Tiểu luận đề tài TIỀN LƯƠNG HAY ĐAM MÊ PDF

Title Tiểu luận đề tài TIỀN LƯƠNG HAY ĐAM MÊ
Author K60 Nguyễn Hải Anh
Course Phát triển kĩ năng
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 21
File Size 468 KB
File Type PDF
Total Downloads 331
Total Views 590

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG........***........TIỂU LUẬNMÔN HỌC: KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆPĐề tài: TIỀN LƯƠNG HAY ĐAM MÊ?Lớp: KDO441(GD1+2-HK1-2021)K60. Khoá: 60 Giảng viên hướng dẫn: Phạm Quỳnh HươngDANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬNSTT Họ và Tên Mã sinh viên 1 Nguyễn Quỳnh Giang 21111...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ……..***……..

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP Đề tài: TIỀN LƯƠNG HAY ĐAM MÊ ?

Lớp: KDO441(GD1+2-HK1-2021)K60.1 Khoá: 60 Giảng viên hướng dẫn: Phạm Quỳnh Hương

1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN STT

Họ và Tên

Mã sinh viên

1

Nguyễn Quỳnh Giang

2111110308

2

Nguyễn Hải Anh

2111110010

3

Vũ Thiện Phúc

2111110222

4

Nguyễn Trọng Kiên

2111110131

5

Phạm Phương Linh

2111110160

6

Đặng Vũ Khoa

2111110143

ĐIỂM:………………

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Giáo viên ký tên

2

MỤC LỤC LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 4 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................................................. 6 1. Tiền lương ..................................................................................................................... 6 2. Đam mê ......................................................................................................................... 7 II. XU HƯỚNG CHỌN NGÀNH HIỆN NAY VÀ HỆ QUẢ CỦA VIỆC CHỌN SAI NGÀNH .............................................................................................................................. 7 1. Xu hướng chọn ngành của sinh viên khi ra trường ....................................................... 7 1.1. Đối với những sinh viên có niềm yêu thích và tâm huyết với một ngành nghề nào đó ...........................................................................................................................................................7 1.2. Đối với những sinh viên lựa chọn nghề nghiệp dưới tác động của gia đình xã hội, các lợi ích kinh tế ..............................................................................................................................8 2. Tác hại của việc chọn ngành không đúng với bản thân .............................................. 10 III. LỢI ÍCH TỪ VIỆC CHỌN NGÀNH NGHỀ PHÙ HỢP ...................................... 12 1. Nâng cao năng suất làm việc ...................................................................................... 12 2. Bạn sẽ có thêm mục tiêu để làm việc .......................................................................... 13 3. Cảm thấy hài lòng và ít căng thẳng hơn...................................................................... 13 4. Có cơ hội để phát huy điểm mạnh của mình .............................................................. 14 5. Môi trường làm việc không quá gò bó ........................................................................ 14 6. Góp phần mang lại giá trị tối đa cho doanh nghiệp .................................................... 14 7. Bạn sẽ nhận được cảm giác của sự chinh phục ........................................................... 15 IV. GIẢI PHÁP DÀNH CHO SINH VIÊN HIỆN NAY .............................................. 15 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 20

