tiểu luận dân số môi trường PDF

Title tiểu luận dân số môi trường
Course Dẫn luận Ngôn ngữ học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 26
File Size 1 MB
File Type PDF
Total Downloads 77
Total Views 162

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC----------*****---------TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHỌC PHẦN: DÂN SỐ MÔI TRƯỜNGNGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰMỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆTNAM HIỆN NAYSỐ BÁO DANH: 257SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH HOÀNG THẠOMSSV: 2053404041148LỚP: Đ20...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2) KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ----------*****---------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: DÂN SỐ MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY SỐ BÁO DANH: 257 SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH HOÀNG THẠO MSSV: 2053404041148 LỚP: Đ20NL5 GV: ThS VĂN HỮU QUANG NHẬT

Điểm số

Cán bộ chấm thi 1

Điểm số

Cán bộ chấm thi 2

Bến Tre, ngày 13 tháng 08 năm 2021

MỤC LỤC 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1

2. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐANG LÀ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. .....................................................................................................2 2.1. THỰC TR ẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......2 2.1.1.

Việt nam phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết .............................2

2.1.2.

Mực nước biển đang dâng cao ở Việt Nam hiện nay .....................4

2.1.3. nay

Các thay đổi tiêu cực về nhiệt độ và lượng mưa của Việt Nam hiện .............................................................................................................6

2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7 2.2.1.

Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người ................7

2.2.2.

Tác động đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay .................................7

2.2.3. hội

Tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực lao động và xã ...........................................................................................................10

2.2.4. Nam

Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên ở Việt ...........................................................................................................11

2.3. NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....13 2.3.1.

Nguyên nhân khách quan ...............................................................13

2.3.2.

Nguyên nhân chủ quan ...................................................................13

2.3.3. Chính sách của Nhà nước trong việc giải quyết hiện tượng biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế........................................................................17 3. HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC NHẰM GIẢM NHẸ HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ ......................................................18 3.1. VỀ PHÍA C ỘNG ĐỒNG RONG CHIẾN LƯỢC NHẰM GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..........................................................................................18 3.2. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC NHẰM GIẢM NHẸ HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................................19 4. HÀM Ý QUẢN TR Ị NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................................................20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................23

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Như hiện nay, song song việc đối mặt với đại dịch covid đang tấn công vào mọi mặt của đời sống đời sống xã hội và phát triển kinh tế của toàn nhân loại. Thì còn một bài toán cấp thiết mang tính toàn cầu cần phải giải quyết là hiện tượng biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã phải gánh chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như như: bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây nên thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Trái đất đang từng ngày nóng lên rõ rệt như hiện nay và các hiểm nguy đang rình rập xuất hiện do thiên tai với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng khó lường. Có nhiều nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu và thiên tai có mối quan hệ vô cùng mật thiết và cùng xuất phát từ sự tác động của các hoạt động con người đến hệ thống khí hậu làm cho khí hậu biến đổi. Vì vậy việc hành động ngay bây giờ của con người để ngăn chặn biến đổi khí hậu là một điều rất cần thiết. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia trên thế giới và ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và kinh tế. Do vậy, giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng mà Đảng và Nhà nước cũng cần quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường tự nhiên. Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ và khắc phục, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển đất nước cũng thiếu bền vững. Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. Trước tình hình thực tế của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, tôi nhận thức được rằng việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giúp Việt Nam giảm thiểu sự thiệt hại do hiện tượng này gây ra là điều hết sức cần thiết và cấp bách.

1

2. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐANG LÀ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 2.1. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trong những năm qua nỗi sợ mang tên biến đổi khí hậu cũng không thể chấm dứt trong lòng người dân toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang ngày càng rõ rệt. 2.1.1.

Việt nam phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết

Việt Nam đã phải đến chiều nặng nề vì thời tiết ngày càng khắc nghiệt, phải đối mặt và chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ, nắng nóng, hạn hán, sạt lở,...Tính đến thời điểm 2019, trong hơn 70 năm qua có hơn 459 cơn bão đổ bộ vào đất liền Việt Nam. (Power GIS, 2019)

Hình 2.1: Đường đi của các cơn bão đổ bộ vào Biển Đông và Việt Nam trong 70 năm qua (Ảnh: báo Power GIS 2019) Trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là thành phố Đà Nẵng và Khánh Khánh Hòa có số lượng các cơn bão đi qua lớn nhất. Tính trung bình, ở hai tỉnh này mỗi năm có một cơn bão trực tiếp đi qua địa phận tỉnh.

