TIỂU LUẬN GDTC1 - Ở nội dung bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của bộ môn nhảy PDF

Title TIỂU LUẬN GDTC1 - Ở nội dung bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của bộ môn nhảy
Author Tâm Trần
Course Giáo dục thể chất 1
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 15
File Size 616.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 127
Total Views 572

Summary

Download TIỂU LUẬN GDTC1 - Ở nội dung bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của bộ môn nhảy PDF


Description

MỤC LỤC Câu 1: Trình bày các giai đoạn thực hiện Nhảy Dây trong Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Bước Đệm? Phân tích Kỹ Thuật và có hình ảnh minh họa cho Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm? .......................................... 1 1.Các giai đoạn thực hiện Nhảy Dây trong Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Bước Đệm .................................................................................................................... 2 2.Kỹ Thuật Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm ................................... 5 Câu 2: Trong Môn Học Nhảy Dây ở Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm ngườ i học thường mắc phải những sai lầm nào trong quá trình học và cách sửa chữa những sai lầm thườ ng mắc đó như thế nào? ..................................... 4 1.Những sai lầm người học thường mắc phải trong Môn Học Nhảy Dây ở Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm ................................................................ 5 2.Cách sửa chữa những sai lầm thường mắc phải trong Môn Học Nhảy Dây ở Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm ...................................................... 2 Câu 3: Môn học Nhảy Dây có tác dụng và ảnh hưởng như thế nào tới người học?. ......................................................................................................................................... 4

1

LỜI MỞ ĐẦU Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công nhân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 20, khoản 1 Luật Thể dục thể thao nhấn mạnh: “Giáo dục thể chất là một môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho ngườ i học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. Ở nội dung bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của bộ môn nhảy dây- một phần cũng rất quan tr ọng trong chương trình GIÁO DỤ C THỂ CHẤT. Nhảy dây là một bài tập đơn giản, tuy vậy ta cũng không nên chủ quan mà phải tìm hiểu thật kĩ các nội dung của việc nhảy dây như kỹ thuật nhảy, lợi ích, tác hại của việc nhảy dây. Mục đích của tiểu luận là nhằm cung cấp những kiến thức khoa học cơ bản và cần thiết về phương pháp nhảy dây. Góp phần tăng cường củng cố, bồi dưỡng sức khỏe và thể lực cho người học cũng như mở rộng hiểu biết và nhận thức của người học về môn nhảy dây.

1

Câu 1: Trình bày các giai đoạn thực hiện Nhảy Dây trong Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Bước Đệm? Phân tích Kỹ Thuật và có hình ảnh minh họa cho Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm? 1. Các giai đoạn thực hiện Nhảy Dây trong Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Bước Đệm Gồm 4 Giai Đoạn: 1. Giai Đoạn 1: Thực hiện K ỹ Thuật So Dây. 2. Giai Đoạn 2: Thực hiện K ỹ Thuật Chao Dây. 3. Giai Đoạn 3: Thực hiện K ỹ Thuật Vào Dây. 4. Giai Đoạn 4: Thực hiện K ỹ Thuật Nhảy Dây. 2. Kỹ Thuật Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm Giai Đoạn 1: Kỹ Thuật So Dây. Để thực hiện K ỹ Thuật So Dây: Sinh Viên thực hiện theo từng thao tác có thứ tự như sau: - Hai tay của người học cầm ở Tay Cầm hai đầu dây của Sợi Dây Nhảy. - Chân phải hoặc chân trái của người học giẫm lên đầu dưới của Sợi Dây Nhảy ở sát mặt đất. - Cách xác định như sau: Cách 1: Hai tay cầm ngay Tay Cầm của Sợi Dây Nhảy để ngang hướng từ trong ngực ra: Như vậy độ dài của Sợi Dây Nhảy từ đất lên tới ngang ngực là thích hợp. Cách 2: Hai tay cầm ngay Tay Cầm của Sợi Dây Nhảy để tay cầm của Sợi Dây Nhảy “Hướng Dọc lên trên Vai”: Như vậy độ dài của nguyên Sợi Dây Nhảy từ dưới đất lên tới Vai là thích hợp.