3

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việc làm là vấn đề mà ta không cần lập luận và diễn giải nhiều và được thừa nhận là có vai trò quan trọng trong ổn định tình hình chính trị xã hội, là giải pháp quan trọng để xoá đói giảm nghèo, và là cách thức để thông qua đó người lao động tích cực tham gia và khẳng định sự đóng góp của mình đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các bạn trẻ hiện nay đang đối mặt với tình trạng Peer Pressure - Áp lực đồng trang lứa khi cảm thấy thua kém bạn bè. Trong khi bạn bè sắp tốt nghiệp đại học và dần kiếm được các công việc ổn định, những cái tên PwC, Nestle, Coca Cola, Pepsico, Savills,... với những mức lương cao ngất ngưởng cùng những câu hỏi “Lương cậu một tháng là bao nhiêu?” mỗi khi bạn bè có dịp tụ tập, hay những ép buộc từ chính gia đình của mình chỉ vì thấy con ông A, bà B làm ngành đó thì có lương cao, đức trọng. Tất cả như đang vô hình chung đè nén lên một bộ phận giới trẻ và ép họ phải trả lời cho câu hỏi: “Nên chọn ngành lương cao hay chọn ngành vì sở thích, vì đam mê của mình?” Sẽ thật là khó lý giải và trả lời cho câu hỏi trên khi mà các bạn trẻ vẫn còn tâm lý sợ bị người khác đánh giá con người của mình thông qua mức lương mình đạt được. Bên cạnh đó, còn là nỗi sợ thua kém bạn bè đồng trang lứa khi mà ai ai cũng làm ngành “xịn” công ty to với mức lương tám, chín chữ số. Mỗi sinh viên thấy được cần lựa chọn cho mình một ngành nghề, một mục đích cụ thể để hướng tới một cách tích cực chủ động và đó cũng là bước đi đầu tiên của mỗi sinh viên có thể gắn bó và đam mê với nghề nghiệp mà mình lựa chọn trong suốt cuộc đời. Làm gì ? Làm ở đâu? và làm như thế nào luôn là những câu hỏi đặt ra cho mỗi sinh viên trước khi quyết định con đường tương lai của mình sẽ đi. Và con đường tương lai ấy sẽ thành công hay thất bại phų thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của mỗi người. Và đó cũng là lý do để chúng em lựa chọn để tài: "Câu chuyện chọn nghề: Tiền lương hay đam mê". 4

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do còn hạn chế về kiến thức và nguồn tài liệu tham khảo nên bài tiểu luận còn nhiều sai sót, chúng em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp và sửa chữa của cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5

NỘI DUNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Tiền lương Có nhiều định nghĩa ở các quốc gia khác nhau về tiền lương. Nhìn chung, tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mượn lao động, bằng viết hoặc bằng lời nói cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm. Công việc được định nghĩa với những khái niệm như: việc làm, sự nghiệp hoặc đơn giản là sở thích. Phần lớn chúng ta thường có một công việc để kiếm tiền, một sự nghiệp có khả năng phát triển, và một sở thích thể hiện cá tính bản thân. Nếu có sở thích này đủ lâu, bạn thường sẽ tìm ra cách khai thác và phát triển. Với nhiều kinh nghiệm hơn, bạn càng dễ dàng gây dựng, tận dụng nó vào công việc. Càng cố gắng hết mình cho sở thích và công việc, bạn càng hoàn thiện kỹ năng và hài lòng về bản thân, càng ngày càng hoàn thiện khả năng làm việc và những mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Đây chính là lúc đam mê lên tiếng. Nếu như dành đủ thời gian và công sức, bạn sẽ đánh thức được đam mê bản thân. Điều đó khiến mỗi ngày đi làm của bạn đều trở nên ý nghĩa. Tuy nhiên, trước hết hãy tìm lấy 1 công việc phù hợp nhất với mình và tập trung phát triển nó. Không cần phải có đam mê mới làm được việc, mà là làm tốt công việc nên mới hình thành đam mê. Đam mê chính là điểm cộng khi bạn thành thục một việc nào đó. Những người có đam mê đều là vì họ đã dành đủ thời gian và công sức vào rèn luyện.

6

2. Đam mê Mỗi người sẽ có khái niệm khác nhau về đam mê. Có thể hiểu đó chính là niềm yêu thích, khát khao theo đuổi đến cùng một lĩnh vực gì đó và là động lực để các bản thân có thể cống hiến hết mình và tận dụng toàn bộ thế mạnh, sở trường của mình để cống hiến cho lĩnh vực đó. Nhận diện đam mê: Bạn sẽ không thể tìm được đam mê nếu như bạn chỉ đứng yên một chỗ. Nó chỉ bắt đầu khi các bạn bắt tay vào một công việc và tận dụng hết khả năng của mình để hoàn thành nó. Trong quá trình làm việc, nếu công việc thực sự hợp với sở trường của bạn, bạn cảm thấy vui vẻ mỗi khi làm nó dù rằng phải hy sinh và nỗ lực cố gắng rất nhiều thì đó chính là đam mê.

