Tiểu luận DNKD-converted PDF

Title Tiểu luận DNKD-converted
Author ĐÀO LÊ PHẠM ANH
Course Khởi nghiệp kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 32
File Size 675 KB
File Type PDF
Total Downloads 110
Total Views 477

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬN CUỐI KÌBỘ MÔN DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANHGiảng viên: Th Nguyễn Thị Hồng Nhung Mã lớp học phần:21C1BUS Sinh viên: Lê Phạm Anh Đào Khóa – Lớp: K46 – IB MSSV: 31201021668 Email: [email protected]ỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ BỘ MÔN DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thị Hồng Nhung Mã lớp học phần:21C1BUS50300301 Sinh viên: Lê Phạm Anh Đào Khóa – Lớp: K46 – IB001 MSSV: 31201021668 Email: [email protected]

2

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................................... 3 NỘI DUNG ..................................................................................................................................... 4 Câu 1: .......................................................................................................................................... 4 Đạo đức kinh doanh là……………………………………………………………………….6 Người quyết định rằng một hoạt động kinh doanh là đạo đức hay không…………………...6 Có phải các hành vi phi đạo đức luôn luôn phi pháp? ............................................................. 4 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ..................................................................................... 5 Các vấn đề bền vững mà các nhà quản lý phải đối mặt trong việc giải quyết các vấn đề TNXH của doanh nghiệp ......................................................................................................... 9 Câu 2: ........................................................................................................................................ 10 Mô hình kinh doanh đa cấp và mặt trái của nó. .................................................................... 10 Tại sao nhiều người lại muốn khởi nghiệp bằng con đường này? ......................................... 12 Các cách lôi kéo người tham gia của các công ty đa cấp ...................................................... 12 Luật pháp Việt Nam quy định về việc kiểm soát kinh doanh đa cấp .................................... 14 Pháp luật quy định về việc bán hàng đa cấp ở một số quốc gia ............................................ 15 Câu 3: ........................................................................................................................................ 16 Những lợi thế của việc bắt đầu khởi nghiệp một doanh nghiệp nhỏ? Nhược điểm?............ 16 Những nguyên nhân chính cho tỷ lệ thất bại cao của các doanh nghiệp nhỏ ........................ 20 Câu 4: ........................................................................................................................................ 22 Môi trường kinh doanh thay đổi ngày nay đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến việc quản trị nhân sự của các nhà quản lý doanh nghiệp? ..................................................................... 22 Giải thích và cho các ví dụ về tháp nhu cầu của A. Maslow ............................................... 25 Tại sao tháp nhu cầu của Maslow quan trọng với các nhà quản lý? .................................... 28 Hãy cho biết và giải thích tình huống của Hiếu minh chứng cho lý thuyết nào? ................. 29

