Tiểu luận giữa kì Triết PDF

Title Tiểu luận giữa kì Triết
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 465.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 426
Total Views 645

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA: LÍ LUÂN CHÍNH TRỊ--------------&-------------TIỂU LUÂN TRIẾT HỌC̣PHÉP BIÊN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾṆVÀ VÂN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮẠTĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆMÔI TRƯỜNG SINH THÁISinh viên thực hiên : ĐÀO KHÁNH LINH...


Description

TRƯNG ĐI HC NGOI THƯƠNG KHOA: L LUÂN CHNH TRI --------------&-------------

TIU LUÂN TRIT HC

PHP BIÊN CHNG V! M#I LIÊN HÊ PH$ BIN V% VÂN D'NG PHÂN TCH M#I LIÊN HÊ GI(A TĂNG TRƯ*NG KINH T V+I B,O VÊ MÔI TRƯNG SINH TH/I

Sinh viên th6c hiên : Đ%O KH/NH LINH M8 sinh viên : 2112530024 S@ thA t6 : 21 LBp tDn chE : TRIE114CLC.5 GiHng viên hưBng dLn : T.S Đ%O THI TRANG

HM Nôi, 2021

TRƯNG ĐI HC NGOI THƯƠNG KHOA: L LUÂN CHNH TRI --------------&-------------

TIU LUÂN TRIT HC

PHP BIÊN CHNG V! M#I LIÊN HÊ PH$ BIN V% VÂN D'NG PHÂN TCH M#I LIÊN HÊ GI(A TĂNG TRƯ*NG KINH T V+I B,O VÊ MÔI TRƯNG SINH TH/I

Sinh viên th6c hiên : Đ%O KH/NH LINH M8 sinh viên: 2112530024 S@ thA t6: 21 LBp tDn chE: TRIE114CLC.5 GiHng viên hưBng dLn: T.S Đ%O THI TRANG HM Nôi, 2021

M'C L'C M'C L'C............................................................................................

1

LI M* ĐẦU.......................................................................................

2

NỘI DUNG...........................................................................................

3

I. Quan điểm duy vật biện chAng về m@i quan hệ giữa vật chất vBi ý thAc 3 1. Vật chất quyết định ý thAc......................................................

3

2. Ý thAc tác động trở lại vật chất .............................................. 2.1. Khái niệm........................................................................... 2.2. Vai trò................................................................................. II. Vận dụng quan điểm duy vật biện chAng về m@i quan hệ giữa vật chất vBi ý thAc vMo s6 nghiệp xây d6ng chủ nghĩa x8 hội ở nưBc ta hiện nay 1. Xuất phát từ th6c tế khách quan từ đó đề ra đường l@i, chủ trương, chDnh sách, kế hoạch, phương hưBng, mục tiêu… đúng đắn cho s6 nghiệp xây d6ng chủ nghĩa x8 hội ở nưBc ta hiện nay.......... 2. Phát huy vai trò của tDnh năng động chủ quan vM ch@ng chủ quan duy ý chD.............................................................................................. KT LUẬN..................................................................................... T%I LIỆU THAM KH,O..............................................................

5

LI M* ĐẦU Tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lớn lao và quan trọng nhất của Đảng và nhân dân hiện nay vì chỉ khi thực hiện được mục tiêu này, ta mới có thể xây dựng được một nước Việt Nam mà theo cách nói của Hồ Chí Minh là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” và chỉ khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ta mới có thể thoả mãn ham muốn tột cùng, cuối đời của Bác đó là: “Làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành …”. Vậy làm thế nào để thực hiện mục tiêu trên? Ngày nay cùng với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ qua chủ nghĩa tư bản, tại đại hội lần thứ VII Đảng ta lần đầu khẳng định:” Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng”. Tức là ta phải: dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác – Lênin để tổng kết những kinh nghiệm, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có thế chúng ta mới có thể từ từ tìm hiểu được quy luật phát triển của Cách mạng Việt Nam, định ra đường lối, phương châm, bước đi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước ta. Việc làm đề tài tiểu luận này, với tư cách là một sinh viên, một công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn và kĩ hơn về Triết học Mác – Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cụ thể hơn là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Mặt khác, tôi cũng muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng lớn lao của Đảng, của toàn dân ta hiện naysự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin. Mọi chiến lược cách mạng của chúng ta phải được xuất phát từ thực tế khách quan, phát huy được tính năng động và đồng thời chống chủ quan duy ý chí. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng vì nó quyết định thành công hay thất bại trên con đường tới chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần nội dung của đề tài.