II. XU HƯỚNG CHỌN NGÀNH HIỆN NAY VÀ HỆ QUẢ CỦA VIỆC CHỌN SAI NGÀNH 1. Xu hướng chọn ngành của sinh viên khi ra trường 1.1. Đối với những sinh viên có niềm yêu thích và tâm huyết với một ngành nghề nào đó Đối với những sinh viên đã yêu thích và tâm huyết với ngành nghề nào thì đó dường như mơ ước đó đã ấp ủ từ những thời còn là học sinh trên ghế nhà trường phổ thông, chậm chí là THCS,... mặc dù họ chỉ mơ hồ hoặc chỉ hiểu biết một cách phiến diện về ngành nghề đó, họ luôn mơ ước điều đó sẽ thành hiện thực và họ sẽ đạt được chính từ tác động này đã góp phần tạo thêm ý chí lòng hăng say phấn đấu rèn luyện và hết lòng về nghề nghiệp mà họ ước mơ và đã chọn nó. Và thực tế đã thấy họ đạt được thành quả tốt đẹp với ngành mà mình lựa chọn điều đó thể hiện qua việc họ thi đỗ vào ngành của trường mà mình yêu thích, trong quá trình học tập và nghiên cứu họ luôn phấn đấu hết mình, hăng say học hỏi và sau khi ra trường họ được làm trong một môi trường cũng như một công việc đúng với tâm nguyện, khả năng của mình. Phải chăng trong xã hội ai cũng được như vậy thì tốt biết mấy! Nhưng thực tế cho 7

thấy rằng tỉ lệ sinh viên được vào học đúng mơ ước, đúng năng lực trình độ, đúng điều kiện hoàn cảnh của mình chỉ chiếm một phần nào đó trong vô vàn những cách lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên 1.2. Đối với những sinh viên lựa chọn nghề nghiệp dưới tác động của gia đình xã hội, các lợi ích kinh tế Trong xã hội ngày nay có muôn vàn cách lựa chọn khác nhau về nghề nghiệp về con đường tương lai của mỗi sinh viên. Bên cạnh những sinh viên lựa chọn theo những ngành nghề theo cảm tính của bản thân, thì một số sinh viên lựa chọn ngành nghề dưới tác động của gia đình, của xã hội. Dưới định hướng của gia đình: Không hẳn chỉ áp dụng đối với sinh viên sắp và mới ra trường mà cả tầng lớp các bạn trẻ đều có xu hướng chọn ngành vì tiền lương. Khi còn là những đứa trẻ, hẳn đã từng nghe thấy bố mẹ, người thân hay nói “ Con nhìn anh A chú B kìa, người ta làm cả trăm triệu một tháng, sau này con phải làm ngành giống chú ấy thì mới không phải lo nghĩ con ạ". Hay lớn hơn một chút, khi đã có nhận thức về các ngành nghề trong cuộc sống, dám hỏi rằng “Có bao nhiêu phần trăm học sinh Cấp 3 chọn ngành theo trend, theo xu hướng, vì người nọ bảo lương cao, người kia nói lương hấp dẫn thay vì chọn đúng ngành mình thích?” Nếu như trong cuộc sống nếu tất cả mọi người đều chọn ngành vì ngành đó có bố mẹ giúp đỡ mà không có định hướng thông qua sự phát hiện khả năng, năng khiếu của con em mình... thì quả là một điều không tốt và đang xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Song một số những sinh viên hiện nay đi học lựa chọn nghề nghiệp với sự sắp đặt thậm chí là ép buộc bản thân theo ngành nghề mặc dù không có đam mê. Họ tìm và chọn cho các ngành mà họ có khả năng xin được việc, thông thường thì người thân bố mẹ của họ làm về ngành gì thì họ sẽ hướng vào ngành đó học để khi ra trường họ không phải đi tìm việc mà đã có sẵn một chỗ ổn định. Đôi khi còn có 8