3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNXH

Trách nhiệm xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

DN

Doanh nghiệp

ĐĐKD

Đạo đức kinh doanh

4

NỘI DUNG Câu 1: a) Đạo đức kinh doanh là gì? Ai quyết định rằng một hoạt động kinh doanh là đạo đức hay không? Có phải các hành vi phi đạo đức luôn luôn phi pháp? Đạo đức kinh doanh hay còn gọi được là đạo đức doanh nghiệp, được hiểu là việc xem xét các nguyên tắc đạo đức và các vấn đề nảy sinh trong môi trường kinh doanh. Nó cũng có thể được định nghĩa là tập hợp các quy tắc thành văn và bất thành văn của DN về các giá trị và đạo đức, được xác định bởi văn hóa tổ chức và chi phối các quyết định và hành động trong tổ chức đó. Khái niệm về đạo đức kinh doanh có thể khác biệt đối với từng cá nhân, nhưng nó đều mang một ý chung nhất đó là việc cá nhân hiểu rõ sự khác biệt giữa đúng và sai ở nơi làm việc và lựa chọn làm những gì đúng đắn. Khái niệm ĐĐKD bắt đầu từ những năm 1960, khi các DN nhận thức rõ hơn về sự phát triển của một xã hội dựa vào người tiêu dùng, hay việc thể hiện những mối quan tâm tới môi trường, các vấn đề xã hội và trách nhiệm của DN. Kể từ khoảng thời gian này, khái niệm ĐĐKD đã phát triển. ĐĐKD không chỉ là những quy tắc đạo đức về đúng và sai, nó còn cố gắng dung hòa việc các DN phải đáp ứng theo mặt pháp lý so với việc duy trì lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Việc quyết định rằng một hoạt động kinh doanh là có đạo đức hay không không chỉ dựa vào tổ chức đó, mà còn dựa vào các bên liên quan như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cổ đông, các cơ quan quản lý chính phủ, các nhóm lợi ích, công chúng cũng như các nguyên tắc đạo đức và giá trị của chính mỗi cá nhân. ` o Để hiểu được liệu có phải các hành vi phi đạo đức luôn luôn phi pháp không, đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ khái niệm của “phi đạo đức” và “phi pháp” Phi đạo đức được định nghĩa là những hành v bị xã hội coi là sai trái vì nó đi ngược lại với những nguyên tắc ứng xử, giá trị đạo đức được thống nhất chung trong xã hội.Trong khi hành vi

5

phi pháp là những hành vi sai trái/phạm tội bị pháp luật nghiêm cấm. Những hành vi phi pháp trong kinh doanh thường sẽ phá vỡ quy tắc hoặt luật lệ chi phối hoạt động kinh doanh. Hành vi trái pháp luật hay không được phán quyết bởi pháp luật, điều này dễ phát hiện hơn là phi đạo đức vì nó được cân nhắc dựa trên luật đã được ban hành. Các bộ luật nhà nước đã đưa ra những yêu cầu cơ bản của hành vi con người và bất cứ hành vi nào vượt ra khỏi những gì được cho phép trong bộ luật đều có thể bị coi là phi pháp. Đối với hành phi đạo đức, thứ quyết định lại là lương tâm, ý thức của con người.Chính vì thế, nó khó để nhận dạng hơn vì không có quy tắc cụ thể nào được thiết lập cho hành vi đạo đức, nhận thức về đạo đức đối với từng người sẽ khác nhau ở những điều kiện khác nhau. Khác với hành vi phi pháp, không ai có thể thực thi đạo đức với ai đó như cách họ thực thi pháp luật với người khác. Một hành vi phi pháp luôn luôn phi đạo đức nhưng một hành vi phi đạo đức có thể là phi pháp hoặc có thể không. Lấy ví dụ về một hành vi phi đạo đức nhưng lại không hề phi pháp, như là những hành vi lừa dối có chủ đích ở nơi làm việc - cướp công lao của đồng nghiệp, giả ốm để nghỉ việc, phá hoại công việc của người khác, xuyên tạc về sản phẩm với mục đích bán được hàng,...Những hành vi này được mọi người nhận định là hành vi phi đạo đức vì nó lợi dụng lòng tin của người khác để đạt được mục đích của bản thân, đạp lên các giá trị đạo đức mà tổ chức đó xây dựng. Tuy nhiên, nó không phi pháp, vì không có luật nào bị ảnh hưởng. Nó không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như việc ngồi tù hay tiền phạt, nhưng nó sẽ dẫn đến sự bất mãn và tức giận trong lòng nhân viên, tạo nên ảnh hưởng xấu đến công việc của tổ chức đó. Mặc dù vẫn tồn tại những trường hợp người có hành vi phi đạo đức bị xử phạt, xử lý nghiêm, có luật áp dụng cho những hành vi đó, nhưng không phải lúc nào phi đạo đức cũng là phi pháp. Điều làm nên sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai thuật ngữ phi đạo đức và phi pháp là mạng lưới những quy tắc và giá trị do xã hội cũng như khuôn khổ pháp luật đặt ra. Trong trường hợp một người dù đi ngược lại với những giá trị đạo đức, chuẩn mực, hệ thống niềm tin của xã hội và tổ chức người đó làm việc, dù hành vi đó bị quy là phi đạo đức nhưng tất nhiên, nó vẫn hợp pháp nếu nó không tác động đến bất cứ bộ luật nào hoặc không phải là một hành vi nguy hiểm, phạm tội bị chính phủ cấm. b) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một thuật ngữ đề cập đến việc DN chịu trách nhiệm với các tác động của họ đến xã hội. Theo đó các DN sẽ tích hợp các mối quan tâm của họ