1

Giai Đoạn 2: Kỹ Thuật Chao Dây. Kỹ Thuật Chao dây chính là thực hiện cho động tác tay cho dây sang trái, động tác cho dây sang phải chủ yếu: xoay cổ tay, hai tay chuyển động theo hình số 8 nằm ngang. Phải dùng sức của cẳng tay và cổ tay quay dây đưa ra trước mặt kéo xuống dưới, sang trái, ra sau, lên cao, ra trước mặt, sang phải. - Tư thế chuẩn bị: Hai tay của người học cầm vào Tay Cầm của Sợi Dây Nhảy, Phần cuối của Sợi Dây Nhảy phải được để chạm sát đất. - Nhịp 1: Chao dây sang bên trái, qua trước mặt, hai cẳng tay gần như sát nhau, tay phải trên, tay trái dưới. - Nhịp 2: Chao dây sang bên phải, qua trước mặt, hai cẳng tay gần như sát nhau, tay trái trên tay phải dưới. - Nhịp 3: Chao dây sang bên trái, qua trước mặt, hai cẳng tay gần như sát nhau, tay phải trên, tay trái dưới. - Nhịp 4: Dây để ở phía trước và sát chân, chuẩn bị nhảy qua dây.

2

Giai Đoạn 3: Kỹ Thuật Vào Dây. Sau Kỹ Thuật Chao Dây là Kỹ Thuật Vào Dây: - Nhắc lại, ở Kỹ Thuật Chao dây chính là thực hiện động tác tay cho dây sang trái, động tác cho dây sang phải chủ yếu: xoay cổ tay, hai tay chuyển động theo hình số 8 nằm ngang. Phải dùng s ức của cẳng tay và cổ tay quay dây sang trái, đưa ra trước mặt xuống dưới sau đó sang phải, ra sau, lên cao, ra trước mặt. - Tại động tác tay cho dây chuyển động từ trái sang phải và từ phải sang trái thì ở động tác cuối cùng để kết thúc K ỹ Thuật Chao Dây thì vào thời điểm này động tác tay sẽ cao hơn khoảng 15 đến 20 cm cho dây ra mạnh hơn khi Chao Dây ra phía giữa ở ngay trước của thân người với mục đích chính là tạo ra lực mạnh để có đà Quay Dây đưa dây ra sau. - Sau khi động tác tay dùng lực đưa dây ra trước bằng hai tay thì lúc này hai tay tách ra hai bên hông của thân người và khi s ợi dây sát mặt đất thì bật hai chân qua. Hãy ghi nhớ ở giai đoạn này không được gấp hay nôn nóng hay lo lắng mà vướng dây. Giai Đoạn 4: Kỹ Thuật Nhảy Dây Không Bước Đệm. - Khi thực hiện Nhảy Dây thì Vị Trí Tay khi Nhảy Dây cần phải: + Giữ khuỷu tay gần thân mình và đảm bảo cho cổ tay chỉ hơi thấp hơn khuỷu tay một chút. + Sử dụng cổ tay và cẳng tay để thực hiện mỗi nhịp nhảy.

3

+ Sử dụng cẳng tay và cổ tay xoay dây với vòng nhỏ, thực hiện động tác quay Sợi Dây Nhảy đều nghĩa là không được dang tay ra quá rộng hoặc quá hẹp. Khoảng cách giữa Khuỷu Tay và Hông là t ừ 7 cm tới 10 cm. - Khi thực hiện K ỹ Thuật Nhảy Dây thì các thao tác thực hiện ở Chân cần phải thực hiện như sau: + Thực hiện bật 2 chân cao vài xăng ti mét (cm) so với mặt đất: 3cm, 2cm. + Với mỗi nhịp nhảy, Chân khi nhảy không chạm dây. + Càng nhảy cao, năng lượng của cơ thể càng tiêu hao nhiều hơn và tiếp đất vất vả hơn. + Hai Chân phải tiếp đất nhẹ nhàng bằng cách dồn tr ọng lượng vào giữa đôi chân để giảm tác động mạnh lên gân và các khớp xương, cố gắng càng nhẹ nhàng càng tốt. - Khi thực hiện K ỹ Thuật Nhảy Dây về Thời Gian và Số Lần Nhịp Nhảy: cần phải tập tăng dần lên để tăng sức bền của bản thân lên.