những sinh viên không hề thích , thậm chí còn thấy không phù hợp với bản thân mình hoặc họ không có năng khiếu về ngành đó nhưng vẫn chọn. Song cũng thật đơn giản dễ hiểu rằng: những sinh viên thuộc gia đình giàu có và có quyền thế thì thường không quan tâm đến ngành nghề. Bởi họ đã được bố mẹ họ sắp đặt sẵn và chỉ cần cho học bất kỳ một ngành gì, bất kỳ một trường nào miễn sao có thể đỗ vào đại học , có một tấm bằng đại học thì bằng các quyền thế của gia đình thì họ sẵn sàng xin được một công việc cho con em mình dù có đúng hay không ngành nghề chuyên môn đã được đào tạo. Một câu hỏi đặt ra đối với những trường hợp như vậy liệu rằng với sự định hướng, sự lựa chọn thay như vậy họ sẽ học hành ra sao? Và khi làm việc họ có đảm bảo được không những yêu cầu mà công việc đặt ra? Dưới tác động của xã hội: Những lợi ích kinh tế, chạy theo xu thế của thị trường. Một thực trạng nữa cũng cần nói đến trong sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay đó là dới tác động của dư luận xã hội dẫn đến những sai lầm cho con đường lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Đó là những sinh viên chạy theo xu thế của thị trường tức là họ thấy xem ngành nào mà đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho họ, mang lại thu nhập cao nói chung có thế dễ kiếm tiền, dễ có địa vị... Thêm vào đó, sinh viên mới ra trường phải chịu vô vàn nỗi lo và điển hình là áp lực cơm áo, gạo tiền, áp lực bạn bè đồng trang lứa khi mà những người xung quanh đã có công ăn việc làm ổn định, mức lương cao, hay làm ở các tập đoàn lớn. Để giải tỏa những nỗi áp lực từ môi trường xung quanh đó, để tránh đi được cái ánh mắt từ người ngoài đặt lên họ, những bạn trẻ - sinh viên mới ra trường phần lớn chọn ngành nghề theo tiền lương bởi họ nghĩ rằng: Khi họ đã có tiền, có vị thế, họ có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn. Khi đã có tiền, người ta có thể chuyển sang một công việc mà ta thực sự thích. Hầu hết mọi người tìm kiếm sự hoàn thiện cá nhân trong một công việc với suy nghĩ rằng họ muốn được “hạnh phúc” hơn là giàu có, nhưng nếu bạn có một công việc được trả lương cao trong một khoảng thời gian nhất định, thì bạn có 9

thể chuyển sang một công việc phù hợp với bạn. Và người ta tin rằng, bằng cách đó, ta có thể vừa giàu có vừa hạnh phúc. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy rằng nếu ngành học và trường học tốt mà họ không chịu miệt mài nghiên cứu, không hăng say học tập thì liệu họ lựa chọn như vậy có thể đáp ứng được những suy nghĩ của họ không? Bên cạnh đó với dư luận của xã hội khi nói tới một số ngành như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông... thì dư luận cho rằng đó là những ngành có tâm cao, chỉ có những học sinh thật giỏi mới có thể vào được và chính vì như vậy một số sinh viên thiếu thực tế, thiếu hiếu biết đã cho rằng mình phải vào những ngành tầm cỡ như thế hoặc phải vào những ngành mà trường đó lấy đầu vào điểm cao thì mới đúng với năng lực trình độ của mình không thể tìm hiểu xem xét ngành đó như thế nào và phù hợp với mình hay không. Dưới sự tác động của dư luận xã hội khiến cho những sinh viên ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường phổ thông đã nghĩ đến con đường tương lai của mình vào được đại học là duy nhất họ cho rằng để có thể dễ dàng bước vào cuộc sống phải có một tấm bằng đại học. Chính vì vậy làm cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp cho mình bằng cách cố gắng ôn luyện ăn học chỉ mong mình có thể có một tấm bằng đại học theo một chuyên ngành nào đó - điều này một phần nào giải thích được khi đạt trong xã hội nhà nước ta bây giờ một xã hội mà bằng cấp luôn được coi trọng. Mặt khác có thể nói học được nghề nghiệp ngành nào của một trường nào cũng là đc mơ của biết bao người. Do đó, việc lựa chọn nghề nghiệp cüa sinh viên ngày nay quả thật rất phong phú.