6

tới môi trường và xã hội vào hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, trên cơ sở tự nguyện, nhằm giảm thiểu các tác động xấu của doanh nghiệp đến xã hội cũng như mọi khía cạnh của xã hội bao gồm kinh tế, môi trường.

Thuật ngữ TNXH của doanh nghiệp trên thực tế đã được xây dựng từ trước thế chiến thứ hai bởi các nhà học thuật, đến năm 1953, nó chính thức được nhà Kinh tế học Howard Bowen đặt ra trong tác phẩm mang tên Social Responsibilities of Businessman của ông. Hiện nay, thuật ngữ CSR đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá các DN, đồng thời cũng được các doanh nghiệp xem như chiến lược phát triển kinh doanh hiệu quả. ĐĐKD và TNXH của doanh nghiệp mang một ý nghĩa giống nhau và trong hầu hết các tình huống được sử dụng để thay thế cho nhau. Tuy nhiên, trên thực tế dù hai khái niệm này có những nét tương đồng nhất định, nhưng nó không phải là một và không giống nhau. •

Nếu ĐĐKD là chỉ những quyết định rằng những gì DN đang tham gia là đúng hay sai, chủ thể được đánh giá là các cá nhân hoặc nhóm trong kinh doanh thì khái niệm TNXH của DN mang ý nghĩa rộng lớn, bao quát hơn , liên quan đến tác động của các hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh đến xã hội.



Nói dễ hiểu hơn, TNXH là nghĩa vụ đối với cộng đồng, ĐĐKD lại là nghĩa vụ đạo đức của mỗi DN.

Một ví dụ dễ hiểu về sự khác biệt của TNXH của doanh nghiệp và ĐĐKD, đó là việc cộng đồng được hưởng lợi như thế nào thông qua việc cân bằng giữa lợi nhuận cho doanh nghiệp và phúc lợi xã hội. Mục tiêu chính của tất cả các DN là tối đa hóa lợi nhuận và để làm được điều này, theo luật đã ban hành, các doanh nghiệp phải bỏ ra một phần lợi nhuận để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. TNXH sẽ xuất hiện ở những tình huống thế này - có những thứ tốt cho xã hội nhưng không tốt cho kinh doanh. Xét ở góc độ đạo đức, không có gì buộc một công ty phải thực hiện hành vi đạo đức, nhưng công ty vẫn làm vậy một cách tự nguyện để gây dựng hình ảnh tích cực trong mắt công chúng. Ngược lại, nếu một công ty giữ lại lợi nhuận , tình hình tài chính sẽ có cải thiện, tuy nhiên sẽ đánh đổi bằng hình ảnh của công ty. Đây là việc có lợi cho doanh nghiệp nhưng không có lợi cho xã hội, không những khiến xã hội có thái độ tiêu cực đối với doanh nghiệp đó mà còn ảnh hưởng đến các dự án cộng đồng trong tương lai của DN.

7

*Khái niệm CSR đã là một vấn đề được thảo luận từ những năm 1950. Tuy nhiên, mãi đến sau này mọi người mới bắt đầu hiểu được toàn bộ ý nghĩa, tầm quan trọng và tác động của nó. CSR ngày nay đã trở nên phổ biến sau khi nó được định nghĩa bởi “Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” của Archie Carroll vào năm 1991. Kim tự tháp của Carroll chỉ ra rằng, các doanh nghiệp phải thực hiện TNXH ở 4 khía cạnh - kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. •