10

NỘI DUNG I. Quan điểm duy vật biện chAng về m@i quan hệ giữa vật chất vBi ý thAc 1. Vật chất quyết định ý thAc Trước tiên ta phải tìm hiểu vật chất là gì? Theo Lênin: “Vật chất là phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác và được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác’’. Như vậy định nghĩa vật chất của Lê- nin nổi lên một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức. Thứ hai, vật chất là cái gây lên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó tác động lên các giác quan của con người. Thứ ba, vật chất mà cái cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. Dựa trên thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Khoa học đã chứng minh rằng thế giới vật chất nói chung và trái đất nói riêng đã tồn tại rất lâu trước khi xuất hiện con người và bộ óc, ý thức ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của tự nhiên. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não. Bộ não người gồm khoảng 15 đến 17 tỉ tế bào thần kinh, các tế bào này tạo ra vô số mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, truyền dẫn và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ đối với thế giới bên ngoài qua cơ chế phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Không chỉ vậy, vận động của ý thức, tư duy trên thực tế đều là sản phẩm của sự vận động của vật chất. Điều đó được chứng minh khá rõ ràng ở hình thức vận động xã hội của vật chất. Đó là sự thay thế lẫn nhau của hình thái kinh tế - xã hội, từ đó 9

sẽ dẫn đến sự thay đổi của ý thức, cách nghĩ, bởi tồn tại xã hội bao giờ cũng quyết định ý thức xã hội. Qua nội dung thứ ba trong định nghĩa vật chất của Lênin: “Vật chất mà cái cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó”, ta thấy rằng nội dung phản ánh của ý thức là thế giới bên ngoài, hiện thực khách quan. Hay như chủ nghĩa duy vật macxit: ”Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người”. Chính vì vậy, thế giới khách quan như thế nào thì ý thức phản ánh như thế, không nên phản ánh một cách xuyên tạc, hư ảo, bóp méo sự thật về thế giới khách quan như tô vẽ hình tượng của các vị thần linh. Nói cách khác, nội dung phản ánh của ý thức phải lấy khách quan làm tiền đề và bị khách quan quy định. Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức do ý thức là chức năng của bộ não. Hoạt động ý thức không diễn ra ở đâu ngoài hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não vì vậy khi bộ não bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không bình thường hay thậm chí bị rối loạn. Mặt khác, trong hoạt động của con người, nhu cầu vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động vì con người trước hết phải được thoả mãn nhu cầu vật chất: ăn ở ngủ nghỉ, mặc ấm rồi mới nghĩ đến vui chơi, giải trí, tinh thần.Tức là các hoạt động nhận thức của con người trước hết hướng tới mục tiêu cải biến tự nhiên để thoả mãn nhu cầu sống. Cuộc sống tinh thần của con người bị chi phối bởi nhu cầu vật chất và những điều kiện hiện có. Ý thức con người không thể tạo ra đối tượng vật chất, cũng không thay đổi quy luật vận động của nó. Ví dụ: Vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Trước kia vì không nhận thức được mọi chủ trương đường lối đều phải dựa trên điều kiện vật chất hiện có mà chúng ta đã chủ động tập trung phát triển công nghiệp trong khi tiền đề vật chất thì chưa có. Do đó chúng ta đã thất bại trọng việc phát triển. Không chỉ thế, tính thứ nhất của vật chất so với tính thứ hai của ý thức còn thể hiện ở chỗ vật chất là điều kiện để hiện thực hoá ý thức. Nó quy định khả năng nhân tố tinh thần để tham gia vào hoạt động của con người đồng thời tạo điều kiện cho nhân tố tinh thần này hoặc nhân tố tinh thần khác trở thành hiện thực và qua đó quy 8