2. Tác hại của việc chọn ngành không đúng với bản thân Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều bạn trẻ chọn nghề theo trào lưu nghề hot, nghề có mức lương cao, phải làm việc tại các công ty to, tập đoàn lớn. Nếu ngành nghề đó phù hợp với tính cách bản thân, thoả mãn được đam mê thì thật tuyệt vời, thế nhưng nó lại trở thành chuyện đáng buồn đối với những người bị mù quáng, không biết chắc rằng bản thân mình có phù hợp với ngành đó hay không. Và dĩ nhiên, những đối tượng này sẽ phải trả một cái giá vô cùng đắt, ta có thể điểm qua một số hệ luỵ ấy: 10

Trước tiên, nó khiến ta bị lãng phí thời gian, công sức vào thứ mà mình không tâm đắc. Thứ bạn mất sẽ là thời gian học hành vừa qua, tiền bạc đã bỏ ra, công sức học những kiến thức mà bạn không có hứng thú với nó. Những kiến thức đã học sẽ trở nên vô nghĩa. Rồi công sức của cả những người truyền thụ kiến thức cho bạn. Những người thầy cô hằng đêm tâm huyết, dồn những kiến thức, kinh nghiệm bản thân ra để dạy cho bạn cũng trở thành vô nghĩa khi bạn chọn sai nghề. Tiếp đến, không chỉ là chất xám của riêng bạn, mà còn của những người dạy cho bạn. Khi mà bạn tiếp thu những kiến thức mà thầy cô đã tích góp rất nhiều năm để truyền thụ lại cho bạn. Bạn lại không đem nó thực hành vào công việc. Và điều này đã dẫn tới hiện trạng đáng buồn là chính các bạn đó không tìm được niềm vui và nhanh chóng chán nản với việc tích lũy kiến thức chuyên môn. Vì thế, một bộ phận bạn trẻ đã từ bỏ việc học ngay khi vừa va vấp những khó khăn hay cả đối với lao động đang đi làm cũng sẽ nhảy việc. Thậm chí, ngay cả khi hoàn thành chặng đường học vấn, các bạn trẻ cũng không tránh khỏi tâm lý chán nản khi phải đối diện với những áp lực về thời gian, chất lượng công việc… Ngay lập tức, bạn sẽ cảm thấy không thỏa mãn với công việc hiện tại mặc dù mức lương cao. Điều này, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa đồng nghiệp và hiệu quả công việc chung. Nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng này đã lựa chọn giải pháp nhảy việc rất nhanh không còn bận tâm đến vấn đề tiền lương. Thế nhưng, đó mới chỉ là bề nổi và sẽ ra sao nếu như sinh viên còn không có đủ khả năng để làm ngành lương cao nhưng vẫn cố gắng đâm đầu vào? Có thể nói rằng bước vào đời của các học sinh, sinh viên hiện nay có muôn vàn nẻo. Ước mơ là một chuyện nhưng nhìn thẳng vào năng lực của bản thân, khả năng của gia đình, nhu cầu của xã hội mới là thực tế trong việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân mình. Để rồi cuối cùng khi đã học một ngành nào đó sẽ không cảm thấy ân hận vì mình đã chọn nó do không phù hợp với khả năng của gia đình, nhu cầu của xã hội... ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, nghiên cứu và công việc của họ thậm chí còn dẫn đến tình trạng thất nghiệp... và hiện nay trên thực tế những năm gần đây 11