Khía cạnh kinh tế: Mức đầu tiên của kim tự tháp thể hiện trách nhiệm đầu tiên của doanh nghiệp, đó là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố duy nhất quyết định việc DN đó có khả năng tồn tại lâu dài trong nền kinh tế được hay không. Nếu không có lợi nhuận, việc trả lương cho nhân viên là không thể xảy ra, nhân viên sẽ mất việc làm trước cả khi doanh nghiệp đó tiến hành các hoạt động CSR. Ngoài ra, khía cạnh này còn được hiểu theo nghĩa rộng, đó là TNXH của DN ở khía cạnh kinh tế bao gồm việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ hữu ích với một mức giá hợp lý; tạo công ăn việc làm với mức lương công bằng; duy trì vị thế cạnh tranh mạnh mẽ và mức hiệu quả hoạt động cao; mang lại lợi tức đầu tư cho chủ sở hữu và cổ đông. Ví dụ về trách nhiệm kinh tế của DN là khi một DN thay đổi nguyên liệu trong quy trình sản xuất của mình,thay bằng sản phẩm tái chế hoặc hướng tới bao bì thân thiện với môi trường, điều này vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp là vẫn đảm bảo tạo ra lợi nhuận nhưng giảm được chi phí nguyên vật liệu, vừa có ích cho xã hội bằng việc tiêu thụ ít tài nguyên hơn.



Khía cạnh pháp lý: Tầng thứ hai của kim tự tháp phản ánh trách nhiệm của một DN trong việc tuân thủ luật pháp. Vì bản thân DN là một thực thể, nó cũng phải tuân theo luật và quy tắc. Các nghĩa vụ được quy định rõ trong các bộ luật dân sự, luật lao động, luật môi trường và luật hình sự. Cụ thể, các DN được kỳ vọng sẽ hoạt động theo cách phù hợp với kỳ vọng của chính phủ và luật pháp, bao gồm việc tuân thủ các luật liên quan như luật pháp địa phương, khu vực và quốc tế, đồng thời còn phải nắm rõ về những quy định của các cơ quan quản lý đối với lĩnh vực/ngành mà DN đang tham gia; thực hiện các yêu cầu pháp lý đối với các bên liên quan; cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu pháp lý tối thiểu. Các DN được yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định này như một điều kiện để hoạt động lâu dài.

8

Ví dụ về trách nhiệm pháp lý của một DN: một DN có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước đồng thời giữ cho sổ sách kế toán của DN được trong sạch, vì điều đó giúp cho chính phủ theo dõi tình trạng kinh tế của DN. Hay một ví dụ khác là việc khi một DN sản xuất sản phẩm là đồ chơi trẻ em hoặc thực phẩm, DN đó cần phải đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng tất cả các quy định về an toàn cho cơ quan quản lý nhà nước đưa ra. Nếu xuất hiện các vi phạm như vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm hay đồ chơi không có nhãn mác, độc hại, mang tính bạo lực, thì DN sẽ phải đối mặt với các vụ kiện tụng, ảnh hưởng đến tài chính và quá trình kinh doanh của DN. •

Khía cạnh đạo đức : Các kỳ vọng thường chỉ ra rằng, luật pháp là cần thiết cho xã hội nhưng chưa đủ. Bên cạnh những yêu cầu được đặt ra bởi luật pháp, quy định, xã hội mong đợi các DN sẽ thực hiện và vận hành hoạt động kinh doanh một cách có đạo đức. Trách nhiệm đạo đức bao hàm những hoạt động, tiêu chuẩn, chính sách và thực hành mà xã hội mong đợi hoặc bị cấm mặc dù chúng không được hệ thống hóa thành luật. Cụ thể hơn, trách nhiệm đạo đức của DN bao gồm những việc như tránh làm tổn hại đến môi trường, cởi mở và công bằng với các bên liên quan như khách hàng hoặc nhà cung cấp, ngay cả khi DN không được yêu cầu nghĩa vụ pháp lí để đối xử tử tế như vậy.

