau và từ đó các cm chỉ hành động của họ cũng có những ngụ ý khác nhau. Khi chúng ta nắm bắt được những đặc trưng cơ bản trong nền văn hóa của đối phương, có nghĩa rằng chúng ta đã xây dựng được một hệ thống các quy tắc trong việc truyền đạt, lưu trữ và xm lý thông tin. Điều đó giúp chúng ta dễ dàng lựa chọn được địa điểm, phong cách và ngôn ngữ phù hợp với từng cuộc đàm phán, từng đối tác đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Văn hóa là đặc trưng cơ bản của một nhóm xã hội và liên tục thay đổi. Bởi vậy văn hóa cũng hướng dẫn tiêu dùng trong thương mại quốc tế ở những mặt như mẫu mã sản phẩm, cách thức phân phối sản phẩm, biện pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, giá cả... Thực tế đã cho thấy nhiều rằng có những trường hợp một sản phẩm của cùng một hãng, khi đưa vào hai nước khác nhau, một sản phẩm thì bán rất chạy còn nước khác thì ngược lại. Nguyên nhân chính là do không hiểu biết về văn hóa hay hiểu sai lầm về văn hóa.

4

Văn hóa đảm nhiệm vai trò tạo nên sự đa dạng trong các kiểu đàm phán. Bởi văn hóa rất phong phú và đa dạng, đàm phán quốc tế phải trải nghiệm sự đa dạng đó và hình thành nên các kiểu đàm phán khác nhau. 1.2.

Mô hình Hofstede về lý thuyết năm chiều văn hóa

1.2.1. Lịch sm hình thành Lý thuyết chiều văn hóa 1.2.1.1.

Vài nét về Hofstede

Gerard Hendrik (Geert) Hofstede (2/10/1928) là một nhà tâm lý học xã hội người Hà Lan, cựu nhân viên IBM (một tập đoàn về công nghê kmáy tính đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ) và Giáo sư danh dự về Nhân chủng học tổ chức và Quản lý quốc tế tại Đại học Maastricht ở Hà Lan, nổi tiếng với nghiên cứu tiên phong về sự giao thoa giữa các nền văn hóa và các tổ chức. Thông qua các hoạt động học thuật và văn hóa đa dạng, phong phú của mình ở nhiều quốc gia khác nhau, Hofstede có thể được coi là một trong những đại diê nk hàng đầu của nghiên cứu liên văn hóa. Những phát hiê nk trong nghiên cứu và ý tưởng lý thuyết của ông được sm dụng trên toàn thế giới trong cả nghiên cứu tâm lý học và quản lý. 1.2.1.2.

Lịch sm hình thành học thuyết

“Lý thuyết về chiều văn hóa” - Cultural dimensions theory là nghiên cứu lớn nhất mà Hofstede đã thực hiê n. k Năm 1965, Hofstede thành lập một trung tâm nghiên cứu cá nhân của IBM châu Âu. Từ năm 1967 đến 1973, ông thực hiênk một cuộc khảo sát quy mô lớn nhằm nghiên cứu các sự khác biê tkvề giá trị dân tộc tại các công ty con trên toàn thế giới của tập đoàn đa quốc gia này. Ông đã cho khảo sát 117,000 nhân viên IBM và so sánh câu trả lời của họ trong cùng một mẫu khảo sát tương tự ở các nước khác nhau. Đầu tiên, ông tập trung nghiên cứu tại 40 quốc gia lớn nhất, sau đó mở rộng ra 50 quốc gia và 3 vùng lãnh thổ. Tại thời điểm đó, với nghiên cứu của mình, Hofstede sở hữu cơ sở dữ liêuk mẫu thm đa quốc gia có quy mô lớn nhất. Đó cũng là một trong những lý thuyết định lượng đầu tiên có thể sm dụng để giải thích các khác biêtkquan sát thấy giữa các nền văn hóa.

5

Sau khi chắt lọc và phân tích kỹ càng những kết quả, Hofstede đã đưa ra mô hình lý thuyết đầu tiên với bốn khía cạnh: Power Distance (Khoảng cách quyền lực), Individualism (Chủ nghĩa cá nhân), Uncertainty avoidance (Mức độ e ngại rủi ro), Masculinity (Nam tính). Sau đó, trong một cuộc nghiên cứu tách biê tkở Hồng Kông, Trung Quốc, Hofstede đã đề ra khía cạnh thứ năm là Long term orientation (Định hướng dài hạn) nhằm bao quát các khái niê m k chưa được đề ra ở mô hình ban đầu. Ngoài ra trong năm 2010, Hofstede đã đưa ra thêm một chiều thứ sáu Indulgence (Tự Thỏa Mãn và Tự Kiềm Chế) nhằm mô tả sự thỏa mãn so với sự kiềm chế của con người. Song trong thực tiễn, mô hình bao gồm 5 chiều đã có thể phản ánh cụ thể và khách quan về văn hóa của một quốc gia nên trong bài tiểu luận này chúng em xin phép được trình bày về mô hình 5 chiều văn hóa đầu tiên. 1.2.2. Mô hình năm chiều văn hóa của Hofstede Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI): được định nghĩa là “mức độ mà những thành viên ít quyền lực của một tổ chức hoặc thể chế (hoặc gia đình) chấp nhận và tin rằng quyền lực được phân bổ không công bằng”. Trong khía cạnh này, sự bất công bằng và tập trung quyền lực tập trung được những người ít quyền lực hơn nhận thức một cách hiển nhiên. Vì vậy, chỉ số PDI cao thể hiện sự phân bổ quyền lực được thiết lập và thực thi rõ ràng trong xã hội mà không vướng bất cứ sự nghi ngờ hay chất vấn nào. Chỉ số PDI thấp thể hiện mức độ chất vấn cao về phân bổ quyền lực cũng như nỗ lực phân chia quyền hành đồng đều. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV): Chỉ số này thể hiện “mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng”. Một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với gia đình của mình. Họ chú trọng đến chủ thể “tôi” hơn là “chúng tôi”. Trong khi đó, chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ hòa nhập chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội nhóm khác. Những thành viên trong nhóm có sự trung thành tuyệt đối và luôn hỗ trợ những thành viên khác trong mỗi tranh chấp với các nhóm, hội khác. Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI): được định nghĩa như “mức độ chấp nhận của xã hội với sự mơ hồ”, khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó

6

không kỳ vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường. Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay một sự “đúng đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được. Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thấy sự cởi mở và chấp nhận những ý kiến trái chiều và gây tranh cãi. Xã hội có UAI thấp thường mang tính ít quy định, quy chế mà họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển và chấp nhận rủi ro. Nam quyền và Nữ quyền (MAS): ở khía cạnh này, “nam quyền” được định nghĩa là “sự ưu tiên của xã hội cho thành quả, phần thưởng vật chất và định nghĩa thành công dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được”. Ngược lại, nữ quyền ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó khăn cũng như chất lượng cuộc sống. Phụ nữ trong xã hội được tôn trọng và thể hiện những giá trị khác nhau. Trong xã hội ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn và quan tâm đến sự bình đẳng giới. Trong khi đó, xã hội trọng nam quyền, phụ nữ dù có được chú trọng và cạnh tranh nhưng thường vẫn bị kém coi trọng hơn so với nam giới. Nói theo cách khác, họ cũng nhận ra khoảng cách giữa những giá trị về nam giới và nữ giới. Khía cạnh này chính là sự cấm kỵ trong những xã hội trọng nam quyền. Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO): khía cạnh này miêu tả sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại và các hành động/ khó khăn trong tương lai. Khi chỉ số LTO thấp, nó biểu thị định hướng ngắn hạn của một xã hội khi mà những truyền thống được trân trọng gìn giữ và sự kiên định được đánh giá cao. Trong khi đó, xã hội có chỉ số LTO cao thường chú trọng vào quá trình dài hạn, quan tâm đến sự thích ứng và thực dụng khi giải quyết vấn đề. Một nước nghèo, nếu giữ định hướng ngắn hạn sẽ khó trong việc phát triển kinh tế. Trong khi đó nước có định hướng dài hạn thường thuận lợi hơn trong việc phát triển. Tự Thỏa Mãn và Tự Kiềm Chế (IND): khái niệm này chính là thước đo mức độ hạnh phúc, liệu có hay không sự tự thỏa mãn những niềm vui đơn giản. Tự thỏa mãn được định nghĩa như “sự cho phép của xã hội trong việc tự thỏa mãn một cách tự do các nhu cầu cơ bản và tự nhiên của con người, ví dụ như hưởng thụ cuộc sống”. Trong khi khái niệm “tự kiềm chế” lại thể hiện “sự kiểm soát của xã hội,

7

bởi những định kiến, chuẩn mực nghiêm ngặt, trong việc hưởng thụ của cá nhân”. Một xã hội cho phép hưởng thụ thường tạo niềm tin cho cá nhân rằng chính họ, quản lý cuộc sống và cảm xúc của mình, trong khi đó xã hội đề cao tính kiềm chế tin rằng có những yếu tố khác, ngoài bản thân họ, điều khiển cuộc sống và cảm xúc của chính họ. 1.2.3. Ứng dụng của mô hình Hofstede “Văn hóa luôn là nguyên nhân của phần lớn các cuộc tranh cãi. Những khác biệt về văn hóa thường tiềm tàng rắc rối hoặc thậm chí chúng có thể trở thành thảm họa.” Geert Hofstede được biết đến như một nhà nghiên cứu đa dạng văn hóa và nhân chủng học vĩ đại nhất, nhất là với những ứng dụng từ lý thuyết của ông trong vận hành của kinh doanh quốc tế. Mô hình năm chiều văn hóa được sm dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và con người, cũng như trong những mô hình kinh doanh quốc tế. Các ứng dụng thực tế của lý thuyết này gần như được phát triền ngay lập tức sau khi được công bố. Trên thực tế, trong kinh doanh, văn hóa là một khía cạnh nhạy cảm, nhưng hiệu quả trong việc giúp con người giao tiếp và hòa nhập từ những nền văn hóa khác nhau. Điều này cực kỳ hữu ích trong việc bảo đảm sự thành công của các giao dịch kinh tế. -

Giao tiếp quốc tế Trong kinh doanh, giao tiếp được coi là một t...


Similar Free PDFs