4

Câu 2: Trong Môn Học Nhảy Dây ở Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm người học thường mắc phải những sai lầm nào trong quá trình học và cách sửa chữa những sai lầm thường mắc đó như thế nào? 1. Những sai lầm người học thường mắc phải trong Môn Học Nhảy Dây ở Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm Những Sai Lầm Thường Mắc: 1. So dây không đúng cách. 2. Chao dây đã thực hiện k ỹ thuật chưa đúng làm dây không tiếp xúc đất. 3. Dùng dây bị xoắn, khi vào dây bị vướng. 4. Khuỷu tay và cổ tay dang quá xa thân người. 5. Quay dây bằng cả hai cánh tay. 6. Hai vai bị gòng lên khi quay dây để thực hiện Nhảy Dây. 7. Nhảy chân quá cao khi qua dây. 8. Trùng gối quá sâu. 9. Tiếp xúc đất bằng cả bàn chân. 10. Nín thở khi nhảy. 11. Sử dụng chân trần 12. Gối và cổ chân không gập nhẹ 13. Khởi động không kĩ 2. Cách sửa chữa những sai lầm thường mắc phải trong Môn Học Nhảy Dây ở Kiểu Nhảy Dây Chụm Hai Chân Không Có Bước Đệm Cách Sửa Chữa Những Sai Lầm Thường Mắc: 1. So dây không đúng cách: Hãy chọn một trong 2 cách tại Kỹ Thuật So Dây. Cách 1: Một Chân giẫm lên giữa Sợi Dây Nhảy và Hai Tay người Nhảy Dây sẽ cầm vào Tay Cầm của Sợi Dây Nhảy nằm ngang tại Vị trí Ngực của người sẽ thực hiện Nhảy Dây. Cách 2: Một Chân giẫm lên giữa Sợi Dây Nhảy và Hai Tay người Nhảy Dây sẽ Cầm vào Tay Cầm của Sợi Dây Nhảy dựng theo hướng Dọc sao cho Tay Cầm của Sợi Dây Nhảy bằng Vai của người thực hiện Nhảy Dây.

5

2. Chao dây đã thực hiện k ỹ thuật chưa đúng làm dây không tiếp xúc đất: Kỹ Thuật Chao Dây phải ra được hình số 8 nằm ngang, cổ tay và cẳng tay phải uyển chuyển. 3. Dùng dây bị xoắn, khi vào dây bị vướng: không sử dụng Sợi Dây Nhảy quá cũ, kiểm tra Sợi Dây Nhảy trước khi thực hiện Nhảy Dây nghĩa là khâu chuẩn bị phải thật tốt, thật k ỹ lưỡng. Và t ập So Dây lại. 4. Khuỷu tay và cổ tay dang quá xa thân người: quá trình học cần phải chú ý, mỗi lần khi thực hiện Nhảy Dây người học cần phải tập trung chú ý đến t ừng bước trong Kỹ Thuật cho tới khi nhuần nhuyễn Kỹ Thuật. Khuỷu Tay và thân người cách nhau khoảng từ 7 – 10 cm. 5. Quay dây bằng cả cánh tay: Quay Dây bằng Cổ Tay và Cẳng Tay. Người học thường hay sai vậy sẽ sửa chữa như sau: Tập Quay Dây bằng tay không nghĩa là không có Sợi Dây Nhảy và sau đó có Sợi Dây Nhảy bằng cách nhảy từng nhịp một, sau đó 3 nhịp trong 1 lần nhảy và 5 nhịp trong 1 l ần Nhảy, cứ như vậy tăng dần lên tới khi Kỹ Thuật Nhảy không còn sai phạm nữa. 6. Hai Vai bị gòng lên khi quay dây để thực hiện Nhảy Dây: không gòng vai khi thực hiện Nhảy Dây. Tập các bài tập thể lực liên quan về Tay – Vai như là Hít Đất, Tạ Tay. 7. Nhảy chân quá cao khi qua dây: Người học hãy tập bật 2 chân không có Sợi dây Nhảy, tập Nhảy theo ý muốn của bản thân mình. Tập bật 2 chân tại chỗ cao 20 cm từ 1 nhịp bật trong 1 l ần rồi tăng dần lên với 10 nhịp liên tục trong 1 l ần, bật 2 chân tại chỗ cao 10 cm từ 1 nhịp bật trong 1 lần rồi tăng dần lên 10 nhịp liên tục trong 1 lần, tương tự như vậy bật cao tại chỗ 5 cm, 3 cm, 2 cm. 8. Trùng gối quá sâu: Lý do vì sao bị trùng gối quá sâu? Do chưa nắm Kỹ Thuật thì hãy luyện tập từng bước của Kỹ Thuật thật chính xác. Trùng gối quá sâu do thể lực của bản thân yếu về sức bật thì người học phải tăng cường các bài tập thể lực để tăng cường sức bật của đôi chân như là bật 2 chân tại chỗ không dây, bật 2 chân qua các chướng ngại vật, tập bật cóc. 9. Tiếp xúc đất bằng cả bàn chân: luôn phải ghi nhớ và tập luyện kỹ thuật cho đúng và cho tới khi nhuần nhuyễn K ỹ Thuật để không còn sai nữa và các bài tập thể lực liên quan tới chân để tăng sức chịu đựng của cơ bắp. 10. Nín thở khi Nhảy Dây: Khi nhảy dây hơi thở cần được để tự nhiên, không được cố ý điều khiển hơi thở. Tập hít thở nhẹ nhàng khi không Nhảy Dây. Hãy tập bình tĩnh trong mọi việc đừng để ở trạng thái quá căng thẳng làm ảnh hưởng tới nhịp tim và hơi thở. 11. Sử dụng chân trần: nhảy dây bằng chân trần trên bề mặt cứng, tốt nhất bạn nên mang giày hoặc có thể nhảy chân trần trên các bề mặt mềm. Chân con người được 6