tình trạng sinh viên không có việc làm chiếm một phần lớn trong xã hội. Do vậy, thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên đã phần nào có câu trả lời. Có thể nói một khi không cân nhắc kỹ lưỡng việc học xong mình sẽ làm gì, ở đâu và như thế nào thì khi bước vào xã hội nhất là trong nền kinh tế hiện nay thì ra trường vấn đề việc làm của họ gặp muôn vàn khó khăn mặc dù trên tay họ những tấm bằng đại học, cao đẳng nhưng thực tế trong tay họ vẫn không có việc làm, và cuối cùng chỉ là những nhân viên bán hàng, chạy bàn... Hoặc các ngành khác mà không thuộc vào chuyên ngành đào tạo của mình, thử hỏi lúc đó những tấm bằng kỹ sư, cử nhân liệu có còn nguyên vẹn giá trị?

III. LỢI ÍCH TỪ VIỆC CHỌN NGÀNH NGHỀ PHÙ HỢP 1. Nâng cao năng suất làm việc Thật vậy, khi làm việc đúng với sở thích, đam mê và điểm mạnh của mình thì bạn có xu hướng chăm chỉ và đặt nhiều tâm huyết vào sản phẩm công việc. Thái độ tích cực này sẽ ảnh hưởng đến hành động, giúp những đóng góp bạn mang lại cho doanh nghiệp thực sự đạt hiệu quả. Sau đó chắc chắn sẽ là chuỗi ngày làm việc hưng phấn và chất lượng. Bạn sẽ không phải bị làm việc một cách ép buộc bởi khi được làm việc mình thích mọi người sẽ dành nhiều thời gian hơn.Điều này rõ ràng đến mức ai cũng có thể hiểu được. Khi làm việc đúng với sở thích, đam mê và điểm mạnh của mình thì bạn thường chăm chỉ và đặt nhiều tâm huyết vào sản phẩm công việc. Đối với bạn, việc bỏ thêm thời gian để làm việc lúc này không làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vì bạn không có cảm giác bị buộc phải làm điều đó. Mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề, công việc đều có những khoảng thời gian rất bận rộn, đặc biệt là cuối năm. Và không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ đến lúc bạn cần phải làm thêm giờ. Những lúc này, cho dù bạn có phải dành thê bao nhiêu thời gian đi chăng nữa thì mọi chuyện với bạn đều sẽ dễ dàng, thoải mái. 12

2. Bạn sẽ có thêm mục tiêu để làm việc Khi bạn sống với công việc, làm việc vì đồng tiền thì sẽ chỉ thỏa mãn ở một vài thời điểm nào đó, và sau đó là hụt hẫng khi chẳng thấy một chút động lực nào dành cho những ngày tiếp theo. Khi bạn đam mê, sẽ không bao giờ thấy đủ vì tâm trí luôn đầy năng lượng tích cực. Đó là lúc bạn luôn thấy muốn làm việc, muốn cống hiến, muốn đạt được những thành tựu để chinh phục chính mình. Và ngay cả khi điều gì đó xảy ra khiến bạn thất bại, bạn cũng vẫn sẽ cố gắng hết sức có thể để tiến lên bởi vì bạn đam mê công việc của mình. Nhờ sự đam mê , khát vọng ấy mà chúng ta sáng tạo nhiều hơn. Môi trường làm việc căng thẳng, chán nản rất khó để trí tưởng tượng có thể bay cao, bay xa. Thậm chí, những ý tưởng nảy sinh mang tính ép buộc (không được sáng tạo một cách ngẫu hứng) sẽ mang lại ...


Similar Free PDFs