Ví dụ về trách nhiệm đạo đức của DN: Ở các siêu thị, người ta đã chủ động áp đặt yêu cầu độ tuổi tối thiểu đối với đồ uống có cồn hay các quán cà phê áp dụng chương trình giảm giá đối với những khách hàng mang theo cốc của mình đến thay vì sử dụng loại cốc không phân hủy gây ra ô nhiễm môi trường •

Khía cạnh từ thiện :Ở trên đỉnh của kim tự tháp, đồng thời cũng là khía cạnh nổi tiếng nhất của TNXH đó là khía cạnh từ thiện. Hoạt động từ thiện của DN bao gồm tất cả các hình thức đóng góp của DN cho xã hội, tích cực cải thiện chất lượng cuộc sống xã hội. ây cũng được coi là trách nhiệm tự nguyện và bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến việc trở thành một công dân toàn cầu tốt, từ hỗ trợ nghệ thuật, văn hóa và giáo dục, tham gia các hoạt động tình nguyện và từ thiện cũng như các sáng kiến khác góp phần vào chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Một ví dụ điển hình của việc thực hiện trách nhiệm nhân ái của DN là việc năm 2018, Quỹ Lego đã quyên góp 100 triệu USD cho Sesame Workshop, một tổ chức phi lợi nhuận đang giúp đỡ trẻ nhỏ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya ở Bangladesh và cuộc nội chiến ở Syria. Hay một minh chứng rõ ràng hơn ở Việt Nam là của Công ty cổ phần sữa Vinamilk.

9

Trong bối cảnh thách thức với thị trường biến động, phương châm hoạt động “vì cộng đồng” của hãng vẫn được giữ vững. “Là DN tiên phong triển khai chương trình Sữa học đường tại Việt Nam, măc dù trong bối cảnh dịch Covid-19, Vinamilk vẫn nỗ lực triển khai và bảo đảm các vấn đề an toàn phòng dịch để chương trình Sữa học đường đến với hơn 3,3 triệu học sinh mầm non và tiểu học tại 23 tỉnh thành trên cả nước.Cũng trong đại dịch, Công ty đã dành ngân sách gần 40 tỷ đồng cho các công tác phòng chống dịch, hỗ trợ cộng đồng và lực lượng tuyến đầu. Trong tháng 3 và 4/2020, Vinamilk đã hỗ trợ 10 tỷ đồng để mua thiết bị y tế giúp phát hiện nhanh virus SARS-COV-2 và ủng hộ gần 15 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng để tiếp sức cho các đơn vị tuyến đầu trên cả nước chống dịch”. Các vấn đề bền vững mà các nhà quản lý phải đối mặt trong việc giải quyết các vấn đề TNXH của DN 1. Hệ thống luật pháp ở Việt Nam tuy đã được đổi mới và xây dựng lại một cách sâu rộng hơn, song vẫn tồn tại những mâu thuẫn, sự chồng chéo về hệ thống pháp luật, thiếu tính đồng bộ vẫn diễn ra rất phổ biến. Thêm vào đó, trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp của những DN nhỏ vẫn còn những hạn chế nhất định. Đối với những DN lớn và thành công, hầu hết đều đã có nhận thức tốt và tiến bộ trong việc chấp hành pháp luật. Tuy nhiên ở những DN nhỏ, DN gia đình, việc tuân thủ các luật như luật lao động, luật an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tồn tại những bất cập. Dẫn đến một hậu quả là giá trị pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật cũng như trách nhiệm và ý thức của DN trong việc chấp hành pháp luật vẫn chưa cao. 2. TNXH của DN nhỏ chủ yếu được thực hiện theo hình thức phi chính thức, quyền lợi của người lao động đang bị coi nhẹ. Điển hình như những việc bóc lột sức lao động, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, an toàn lao động không được đảm bảo. Những vấn đề này xảy ra nguyên do một phần đến từ công tác quản lý của nhà nước còn hạn chế, chế tài đối với những hành vi vi phạm BHXH vẫn còn chưa đủ mạnh, chưa nghiêm khắc để răn đe và xử phạt. 3. TNXH của DN vẫn còn mới với nhiều DN tại VN cũng như năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong quá trình thực hiện CSR tại Việt Nam vẫn còn bị hạn chế. Do vậy mà việc tổ chức thực hiện TNXH vẫn còn những bất cập như không có chiến lược rõ ràng, cụ thể, thiếu tính đồng bộ, mang tính tự phát khá nhiều.