tạo ra để đi bộ bằng bàn chân tiếp xúc phẳng trên mặt đất nhưng nhảy dây là hành động dồn trọng lượng xuống các ngón chân và nó đi ngược lại với tự nhiên. Nếu không tập luyện các bài bổ trợ để có một bàn chân khỏe thì kết quả là bạn sẽ bị đau chân khi nhảy dây. 12. Gối và cổ chân không gập nhẹ: đây là 2 bộ phận làm giảm các phản lực mà bạn tạo ra lúc tiếp đất, nếu gối và cổ chân không gập nhẹ và di chuyển theo nhịp nhảy thì bạn sẽ dễ chấn thương ở cổ chân, cẳng chân, gối, cột sống,…Tiếp đất thẳng chân khi nhảy rất nguy hiểm! 13. Khởi động không kĩ: Việc không làm nóng các khớp và cơ bắp trước và sau khi tập cũng là nguyên nhân làm bạn dễ chấn thương. Nên tuân theo các bài khởi động để cơ thể làm quen trước khi bắt đầu luyện tập.

7

Câu 3: Môn học Nhảy Dây có tác dụng và ảnh hưởng như thế nào tới người học? 1. Giảm cân và tan mỡ thừa hiệu quả, nhảy dây giúp bạn có thể vận động toàn thân và săn chắc các vùng trên cơ thể, giúp giảm cân một cách hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nhảy dây khoảng 10 phút mỗi ngày bạn sẽ tiêu hao tới 450 calo, vì thế có tác dụng giảm mỡ thừa nhanh chóng. 2. Giúp săn chắc cơ bắp, tất cả các cơ bắp trong cơ thể bạn đều hoạt động tích cực. Phần bắp tay sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ di chuyển lên xuống, xoay vòng linh hoạt để điều khiển cổ tay và bàn tay, giúp nắm và điều khiển dây nhảy. Trong khi đó, toàn bộ phần thân và chân cũng được luyện tập. Các bước nhảy sẽ tác động lên toàn bộ phần chân, đùi, hông và vùng bụng, giúp săn chắc cơ bắp. 3.Tập nhảy dây thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng hoạt động của tim và phổi, đồng thời tăng cường tuần hoàn khí huyết. Khi nhảy dây thì lượng oxy sẽ được cung cấp đến các cơ bắp nhiều hơn, cơ thể sẽ khoẻ và thoải mái hơn. 4. Ngoài tác dụng t ốt cho tim mạch thì nhảy dây còn tốt cho hệ xương. Nhảy dây giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa bệnh loãng xương hiệu quả. Theo hiệp hội loãng xương Ấn Độ thì nhảy dây từ 2 – 5 phút mỗi ngày có thể giúp xương chắc khỏe hơn và ngăn ngừa bệnh loãng xương. 5. Tăng khả năng tập trung khi luyện tập thể dục thể dục, làm cho cơ thể bạn dẻo dai, hoạt động nhanh nhẹn hơn, đặc biệt bạn sẽ có khả năng tập trung cao độ hơn. 6. Người tập nhảy dây khi đổ mồ hôi cũng có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn, nhờ đó cơ chế trao đổi chất, lọc thải chất độc cũng diễn ra tốt hơn, tăng sức đề kháng và tránh được nguy cơ mắc bệnh. 7. Nhảy dây giúp giải phóng các cơ tay và cơ chân, từ đó hỗ trợ tăng chiều cao nhanh chóng. Theo nghiên cứu, nhảy dây 100 cái tương đương với chạy bộ 10km và đạp xe 30km. Nhảy dây ở mức độ thường xuyên, khoa học được xem là bài tập lý tưởng đối với những bạn có chiều cao khiêm tốn vì khi nhảy dây, bạn phải thực hiện liên tục động tác nhảy, cơ thể vận động liên tục sẽ trở nên linh hoạt và tiêu hao nhiều năng lượng.. Cơ thể bạn và bạn có thể đi bộ xuống hàng chục km hoặc hoàn thành một hành trình leo núi dễ dàng hơn. 8. Luyện tập nhảy dây hàng ngày sẽ giúp cảm thấy thoải mái và giảm stress. Cải thiện tâm trạng, các nhà tâm lý học đã chỉ ra r ằng, việc luyện tập thể thao nói chung có tác dụng giảm đau, xóa tan những căng thẳng và mang lại cảm xúc tích cực. 9. Tăng cường khả năng phối hợp của cơ thể: nghiên cứu cho thấy những cầu thủ bóng đá trẻ thường xuyên nhảy dây trong các bài huấn luyện sẽ có sự phối hợp và cân 8