định mục đích, chủ trương, biện pháp mà con người đề ra cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sửa chữa, bổ sung, cụ thể hoá các mục đích, chủ trương biện pháp đó. 2. Ý thAc tác động trở lại vật chất 2.1. Khái niệm Ý thức do vật chất sinh ra sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức đúng đắn là ý thức dựa trên quy luật khách quan của con người nên nó có tác động tích cực làm biến đổi hiện thực, vật chất khách quan theo nhu cầu của bản thân. Ý thức sai lầm, trái quy luật khách quan của con người có tác động tiêu cực thậm chí phá hoại các điều kiện, hoàn cảnh khách quan kéo lùi lịch sử. Bởi mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ qua lại. Không nhận thức được điều này sẽ khiến ta rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và trì trệ trong nhận thức, hành động. Nói tới vai trò của ý thức về thực cất là nói tới vai trò của con người bởi ý thức là ý thức của con người. Trái với các nhà triết học duy tâm có mong muốn biến ý thức của con người thành động lực của lịch sử, Các mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Xưa nay, tư tưởng không thể đưa người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ được, trong bất cứ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của trật tự thế giới cũ mà thôi”. Muốn thực hiện tư tưởng phải có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn, việc đó cũng có nghĩa là nếu con người muốn thực hiện các quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn các quy luật đó, phải có nghị lực và phương pháp tổ chức hành động. Như vậy vai trò của ý thức là giúp con người đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, những mục đích, kế hoạch, biện pháp, phương hướng phù hợp với thực tế khách quan không khoa học so với hiện thực khách quan tương ứng với nó là hai tác động trái ngược nhau, tích cực và tiêu cực của ý thức đối với vật chất. 2.2. Vai trò 9

Vai trò tích cực của ý thức tư tưởng không phải ở chỗ trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà là ở nhận thức khách quan, từ đó hình thành được mục đích, phương hướng, biện pháp đúng đắn có ý chí, quyết tâm cần thiết cho hoạt dộng của mình. Sức mạnh của ý thức không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan mà là dựa vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới một cách chủ động, sáng tạo với ý chí và quyết tâm cao nhằm phục vụ lợi ích của con người. Ở đây vai trò năng động của ý thức, nhân tố chủ quan của con người có vị trí hết sức quan trọng. Bảo thủ trì trệ hoặc tiêu cực, ỷ lại ngồi chờ là kìm hãm sự phát triển, triệt tiêu tính năng động, tích cực sáng tạo của ý thức. Mặt khác, do có tính vượt trước nên ý thức giúp hoạt động của con người trở nên tự giác, tích cực, chủ động hơn như trong việc dự báo, lập kế hoạch, đề ra phương pháp hành động. Vai trò của ý thức được thể hiện ở vai trò của tri thức, trí tuệ, tình cảm và ý chí. Nó không chỉ là kim chỉ nam cho hoạt động mà còn là động lực của thực tiễn. Không có sự thúc đẩy của tình cảm, ý chí, các hoạt động thực tiễn sẽ diễn ra một cách chậm chạp hay thậm chí không thể diễn ra. Tinh thần dũng cảm, dám nghĩ dám làm, lòng nhiệt tình, quyết tâm, tình yêu và niềm say mê với công việc, khả năng sáng tạo và vượt qua khó khăn nhằm đạt mục tiêu xác định đều ảnh hưởng to lớn đến hoạt động thực tiễn khiến nó diễn ra nhanh hay chậm. Thành công hay thất bại của hoạt động thực tiễn, tác dụng tích cực hay tiêu cực của ý thức với sự phát triển của tự nhiên và xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo ý thức. Nhờ có tri thức càng được tích luỹ, con người ngày càng đi sâu vào bản chất và cải tạo sự vật có hiệu quả hơn. Tuy nhiên cơ sở cho việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức là thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất, các quy luật tự nhiên và xã hội. Nếu như thế giới vật chất – với thuộc tính và quy luật vốn có của nó – tồn tại khách quankhông phụ thuộc vào ý thức con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế, lấy thực thể khách quan làm căn cứ cho hoạt động của mình. Vì vậy Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ quan của

8

mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Không chỉ thế, khi vai trò chỉ đạo của ý thức mắc sai lầm thì tinh thần dũng cảm, lòng nhiệt tình, ý chí quyết tâm còn làm cho hoạt động thực tiễn thất bại nhanh chóng. Qua những điều vừa trình bày về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ta có thể rút ra một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người như sau: Mọi hoạt động của con người (hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn) đều xuất phát từ thực tế khách quan, phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức tư tưởng, của nhân tố chủ quan của con người và chống chủ quan duy ý chí. II. Vận dụng quan điểm duy vật biện chAng về m@i quan hệ giữa vật chất vBi ý thAc vMo s6 nghiệp xây d6ng chủ nghĩa x8 hội ở nưBc ta hiện nay 1. Xuất phát từ th6c tế khách quan từ đó đề ra đường l@i, chủ trương, chDnh sách, kế hoạch, phương hưBng, mục tiêu…đúng đắn cho s6 nghiệp xây d6ng chủ nghĩa x8 hội ở nưBc ta hiện nay Chúng ta khẳng định: Chủ nghĩa xã hội sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản như chủ nghĩa tư bản đã thay thế chế độ phong kiến. Tại nước ta, chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ được thành công xây dựng trong sự gắn bó giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Thực tế là chúng ta bước vào con đường xã hội chủ nghĩa từ xuất phát điểm về kinh tế xã hội rất thấp – nhất là lực lượng sản xuất. Đó là trạng thái sản xuất nhỏ, kinh tế tự nhiên, hiện vật còn phổ biến, kỹ thuật thô sơ, thủ công nửa cơ khí. Sản xuất hàng hoá còn chưa phổ biến, thị trường bị chia cắt. Phương thức tổ chức, quản lý nền kinh tế dựa trên kinh tế của chúng ta là tập trung lực lượng sản xuất, đổi mới phương thức, tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm. Muốn phát triển lực lượng sản xuất, ta cần phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cả bề rộng lẫn chiều sâu, tạo đường băng để đất nước “cất cánh” một