10

Câu 2: a) Anh/chị hãy tìm hiểu mô hình kinh doanh đa cấp và mặt trái của nó? Tại sao nhiều người lại muốn khởi nghiệp bằng con đường này và các cách lôi kéo người tham gia của các công ty đa cấp? Mô hình kinh doanh đa cấp, có tên tiếng anh là Multi-level Marketing, là một mô hình phân phối mà các công ty sử dụng để đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng những nhà phân phối hoặc những đại diện bán hàng tự do phân phối sản phẩm của họ đến khách hàng thay vì thông qua các cửa hàng bán lẻ trung gian. Các đại diện bán hàng này thường làm việc tại nhà và họ thường mua hàng tồn kho để bán ở các buổi tiệc trực tuyến hoặc trực tiếp. Tuy nhiên, họ không được coi là nhân viên, vì mỗi đại diện bán hàng sở hữu DN riêng của họ. Thuật ngữ “đa cấp” đề cập đến việc mỗi người đại diện bán hàng có khả năng tuyển dụng và đào tạo những đại diện bán hàng khác để tiếp tục bắt đầu hoạt động kinh doanh của riêng họ. Nếu người đại diện tuyển được người khác, lớp này được gọi là “tuyến dưới” của người đó.Khi những người được tuyển dụng thực hiện bán hàng và lặp lại việc tuyển dụng đại diện của chính họ, những lớp người ở trên sẽ nhận được hoa hồng, được gọi là “ghi đè”. Thu nhập kiếm được trong mô hình kinh doanh đa cấp đến từ hoa hồng của doanh số bán hàng cá nhân và tỷ lệ phần trăm doanh số từ các đại diện do bạn tuyển dụng. Mô hình kinh doanh đa cấp lần đầu tiên xuất hiện là vào những năm 1940. Tên tuổi của mô hình này gắn liền với Carl Rehnborg - một nhà khoa học, doanh nhân người Mỹ. Ông đã đã bán một sản phẩm có tên Nutrilite, và ông đã đề nghị bạn bè của ông giới thiệu sản phẩm đến người quen của họ, nếu sản phẩm được bán thì ông hứa sẽ trả hoa hồng. Ông cũng đảm bảo sẽ trả hoa hồng cho người quen của bạn mình nếu sản phẩm tiếp tục được giới thiệu và bán đi. Năm 1934, ông sáng lập ra công ty vaVitamins California và đến năm Năm 1943, California Vitamins đổi tên thành Nutralite Corporation thực hiện kế hoạch bồi thường Tiếp thị đa cấp thực sự đầu tiên. Mọi người tham gia vào công ty đều được trả tiền theo nhiều mức doanh số được thực hiện.Phương pháp phân phối hàng độc đáo này của ông là khởi điểm của mô hình kinh doanh đa cấp, trong nhiều tài liệu ghi chép thì 1940 là năm khởi đầu của mô hình này và Rehnborg được coi là ông tổ của mô hình kinh doanh đa cấp. Sau nhiều năm làm việc có hiệu quả với công ty, Rich Devos và Jay Van Andel (2 cộng tác viên của công ty) nhìn ra được tiềm năng lớn mạnh của mô hình kinh doanh đa cấp và đã sáng lập

11

công ty đa cấp của riêng họ,American Way Company, sau này đổi tên thành Amway, một trong những công ty multi-level marketing lớn nhất và thành công nhất thế giới. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình kinh doanh đa cấp Xét về ưu điểm, multi-level marketing đem lại lợi ích cho cả công ty và các nhà phân phối. Một công t...


Similar Free PDFs