2

Biểu đồ 2.1: Các tỉnh có số cơn bão đi qua nhiều nhất trong 70 năm 45

41

40 35

32

30

Axis Title

30 24

25

23

22 18

20

17 14

15 10 5 0 Tp Đà Nẵng

Khánh Hoà

Quảng Ninh

Hà Tĩnh Thanh Hoá

Quảng Bình

Bình Định

Gia Lai

Đắk Lắk

Tỉnh/thành phố

(Nguồn: Báo Power GIS 2019) Sau bão số 4 thì từ nay đến hết năm 2021, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cho biết còn khoảng 8 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 4 - 5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Và chúng ta phải cần đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp trên khu vực Biển Đông, nhất là mưa lớn xảy ra dồn dập trong các tháng 10 và 11/2021 ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt khu vực Trung và Nam Trung Bộ.

Hình 2.2: Lũ lụt ở miền Trung qua ống kính của VTV năm 2020 3

Điển hình hơn là năm 2020, miền Trung Việt Nam đã phải chống chọi với đợ t bão lũ lịch sử,là một đợt bão, lũ lụt khắp miền Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 06, rạng sáng ngày 07 tháng 10 năm 2020 đến đầu tháng 12 năm 2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới,gió mùa, xoáy thuận nhiệt đới hình thành và liên tiếp biến động ở Biển Đông. Khởi đầu bằng hai đợt áp thấp và bão Linfa chỉ trong một tuần, đợt Lũ lịch sử 2020 diễn ra phức tạp với nhiều cơn áp thấp và bão lớn tháng 10 như bão Nangka, bão Saudel, bão Molave; rồi đến tháng 11 với bão Goni, bão Etau, bão Vamco, lượng mưa lớn đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt các địa bàn. (Thông tấn xã Việt Nam, 2020). Song song với bão lũ còn có hạn hán và sạt lỡ cũng không ngừng tàn phá:Huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) hiện có gần 900 hộ với khoảng 3.000 nhân khẩu đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá. Một trong những vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra gần đây nhất là tại xóm Nà Khao, xã Trung H ội vào cuối tháng 3-2020. Vụ sạt lở khiến hàng trăm m3 đất, đá đổ ập xuống và vùi lấp hoàn toàn ngôi miếu của xóm và hơn 2 sào đất nông nghiệp.Nhiều hòn đá nặng hàng tấn lăn xuống, chỉ cách nhà dân khoảng 20m, rất may không có thiệt hại về người. Sự cố này phần nào cho thấy tính chất nguy hiểm của các vụ sạt lở đất đá và nguy cơ tiềm ẩn tại các khu vực xung yếu ( Việt Hà, 2021) .Mùa mưa năm 2019 trên lưu vực sông Mê Công xuất hiện muộn, thời gian mùa mưa ngắn, tổng lượng dòng chảy năm chỉ ở mức trung bình - thấp. Dòng chảy về Đồng bằng từ đầu mùa khô đến nay giảm nhanh, đang xuống ở mức rất thấp so với tài liệu trung bình nhiều năm từ 1980 đến nay. 2.1.2.

Mực nước biển đang dâng cao ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam có 108 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối tương đối lớn. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng từ 830 đến 840 tỷ m3. Hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng từ 310 tỷ m3 đến 320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m3/năm. Nước dưới đất cũng có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m3/năm, 4

phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. (Trung Tuyến, 2020). Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nước của Việt Nam chỉ ở mức trung bình của thế giới, trong khi môi trường nước các lưu vực sông đang đứng trước sức ép rất lớn bởi nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và dân sinh ngày một tăng. Theo báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn 2019 của Tổ chức Germanwatch, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượng thời tiết cực đoan. Tuy nhiên, tác động của biến đổi khí hậu đến mỗi vùng miền có các mức độ khác nhau. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung thời gian qua phải chịu các đợt khô hạn kéo dài hoặc mưa tập trung với cường độ lớn, gây hạn hán và lũ lụt; đồng thời chịu tác động của nước biển dâng, bão lụt dẫn đến ngập mặn và sạt lở bờ biển. Nam Bộ là khu vực khá bằng phẳng với địa chất yếu và khá thấp, dễ bị ngập lụt và xâm nhập mặn với mức nước biển dâng cao. Dự báo vào năm 2030, sẽ có khoảng 45% diện tích tại khu vực này có nguy cơ nhiễm mặn, năng suất lúa sẽ giảm khoảng 9% so với hiện nay.