9

cách hiện thực hướng tới năm 2022 nước ta cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp hoá chứ không dừng lại ở phương hướng chung. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010, Đảng ta đã khẳng định: con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy lợi thế của nước ta, vận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học công nghệ, bảo đảm khoa học và công nghệ thật sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế – xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu về khoa học công nghệ. Trong thời đại cách mạng hiện nay, nước ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới của thời đại để từng bước phát triển kinh tế trí thức. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nghĩa là bỏ qua việc xác lập hệ thống chính trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ để phát triển lực lượng sản xuất một cách nhanh chóng, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Xây dựng được chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên nhiều lĩnh vực là một công việc rất khó khăn, phức tạp nên phải trải qua thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với nước ta để đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Như Mac đã nói: “ Chúng ta đau khổ vì chủ nghĩa tư bản và cũng đau khổ vì không có nó”. Tức là chúng ta đau khổ vì quan hệ sản xuất sở hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhưng có lẽ chúng ta còn đau khổ hơn nếu như không có lực lượng sản xuất khổng lồ của nó. Đó chính là: “Tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết” (C.Mác và Ph.Ăngghen). Định hướng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội tất yếu cần kế thừa và sử dụng lực lượng sản xuất do nhân loại tạo ra và phát triển trong điều kiện của xã hội 8

tư bản chủ nghĩa, chẳng hạn như: thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ – môi trường, là cơ chế thị trường với những hình thức cụ thể tác động vào quan điểm phát triển kinh tế, nhất là các mặt tích cực của nó. Nói như vậy không có nghĩa là lặp lại hoàn toàn quá trình xây dựng lực lượng sản xuất trong lịch sử. Song chúng ta phải biết rằng lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển gắn liền với quan hệ sản xuất phù hợp. Vì thế, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kinh tế của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại tới mức xã hội hoá đi cùng với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành một nền tảng vững chắc. Kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng những hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sản xuất, phát huy mạnh mẽ mặt tích cực, hạn chế và khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của những người lao động và của toàn thể nhân dân. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường là phát triển lực lượng sản xuất một cách nhanh chóng, nâng cao mức sống, mức độ thu nhập của người lao động thì mặt trái của nó trong vài năm trở lại đây đang được phát huy một cách mạnh mẽ, sự chênh lệch về thu nhập giữa người dân dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong lao động và xã hội, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, công chức nhà nước… Trước thực tế này, Đảng và nhà nước cần có những biện pháp phân phối hợp lý, không chỉ về phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế mà còn phân phối theo mức độ đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và 9

thông qua phúc lợi xã hội. Ngoài ra ta cần có các biện pháp khuyến khích làm giàu một cách chính đáng. Đối với thu nhập cá nhân, nhà nước cần có cơ sở để điều tiết thu nhập (thuế thu nhập), cải cách cơ bản chế độ lương. Đối với người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn cần có những chính sách xã hội hợp lý (bàn cách làm giàu) ,mặt khác cần kiên quyết chống lại những thu nhập bất chính. Nói chung, chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua việc xác lập hệ thống chính trị của chủ nghĩa tư bản không có nghĩa là không có kế thừa và chọn lọc những quan hệ sản xuất, những hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa khi chưa hết tác dụng tích cực ngay tại thời kỳ quá độ. Đây chính là những “cây cầu nhỏ”, những bước trung gian quá độ để đưa chúng ta tới “phòng chờ” trực tiếp và chủ nghĩa xã hội. Ta xác định mục tiêu: chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một chế độ xã hội vì con người và do con người. Để tiến h...


Similar Free PDFs