bằng tốt hơn khi ở trên sân. Việc nhảy dây giúp cơ thể bạn phối hợp t ốt hơn vì toàn bộ cơ thể sẽ phải chú ý đến đôi chân bạn. 10.Tác dụng của nhảy dây giúp giảm thiểu chấn thương chân: nhảy dây không chỉ cải thiện sự phối hợp của chân với cơ thể mà còn nâng cao sức mạnh của các cơ xung quanh khớp mắt cá chân và bàn chân của bạn nữa. Nhờ đó, tập luyện nhảy dây thường xuyên có thể giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ chấn thương chân và cổ chân khi tham gia các môn thể thao khác như bóng đá, điền kinh, tennis và bóng rổ. 11.Tác dụng của nhảy dây giúp bạn t hông minh hơn: việc nhảy dây giúp hoàn thiện sự phát triển của bán cầu não trái và phải. Do đó, nó giúp chúng ta tăng nhận thức, cải thiện khả năng đọc, tăng cường trí nhớ và các giác quan. 12. Tác dụng của nhảy dây hàng ngày giúp bạn vui vẻ hơn: ngoài việc nhảy dây truyền thống đơn điệu thì bạn có thể học các bước nhảy khác nhau như nhảy đôi, nhảy chéo, nhảy nhanh, nhảy chậm… để có thêm niềm vui. Những buổi tập luyện vui vẻ sẽ là động lực giúp bạn chăm tập hơn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bạn. 13.Chỉnh sửa tư thế vẹo: trên thực tế, sợi dây không chịu tải cho cột sống của con người, nhưng đồng thời nó có một lợi ích rõ ràng là điều chỉnh hình dạng và vị trí của nó. Tuy nhiên, khi mắc bất kỳ bệnh lý nào về hệ cơ xương khớp cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi tập luyện.

9

KẾT LUẬN Nhảy dây không chỉ là một trò chơi nhân gian phổ biến mà nó còn được áp dụng là một phương thức giúp chúng ta giảm cân, tăng chiều cao, giúp eo thon gọn, dáng đẹp vì nhờ khả năng đốt cháy calo đảm bảo siêu hiệu quả. Nói chung đây được coi là một bài tập thể dục thịnh hành được nhiều áp dụng ngay t ại nhà, điều đặc biệt hơn là bạn không hề tốn kém quá nhiều chi phí, thời gian và vô cùng tiện ích. Chỉ với một sợi dây, bạn có thể mang đi mọi nơi và tập luyện mọi lúc, đồng thời có thể nhận lại được rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Lợi ích và tác hại của việc nhảy dây tiếp tục được các chuyên gia trong lĩnh vực thể thao phát triển tích cực nghiên cứu. Tuy nhiên, ngày nay đường đạn có thể “tự hào” về nhiều đặc tính hữu ích cho cơ thể: rèn luyện các cơ chính của cơ thể, cải thiện hoạt động của các hệ thống cơ thể khác nhau; với sự trợ giúp của nó, cơ thể đốt cháy một lượng lớn calo. Nhưng cũng cần nhớ rằng những hoạt động như vậy có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, vì vậy điều quan trọng là phải cẩn thận.

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5.

https://www.facebook.com/moichaybo/posts/3002759356602857 https://quynhtay.com/loi-ich-va-tac-hai-cua-nhay-day/ https://hellobacsi.com/the-duc-the-thao/cardio-suc-ben/tac-dung-cua -nhay-day/ https://toshiko.vn/giai-dap-nhay-day-co-tac-dung-gi-doi-voi-co-the/ Nguyễn Trọng Hải, L. K. (2010). Giáo trình GIÁO DỤC THỂ CHẤT( dùng cho hệ cao đẳng, trung cấp nghề). Hà Nội: Nhà xuất bản LAO ĐỘNG - XÃ HỘI.

6. Bài giảng của Thạc sĩ Đỗ Thụy Hội Uyên

LÝ THUYẾT - GDTC1 TUẦN 1 - TUẦN 7.ppt

11...


Similar Free PDFs