Hình 2.3: Dự báo miền nam Việt Nam có thể ngập trong nước biển vào năm 2050 (Ảnh: Courtesy Climate Central, 2019)

5

Mực nước biển sẽ dâng 30cm vào năm 2050 và cuối thế kỷ 21 sẽ dâng khoảng 75cm (Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhiệt độ trung bình ở nước ta trong khoảng 50 năm qua tăng 0,7 độ C và mực nước biển quan trắc ở các trạm Cửa Ông (Vịnh Hạ Long), Hòn Dấu (Đồi Sơn) tăng khoảng 20cm; tinh trung b inh m ực nước biển ở Viêt Nam đã tăng thêm 12cm). Theo nghiên c  ứu của Viện Môi trường nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là một trong những vùng chịu tác động mạnh mẽ nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu. Dự báo đến năm 2100, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập 89.473 hécta, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100cm. Thực tế cho thấy, nêu như trước đây, nhiều nơi chưa hề chịu ảnh hưởng thì nay nướ c mặn đã xâm nhập vào các nhánh sông, có địa phương nước mặn lấn sâu vào nội đồng làm nhiều diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại. Làm giảm năng suất một số loại cây trồng chủ lực. Cụ thể, năng suất lúa vụ xuân sẽ giảm 0,41 tấn/hécta vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050. Năng suất cây ngô có nguy cơ giảm 0,44 tấn/hécta vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050… 2.1.3.

Các thay đổi tiêu cực về nhiệt độ và lượng mưa của Việt Nam hiện

nay Theo nhận định của chuyên gia khí tượng- Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung Việt Nam đã và đang trong những ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao trong ngày xấp xỉ 40 độ C. Với nhiệt độ như vậy rất nhiều tỉnh thành miền Bắc đều đã xuất hiện nhiệt độ cao kỷ lục của tháng 8.Thông tin về tình hình nắng nóng tại BDO ảnh hưởng của gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn kết hợp với trường phân kỳ trên cao, nên ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ ngày 25/7/2021 xuất hiện nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất trong ngày ở Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung phổ biến trong khoảng từ 36 - 39 độ C.Một số nơi có nắng nóng đặc biệt gay gắt như như: Lào Cai, Bắc Mê (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng) 39,5 độ C; Đà Nẵng 40 độ C; Tam Kỳ (Quảng Nam) 40,5 độ C; Quảng Ngãi 40,1 độ C; Bình Định (Phú Yên) 40 độ C; Cam Ranh (Khánh Hoà) 39,7 độ C.

6

2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.2.1.

Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người

Tác động trực tiếp thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Ngoài ra, thời gian qua, các đợt nắng nóng ở nhiều quốc gia trên thế giới gia tăng đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tác động gián thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H5N1, Tay chân miệng, tiêu chảy, dịch tả… Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. (Đỗ Thanh, 2021). 2.2.2.

Tác động đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Về nông nghiệp: biến đổi khí hậu tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, gia tăng dịch bệnh... Hậu quả là giảm sản lượng, giảm năng suất, ảnh hưởng đến thu nhập người nông dân, an ninh lương thực. Việc thượng nguồn Mekong thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô, cùng với việc hệ thống các đập thuỷ điện và hồ chứa dọc dòng chính Mekong tăng cường trữ nước đã khiến cho tình trạng khô hạn, thiếu nước trong năm 2020 tại nhiều tỉnh hạ lưu vùng Đồng bằng sông Cửu Long càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Suy giảm lưu lượng dòng chảy khiến sông cạn, nước mặn lấn sâu hơn vào đất liền, từ đó khiến cho tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực hạ lưu diễn biến phức tạp. Nếu như đợt hạn mặn lịch sử trong năm 2016 được cho là 100 năm mới lặp lại, thì hạn mặn

7

trong mùa khô 2020 đã diễn ra sớm hơn và nghiêm trọng hơn, mức độ vượt qua cả mốc của năm 2016. (Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, 2020). Bảng 2.1: So sánh xâm ngập mặn 2016 và 2020 tại đồng bằng Sông Cửu Long (Đvt: km) Năm 2016

Năm 2020

Sông Vàm Cỏ

90-93

100-130

Sông Hậu

55-60

60-65

Sông Cửa Lớn

60-65

55-65

(Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, 2020) Trong mùa khô 2020, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ở mức độ nghiêm trọng, xấp xỉ lục xâm nhập mặn của năm 2016 - vốn được xem là “mùa mặn” lớn nhất trong lịch sử. Xâm nhập mặn trong mùa khô 2020 đã khiến 5 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau phải ban bố khẩn cấp về tình trạng hạn mặn; gần 340.000ha lúa, 136.000ha cây ăn quả của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng; gần 160.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Bảng 2.2: Ước tính thiệt hại cho hạn hán 2019-2020 (Đvt: ha) Hạn nặm 2019 - 2020 Lúa mùa 2019 Thiệt hại

16.500

Mất trắng

14.000

Lúa đông xuân 2019-2020 Thiệt hại

41.900

Mất trắng

26.000

Cây ăn trái Thiệt hại Mất trắng

6.650 255

Nuôi trồng thuỷ sản Thiệt hại

8715

(Nguồn: Báo Sài Gòn giải phòng, 2020) 8

Tỉnh Bến Tre: H ạn mặn đã khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn trái, canh tác thuỷ sản, rau màu bị thiệt hại, cả hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân đều chịu tác động tiêu cực. Chợ Lách là huyện nằm xa biển nhất của tỉnh Bến Tre nhưng độ mặn đo được tại nhiều tuyến sông và kênh rạch trên địa bàn trong đợt hạn mặn năm 2020 đã đạt mức rất cao, từ 4-6 phần nghìn; trong khi đó tại các khu vực khác như cù lao Tiên Lợi, xã Tiên Long thuộc huyện Châu Thành thì xâm nhập mặn đã ở mức 7-10 phần nghìn. Hạn mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Bến Tre, ước tính khoảng 5.200 ha lúa tại hai huyện Ba Tri và Giồng Trôm có khả năng mất trắng do không có nước tưới; ngoài ra ước tính còn khoảng 20 nghìn ha cây ăn trái, hơn 72 nghìn ha dừa, gần 1.500 ha rau màu, hơn 100 nghìn cây giống, hoa cảnh cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng do xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn gây cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, gây xáo trộn và mất cân bằng trong quá trình hấp thu nước và các chất dinh dưỡng cho cây. Không những vậy, nước mặn còn phá huỷ cấu trúc đất, khiến đất bị nén chặt, giảm khả năng phát triển của rễ cây, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ. Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng do đó không chỉ ảnh hưởng xấu tới đất, mà còn khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa, trái hàng loạt, và có thể dẫn đến chết cây. Tỉnh Tiền Giang trong năm 2020 nước mặn đã xâm nhập đến cầu Mỹ Thuận, Hơn 36.000 ha vườn cây ăn trái khu vực phía Nam quốc lộ 1A, nguồn nước bị nhiễm mặn, người dân phải mua nước từ các phương tiện vận chuyển với chi phí đắt đỏ. Mặn xâm nhập sâu, vượt qua vị trí lấy nước trên sông Tiền của hai nhà máy nước Bình Đức và Đồng Tâm, dẫn đến thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt của dân cư trên địa bàn TP. Mỹ Tho và các huyện của tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Long An ước tính diện tích lúa bị ảnh hưởng trong mùa khô khoảng 13.500 ha, trong đó, có 2.600 ha ở huyện Thủ Thừa và Tân Trụ có khả năng mất trắng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Long An có gần 10.000 hộ dân sống phân tán đang bị thiếu nguồn nước sinh hoạt do ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Tình trạng xâm nhập mặn cũng đã “tiến” ra miền Trung và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm tại huyện Hậu Lộc, mỗi năm có khoảng 2.000 đến 2.500ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Nga Sơn cũng 9

có tới trên 4.000ha (chiếm 57%) đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. 2.2.3.

Tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực lao động và xã

hội Về lao động, việc làm theo hai xu hướng rõ rệt là: việc làm trong nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn, rủi ro hơn và điều kiện làm việc tồi tệ hơn; làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm (ví dụ từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ), làm giảm thời gian làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lượng lao động di cư của địa phương. Về nghèo đói thường được thể hiện thông qua tác...


Similar Free PDFs